What's new

[Chia sẻ] Bái Đính "phảy"

Chiều ngày 1/5/2016, sau khi lượn lờ quanh bến Yến chùa Hương, theo con đường bê tông to, tôi đến khu Long Vân. Trèo núi lên động Long Vân xong cũng đã hơn 4 giờ. Xuống ngồi uống nước mía một lúc, tôi hỏi con đường bê tông dẫn đến đâu. Người đàn ông ở đó nói sẽ sang Hà Nam, đi về Bái Đính, nhưng chưa biết xong chưa.

Đang rỗi, lại một mình. Chạy tiếp con đường. Như một thói quen cũ từ hơn 10 năm trước, không dùng GPS hay bản đồ trên điện thoại, tôi thích hỏi người dân hơn. Dừng lại hỏi một chị bên đường đang về nhà, chị ấy nhiệt tình nói rằng đường này đi nữa sẽ đến con dốc, rẽ trái ra quốc lộ 21 về Phủ Lý, rẽ phải đi Hòa Bình.

Chiều cũng muộn, nghĩ hay chạy ra Phủ Lý, đi Nam Định ngủ lại đó, mai về HN cũng được. Thế là chạy tiếp.

Từ sau khi gặp chị kia, đường vắng hoe, chẳng còn ai. Lôi điện thoại chụp linh tinh, chứ cũng không định chụp máy ảnh, vì cảnh cũng tối rồi.

Con đường bên trái đi Phủ Lý gặp một dòng nước sâu chắn ngang, xem chừng không thuận rồi. Có vẻ nước mưa trên núi dồn xuống làm thành dòng nứoc này, khá sâu. Một mình nên ngại.

Quay lại, tôi rẽ sang con đường bên phải, chạy đi Hòa Bình.
 
Đi được vài trăm mét, đường vắng tanh và gồ ghề, hết bê tông rồi, toàn đường sỏi đất.

Bỗng thấy thấp thoáng có công trình gì đó phía trước. Với độ "nhạy" của người thích tìm hiểu kiến trúc cổ, nhận ra ngay là hình dáng mái chùa, nhưng to ơi là to.

Chạy đến, và ngạc nhiên vì có cả một đại công trường dựng chùa bê tông. Từ trên núi xuống dưới là ba ngôi điện xây bê tông hoành tráng, to không kém Bái Đính. Cao độ ba tòa điện chênh nhau cả chục mét. Thực tình hay đọc các tin tức Phật giáo, mà chưa nghe đến công trình dựng chùa to lớn thế này bao giờ. Đã thế phải tìm hiểu chút thôi.

Xung quanh không một bóng người, chỉ có mấy ngọn đèn chiếu vào công trình. Có lẽ ngày lễ nên người ta đi hết rồi. Mà nhìn thì có vẻ công trình cũng đã lâu không triển khai, hình như bỏ dở cũng một thời gian rồi. Máy móc lèo tèo. Phía sau có mấy gian nhà, nhưng cũng không có ai để hỏi.

Đường dốc lên tầng thứ nhất, tôi leo lên nền điện thứ hai để nhìn toàn cảnh. Trên này có quả chuông to đùng, ngang ngửa quả chuông để bên ngoài sân chùa Bái Đính, loại chuông 10-20 tấn ấy.

26190670314_5c54b243c9_c.jpg
 
Nhìn ra phía trước, trong bóng chiều tôi mới nhận ra đó gọi là đầm Lục Nhạc, bởi đầm này có 6 quả núi đá nhô lên như 6 cái "nhạc" (loại chuông để lắc trong dàn nhạc cung đình). Bên Hà Nam có đầm Tiểu Lục Nhạc thì bé hơn.

Từ nền thứ hai nhìn xuống tòa điện dưới cùng: nhận thấy có pho tượng đồng rất lớn đang ngồi đó. Theo kiểu đầu tượng thì thấy là tượng Quán Âm bồ tát. Thì ra tòa điện dưới là điện Quán Âm, đang dựng dở.

Thẳng chính giữa ra giữa đầm là hai ngọn núi đá, vị thế ngôi chùa này đẹp quá.

26190670544_ee19c09a4c_c.jpg


Ngoảnh ra sau là tòa điện thứ hai đang dựng dở. Cái con ngựa già trung thành mười mấy năm của tôi bên cạnh.

26190667564_fc1069f004_c.jpg
 
Tòa điện thứ hai đang dựng dở, nhưng xem ra cũng lâu rồi không được tiếp tục, không thấy máy trộn bê tông hay gì cả. Chỉ có vài cái ốp cột bê tông lăn lóc, khá là sạch sẽ. Công trường mà sạch sẽ là công trường đang tạm ngừng rồi.

26190668564_7af816868d_c.jpg



Và ở giữa tòa điện, là linh hồn của ngôi chùa: Pho tượng Phật bằng đồng cực to:

26190669994_d6c324fc14_c.jpg


Về nhà đọc mới biết hiện đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam: nặng 200 tấn. Tức là nặng gấp đôi pho tượng to nhất của chùa Bái Đính.
 
Trong khi tượng Phật Thích Ca chùa Bái Đính làm theo lối truyền thống Việt Nam: Áo phủ kín hai vai, cầm bông hoa sen đưa lên trong thế "Niêm hoa", thì tượng Phật này cũng là Phật Thích Ca, nhưng theo truyền thống Nguyên thủy: Tượng lộ vai phải, tay trái để ngửa trong lòng, tay phải chạm xuống đất theo thế Xúc địa, Hàng ma.
Đây là thế khi Phật thành đạo, theo truyền thống các tượng Phật như ở Thái, Lào, Cam, Ấn. Ngực của tượng nhô cao, một phong cách phi giới tính.

26190669074_d16aa18c35_c.jpg


Khuôn mặt tượng Phật lại theo kiểu truyền thống Việt Nam, chứ không phải kiểu Phật giáo Nguyên thủy.

26190669384_6a5101ddf4_z.jpg
 
Tầng trên là tòa điện nữa, có vẻ sắp làm xong. Bên trong đầy dàn giáo và đang đổ mái.

Lại gần đọc thì đây là điện Tam thế, bên trong sẽ để 3 pho tượng Tam thế bằng đồng, mỗi pho nặng 100 tấn (nặng hơn ba pho Tam thế chùa Bái đính - 80 tấn).

Mái chùa làm cong đẹp hơn mái Bái Đính. Có lẽ chùa Bái Đính là lần đầu làm mái bê tông to thế, nên thay vì làm cong lên mềm mại thì bị làm kiểu vát chéo. Còn ngôi chùa này làm sau, chắc có kinh nghiệm hơn nên mái cong đẹp hơn.

26190667984_046da5bd20_z.jpg


Trời tối rồi, chả có ai, nhưng lại có tiếng chó sủa ở gần đó.

26190667814_2a5221e260_z.jpg
 
Chào tạm biệt đức Phật giữa đống cột đang dựng dở. Tôi xuống núi.

26728875951_e52e5d8d20_c.jpg



Về nhà tìm đọc mới biết đây là quần thể chùa Ba Sao, dự kiến sẽ còn dựng nhiều công trình hơn Bái Đính, với tượng Phật to nặng hơn, tháp cao hơn, nhiều tòa hơn.

Nhưng cũng không biết đây sẽ là chùa kiểu gì, vì nó thuộc về dự án "Khu du lịch tâm linh", tức là lấy Du lịch làm chính, chứ không phải nơi tu hành là chính.

Có thể xem trong các link sau:
http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=1EC209
https://www.youtube.com/watch?v=5n1xGdbjcD4
 
Trước đây tôi cũng không ưa lắm các ngôi chùa to lớn kiểu này. Nó được dựng ra với mục đích thu hút khách du lịch là chính, một kiểu chùa không sư, chỉ có ban quản lý. Nó thu hút du khách chứ không phải thu hút Phật tử.

Tuy nhiên sau nghĩ lại, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Công trình to lớn mang danh tôn giáo nhiều lúc không phải vì tôn giáo cũng không sao, nếu nó mang lại nhiều lợi ích và có tính biểu tượng đẹp. Như tượng Chúa ở Rio de Janeiro, không phải là nơi thờ cúng, nhưng rất đẹp.

Nếu làm đẹp được, thì hãy cứ làm đi, vì đời (và tiền) cho phép ! Miễn là phải ĐẸP cơ. Không thì phí tiền lắm.
 
Chào bác về với quê em ạ :) Chiều 2/5 em cũng qua đây, cũng đúng lúc chập choạng tối thế này.

Hồ nước ở phía trước ngôi chùa đang xây ở dưới em gọi là hồ Tam Chúc. Cách ngôi chùa đang xây một quãng là ngôi chùa cũ Ba Sao, nhỏ nhắn nằm ngang bên sườn núi. Bác đi đường bê tông từ chùa Hương sang, nếu để ý sẽ thấy có biển chỉ dẫn vào chùa Ba Sao.

Dự án khu du lịch này bắt đầu triển khai cách đây được dăm năm rồi ạ, và chủ đầu tư cũng là Xuân Trường. Biết quê mình có dự án du lịch tầm cỡ cũng thấy hồ hởi, vui vui, cơ mà cũng có chút dè dặt.
 
Chủ đầu tư vẫn là ông chủ xây Bái Đính nên chắc sẽ có nhiều điểm khắc phục những cái không ưng của Bái Đính. Dạo này công trình này hoạt động cầm chừng do đang dồn lực vào siêu dự án hồ Núi Cốc Thái Nguyên. Doanh nghiệp Xuân Trường đang xây dựng một loạt các khu du lịch tâm linh lớn và rất lớn ở nhiều tỉnh phía Bắc sắp tới là Hải Phòng với khu văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp. Cá nhân mình thấy rất vui vì điều đó cho dù chùa không hẳn như xưa nhưng như bác chito nói là ko có sư là cũng không phải cho lắm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,484
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top