What's new

[Chia sẻ] Pitcairn Island - Đảo của những kẻ nổi loạn

Pitcairn Island là một hòn đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, thuộc nước Anh. Đây là một trong những đảo khó đến nhất trên thế giới, vì đơn giản nó rất xa, và nằm trong khu vực ít có tàu qua lại ở Thái Bình Dương, lại không có sân bay hay cảng cho tàu lớn, và có số dân chỉ vỏn vẹn 48 người. Đảo có một lịch sử đày kịch tính và là đề tài của Hollywood (phim Mutiny On The Bounty - Cuộc Nổi Loạn Trên Tàu Bounty [1935] với Clark Gable hay phim Bounty [1985] với Mel Gibson và Anthony Hopkin) và nhiều sách và truyện.

Một ít về lịch sử của đảo. Khi người Polynesians (được cho là có nguồn gốc Đông Nam Á) lan tỏa ra khắp các đảo Thái Binh Dương, họ đã đến đảo Pitcairn sinh sống, không rõ được bao nhiêu thế hệ. Nhưng sau đó nhóm người này bị diệt vong dần vì lý do nào đó. Thế là đảo trở thành đảo hoang.

Tua nhanh đến những năm 80 của thế kỷ 18. Lúc này nước Anh đã là một đế quốc vĩ đại, có thuộc địa khắp nơi, từ châu Phi, châu Á đến châu Mỹ. Cung cấp lương thực cho các thuộc địa là điều không dễ. Khi biết giống cây xa kê hay breadfruit (một loại cây cho trái nhìn giống mít) ở vùng Tahiti có nhiều tinh bột, họ đem giống cây này trông đại trà trên các thuộc địa của họ. Vào năm 1789, khi tàu HMS Bounty (được chính quyền Đế Quốc Anh giao cho nhiệm vụ đem cây xa kê (breadfruit) từ Tahiti đến vùng Caribbean) đi trong vùng biển gần Tahiti, thuyền trưởng Bligh bị một nhóm thành viên của tàu, trong đó có thuyền phó Fletcher Christian, làm loạn và cướp tàu. Lý do làm loạn là ông Bligh quá khắc khe và độc tài và một số chuỵen khác nữa. Họ chỉ cho thuyền trưởng Bligh và một số người không muốn làm phản một chiếc thuyền để kiếm đường về nươc Anh, còn họ thì đi kiếm một đảo để ở. Sau khi đến đảo Tubuai (gần Tahiti) thì không được thổ dân người Polynesians chấp nhận, họ chạy đên đảo Tahiti. Một số người nối loạn ở lại đây, và Christian (bay giờ là thuyến trưởng) quyết định đi kiếm chỗ khác an toàn hơn. Nhưng nếu muốn định cư chỗ mới, họ cần phụ nữ. Thế là ông đã dụ dỗ một nhóm người Tahiti lên tàu, đa số là phụ nữ và cát dây neo rồi tẩu thoát đến Pitcairn Island. Trong nhóm thổ dân bị bắt cóc này có 6 đàn ông, 8 phụ nữ còn trẻ và 6 phụ nữ lơn tuổi. Lúc này tàu 9 người trong nhóm người nổi loạn. Khi đến được Pitcairn Island (lúc đó chua có tọa đọ chính xác, họ đã mất thời gian mấy tháng để kiếm nó), họ đã định cư tại đây và đanh chìm tàu Bounty vi không muốn bị phat hiện. Dĩ nhiến với só đàn ông nhiều hơn phụ nữ nhu vậy trên đảo không người, rất có nhiều chuyện đã xảy ra, ghen tuông, giết hại, trả thù các kiểu, nhưng cộng đòng vẫn tạo ra đựoc thế hệ mới trên đảo. Còn về thuyền trưởng Bligh sau cũng tới được Timor (khi đó là thuộc địa của Hà Lan) và trở về nước Anh. Câu chuỵen còn dài như về chính phủ Anh cho tàu đi kiếm nhưng kẻ nối loạn, rồi làm sao người ta kiếm ra Pitcairn Island và nho'm người nổi loạn này. Hiện nay đa số dân trên đảo là hậu duệ của những người nổi loạn và những người Polynesians.

Với một lịch sử đày màu sắc và khó bỏ qua như vậy, cùng với một cộng đồng gắn chặc với nhau (cả mặt dòng máu và tinh thần) và sự xa xôi cách trở, càng làm vietbalo muốn đến hơn. Thế là đầu tháng 6 này minh cuối cùng cúng đến được nơi đây sau một chặng đường dài băng máy bay và 36 tiếng trên tàu lênh đênh trên biển động sóng lớn.

ftS9NdB.jpg

Vị trí đảo Pitcairn ở Thái Bình Dương

gvunHJm.jpg

Đảo Pitcairn
 
Last edited:
Làm sao đi Pitcairn được?

Vì là đảo rất xa và ít người, nên một năm chính quyền Anh chỉ thuê bốn chuyến tàu chở hàng hóa từ New Zealand. Con tàu này tên là Claymore II. Nội tiền thuê tàu cargo này cũng tốn khoảng 2 triệu USD (một nửa ngân sách cho cả đảo). Mỗi chuyến như vậy, tàu sẽ ghé qua Mangareva (French Polynesia) ba lần khứ hồi để đón và trả khách hay dân đảo. Vì là tàu hàng hóa nên số giường trên tàu rất hạn chế, chỉ 12 thôi. Vị chi mỗi năm nhiều nhất là 124 người tới đảo nhưng con số này là không thể vì dân đảo cũng cần đi ra vào (như đi chữa bệnh hoặc thăm người thân hoặc lý do nào khác) và có nhưng người được chính phủ Anh cử tới.

Cách khác là băng tàu du lịch cruise hay thuyền yacht (cho nhà giàu), nhưng chưa chắc được lên đảo hay ở đảo vài ngày. Ngoài bằng đường biển ra, không có cách nào đến đảo hết.

Vì vậy nếu muốn đi Pitcairn cần phải lên kế hoạch và book ít nhất trước 6 tháng (và chưa chắc có chỗ). Tuy vậy, Vietbalo may mắn kiếm được tấm vé tàu ba tháng trước thôi vì có một số người hủy chuyến. Muốn biết thêm chi tiết cách đến Pitcairn, lên visitpitcairn.pn có nhiều thông tin.

Trong chuyến đi này, chỉ có 3 khách du lịch (gồm vietbalo và hai người - một sự tình cờ, cả ba cùng ở một vùng) và một công chức văn phòng Foreign and Commonwealth Office của chính phủ Anh. Người này đến đảo không phải du lịch mà để giám sát một số việc. Bốn người chỉ ở đảo 3 đêm bốn ngày. Bận về thì có thêm hai hành khách nữa, họ ờ Pitcairn 11 ngày và lên đảo một tuần trước đó.

Tính ra, số người đến Pitcairn còn ít hơn số người đi leo núi Everest nữa :)

sLgtbiw.jpg

Sân bay Mangareva (French Polynesia)

xCcOitY.jpg

Tàu Claymore II

cpDCHdX.jpg

Phòng sinh hoạt chung trên tàu Claymore

asRnNHM.jpg

Trên boong tàu
 
Vào mùa này, gió mậu dịch (tradewind) thổi từ hướng đông nam nên mũi tàu hứng chịu sóng. Đã vậy đây đang bát đầu vào mùa đông ở nam bán cầu, nên thời tiết không được đẹp. Tàu chạy gần hết công suất mà chỉ chạy được 8 đến 10 hải lý một giờ. Khi lên tàu vietbalo cũng đã uống thuốc say sóng vậy mà cũng phải cho chó ăn chè một lần rồi mới quen, vì tàu tuy không nhỏ nhưng với sóng lớn (có khi cao như gần hai tầng nhà, khoảng 15 feet), nó chúi lên chúi xuống và lắc qua lại liên tục. Thêm mọt lần nữa, vietbalo hết sức khâm phục những thuyền nhân ngày xưa, ra biển sóng lớn trong một tàu còn nhỏ hơn gấp nhiều lần.

Sau 30 mấy tiếng, cuối cùng đảo cũng hiện ra ở chân trời trong ánh bình minh rực rỡ. Ai cũng nôn muốn tới nhanh hơn nhưng vì còn sớm, tàu đi chậm lại để vừa tới đảo là họ cho thuyền ra đón. Đảo Pitcairn không có bến cảng cho tàu lớn đậu nên tàu lớn phải thả neo ngoài khơi và dùng thuyền nhỏ ra đón và vận chuyển hàng hóa. Có hai chỗ cho tàu lớn neo, một là bên phía đông (dân cư đảo tập trung ở đây và Bounty bay) hoặc phía tây của đảo. Vì gió mậu dịch thổi hướng từ đông nam nên phia tây được bảo vệ nhiều hơn (bởi đảo), nên kỳ này tàu Claymore neo ngoài khơi phía bờ tây. Cũng vì vậy, thuyền từ đảo ra đón phải chạy dài hơn, hơn 2 dặm.

Như đã hẹn, 9 giờ sáng, chúng tôi thấy một chiếc thuyền dập dìu trong những con sóng gần bờ xuất hiện. Lúc này mình mới biết là sóng lớn cỡ nào (vì dù sao tàu Claymore cũng khá lớn nên khó cảm nhận được cái sự dữ dằn của biển mùa này). Thuyền đánh một vòng đăng sau tàu Claymore và cập sát mạn tàu. Chúng tôi chào nhau và đưa hộ chiếu cho một phụ nữ để gọi là thủ tục nhập cảnh. Trong khi chúng tôi mặc áo phao, người ta vận chuyển một số hàng và hành lý của chúng tôi lên thuyền. Khi bước từ tàu sang thuyền, chúng tôi phải rất cẩn thận vì sóng to lên thuyền trồi lên thụt xuống rất nhiều, chỉ khi sàn tàu và sàn thuyền gần bằng nhau mới bước qua thật nhanh đẻ không bị rớt xuống biển.

Chuyến đi từ tàu đến Bounty Bay tuy ngắn nhưng không kếm phần mạo hiểm. Nó như đi rafting vậy. Mỗi một con sóng là mỗi lần đít hành khách bay lên khỏi sàn hay ghế ngồi. Khi đến trươc Bounty bay, thuyền đi chậm lại. Vietbalo hỏi họ tai sao không vào luôn mà chờ gì vậy. Họ nói đang canh cho đung con sóng. À, thì ra họ "lướt" sóng vô. Cầu tàu ở trong Bounty bay rất nhỏ và được xây khoảng 120 độ với chiều sóng đánh. Nếu vị trí thuyền gần giữa hai con sóng thì sóng trươc đập vô bờ và rút trong khi sóng sau chưa kịp ùa tới thì thuyền dễ đièu khiển và cập bến dễ hơn. Không biết có nơi đâu làm như vậy không, nhưng đây là lần đầu mình thấy.

VF3MvWO.jpg

Bình minh trên biển gần Pitcairn

ff5BbVQ.jpg

Thuyền trưởng chăm chú lái tàu

sJBFRqp.jpg

Thuyền cập mạn tàu

kO1Zn9n.jpg

Đợi cho đúng sóng để cập cầu tàu
 
Khi lên cầu tàu thì mình thấy có khá đông người, ai cũng tươi cười và một phụ nữ chào mình và choàng lên cổ mình một vòng đeo cổ làm bằng ốc. Lúc này vẫn chưa biết mặt hai vợ chồng người host của mình thì mọt người đàn ông tiến đên tự giới thiệu là Mike, lúc này mình mới biết. Mình hỏi Brenda vợ ông đâu thì Mike trả lời đó là người phụ nữ trên tàu. Khi nãy mình không biết và Brenda cũng bận vận chuyển hàng hóa và một số nhiệm vụ hải quan nên không nói chuyện với mình. Họ hỏi hành lý của mình đâu, mình chỉ vào balo đang đeo. Mike nói, wow, có vật thôi hả. Thường vietbalo chỉ mang một balo nhỏ, không cần biết đi đâu và bao lâu, nhưng bên trong vẫn đủ đồ dùng cần thiết và vẫn có chỗ để tậu thêm một số đồ khác.

Mike chở mình về nhà của họ băng chiếc xe mọi địa hình ATV. Ở Pitcairn chỉ có một chiếc xe SUV AWD thông thường, còn lại là người dân chạy bằng ATV vì trên đảo có khoang 17 KM đường, không có đường nhựa, chỉ có một đoạn nhỏ đươc bê tông hóa. Đường ở đây chỉ là đường đất đỏ (mưa thì trơn và năng thì bụi) với nhiều ổ gà và rãnh xói mòn do mưa nên chạy bằng ATV là tốt nhất. Và tốc độ tối đa là 30 km giờ. Dĩ nhiên chẳng ai phải vội nên không có chuyện tai nạn vì phóng nhanh chạy ẩu.

Nhà của hai người host khá rộng, bốn phòng ngủ. Họ tự xây căn nhà của mình. Thật ra, nhà nào trên đảo cũng là nhà tự xây vì không có nhân công để mướn. Cũng vì vậy, họ cũng không có qui định hay building code như các nước phát triển khác, ai muốn xây sao cũng được. Đất thì được cấp miễn phí, miễn là miếng đất đó chưa ai sở hữu. Gần như tất cả nhà trên đảo đèu xây một tấng (ngoại trừ một căn nằm trên vung đất cao nhất của đảo). Một trong những lý do xây nhà một tầng vì đất rộng, dễ xây, và diện tích mái nhà lớn để lấy nước mưa cho việc tiêu dùng. Nhà nào cũng có một hồ dự trữ nước mưa được xây ngầm. Đảo Pitcairn mặc dù không năm trong vùng biển có bão nhưng lượng mưa cũng nhiều nên dân đảo thoải mái xài nước ngọt. Chất lượng nước mưa ở đây có lẽ thuộc hàng tinh khiết nhất thế giới vì không có ô nhiễm không khí. Bới vậy dân đảo chẳng ai phải đun nước trước khi uống, ngoại trừ pha trà hay cafe hay thức uống nóng khác.

Cùng ở chung nhà với Mike và Brenda là ông Len Brown. Ông năm nay được 92 tuổi và là người già nhất trên đảo. Mình chào ông phải hai lần ông mới nghe vì đã hơi bị lãng tai. Ông Len khá cởi mở. Đựoc biết ông là người thợ điêu khắc nổi tiếng của đảo, người làm rất nhiều mô hình tàu Bounty. Ông Len tuy là thế hệ đời thứ tư trên đảo, nhưng không phải là từ những người nổi loạn.

Trong khi đó Brenda là hậu duệ đời thứ sáu của thuyền phó Fletcher Christian. Trên đáo có nhiều người mang họ Christian, đều là hậu duệ của Fletcher. Một số dòng họ khác có thể không nhiều băng vì nhiều lý do, nhưng đa số là do họ sống nơi khác như New Zealand, Norfolk Island hay ở Anh.

MSnJGZe.jpg

ATV là phương tiện đi lại

SRZUqz0.jpg

Bounty Bay nhìn từ trên độc đạo vào Adamstown

MY4Eizj.jpg

Chậm lại!

sWzZm3L.jpg

Ông Len và Brenda
 
Pitcairn chỉ có một "town" tên là Adamstown, được đặt tên theo ông John Adams, một trong những người nổi dậy. Ông Adams là người nổi dậy sống lâu nhất. Ông có công tạo nên cộng đồng chung sống hòa bình với nhau, truyền đạo Adventism (một nhánh của đạo Thiên Chúa, thuộc nhóm Tin Lành) cho thế hệ đầu tiên trên đảo. Ông cũng có công dạy cho thế hệ này đọc và viết.

Nói về thế hệ đầu tiên, người đầu tiên sinh ra ở đảo là con của ông Fletcher và bà Mauatua người Polynesian. Đứa bé này có cái tên khá lạ là Thursday October Christian. Vietbalo có đọc đâu đó trên mạng lý do tên hơi lạ vì Fletcher muốn cắt hết những gì liên quan đến nước Anh, ngay cả tên con cũng phải khác, thay vì David hay John, ông đặt tên theo ngày sinh. Khi vietbalo hỏi thì Mike lại có nhận định khác. Ông nghĩ là lúc đó thật ra cũng rất kỳ thị, ngay cả con của mình với một phụ nữ Polynesian, ông thay vì đặt tên như bình thường, ông gọi con băng thứ trong tuần, cũng như khi mua nô lệ, họ cũng đặt tên như vậy.

"Quảng trường" trung tâm của Adamstown (nghe thì to tát nhưng khu đất bé tẹo) tập trung các "cơ quan" như Town Hall, bảo tàng, bưu điện, kho bạc, nhà thờ và cái neo lịch sử của tàu Bounty. Mỗi khi có du khách trên đảo, dân đảo tổ chức bán quà lưu niệm tại khu này. Lần vừa rồi, mặc dù chỉ có 3 du khách trên đảo, họ vẫn tổ chức và chúng tôi chẳng mua cái gì (không ai cũng mua đồ từ host của chúng tôi rồi).

Đối diện quảng trường là trạm y tế (với một bác sĩ, được mướn 2 năm từ Úc) và gần đó là đồn cảnh sát (với 2 cảnh sát, một là người địa phương là bà Brenda và một người được mướn một năm từ New Zealand). Mõi thứ ở đây đều chỉ có một người phụ trách vì không co nhiều người và chính phủ cũng không có tiền trả nhiều. Tất cả mọi người trên đảo đều có việc làm, nhưng mỗi ngày họ chỉ có vài tiéng làm việc, mỗi giờ là 10 đô New Zealand. Với mức lương như vậy, không hiểu sao họ đủ sống vì mọi thứ đều phải nhập băng đường biển (trên cùng tàu mà vietbalo đi). Thật ra họ cũng có vài nguồn thu nhập khác và họ tự trồng trọt (và họ cũng có sự trợ giúp từ chính phủ một cách không trực tiếp) nên mới sống được dù không có dư.


p4aeNGn.jpg

Adamstown square

a3UHPzG.jpg

Town hall

qRW1TxZ.jpg

Bưu điện

EbGPGmW.jpg

Nhà thờ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,405
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top