What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Maskva đón người viết bằng cái lạnh 8 độ C và gió buốt phương Bắc xuyên qua các lớp áo quần của kẻ phương Nam. Nỗi lo về quần áo ấm đã thành sự thực hơn bao giờ hết, cho dù dự áo thời tiết không nói ra hết. Mua vội 1 simcard bản xứ giá 400 rúp (chỉ gọi được quanh vùng Maskva, lên Piter là tịt), kẻ viễn du tìm đường về khách sạn. Lạ nước lạ cái, hãi cái lạnh và gió, phương án taxi nghe có vẻ hấp dẫn nhất. Trong ga họ hét 3500 rúp, kéo vali ra ngoài bến Aeroexpress, giá đã tụt xuống còn 1500 (gồm cả tiền cho cò). Nhìn các khuôn mặt bản xứ, khuân vác, nhân viên vệ sinh, bán hàng cũng không đến quá tệ, kẻ viễn du gật đầu với bác tài xế mặt mũi khá lành. Quãng đường 46 km vào 8h chiều chạy thẳng tới Arbat Cũ, thay vì đi tàu đến ga Paveletskaya rồi đi metro tiếp với chi phí tương đương, chọn taxi vậy là ổn. Taxi phóng vun vút, GPS hoạt động hiệu quả, bác tài ít nói nhưng OK.

Kia là rừng bạch dương. Kia là một ngôi làng trông sạch sẽ, gọn gàng. Đường cao tốc có ụ đất cách ly đúng chuẩn, biển báo vạch sơn đầy đủ văn minh. Hệ thống hạ tầng và siêu thị, chung cư khá hiện đại. Ôi chao là Maskva.

Chưa hình thành được trong đầu cảm nhận về không gian của Maskva rộng hay hẹp, nhìn bản đồ mapme thì khu Arbat có vẻ nhỏ, nhưng thực tế đường phố rộng hơn xứ sở quê hương của mình nhiều. Xuống xe, định vị mà tìm ra được khách sạn quả là nỗi khó khăn. Lang thang vào một khối nhà, ngang qua một thanh niên trai trẻ đang phì phèo điếu thuốc. Chả biết vẻ mặt mình ra sao, nhưng anh chàng gọi mình lại và hỏi có phải đang tìm đường không (dân xứ này 10 người thì 9 người rưỡi không nói tiếng Anh, nửa vị còn lại thì bì bõm). Chìa cho gã xem cái mapme, gã xoay ngang dọc rồi chỉ cho mình đúng hướng. Thật là tài tình, vì vừa lúc có 2 đồng chí công an đi qua, nói với anh ta cái gì đó. Anh chàng vội cầm chai bia tu dở dấu vào sau cái túi xách theo lệnh. Lập tức tràn ngập trong lòng kẻ viễn du một tình cảm trìu mến, xúc động: cái tính tốt bụng, dễ mến của người xứ này đây rồi...

Vậy là câu chuyện đã bắt đầu!!!
 
Hành trình:

Day 1: Bay hơn 10 tiếng từ HCM tới Maskva. Đi taxi về Arbat Cũ. Hỏi đường về khách sạn. Những cảm nhận đầu tiên.

Day 2: Làm thế nào để bước nhanh nhất từ tầng 2 xuống đất. Buổi sáng Sài Gòn và buổi sớm Maskva khác nhau ra sao. Một chuyến dạo bộ dọc Arbat-Vozdvizenka-Thư viện mang tên Lenin-Cung Quần ngựa. Dậy sớm hay lệch múi giờ cũng có cái hay. Tháp Kreml-phố Đội săn-Nhà hát Lớn-sức hấp dẫn của cửa hàng-Lubianka. Khám phá Kreml. Ga điện ngầm. Chợ Vernisazh. Ôi cơ man là cherry và dâu. Làm thế nào mà đàn ông là cái đầu nhưng đàn bà lại là cái cổ. Masha và Gấu nhưng khá rầy rà.

Day 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.

Day 4: Công viên VDNKh và Thủy cung lớn nhất Châu Âu. Ngày nước Nga 12/6 và người dân đã tận hưởng cuộc sống ở đây ra sao. Một chuyến tàu đi về cố đô.
 
Quãng đường 46 km vào 8h chiều chạy thẳng tới Arbat Cũ, thay vì đi tàu đến ga Paveletskaya rồi đi metro tiếp với chi phí tương đương, chọn taxi vậy là ổn.

Đi Aeroexpress về Mát + mua thẻ đa năng 1 tuần (đi được tất cả metro , bus, tramvai trong đường MKAD không giới hạn số lượng chuyến trong 1 tuần) = 400 + 800 rúp = 1200 rúp thôi ạ :)). Còn mua thẻ chuyến metro thì còn rẻ hơn nhiều :))
 
Đi Aeroexpress về Mát + mua thẻ đa năng 1 tuần (đi được tất cả metro , bus, tramvai trong đường MKAD không giới hạn số lượng chuyến trong 1 tuần) = 400 + 800 rúp = 1200 rúp thôi ạ :)). Còn mua thẻ chuyến metro thì còn rẻ hơn nhiều :))

Vấn đề là lạnh và chưa biết đường cụ thể bác ạ. Vừa bay một chặng thẳng đến nơi vc em cũng mệt chứ bác. Chứ đã biết rồi thì khỏi nói! :)
 
Hành trình:

Day 1: Bay hơn 10 tiếng từ HCM tới Maskva. Đi taxi về Arbat Cũ. Hỏi đường về khách sạn. Những cảm nhận đầu tiên.

Day 2: Làm thế nào để bước nhanh nhất từ tầng 2 xuống đất. Buổi sáng Sài Gòn và buổi sớm Maskva khác nhau ra sao. Một chuyến dạo bộ dọc Arbat-Vozdvizenka-Thư viện mang tên Lenin-Cung Quần ngựa. Dậy sớm hay lệch múi giờ cũng có cái hay. Vang vang tiếng còi tuyệt vọng của anh lính gác bản xứ. Tháp Kreml-phố Đội săn-Nhà hát Lớn-sức hấp dẫn của cửa hàng-Lubianka. Khám phá Kreml. Ga điện ngầm. Chợ Vernisazh. Ôi cơ man là cherry và dâu. Làm thế nào mà đàn ông là cái đầu nhưng đàn bà lại là cái cổ. Masha và Gấu nhưng khá rầy rà.

Day 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.

Day 4: Công viên VDNKh và Thủy cung lớn nhất Châu Âu. Ngày nước Nga 12/6 và người dân đã tận hưởng cuộc sống ở đây ra sao. Gặp nghiện đang xát cocain vào lợi ở Leningradsky Vokzal. Món kvas tuyệt vời. Chuyến tàu đi về cố đô.

Day 5: Sankt Peterburg - Lại mưa và rét. Tắm gội bằng nước giá lạnh trong nhiệt độ 5 độ C. Đại lộ Nevsky thênh thang gió lộng sụt sùi. Phải mua giày bốt Nga đi cho đỡ lạnh. Các nhà thờ ven sông Moika. Các cảm nhận về khẩu vị và món ăn Nga. Nghĩa trang Tikhvin và nơi yên nghỉ của các nhà cách mạng Đỏ dưới bóng thập giá. Lần đầu thấy sông Nheva. Pháo đài Petropavlovskaya. Đi bộ dưới cái lạnh cắt da và cú taxi dù giá đểu.

Day 6: Vài cảm nghĩ ở khách sạn nhiều khách Phần Lan. Các bà già bán hoa tươi ở chợ vỉa hè Ga Vladimirskaya. Metro Sankt Peterburg ai bảo là không đẹp! Bị móc túi sạch sẽ và kế hoạch để xoay sở với món tiền còm sót lại. Sự tốt bụng của người dân bản xứ và một số cảm nhận và đất nước con người. Choáng ngợp ở Petergof. Mới hôm qua mưa gió căm căm mà hôm nay nắng đẹp rực rỡ. Rằng đài phun nước đã quá đẹp mà công viên cũng lộng lẫy chẳng kém phần. Vinh Phần Lan xanh ngắt. Con người bản xứ có cuộc sống thật hạnh phúc. Gặp mấy người đồng bào cũng dạo quanh hồ Olgin Prud. Chợ ở Ga Vladimirskaya. Một mình lang thang thưởng ngoạn đêm trắng. Masha trên vỉa hè.

Day 7: Đi đến Hoàng thôn diễm lệ. Quốc ca Trung Quốc chào đón. Lại một ngày đẹp trời. Vẻ đẹp thiên nhiên bản xứ. Trong ga metro ở Maskva phát thanh viên đọc thơ Sergey Esenin, còn trên bảng quảng cáo ở Piter có mục thơ A. Fet. Người bản xứ rất tự hào về bản thân và quê hương mình.

Day 8: Lạc lối ở Ermitazh! hay làm sao kẻ này chỉ muốn được chết ngay lập tức. Sự lãng mạn của thế kỷ 19 và một vài nhận xét về con người bản xứ.

Day 9: Sasha và Liosha người Smolensk, sự khác biệt giữa phát âm Maskva và các vùng khác. Được tặng quà trong ga tàu điện. Đài tưởng niệm các nạn nhân GULag. Đến tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây dựng ở Piter. Bảo tàng pháo binh. Bảo tàng động vật học - những tiện tích công cộng mà người bản xứ được hưởng thật hạnh phúc. Dạo bộ và chạm tay vào dòng nước Nheva. Lên tàu về lại Maskva. Những vết tích của Liên Xô.

Day 10: Bảo tàng Chiến thắng 1812. Công viên Chiến thắng và Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Làm thế nào để đến thăm Đại học MGU mà lại đi từ sau ra trước. Cảnh quan sông Maskva thật lãng mạn dưới cơn mưa.

Day 11: Nghĩa trang Vagankovsky thăm được Vladimir Vysotsky nhưng không tìm thấy tác giả bài "Chia tay người em gái Slave". Tìm đến Nhà Trắng. Bị lưu manh xin đểu và cứ lờ nó đi thì nó cũng thôi. Thánh đường Chúa Cứu thế. Quảng Trường Đỏ và GUM cùng một vài cảm nhận. Làm thế nào mà vẫn sống no bụng bằng món cá hồi và khoai tây hầm thịt.

Đặc biệt: Làm thế nào mà đã mua vé bay thẳng về nhà trong 10 tiếng, nhưng lại lạc lối sang Dubai và được tặng món quà đáng giá 600USD. Một người UAE yêu say đắm nước Nga.
 
Last edited:
Vấn đề là lạnh và chưa biết đường cụ thể bác ạ. Vừa bay một chặng thẳng đến nơi vc em cũng mệt chứ bác. Chứ đã biết rồi thì khỏi nói! :)

Bác đi vào tháng mấy mà còn rét thế ợ? :D
Mos em không ở lâu nhưng cũng lang thang sơ sơ qua gần hết rồi nên khoản tầu xe cũng không đến nỗi mù tịt lắm. Biết đi ra thì chả bao giờ phải mó đến taxi, rẻ tuyệt vời ạ :D
 
Bác đi vào tháng mấy mà còn rét thế ợ? :D
Mos em không ở lâu nhưng cũng lang thang sơ sơ qua gần hết rồi nên khoản tầu xe cũng không đến nỗi mù tịt lắm. Biết đi ra thì chả bao giờ phải mó đến taxi, rẻ tuyệt vời ạ :D

Em vừa về được mấy bữa. Bản thân em thì không lạnh đâu ạ :)
 
Last edited:
@danngoc: Chào mừng bác đã lên sóng. Em mới đi CÂu 3 tuần, về mới thấy thư bác hỏi Kremlyn, trả lời bác nhưng cũng nghĩ là đã muộn. Và đây, bác đã về. Em hóng tin nước Nga.
 

Khách sạn ở Arbat đón Sinbad với một vẻ khá khôi hài: đằng sau cái ghế đệm là cái cửa đi, đằng sau cửa đi là cái bậc thềm cao 4 m này. Tính bầy hầy kiểu Nga xuất hiện ngay không cần nấp niếc gì cả.


Arbat xuất hiện từ hồi Sinbad còn nhỏ xíu: trong truyện thiếu nhi "Thanh đoản kiếm", Arbat là nơi để thiếu niên nhi đồng Liên Xô thể hiện tập dượt đấu tranh giai cấp.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,181
Bài viết
1,150,388
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top