What's new

[Chia sẻ] Xe touring là gì ? Tại sao bạn lại cần ráp 1 chiếc touring ?

Nguồn : batshop.vn - Biking and Traveling

Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, vì tất cả dựa trên kinh nghiệm thực tế của cá nhân mình, rất mong mọi người góp ý để hoàn thiệh hơn

Xe đạp ngoài 2 dòng đông người chơi là xe leo núi ( MTB ) và xe cuộc - xe đua ( Road ) thì còn 1 dòng khác, ít người chơi hơn, là touring, chiếc xe dành cho những kẻ có máu xê dịch, lang thang khắp nơi .

Khác với MTB - hầm hố với bánh gai, phuộc nhún hay Road - thanh mảnh, siêu nhẹ, touring trông giống như những chiếc xe cổ điển với ống sắt tròn nhỏ, khung xe tam giác đơn giản. Và mình - thời trẻ trâu mới chơi xe đạp, cũng đam mê những chiếc leo núi thật hầm hố, lúc đó nhìn 1 chiếc touring mình chỉ có cảm giác : Xe quái gì như cho ông già đi ( lúc đó còn trẻ trâu, xin mọi người đừng ném đá :( )

Chiếc xe đầu tiên mình mua là Cannondale Trail 5, sau đó chạy dc 1 tháng thì đổi lên Cannondale Lefty Rize 3

DSC01044 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01049 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC05869 by Nam Nguyen, on Flickr

Em iu này đã cùng mình du hành 1 chuyến SG - Phan Thiết - Vĩnh Hy - Nha Trang, và 1 chuyến Di Linh - BMT, và sau khi đi về, mình ráp gấp 1 chiếc touring cho những chuyến đi kế, dù đạp em nó cực sướng, phải nói là rất rất sướng .

Nhưng em nó không có những ưu điểm tối thiểu của 1 chiếc touring :

1. Ko có khả năng tải hàng : chuyến đi 6 ngày nhưng mình chỉ đem theo 1 cái túi nhỏ xíu đựng khoảng 6kg đồ, quần áo dc 2 bộ, cứ tối là giặt quần áo, sáng hôm sau phơi trên yên .

1 chiếc touring đúng nghĩa có thể tải dc 4 - 6 túi bao gồm : 2 túi treo baga phía trước - 2 túi treo baga phía sau, 1 túi trên baga, 1 túi trên ghidong, trọng lượng có thể lên đến 45- 50kg hàng

surly-long-haul-trucker-loaded-touring-bicycle-660x440 by Nam Nguyen, on Flickr
Continental Divide Ride A 2013 279 by Nam Nguyen, on Flickr

touring fullload của các bạn khoai tây - hình st

2. Nó ko có khả năng trâu bò của 1 chiếc touring : Chiếc Lefty có cấu tạo phức tạp với nhiều chi tiết, phuộc nhún, đi về bảo trì, thay đồ rất xót .

1 chiếc touring đúng nghĩa sẽ đáp ứng dc các yêu cầu sau :

+ Khả năng thồ hàng tối đa : Đảm bảo gắn dc baga trước, baga sau, ghiđong dài có thể gắn thêm túi, đèn, thiết bị GPS, đồng hồ vv....
+ Đem theo tối thiểu 2 - 3 chai nước
+ Bộ khung cứng cáp, chịu dc va chạm, chịu dc tải nặng mà vẫn vững vàng, tư thế ngồi thoải mái, có thể ngồi trên xe dc từ 8 - 12 tiếng liên tục mỗi ngày
+ Có vè trước, vè sau, hạn chế tối đa bắn sình, bùn lên túi, áo
+ Bộ group với dĩa nhỏ, líp lớn để leo đèo, dốc .

Và sau khi đi về, mình đã ráp 1 chiếc touring Windspeed CR9, với bản tính trẻ trâu, mình vẫn ko thích những loại sườn touring cổ điển vì nhìn hơi gìa ( thật ra rất thích Surly Troll nhưng ko đủ tiền :( ) , mà ráp sườn MT, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo dc các yếu tố tối thiểu của 1 chiếc touring, mà lại nhìn đẹp và cứng cáp ( theo cảm nhận của mình )

DSC08984 by Nam Nguyen, on Flickr

đây là chiếc xe thứ 3 của mình :
- Sườn WS CR9, sườn sắt, chịu tải, chịu lực tốt, gắn dc baga sau
- group Deore 30s, leo đèo dốc ngon lành ( tuy nhiên vẫn thua em lefty rize nhìu )
- Phuộc trước ko gắn baga trước dc, nhưng chế dc ko vấn đề gì, do mình chưa có nhu cầu .
- Ghidong cánh bướm rộng rãi, thoải mái, có thể đổi nhiều tư thế tay cho đỡ mỏi
- Bánh Swachble Big Apple 2.15 đi bám đường nhưng vẫn rất trơn, có chống đinh

Vậy bạn nên chọn sườn touring như thế nào ?

1. Sườn nhôm :
- Sườn nhôm dc sử dụng để làm sườn Road, MTB rất nhiều. Nó có các ưu điểm là nhẹ và cứng, nhưng lại không thích hợp để làm sườn touring, dù những chiếc tourng đời cổ vẫn có sườn bằng nhôm .

Nhôm cứng nhưng hấp thu lực ko tốt, nếu di chuyển trên những con đường ổ gà hoặc dằn cỡ đường Cần Giờ ( mà hầu như 90% đường ở VN đều như vậy ), bạn sẽ bị tê tay và ê mông

Sườn nhôm có thể bắt dc baga, nhưng nó chịu tải ko tốt, nó ko có độ mềm dẻo như thép nên có thể bị gãy bát gắn nếu chở quá nặng hoặc khi bị té

Sườn nhôm có thể thích hợp cho những chuyến đi ngắn, đi trong tp, đi trong ngày, nhưng những chuyến đi dài ngày thì ko thích hợp

DSC09619 by Nam Nguyen, on Flickr

2 chiếc touring sườn nhôm của 2 bạn trong chuyến đi Hồ Cốc

2. Sườn carbon
Carbon là vật liệu tuyệt vời để làm sườn Road và nó rất nhẹ và cứng, nhưng cũng ko thích hợp để làm touring : Nó giòn và dễ gãy, lại ko bắt baga dc, và carbon cũng ko phải là loại vật liệu có thể dầm mưa dãi nắng liên tục như touring .

3. Sườn thép
Đây là loại vật liệu phổ biến nhất để làm sườn touring, các hãng lớn về touring như Surly, Soma, Salsa, Co-Motion vvv.... đều dùng thép để làm sườn touring .

Sườn thép chịu lực tốt, hấp thu lực cũng tốt, nhược điểm duy nhất của nó là nặng, và có thể bị rỉ sét, nhưng với giá thành rẻ (xe sườn Windspeed tầm 2 - 3triệu , surly tầm 12 - 15tr, và Co-Motion tầm 2000$ ) nên sườn thép phổ biến và thông dụng

Co-Motion-Pangea.jpg


Co-Motion Pangea - giá sườn từ 1965$
 
4. Sườn Titan

Titan là vật liệu thích hợp nhất để làm xe touring : nó nhẹ như nhôm, nhưng lại hấp thu lực tốt như thép, và cực kì cứng và bền, và lại ko rỉ sét, khuyết điểm duy nhất của nó là đắt .

DSC09725 by Nam Nguyen, on Flickr

Chiếc Motobecane của mình, sườn titan

DSC00237 by Nam Nguyen, on Flickr

đã test em nó qua chuyến đi Mộc Hóa hơn 200km, cực kì hài lòng. Nó rất nhẹ, nhẹ hơn cả cái sườn nhôm hàng tàu, cảm giác ngồi rất vững chắc và rất êm, đi những con đường dằn, ổ gà cảm giác rất êm ái . Và lúc rửa xe rất là sướng, chỉ cần lấy vòi nước xịt qua là em nó lại bóng loáng như mới

H thì đang nhịn ăn để làm cái cốt yên Titan, phuộc titan, lên dc 2 cái này nữa là tính ra con xe gần full titan, baga với ghidong, potang chắc ko cần

1 số hãng chuyên làm sườn Titan như Motobecane, Van Nicholas, Lynskey, Merlin vvv...

van_nicholas_pioneer_rohloff_belt_drive_titanium_touring_bike_2013.jpg

Sườn Van Nicholas Pioneer Rohloff 29er - Giá sườn từ 1899 Euro

KL :

+Sườn touring thích hợp nhất là sườn thép và titan
+ Sườn phải có khả năng gắn baga, gắn bình nước
+ Tư thế ngồi phải thoải mái, vì bạn sẽ ngồi trên xe mỗi ngày từ 8 - 12 tiếng trong suốt chuyến đi
+ Gắn dc vè xe


Đã xong dc phần quan trọng là cái sườn, giờ chúng ta sẽ đi đến những phần khác :

Phuộc
Đa số xe touring đều đi phuộc đơ, có 3 lí do để touring xài phuộc đơ :


1. Đẹp :D : Đa số xe touring đều đi sườn ống nhỏ thanh mảnh, gắn 1 cái phuộc nhún vào sẽ làm xấu cái xe
2. Phuộc nhún tuy đi êm tay, nhưng nó sẽ làm mất lực khi bạn leo dốc, leo đèo
3. Quan trọng nhất : như đã nói, xe touring cần sự bền bỉ, sẽ là thảm họa nếu cái phuộc của bạn gặp sự cố, xì dầu giữa đồng không mông quạnh .


Thời gian đầu khi mới chuyển từ con Lefty sang đi con WS, mình rất đau khổ vì đi con lefty quá êm, phuộc trước phuộc sau mà toàn phuộc xịn, nhảy qua con WS cứng ngắt đi ê hết tay với mông, nhưng đi riết lại wen, h đi con Motobecane lại thấy êm như đi lefty :D .

Bánh
Bánh có 2 loại phổ biến nhất là bánh 26 và bánh 700, vậy touring nên đi bánh nào ?


Theo ý kiến cá nhân của mình thì touring nên gắn bánh 26 vì :

1. Bánh 26 trâu bò, cứng cáp hơn bánh 700, vỏ bánh 26 cũng bám đường và có thể đi offroad tốt hơn bánh 700.
2. Bánh 26 phổ biến, trong trường hợp gãy căm, cong niềng, bể bánh, bạn có thể tìm thay thế dễ dàng hơn bánh 700 .


Bánh 700 lại có những ưu điểm là : chạy có trớn và nhẹ hơn bánh 26, nhưng chỉ thích hợp cho những cung đường đẹp .

Ngoài ra 1 số sườn touring đời mới giờ có thể gắn bánh 29, to bằng bánh 700, nhưng nếu đi dọc đường mà gặp sự cố thì ko thể kiếm dc đồ thay ( nếu ở VN )

DSC09536 by Nam Nguyen, on Flickr

Nhóm mình có thằng gái tự kỷ đi chiếc bánh 29, to đùng


Thắng

Thắng cũng có 2 loại, thắng V và thắng dĩa, vậy bạn nên gắn thắng nào ?

Đa số các xe touring đi đường xa đều dùng thắng V, thậm chí có hãng chỉ làm sườn xe thắng V, tại sao lại như vậy ?

Thắng đĩa có những ưu điểm là thắng rất ăn, và ngầu ( mình trẻ trâu nên khoái ngầu thui )
Nhưng thắng V lại có những ưu điểm vượt trội khi đi xa :
Dễ sửa chữa, dễ thay thế : tưởng tượng đang đi xa mà bạn bị đứt dây thắng dầu, hoặc bị cong dĩa thắng ? Rất khó để thay thế và sữa chửa


KL : Nếu đi xa thì nên dùng thắng V, nhưng mình trẻ trâu nên vẫn thích để thắng dĩa hơn

Group
Thật sự thì touring ko cần 1 bộ group quá xịn, vì xịn quá đi xa về thay thế, bảo trì xót lắm, touring chỉ cần Deore là ngon rồi, hoặc ngon hơn nữa thì XT, vì XT có cái thắng dầu wá ngon. Deore 30s leo dốc leo đèo là ngon lành
 
Last edited:
Thắng

Thắng cũng có 2 loại, thắng V và thắng dĩa, vậy bạn nên gắn thắng nào ?

Đa số các xe touring đi đường xa đều dùng thắng V, thậm chí có hãng chỉ làm sườn xe thắng V, tại sao lại như vậy ?

Thắng đĩa có những ưu điểm là thắng rất ăn, và ngầu ( mình trẻ trâu nên khoái ngầu thui )
Nhưng thắng V lại có những ưu điểm vượt trội khi đi xa :
Dễ sửa chữa, dễ thay thế : tưởng tượng đang đi xa mà bạn bị đứt dây thắng dầu, hoặc bị cong dĩa thắng ? Rất khó để thay thế và sữa chửa

KL : Nếu đi xa thì nên dùng thắng V, nhưng mình trẻ trâu nên vẫn thích để thắng dĩa hơn

Group
Thật sự thì touring ko cần 1 bộ group quá xịn, vì xịn quá đi xa về thay thế, bảo trì xót lắm, touring chỉ cần Deore là ngon rồi, hoặc ngon hơn nữa thì XT, vì XT có cái thắng dầu wá ngon. Deore 30s leo dốc leo đèo là ngon lành

Yên xe
Yên xe là 1 thứ rất quan trọng trên touring, cho dù sườn nhẹ cách mấy, group xịn cách mấy, nhưng cái mông bạn chịu ko nổi thì cũng ko thể nào đạp xa dc .

Lúc mới ráp con WS, mình đi cái yên cùi mía 250k, lúc đó đạp ra có đến Vũng Tàu mà thật sự là mông mình mất hết cảm giác dù đã mặc quần bỉm, mỗi lần nhấn bàn đạp là thốn 1 cái giống như là quên dùng dầu ăn ấy :( . Về sau thay con Selle Royal freeway khoảng 600k thì ngon lành, đạp cả ngày ko thấy xi nhê gì :

freeway-w-8494dgc_1 by Nam Nguyen, on Flickr

Xe touring thật sự thì thường dùng yên Brooks, thương hiệu của Anh, yên này thì đắt lòi, tầm 2tr5 - 3tr/ cái

brooks-b17-titanium.jpg


Yên này làm bằng da, lúc mới mua nó rất cứng, nhưng khi xài 1 thời gian nó sẽ break, tức là nó sẽ theo đúng cái form của cái mông bạn, nhưng lúc nó chưa break thì cứ xác định là tối về tự massage *** .

Và yên này có 1 nhược điểm nữa, ngoài chuyện đắt, là nó ko chịu mưa dc, mưa phải trùm áo mưa cho nó, rồi lâu lâu phải đánh bóng bằng cái dầu của Brooks nữa, mà dầu này cũng đắt lòi kèn .

Nhưng mình chưa nghe ai đi yên Brooks mà chê cả, chỉ có điều nó đắt wá ko có tiền mua nên h vẫn hài lòng với em Selle Royal freeway
 
GHidong

Touring cần ghidong rộng rãi, để gắn cả tá thứ lên trên đó, thường thì sẽ có túi, đèn, kèn, gọng bình nước, đồng hồ gps, camera hành trình vvv...

DSC06725 by Nam Nguyen, on Flickr
xe mình đang dùng ghidong cánh bướm loại cùi mía 200k/ cái

Jones_Bend_c.jpg


Thật sự là thích cán Jones Bend handle bar này nhưng mà với ko tới ( cái thứ 2 từ dứoi lên (, nó vẫn rộng rãi để gắn đồ tha hồ, nhưng mà chắc hơn hẳn con cánh bướm mình đang xài .

GHidong phổ biến nhất của touring là ghidong cánh bướm, nó rộng rãi, tha hồ gắn đồ, và có thể đổi nhiều tư thế nắm giúp cho bạn đỡ mỏi khi đi xa và liên tục
 
Đèn xe

Trong những chuyến đi xa, đi dài ngày đèn xe rất quan trọng, vì có thể bạn sẽ phải đạp đêm, mà đường VN thì mấy con đường QL, TL chả mấy khi có đèn .
Lần đầu tiên đạp đi xa ra Nha Trang, mình trang bị 3 cái đèn, 1 cái đèn nháy phía sau, 1 cái đèn nháy Cateye và 1 cái đèn pin tàu 200k, cái lúc đạp từ Cà Ná ra Phan Rang thì trời bắt đầu tối, đường thì xấu cực kì do đang làm, lại ko có đèn đường, xe tải, xe khách thì phóng ầm ầm, và cái đèn pin tàu nó sáng dc tầm 30p thì tắt ngúm, lúc đó phải bật cái đèn Cateye ở mức sáng cố định, chạy chậm chậm có 15kmh vì tầm nhìn chắc dc 2 3 mét phía trước .

Sau chuyến đó về mình sắm luôn 1cái đen JetBeam 1800lumen, giá 1tr8, đắt nhưng thà như vậy cho an toàn, cái đèn đó cực sáng, ở mức trung bình nó đủ soi cho mình và thêm 2 xe phía trước chạy dc ( đã từng leo 2 cái đèo 28 và 38 trong tình trạng trời tối đen như mực, soi cho 2 xe trước chạy ), và nó sáng dc khoảng 4 tiếng nếu bật liên tục, nó xài pin AAA nữa nên rất dễ thay, ngoài ra nó còn xạc pin trực tiếp dc trên đèn luôn, rất tiện lợi, ko cần đem cục xạc theo .

Ngoài đèn pha phía trước, bạn cũng nên có ít nhất 1 đèn nháy phía sau, đèn nháy thì mua loại tầm 50-60k xài là okie rồi .

2 by Nam Nguyen, on Flickr

nháy sau thì mình dùng loại này, 50k, pin 2 cục đồng hồ xài dc khoảng 6 tháng, mà bữa hết pin đem ra thay nó kêu 20k/ cục, giận quá qua shop lấy cái đèn mới về xài lun :3

1 by Nam Nguyen, on Flickr

ngoài ra còn có loại đèn vừa là đèn nháy sau, vừa là đèn xi nhan trái phải, lại có cả laser kẻ đường, rất hay, chỉ có điều đèn này gắn vào cốt yên, mà thường xe mình thì baga sau chất đồ đầy nhóc nên gắn cốt yên rất khó thấy, đang suy nghĩ cách chế cái đèn này gắn vào baga mà chưa chế dc, chắc phải đi đặt cái bát CNC bằng nhôm mới gắn dc
 
Mình newbie nên có thể hỏi vài câu hơi chung chung tý: với kinh nghiệm của bạn, ráp 1 chiếc Xe-touring tương đối tốt thì khoảng bao nhiêu là ổn?. Cảm ơn!!!
 
Đồng hồ tốc độ - GPS

Đồng hồ tốc độ cũng rất cần thiết, nó giúp ta coi dc quãng đường đã đi dc, khoảng cách đến điểm kế, hoặc tự kỷ vừa đạp vừa ngó tốc độ cho đỡ buồn, các loại xịn như Garmin thì có thể coi dc cả độ cao, có map gps, đo nhịp tim, đo guồn chân tè le hột me, nhưng giá cũng trên núi, phải tầm 3triệu trở lên, mình thì đang xài con Cateye Velo 7 ngon bổ rẻ có 350k, coi dc tốc độ, giờ, quãng đường đã đi, vận tốc trung bình vvv... nói chung là 7 chức năng đó

71TRtrNvl6L._SL1376_.jpg


Trước có xài con Cannondale wireless mua đến 1tr050, mà cùi mía, đồng hồ nó quá nhỏ nên khó thấy, chức năng thì nhiều thiệt nhưng cũng ko cần thiết lắm, mà chạy dc 6 tháng cục đo tốc độ phía dưới nó bị nước vào nên tèo mei nó, h gắn làm kiểng để coi nhiệt độ :3 với giờ .

Nói chung đồng hồ cứ Cateye mà chơi, loại Velo 7 thì 350k vừa đủ xài, ngon hơn thì Cateye Padrone ko dây tầm trên dưới 1 triệu, giàu thì Garmin

Garmin-810-Edge_2660085b.jpg


Đồng hồ Garmin với đủ món ăn chơi, và giá cũng chua ko kém
 
Mình newbie nên có thể hỏi vài câu hơi chung chung tý: với kinh nghiệm của bạn, ráp 1 chiếc Xe-touring tương đối tốt thì khoảng bao nhiêu là ổn?. Cảm ơn!!!

tầm 12 - 13 triệu là đi ngon rồi nha bạn, chiếc windspeed CR9 mình ráp là 13tr5 đó, full group deore
 
Baga xe
Baga là 1 phần ko thể thiếu của touring, giá baga cũng rất đa dạng, từ vài trăm ngàn đến vài triệu cũng có . Chia làm 2 loại là baga trước và baga sau

Thương hiệu baga có tiếng mà dân touring hay xài là Tubus, giá từ 2triệu đến 7 8 triệu cũng có

tubus-logo-rear-rack-titan-stock.jpg


Tubus titanium, giá khoảng 300$ :(

DSC06721 by Nam Nguyen, on Flickr

Chiếc CR9 cũ thì mình dùng baga windspeed, giá 450k, cả nhận là rất hài lòng, baga nhôm nhẹ, chịu tải 35kg nhưng mình đã test chở bx mình 50kg vẫn okie

Qua con Motobecane thì lại ko gắn baga sau dc do nó là sườn MTB ko có lỗ bắt baga, nên mình phải dùng baga cốt yên bắt thêm 4 thanh chịu lực vào sườn, nói chung là nhìn hơi dị nhưng mà xài dc là okie rồi, để mai up hình cho bà con coi thử .

1 số hãng xe hàn luôn cả baga vào khung xe như Tout Terrain, nghe nói tải dc 120kg :(

url by Nam Nguyen, on Flickr

Con Tout trên thật ra là nhái xe Thống Nhất của VN nhé, xe Thống Nhất cũng có baga hàn thẳng vào sườn

xe_dap_cua_cong_an_phuong_Ha_Noi by Nam Nguyen, on Flickr

Baga sau phải đảm bảo các yếu tố là :
1. Cứng cáp, chịu tải tối thiểu 30kg
2. Nhẹ, chứ ko ra bắt baga sắt của Martin thì bao cứng, chở người ầm ầm nhưng lại nặng
3. Baga nguyên khối, hạn chế lắp ghép bằng ốc vì khi di chuyển xa có thể bị tuôn ốc
4. Có các thanh ngang 2 bên để có thể gắn các túi có clip on

Baga sau thường sẽ gắn 2 túi 2 bên, phía trên thêm 1 túi và lều linh tinh

Baga trước :

aq by Nam Nguyen, on Flickr
Baga trước Windspeed, giá 350k, baga này thì xe nào có lỗ bắt baga trên phuộc mới bắt dc, nhưng mình chế bát gắn lên cái phuộc của xe mình dc luôn, nhưng ko thích gắn tại lười tải .

Baga giống y vầy mà của Tubus thì phải 2tr5

Nhưng thật ra dân touring rất thích gắn thêm túi phía trước vì nó sẽ giúp xe chạy đầm hơn do trọng tâm dồn về đằng sau nhiều, phải có túi gắn trước dằn lại .

2 by Nam Nguyen, on Flickr

ngoài ra còn có loại baga bắt vào thắng V, gắn thêm túi nhỏ phía trên
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,502
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top