What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
P2: Câu chuyện Visa

Cái nỗi khổ của tôi và các bạn khi cầm trên tay cuốn Hộ chiếu không mấy nặng ký là phải xin Visa vào hầu như tất cả các nước. Kể cả những nước cũng chẳng khá khẩm hơn chúng ta là mấy. Mà bọn này nó chảnh, nước nào cũng đòi chứng minh tài chính. Nhưng bọn lang thang như chúng tôi có đồng nào, xào đồng đó thì lấy dek đâu ra tiền. Hơn nữa lại còn đòi hỏi có giấy mời vào nước họ. Nhưng bọn tôi thì có quen ai để họ mời đâu. Nên con đường xin Visa phải nói cực kỳ chông gai và phức tạp.
Đánh liều gọi điện đến DSQ các nước và được hướng dẫn khá cụ thể:

- Giấy mời không có thay bằng Itinerary. Trong đó phải có chi tiết ngày nào ở đâu? Ăn con gì? Thị đứa nào? ở khách sạn mấy sao….
- Booking vé máy bay đến và đi khỏi đất nước họ
- Booking KS trong thời gian ở nước họ
- Bảo hiểm du lịch
- Giấy tiêm chủng sốt vàng ( Cái này Bolivia đòi)
- Ảnh kt’ hộ chiếu
- Khai form online
- Chứng minh tài chính: Tiền không có à? Thay bằng các giấy tờ sau
+ Nếu là chủ doanh nghiệp:
Photo công chứng dịch DKKD
Sao kê TK từ 3 đến 6 tháng gần nhất
Tờ khai nộp thuế của doanh nghiệp
Xác nhận hạn mức tín dụng của thẻ Tín dụng
+ Nếu không là chủ doanh nghiệp mà không có tiền: Next
- Chứng minh nhân thân:
+ Đăng ký kết hôn hoặc giấy ly dị của tòa photo, công chứng dịch
+ Photo công chứng dịch hộ khẩu
+ Photo Hộ chiếu


Đại khái là những thứ giấy tờ trên. Nói thì nhanh nhưng công chuẩn bị cũng nhọc xác. Sau khi chuẩn bị xong tôi bắt đầu vào công cuộc xin visa
Chúng tôi chọn LSQ Peru xin trước vì nước này cấp Visa thời hạn cho hẳn 1 năm. Tiếp chúng tôi là một cô bé nhìn mặt khá khó tính nhưng nói chuyện rất thẳng thắn và không hề sách nhiễu. Sau khi xem hồ sơ cô bé nói:

“Hồ sơ các anh đủ rồi nhưng tôi hỏi anh mấy câu, anh thay mặt cho các anh kia trả lời được không?”
“Ok”
“Tại sao các anh chọn Peru làm điểm đến”
“Chị xem HC đấy, chúng tôi cũng đã đi khá nhiều nước rồi, còn mỗi Nam Mỹ là chưa đi”
“Ok, anh đi đóng tiền”


Tôi đi đóng tiền và 1 tuần sau có Visa Peru. Các DSQ khác cũng chẳng gặp mấy khó khăn và chúng tôi đã có gần đủ Visa cho ngày lên đường. Nhưng còn mỗi Bolivia là không có DSQ ở Vietnam. Tôi mò mẫm ra DSQ của Bolivia ở Trung Quốc, mail hỏi nó nhưng đáp lại là một sự im lặng. Lúc này cần ông anh cả của cả đoàn ra tay. Sau một hồi mail, phone…. Đến bạn bè và các nơi khác chúng tôi cũng nhận được những yêu cầu về giấy tờ và sẽ xin visa của LSQ Bolivia ở Cusco. Các yêu cầu về giấy tờ của Bolivia cũng giống như các nước khác chỉ có vấn đề đòi thêm Giấy tiêm chủng Sốt vàng. Lại phải đến 35 Trần Bình tiêm, sau khi được cấp. Hầu như hồ sơ của chúng tôi đã đầy đủ và đợi ngày lên đường.

Đến đây lại phát sinh một vấn đề khác. Chúng tôi transit ở Charles de Gaulle tận những 15 tiếng lận. Bằng đấy thời gian mà ngồi trong CDG chắc chết. Nên chúng tôi xin Visa Pháp vào Paris chơi.
LSQ Pháp bây giờ không cấp thẳng Visa cho khách nữa mà qua một công ty ở ngoài. Lúc xét duyệt HS cũng tương đối lằng nhằng. Nhưng rồi 3 hôm sau nhận được thông báo đến trả kết quả. Bất ngờ vì nhận được thông báo sớm quá cứ nghĩ HS của mình tèo cmnr vì chúng tôi làm dek gì có tiền để chứng minh tài chính. Nhưng khi đến nơi lấy lại còn bất ngờ hơn nữa. Không những Visa của chúng tôi không bị từ chối mà nước Pháp còn hào phóng cấp hẳn cho chúng tôi thời hạn 2 năm, multi entries và mỗi lần nhập cảnh được ở lại đến 90 ngày. Vấn đề có tiền mà sang đó chơi hay không thôi.
 
Last edited:
P3 Các loại vé

Có lẽ loại vé đắt nhất trong chuyến đi này của chúng tôi là vé máy bay. Tất nhiên rồi, chúng tôi có 17 chuyến bay với gần 90h bay. Chỉ duy nhất có con đường từ Cusco đi Lapaz do muốn đi qua hồ Titicaca nên chúng tôi đi 3 chặng xe bus. Nhiều bạn có hỏi sao không thuê xe tự lái? Nhưng thật suwjj là ở một vùng đất nguy hiểm như Nam Mỹ (nhất là Brasil) nếu thuê xe tự lái vào một ngày đẹp trời nào đó bạn có thể ăn 2 viên đạn vào đầu và bị cướp, hiếp giết. Chính thế nên những đoạn ngắn như Sao Paolo – Rio chúng tôi cũng phải cắn rang mua vé máy bay. Hơn nữa Nam Mỹ là cả một lục địa rộng mênh mông. Chúng tôi thời gian lại có hạn. Nên không thể lang thang với chiếc xe tự lái được.

Chiếc vé quan trọng thứ 2 là vé lên và vào Machu Picchu. Muốn lên Machu Picchu chỉ có 02 con đường. 1 là đi trekking theo con đường Inca rail, 2 là đi tàu lên đó. Phương án 1 hay hơn, khi bạn đi trekking trên con đường Inca rail có tổng độ dài 40.000 Km (bằng với đường xích đạo vòng quanh trái đất) Nền văn minh Inca sẽ hiển thị ra trước mắt các bạn. Tuy nhiên phương án này đòi hỏi phải có thời gian (mất 4 ngày/ 40km) và vé phải đặt trước ít nhất 6 tháng do mỗi ngày chính phủ Peru chỉ cho một số người nhất định vào Inca Rail và Machu Picchu.

Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian, vậy là đành quyết theo phương án 2 có nghĩa là đi tàu từ Cusco đến Machu Picchu. Nhưng phương án này cũng khong đơn giản.

Đầu tiên bạn đồng hành của tôi vào web site tìm mua vé tàu. Nó hiện ngay ra con tàu Hiram Bingham (Mang tên của người tìm ra Machu Picchu) nhưng giá vé cực đắt. Tổng cộng gần 900 USD cho 4 tiếng đi và 4 tiếng về trên con tàu này. Như vậy chúng tôi phải tìm phương án khác. Loay hoay một hồi chúng tôi chọn đi xe bus tới ga Ollata rồi từ Ollata bắt tàu Expedition lên Machu Picchu. Tuy con tàu này không sang chảnh như Hiram Bingham. Nhưng quan trọng dek gì đối với bọn Backpackers như chúng tôi, đi lên được tới Machu Picchu với giá vé hợp lý là được. Xét cho cùng mình tới Thánh địa là để cảm nhận vẻ đẹp, để tìm hiểu văn hóa của một đế chế chứ đâu phải mấy tiếng đồng hồ sang chảnh trên tàu phải không các bạn

Vé tàu Hiram Bingham





Vé tàu Expedition






Chưa hết mua được vé tàu rồi phải mua vé vào cửa. Như tôi đã nói, mỗi ngày chính phủ Peru chỉ cấp cho một số lượng ít người vào Machu Picchu nên lại phải nhanh tay mua vé. Sau một hồi mò mẫm, bạn đồng hành của tôi cũng đã mua được vé vào Machu Picchu


Vé vào cửa Machu Picchu​




Rất may chúng tôi đi vào thời điểm tết. Thời điểm này cũng là thời điểm cho lễ hội Carnival ở Brasil. Nên chúng tôi cũng mua vé online trước. Cái vé Carnival này cũng rất nhiều option, đầu tiên chúng tôi định mua chỗ rẻ Grand Stand thôi. Nhưng ông anh cả (vốn là đại gia) nói “Các chú bay nửa vòng trái đất đến đây dứng xem thì nó còn ra cái gì. Làm cái Luxury đi” vậy là cắn răng mỗi ông mất thêm mấy trăm USD nữa.


Vé xem Carnival​


 
Lại được đọc bài của anh, thú vị từng câu chữ và nhiều kiến thức đi kèm. Anh TungNguyenMD cho em xin FB đi để theo dõi theo hành trình của anh qua các nước. Khi nào anh tới TX thì em xin làm tour guide :))
 
P4: LÊN ĐƯỜNG

Chuẩn bị trước cả 6 tháng chúng tôi khởi hành vào đúng ngày mùng 4 tết Đinh Dậu. Có nghĩa là sau khi ăn tết với gia đình xong thì khởi hành đi luôn. Mọi công việc được gấp gáp chuẩn bị từ trước tết. Trông đoàn của chúng tôi xấu xấu bẩn bẩn vậy thôi nhưng cũng đầy đủ thành phần thiết yếu như là chuẩn bị cho nguyên thủ đi ấy chứ chẳng đùa. Anh Hải: Leader, kiêm phiên dịch cho đoàn. Jo: Đầu bếp của đoàn. Anh Thái: cây ATM di động của đoàn. Và cuối cùng là tôi: Bác sĩ của đoàn.

Sau khi chuẩn bị xong, đúng tối mùng 4 tết anh em chúng tôi hẹn nhau ở sảnh T2 Sân bay Nội bài.​

 
Mục đích chuyến đi tôi cũng đã nói rõ, nhưng dạo này cũng có nhiều ý kiến về chuyện đi phượt. Như thế nào mới gọi là phượt? Nhất là khi đăng lên một diễn đàn phượt như thế này. Nên tôi chia sẻ bài này tôi viết trên Facebook cũng đã lâu. Các bạn đọc để tham khảo.

PHƯỢT LÀ GÌ?

Dạo này lướt qua một số forum, group thấy các bạn tranh luận nhiều quá. Ông nọ chửi ông kia, bảo đi như ông không gọi là phượt, mà như tôi mới là phượt. Mà ông nào cũng viện lý do là mình đúng..... Thôi thì đêm hôm dell ngủ được mò mẫm viết về cái định nghĩa “Phượt là gì?” cho các thánh đỡ cãi nhau...
Có ông thì bảo từ “Phượt” lấy từ ghép “Lượt phượt” có nghĩa là nhếch nhác, bụi bặm. Có ông thì bảo “Phượt” có nghĩa là đi...( thậm chí hỏi cả mấy ông admin của các diễn đàn về phượt chắc dek gì đã biết nó là cái gì) Nhưng chắc là sai cmn hết vì đi du lịch bụi với chi phí thấp này nó lại dek bắt nguồn từ Vietnam.

Từ “Phượt” cũng dek phải được dịch ra ( vì làm dek gì có trong từ điển) mà là cách gọi ăn theo phong trào backpacking của mấy bạn tây lông vì các bạn ấy là ông tổ của chuyện đi du lịch bụi.

Năm 1955 mấy cậu Hippie của England University chán ngán với lối sống quy tắc đương thời, buồn buồn uống rượu rồi vô tình vớ được cuốn “The Travels of Marco Polo” trong đó ông Marco Polo này cũng chém gió về những con đường gập ghềnh, khúc khuỷu, nguy hiểm rình rập và quan trọng nhất là có rượu ngon và gái đẹp. Vốn bản tính hung hăng của bọn Ăng lê cộng với tính thích khai phá mạo hiểm trong gen thám hiểm or cướp biển còn lại. Vậy là một đám xách ba lô lên đi tàu đến Istambul và bắt đầu khám phá con đường tơ lụa như Marco Polo đã từng chém.
Nhưng SV thì làm dell gì có tiền, vậy là bọn chúng tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Đi nhờ xe, ngủ nhờ hoặc bạ đâu ngủ đó. Còn tiền để sống ư, đi đến đâu, tạt vào xin làm thêm kiếm được chút đỉnh rồi lại nhấc mông lên đường. Chính vì thế họ ở gần với dân địa phương hơn, khám phá về những nét văn hóa đặc sắc, mới lạ của những vùng đất họ qua. Khác với những khách du lịch sang chảnh, đến đâu cũng phải luxury, nhưng có khi đến tận lúc rời đi cũng chẳng hiểu gì về văn hóa địa phương mấy. Các backpacker họ sống phóng khoáng tự do ( Khẩu hiệu là “Make love not war” mà lại). Tiền họ không có, nhưng sức khỏe và thời gian thì quá thừa nên đi nhanh hay chậm không có ý nghĩa. Quan trọng làm sao phải sống sót với cái túi rỗng tuếch. Được cái hội này ghi chép rất kỹ về những vùng đất đã qua. Ăn con gì? Thịt con nào? Cách xin đi nhờ xe ra sao? Kỹ năng sinh tồn thế nào.... và quan trọng hơn họ xây dựng được bản đồ đường đi, các cách ứng xử với nền văn hóa mới để hướng dẫn người sau đi một cách tỷ mỉ. Chính Maureen và Tony Wheeler, hai vợ chồng đồng sáng lập của Lonely Planet sau này cũng là những con người trải qua như thế.
Tin tức bay về London rồi bay ra khắp nơi, hội hippie này nổi tiếng đến nỗi người ta đổi cmn con đường Tơ lụa của Marco Polo thành Hippie trail như thể chính bọn chúng mới là nguời khai phá con đường đó. Lập tức cả tây Âu và bắc Mỹ đổ dồn vào con đường Hippie trail này. Từng ngày các chàng SV đeo ba lô trên lưng đổ dồn về châu Á. Vậy là khái niệm backpacking ra đời từ đó.
Đang lúc phong trào lên cao thì đùng một cái con đường bị cắt đứt dek phải do quần chúng nhân dân của các nước nơi có con đường Hippie đi qua bức xúc. Thật ra người ta cũng thik bcm, các cô gái châu Á nay biết mùi các anh châu Âu to cao, khi đi lại để lại cho họ những đứa con lai xinh xắn. Những ông bà già vùng sâu vùng xa nơi không có ánh sáng của đảng dẫn đường, thì nay cũng được tiếp xúc với nền văn hóa mới, làm dịch vụ cho họ cũng kiếm được chút đỉnh... Mà con đường bị cắt đứt do các vấn đề chính trị. Từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran tới việc Liên Xô xâm lược Afghanistan, nội chiến Lebanon, chiến tranh Iran - Iraq... làm cho con đường bị gián đoạn không đi được nữa.
Nhưng dek sao, không đi bộ thì ta đi máy bay. Vào những thập niên 90 Thailand nổi lên với vùng đất thu hút khách du lịch châu Âu với những cái giá rẻ không tưởng. 5 USD cho một cô gái châu Á, thế là mấy ông tây Lông lại lên cơn thèm và đổ xô về Thailand dần dần lan tỏa ra các nước châu Á khác.
Buổi khởi đầu của dân backpacker là như thế. Nhưng theo thời gian cũng bị thay đổi và biến tướng đi khá nhiều. Họ tìm những con đường mới. Châu Á không phải là điểm đến bắt buộc nữa, họ chuyển sang châu Phi, nam Mỹ (Gringo trail) hay đơn giản là chỉ là loanh quanh khám phá những điều mới mẻ ngay trong nước họ.
Cách thức đi cũng thay đổi nhiều. Hiện nay chỉ còn 3 dạng backpacker chính:

1. Original packing
Những người này họ không có tiền trong túi, đi nhờ các quan hệ trên mạng xã hội ( giới thiệu nhà nghỉ free, chỗ kiếm việc....) Họ sẵn sàng ở một thành phố, một quốc gia với thời gian không giới hạn. Họ ở đủ để hiểu văn hóa bản địa và kiếm được chút tiền rồi lên đường tiếp. Ngày nay một số nước cấp visa kèm theo work permit ( tất nhiên là hạn chế) nên họ dễ kiếm việc làm. Còn quốc gia nào ko cấp work permit thì họ làm chui. Tôi đánh giá đây mới đúng nghĩa là phượt vì đi như họ có sự trải nghiệm, am hiểu văn hóa các vùng miền và đầy rẫy kiến thức sống. Vietnam mình có em Huyền chíp là đi kiểu này.
Tất nhiên đi kiểu này phải có: Sức khỏe, thông thạo ngôn ngữ, kỹ năng sống và quan trọng nhất là máu liều

2. Flashpacking
Những người này cũng gần giống như original packing, tuy nhiên họ đi với đầy đủ các thiết bị điện tử trong tay và có một số tiền nhất định. Họ cũng lang thang các nơi, ăn ở với nguời dân bản địa nhưng không quá chú trọng vào việc kiếm tiền đi tiếp. Tuy nhiên chi phí cũng ở mức tối thiểu

3. Poshpacking
Họ là những người có tiền, nhưng thiếu thời gian và sức khỏe. Họ cũng đi đến những vùng đất lạ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử bản địa và ngắm cảnh, thư giãn sống phóng khoáng tự do. Xin đừng nhầm với những người đi đến đâu chỉ cốt chụp ảnh check in rồi về chém gió lấy số má. Đi kiểu thể gọi là tourist chứ không phải backpacking nữa
Nói chung có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào túi tiền, sức khỏe hay sở thích của các bạn. Vào mùa hè ở châu Âu các bạn SV xách ba lô lên và làm backpacker rất nhiều. Kể cả con nhà giầu có, vì họ muốn tự lập, trải nghiệm. (Ngay như Tổng thống Hoa kỳ Obama cũng cho cô con gái thứ 2 đi làm thu ngân ở một nhà hàng để trải nghiệm cuộc sống)
Nhưng dù như thế nào đi đến đâu hãy tỏ ra là người có văn hóa để có thể vỗ ngực nói rằng “I am Vietnamese”

PS: Post cái ảnh Hippie rail lên cho mọi người biết thủa ban đầu họ đi phượt như thế nào.

 
Paris

Chúng tôi mua vé của Air France, nhưng thằng Air France này lại mua code của Vietnam Airline. Nói thì khó hiểu nhưng đại khái là nó bán khách các bác ạ. Gióng như các bác bắt xe khách hãng nọ nó lại bán sang hãng kia ấy. Từ trước đến nay em cứ tưởng chỉ có xe khách cơm tù mới bán khách nhưng đến giờ biết cả bọn tàu bay nó cũng bán khách cả trên giời.
Nói thế nhưng cũng may nhờ hội này bán khách nên chúng tôi lại được gặp các em VN Airline xinh đẹp. Sau chuyến bay 14h chúng tôi đã đặt chân tới Charles de Gaulle. Như đã nói, chúng tôi nhập cảnh vào Paris chơi cho nó sướng cái thằng người chứ ngồi một chỗ ở CDG thì chắc điện cmn mất.


Paris đón chúng tôi với bầu trời xám xịt của mùa đông lạnh lẽo. Đầu giờ sang nên chúng tôi lại được thưởng thức một đặt sản nữa của Paris đó là “Tắc đường”
Chiếc xe đón chúng tôi bò chậm chậm vào nội đô, đến 9h thì chúng tôi mò được vào trong trung tâm. Chúng tôi có 12h ở Paris vừa đi vừa chạy, cưỡi ô tô xem hoa. Paris vẫn thế không thay đổi nhiều, mà nói về Paris thì có nói cả ngày cũng không hết. Nhưng trong phạm vi của topic này tôi chỉ viết qua một vài điều cảm nhận
Paris, không hoào nhoáng, căng phồng đầy sức sống như các thành phố mới của châu Á hay bắc Mỹ. Nếu như người ta ví New York, Tokyo, Seoul.. như một cô gái mới lớn, cái tuổi phô ra hết sự trẻ trung, năng động, mãnh liệt. Thì Paris đằm thắm hơn, quý phái hơn, kiêu sa hơn, như vẻ đẹp của một quý bà mà ít thành phố trên thế giới có được.
12h ở Paris là một thời gian quá ngắn ngủi nhưng cũng đọng lại trong tôi nhiều điều mà không thể viết hết ra được. Nhất là khi ngồi ở Concorde uống ly cafe hay ngồi uống vang nóng ở Champ de Mars ngắm nhìn dòng người qua lại hối hả buổi chiều.
Mùa đông có lẽ là màu xấu nhất của Paris, những hàng cây khẳng khiu trơ trọi lá. Người người đi đường ai nấy đều hối hả như tránh cái lạnh. Không còn những cô gái Paris với những bộ váy hoa sặc sỡ tung tang đi dạo bên bờ sông Seine. Các điểm du lịch cũng không còn chật cứng khách du lịch…. Bất giác cơn gió lạnh cuối đông thổi qua, kéo cao cổ áo yêu cầu chủ quán bật đèn sưởi ngoài trời.

Buổi tối đưa nhẹ miếng Foie gras nhẹ nhàng để tan trong miệng. Nhấm một chút nấm Truffes sốt cùng rồi uống một ngụm Vin. Dường như tất cả những cái tinh túy của ẩm thực Pháp chảy trong huyết quản. Ăn xong thì trời cũng bắt đầu tối. Tháp Eiffel lại sáng rực lên như ngọn nến của thành phố. Ra xe về sân bay và hẹn gặp lại Paris một ngày không xa

Một vài hình ảnh của Paris - Ngày trở lại










 
Last edited:
Những con phố với những người đi lại vội vã hối hả​





Ga Saint Lazare với những chiếc đồng hồ nổi tiếng





Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 5 :)






Khoa Luật Trường ĐH Sorbonne






Điện Pantheon - Nơi côn cất và tôn vinh các Vĩ nhân của nước Pháp









Quảng trường Concorde





Chiếc cột Obelique quà tặng của Ai Cập vẫn còn đó


 
Last edited:
Cầu Alexandre III do Sa Hoàng Alexandre đệ tam tặng nhằm tăng tình hữu hảo Nga Pháp








Ngồi uống Vang nóng với vị quế, bạc hà... ngắm người qua lại








Recommend các bạn, nếu đến Paris hãy ghé qua quán này ăn món Foie Gras sốt cùng nấm Truffes (được gọi là kim cương đen) ngon tuyệt, giá cả lại rất hợp lý (200 Eu cho 5 người)










Đường phố đã lên đèn, quay lại CDG thôi


 
Last edited:
NAM MỸ


Đây mới là điểm đến chính của hành trình chúng tôi. Nên xin được phép viết cảm nhận, chia sẻ kỹ hơn. Trong bài viết có những nhận định mang tính chủ quan của người viết (tuy nhiên đều dựa trên các reference uy tín) nên bạn nào muốn tranh luận xin hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Thanks!


Rời CDG chúng tôi bay hơn 11h nữa mới tới Rio de Jainero. Nói chung là sau 2 chuyến bay hơn 24h người chúng tôi mỏi rã rời và ê ẩm một số bộ phận.

Tuy thành phố Rio là thành phố lớn nhất Brasil. Nhưng sân bay Rio thì nhỏ hơn Sao Paolo nhiều lắm. Hơn nữa về độ sạch sẽ và bố trí khoa học cũng còn thua Sao Paolo nhiều.




Những cảm nhận và suy nghĩ đầu tiên​



Bước xuống sân bay Rio cảnh đập vào mắt chúng tôi khá lộn xộn. Mặc dù Brasil là quốc gia phát triển nhất khu vực nhưng khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn. Xã hội bị phân hóa khá nhiều. Ngoài những Biệt thự đẹp của các đại gia còn có khu ổ chuột nổi tiếng của người dân nghèo. Tự nhiên tôi nghĩ cùng là Lục địa tân thế giới “được” tây Âu khai phá. Mà sao khoảng cách giữa bắc Mỹ và Nam Mỹ khác nhau nhiều đến thế. Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này là một đề tài khá thú vị. Nhưng theo những gì tôi được đọc, và hiểu thì có những điểm chính sau:

- Năm 1532 một con tàu cập bến bắc Ecuador, trên tàu chỉ có vẻn vẹn 200 người với sứ mệnh hộ tống một người tự xưng là Toàn quyền Peru. Với tham vọng chinh phục Đế chế Inca cho Đế quốc Tây Ban Nha và tranh thủ cướp bóc vàng – thứ luôn thừa thãi tại vùng đất này. 138 năm sau, 1 con tàu khác cập bến Nam Carolina với những con người trên tàu đều là những người lao động với giấc mơ giản dị là tìm được vùng đất hứa. Nơi họ có thể yên tâm cày cấy trên mảnh đất của mình. Bỏ lại những khổ đau, đói khát sau lưng là nước Anh chính quê hương của họ không còn dung nạp họ nữa.
Hai con tàu đó biểu tượng cho câu chuyện về 2 châu Mỹ. Một chiếc chở những người chinh phục, một chiếc chở những người lao động. Một nhóm mơ ước về những chiến lợi phẩm có sẵn chỉ cần đến đánh nhau và cướp về. Một nhóm biết rằng những khó khan còn ở phía trước, phải nai lưng ra làm để tồn tại. Những cư dân di cư đầu tiên của châu Mỹ đã khác nhau về những điểm đó.

- Nếu nói về tài nguyên thì những người Bắc Mỹ thua xa những người Nam Mỹ. Bắc Mỹ chỉ có dầu mỏ, than đá. Nhưng lúc giờ họ không có công nghệ khai thác. Mà có khai thác được cũng chẳng biết để làm gì vì thời đó làm gì đã có động cơ đốt trong mà dùng dầu mỏ. Hơn nữa, thổ dân Bắc Mỹ cũng không có một nền văn minh để khai thác những mỏ vàng , kim cương ở tít sâu giữa lục địa. Những người di cư đến, họ quá ít ỏi họ phải dồn vào với nhau, bám lấy bờ đông nơi còn thuận tiện thương mại với cố quốc mà sống. Và 13 bang đầu tiên của Hợp Chủng quốc Hoa kỳ được tạo nên như thế.

Ngược lại, những người từ bán đảo Iberia tới Trung, Nam Mỹ. Họ đã có sẵn những tài nguyên đó trong tay, chính xác hơn là những người thổ dân nơi có 2 nền văn minh lớn là Đế chế Aztecs và đế chế Inca có sẵn. Nhiệm vụ họ thật đơn giản, chỉ đến và cướp lấy. Hernan Cortes và Francisco Pizarro với sức mạnh vũ khí của mình giày xéo và đè bẹp hai đế chế đó không mấy khó khăn. Đây là câu chuyện hết sức bất ngờ, tôi sẽ kể sau.

Từ những con người, địa lý như thế nên tính cách của người dân Bắc Mỹ và Nam Mỹ sau này khác hẳn nhau. Người Bắc Mỹ có xu hướng làm việc theo kỷ luật, còn người Nam Mỹ lại có xu hướng hoang dã, sống gần với bản năng hơn. Tính cách này còn do hôn nhân khác chủng tộc, tôi sẽ kể ở dưới.

- Vào thế kỷ thứ 16, nước Anh đã có những cải cách mạnh về tôn giáo, chính trị. Họ đã thành lập Anh giáo thoát khỏi sự ảnh hưởng của Vatican. Về chính trị họ bắt đầu đi trên con đường Dân chủ nghị viện. Còn đế quốc Tây Ban Nha vẫn còn đi theo con đường Quân chủ chuyên chế. Từ đó chính sách của các quốc gia này cũng khác. Đế quốc Anh tỏ ra khoan dung hơn, tự cho những người ở xứ thuộc địa lập hiến pháp, lập nhà thờ mà không nhất nhất việc gì cũng phải báo cáo về cho Mẫu quốc. Trong khi đế quốc Tây Ban Nha chủ yếu là vơ vét ở xứ thuộc địa. Họ tàn sát dân bản xứ. Tất cả vàng bạc phải chuyển về Tây Ban Nha, không xây dựng một chính sách lâu dài cho những người dân ở đó. Từ đó nó tạo ra 2 nền hiến pháp khác nhau. Trong khi ở Bắc Mỹ, hiến pháp cho phép những người dân nghèo khổ nhất, đáy của xã hội nhất cũng được quyền sở hữu đất và không có sự phân biệt tôn giáo. Người Catholic, người Anh giáo, người Tin lành và thậm chí cả người Do thái cùng đoàn kết với nhau để tạo ra những thị trấn, làng mạc sung túc. Thì ngược lại do Tây Ban Nha là nước theo Catholic nên tất cả những người đã ở và đến đây đều phải cải đạo sang Catholic. Quan chức tham những trên số tiền cướp được và họ chỉ xây những Villa, biệt thự cho chính họ và dùng những kẻ tiện dân như nô lệ để phục vụ cho họ. Con số thống kê cho thấy. Vào năm 1436 ở Nam Mỹ, khoảng 6.000 nhà quý tộc sở hữu 45% đất đai, 20% thuộc về giáo hội, 5% đất thuộc về nhà vua. Trong khi ở Bắc Mỹ người mạt hạng nhất nếu chịu khó làm cũng có cơ hội sở hữu bất động sản. Và quan trọng hơn khi ở Bắc Mỹ các bang đã có Nghị viện thì ở Nam Mỹ không hề tồn tại nghị viện cho đến khi họ giành được độc lập. Và cho đến tận bây giờ, một số quốc gia ở Trung, Nam Mỹ còn coi nghị viện như trò trẻ con, phục vụ mục đích cho giới cầm quyền thì tương lai của những dân tộc này còn xa vời lắm.

- Luật cấm pha trộn chủng tộc. Tuy rằng tôi không phải người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng nhiều nghiên cứu trên thực tế chúng minh sự pha trộn chủng tộc cũng làm kìm hãm sự phát triển. Ở Nam Mỹ họ chấp nhận thực trạng pha trộn chủng tộc từ rất sớm. Ngay Toàn quyền Peru đầu tiên là Pizarro cũng lấy một người vợ là người Inca. Và luật pháp cho phép kết hôn khác chủng tộc. Từ người thổ dân – da trắng, Thổ dân – da đen rồi da trắng – da đen lẫn lộn. Vô hình dung nó không còn giữ được nề nếp, văn hóa của mỗi gia đình - từng hạt nhân của xã hội. Và cho đến tận ngày nay tỷ lệ tội phạm trong đám con lai ở Brasil là rất lớn. Trong khi ở Bắc Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Cho đến tận năm 1915 vẫn còn 28 bang của Hoa Kỳ cấm hôn nhân dị chủng. Làm sao lại có tình trạng đó. Xin thưa: như tôi đã nói từ đầu. Người TBN đến Nam Mỹ với mục đích là cướp bóc, nên họ không mang theo vợ con, gia đình. Trong khi ở Bắc Mỹ người ta đến với mục đích lao động, nên mang theo vợ con gia đình là lẽ đương nhiên.

- Nam Mỹ không thống nhất được và lập nên được một nhà nước đủ lớn mạnh như Hoa Kỳ. Nói chuyện này ngày nay có thể buồn cười. Bằng chứng là nước Anh vừa mới Brexit khỏi châu Âu mà ai dám bảo nước Anh yếu? châu Âu không mạnh nào? Nhưng đó là những nước đã đủ mạnh, họ đã có những nền kinh tế vững chắc. Tạo ra một số nước hạt nhân để lôi kéo các nước khác cùng đi lên. Trên thực tế trong lịch sử Nam Mỹ đã từng có một quốc gia thống nhất và rất lớn. Đó chính là Đại Colombia (Không phải nước Comlombia ngày nay mà ta chỉ biết với trồng cây cocain, nuôi con cave). Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, sau đó ta rã. Một phần do tính cách độc tài, hẹp hòi của Bolivar – người mà đến bây giờ vẫn nhiều người Nam mỹ coi như anh hùng. Sau những lần nổi dậy giành độc lập thấy bại, ông đã mời những người Anh sang đánh thuê, hứa hẹn cho họ đủ điều nghe lời ngon ngọt. 7.000 người Anh đã sang giúp ông chống lại đế quốc Tây Ban Nha giải phóng Nam Mỹ. Nhưng khi giải phóng xong, ông lên ngôi không đoái hoài gì tới những người đã giúp ông. Ông lập ra hiến pháp coi ông là một nhà độc tài trọn đời. Ông tuyên bố: “ Tôi tin tưởng đến tận xương tủy tôi rằng châu Mỹ chỉ có thể cai trị được bằng một chế độ chuyên chế đủ mạnh” Từ đó dẫn đến Đại Comlombia tan vỡ khi các nước như Venezuela, Ecuador ly khai. Đất đai dần dần mất vào các nước như Brasil, Ecuador….Sau này chính Che Guevara cũng theo ý tưởng của ông khi có ý định thống nhất Nam Mỹ, cùng nắm tay nhau tiến lên con đường XHCN. Nhưng ý nguyện chưa thành công thì Che đã bị sát hại. Và tôi tin rằng, kể cả nếu còn sống thì Che cũng rất khó có thể làm được điều đó. Cho đến tận ngày nay, cố tổng thống Venezuela là Hugo Chavez cực kỳ tôn sùng Bolivar. Ông sửa sang bia mộ Bolivar, treo các tấm áp phích, khẩu hiệu ca ngợi Bolivar…. Nhưng trên thực tế Hugo Chavez là nhà độc tài. Dùng cảnh sát và truyền thông chống lại các đối thủ chính trị. Hugo cũng có giấc mơ về Nam Mỹ thống nhất, ông đá văng các tập đoàn đa quốc gia ra khỏi đất nước. Quốc hữu hóa các tài sản tư nhân. Tài trợ xăng dầu cho những nước khó khăn…. Nhưng hậu quả đến bây giờ khối “di sản” ông để lại chắc các bạn cũng biết. Điều này nó khác hẳn với Hoa kỳ khi giành độc lập là Hiến pháp được thiết kế để củng cố cho một chính phủ theo luật pháp chứ không phải theo một người.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,173
Bài viết
1,150,341
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top