What's new

[Chia sẻ] Classic Inca Trail to Machu Picchu – Hành Trình Theo Chân Người Inca Xưa

Ghi chú: Mình chưa thấy diễn đàn có bài viết (hoặc là có mà mình không thấy) về trekking cung đường Machu Picchu nên muốn chia sẻ. Mình sống ở Mỹ, đi trekking từ Mỹ nên sẽ không giúp gì được nhiều về việc xin visa này nọ. Nhưng ít nhất mình có thể chia sẻ về công ty mình book cho chuyến trek, trải nghiệm về 4 ngày trèo đèo vượt rung vượt núi trên con đường Inca đến Machu Picchu, và một chút lịch sử về tuyến đường đó do người tour guide chia sẻ. Vì mình vừa đi làm và đi học nên bài viết sẽ ra từ từ vì viết cũng mất thời gian. Mình sẽ chia sẻ cả cung đường hike Rainbow Mountain, và city tour ở Cusco. Hy vọng tương lai mọi người sẽ có dịp trek trên cung đường nổi tiếng đó. Không biết cách load hình vào bài viết nên mình lấy hình trên mạng thôi. :(

P.1: MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỀ TUYẾN ĐƯỜNG INCA VÀ THÀNH PHỐ INCA ĐÃ MẤT, MACHU PICCHU

Cung đường trek Inca đến Machu Picchu là một trong những tuyến đường nổi tiếng nhất thế giới vì giá trị lịch sử của nó. Một trong những đặc điểm khiến tuyến đường Inca đó trở nên đặc biệt chính là thành cổ Machu Picchu chỉ có thể nhìn thấy toàn bộ khi bạn đi trên con đường Inca, chứ không thể thấy được nếu đi theo đường sông Urubamba.

Nói một chút về Machu Picchu để biết sự quan trọng của Inca trail. Tất cả những thành phố, nơi thờ phụng thần linh, và nơi người dân Inca sinh sống được gọi là Inca sign. Những con đường nối những nơi đó lại được gọi là Inca trail. Cứ mỗi 20km người Inca lại xây dựng một thành phố, và mỗi 10km lại có một check point. Tại sao lại là 20km? Vì đó là một ngày đi đường. Những con đường Inca cũng như những con đường ở Rome, tất cả đều dẫn về thủ đô tín ngưỡng của họ, Cusco. Ngày nay, hầu hết những con đường Inca đã bị phá hủy khi người Tây Ban Nha nổ sung tiêu diệt nền văn minh Inca. Khi người Tây Ban Nha phá hủy thành phố Inca cuối cùng, và treo cổ vị vua cuối cùng của người Inca, họ nghĩ họ đã tiêu diệt được mọi thứ vì người Inca không có hệ thống chữ viết. Họ đã phạm một sai lầm, và sai lầm đó khiến thành cổ Machu Picchu tồn tại đến ngày hôm nay. Vì người Inca không có hệ thống chữ viết nên những người duy nhất biết đến sự tồn tại của Machu Picchu chính là những người thuộc giới quý tộc. Khi người Tây Ban Nha giết sạch những người thuộc giới quý tộc thì chẳng còn ai biết về Machu Picchu nữa. Cộng thêm đặc điểm vị trí của Machu Picchu nằm ngay shaddle point của hai ngọn núi Machu Picchu (Old Mountain) và Huayna Picchu (Young Mountain), bên dưới chân núi, một vách đứng 600m là dòng sông Urubamba, nếu không đi theo con đường Inca thì không thể nào tìm ra được Machu Picchu. Khi người Tây Ban Nha bắt đầu tiêu diệt nền văn minh Inca, người Inca vì muốn bảo vệ Machu Picchu, họ đã phá hủy tất cả những con đường dẫn đến Machu Picchu. Phía sau điện thờ thần mặt trời ở Machu Picchu, có một chiếc cầu đá bắc qua ngọn núi phía sau Machu Picchu, đó là cửa ngõ dẫn đến con đường Inca nối Machu Picchu và thành phố Inca cuối cùng. Chiếc cầu đá đó đã bị phá hủy, vì thế dù Machu Picchu chỉ cách the last Inca sign chỉ có 35km, người Tây Ban Nha đã không bao giờ có thể tìm đến Machu Picchu. Thậm chí con đường Inca chúng tôi đi cũng đã bị phá hủy một đoạn lớn từ Cusco cho đến nơi bắt đầu của cuộc hành trình theo dấu người xưa, Km. 82. Chúng tôi đã phải đi xe 2 tiếng đồng hồ từ Cusco để đặt chân lên con đường cổ dẫn đến Machu Picchu.

Machu Picchu không phải là tên thật của Inca sign nổi tiếng này. Tên thật của nó đã biến mất khỏi lịch sử. Vì không có hệ thống chữ viết, và những người biết tên thật của Machu Picchu đã chết sạch nên Machu Picchu được tiến sỹ Hiram Bingham đặt tên theo ngọn núi Macchu Picchu. Vì thế, Machu Picchu không phải là the last Inca sign mà là the lost Inca sign. Machu Picchu là một thành phố quan trọng của giới quý tộc Inca. Vị trí của nó được lựa chọn dựa trên vị trí tương ứng với các đặc điểm vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng. Điện thờ thần mặt trời có 3 khung cửa sổ. Vào ngày Hạ chí (22 tháng 12), mặt trời sẽ chiếu thẳng qua khung cửa sổ ở giữa tạo nên một cái bóng hoàn thiện biểu tượng thánh giá (Chakana) của người Inca, vòng luân hồi âm dương của họ. 6 tháng sau, vào ngày Đông chí (21 tháng 6), mặt trời sẽ mọc ngay trên Sun Gate và chiếu thẳng vào khung cửa sổ bên trái của điện thờ. Một điểm đặc biệt của Machu Picchu đó chính là mặt trời không bao giờ mọc phía sau Machu Picchu. Mỗi ngày trong năm, tia nắng đầu tiên lúc nào cũng rọi thẳng vào mặt trước của điện thờ thần mặt trời. Và trong quần thể Machu Picchu còn có một đài quan sát thiên văn bằng nước dùng để quan sát thời tiết giúp ích cho mùa màng của người Inca. Và vì nằm ở một nơi đặc biệt như vậy, Machu Picchu cũng rất quan trọng đối với quân đội. Chỉ có hai cửa ngõ dẫn vào Machu Picchu, một từ Sun Gate, một phía sau điện thờ thần linh, việc phòng thủ rất dễ dàng. Và đương nhiên, không có ai ngu đến độ đi tấn công từ dưới sông Urabamba lên. Mà đứng dưới sông cũng có thấy được gì đâu mà tấn công. Nhờ tất cả những đặc điểm kể trên cộng thêm kỹ thuật xây dựng bậc thầy của người Inca, Machu Picchu đã sống sót đến tận hôm nay dù Peru đã phải hứng chịu hai trận động đất lớn và cuộc chinh phục xâm lược của người Tây Ban Nha.

To be continue…

P.2: Cuộc hành trình trên con đường Inca dẫn đến Machu Picchu

Inca-Trail-Peru-13.jpg
 
P.2: Cuộc Hành Trình Trên Con Đường Inca Dẫn Đến Machu Picchu

2.1.: Cuộc Hành Trình Đã Bắt Đầu Từ Lúc Xin Permit


2.1.1. Paperwork và vaccination

Công dân Mỹ vào Peru không cần visa, chỉ cần passport là đủ. Khi đăng ký đi trek bằng passport gì thì cầm theo passport đó dù có passport mới hay không. CDC khuyến cáo tiêm phòng Typhoid, Malaria, và Rabies trước khi đi. Không cần Yellow fever vì không phải vùng có outbreak. Nhưng mà nói chung, tiêm đi cho chắc. Vì đi trek giữa rừng núi, chẳng có đường xe vô, càng không có chỗ cho trực thăng đáp. Lỡ đâu xui xẻo bị Typhoid, cấp cứu không kịp, phiền lắm. Đi mùa hè mưa tầm tã, muỗi bay dày đặc, lỡ đâu xui xẻo có con muỗi nào mang mầm bệnh Malaria lọt vô, chích một phát, chắc vui.

Trước đây chính phủ Peru cấp permit vào ngày đầu tiên trong năm cho các công ty tour. Năm nay họ cấp permit trước nên công ty có sẵn permit từ tháng 12. Xác định được ngày muốn trek thì hãy đăng ký càng sớm càng tốt vì số lượng permit hiện nay chỉ còn 500 người/ngày, trong đó chỉ có khoảng 200 trekkers, còn lại là porters, chefs, và tour guides. Tốt nhất là nên đặt trước 6 tháng cho mùa đông và 4 tháng cho mùa hè. Cung đường này được chính phủ Peru kiểm soát rất gắt gao, có tổng cộng 5 trạm kiểm soát, không thể đi chui được đâu. Mà có muốn đi chui cũng không được, làm gì có đường nào khác ngoài con đường Inca độc nhất vô nhị đó. Nếu đăng ký rồi mà không đi được thì không thể cho người khác đi thế vì số passport đã được đăng ký vào máy tính của chính phủ Peru.

Tips: nếu có đi quá cảnh đừng quá cảnh ở Panama hoặc El Salvador. Hai nước đó phải qua security lần nữa nên không thể cầm duty free liquor qua cửa khẩu về Mỹ. Mà Peru nổi tiếng nhất là Pisco Sour, không mang được về thì đúng là quá buồn.

2.1.2 Chọn công ty tour

Trek Inca trail bắt buộc phải có tour guide, không được đi solo. Có thể đi theo dạng backpacking, tự phục vụ, nhưng vẫn cần tour guide. Thành thật mà nói thì những năm gần đây, các công ty tour đã tiến bộ rất nhiều trong việc đối xử với porters. Họ được cung cấp giày trekking tốt, tất ấm, đồng phục, headlamp, quần áo ấm đầy đủ (do các trekker donate lại cho họ sau mỗi chuyến đi). Chỉ có một hoặc hai công ty có lẽ do còn quá trẻ nên chưa thể cung cấp trang bị tốt hơn cho porters. Nhưng nhìn chung thì porters được đối xử không quá tệ như ngày xưa. Công ty tour mà chúng tôi đăng ký cũng là một công ty trẻ, chỉ mới khoảng 5 năm tuổi thôi. Ưu điểm: nấu ăn ngon. Ngày nào cũng 3 bữa, sáng trưa tối. Mỗi bữa có soup, 3 món mặn, cơm, và tráng miệng. Ngày cuối còn có bánh kem. Nói chung là ăn uống đầy đủ, không có bị đói. Nhà vệ sinh riêng biệt, họ đào hố và cầm theo bồn cầu di động. Giấy vệ sinh cũng đầy đủ, có xà bông và nước tiệt trùng. Họ cũng cố gắng tạo sự thoải mái nhất cho trekkers. Trong nhóm tôi vào ngày thứ 3 có hai bạn trẻ về campsite rất sớm, họ vẫn vui vẻ nấu mì gói dùm.

Để biết thêm chi tiết xin vào trang chủ của họ. ALPACA EXPEDITIONS, https://www.alpacaexpeditions.com/. Trong trang này có thể chọn các cung đường khác nhau dẫn đến Machu Picchu. Có cả dịch vụ tham quan Machu Picchu bằng xe lửa. Tất nhiên cung đường Classic của người Inca vẫn là hot nhất, nhưng nếu không lấy được permit thì vẫn có thể chọn các tuyến đường khác được khai thác xây dựng sau này. Sau khi đăng ký thì sẽ phải trả trước $200 qua paypal. Nếu bỏ không trước 8 tuần thì chỉ mất $200, còn sau 8 tuần thì sẽ mất nhiều hơn trên tổng số tiền phải trả cho công ty tour.

logo-alpaca-e1465309351411.png


2.1.3. Thể lực

Cần phổi nở nên tích cực đi bơi. Vì cung đường trek này đi chuyển 95% ở độ cao trên 3000m nên rất nhiều người bị thiếu oxy. Mỗi ngày tour guide đều check oxygen level trong máu để cung cấp oxygen thêm cho người nào bị thiếu. Hãy cẩn thận với trà lá Coca mỗi sáng được cung cấp. Coca ở đây chính là cocaine nồng độ rất rất rất thấp. Lá Coca và trà Coca có tác dụng làm phổi nở, mở rộng đường hô hấp để lấy được nhiều oxy hơn, tác động vào thần kinh khiến người ta thấy nhiều năng lượng hơn, nhưng đồng thời cũng gây nghiện. Một tháng sau khi tôi đi Peru về vẫn bị nghiện trà Coca dù uống chẳng có mùi vị gì. Thứ nữa là một khi đã quen với lượng không khí ở cao nguyên, khi về đồng bằng sẽ bị Asthma. Một cách tốt để điều khiển hô hấp chính là tập Yoga. Cách thở của Yoga sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, và giúp hệ thống homeostatic nhanh chóng thích ứng với độ cao. Nếu được, hãy đến Cusco trước 3, 4 ngày để thích ứng với độ cao trước rồi hãy đi trek.

Tổng số chiều dài quãng đường ghi trong tờ rơi là 45km (28mi), nhưng record của tôi ghi lại tổng cộng 40mi (64km) cho 4 ngày. Vì đường không có chỗ nào thẳng hết, hoặc toàn bậc thang leo lên, hoặc leo xuống, thành ra nếu đếm số steps thì sẽ dài hơn gấp rưỡi so với độ dài thật của tuyến đường. Hãy chuẩn bị tinh thần là bắp chân sẽ rất đau sau chuyến đi trek. Để khắc phục chỉ có cách luyện đi bộ mỗi ngày và giữ cho cơ thể in shape. Nếu có thể hãy luyện tập đi hiking lên độ cao vừa phải, chạy marathon mỗi ngày, cuối tuần đi bơi. Đảm bảo trăm phần trăm đi cung đường này dễ dàng.

2.1.4 Checklist


  • Register passport: Rất rất rất quan trọng, không có là khỏi đi, không cần nhiều lời, ranger không đời nào cho phép người không có passport đã đăng ký trong hệ thống qua cửa.

  • Day pack (<24L): Inca trail không giới hạn độ lớn của backpack nhưng Machu Picchu thì có. Machu Picchu không cho phép backpack lớn hơn 24L vào trong, cho nên mang cái day pack nhỏ nhỏ thôi. Lỡ mà có mang cái pack bự hơn thì tốn tiền ngu ký gửi vào lockers của họ.

  • Sleeping bag: 3 season sleeping bag (30F) là được rồi, không cần winter sleeping bag (0F). Nếu mà lỡ không có thì thuê của công ty tour, chịu khó có mùi, được cái cũng là down sleeping bag nên chất lượng rất tốt.

  • Hiking boots and sandals: boots là tốt nhất. Đi quá lâu chân sẽ rất yếu vào những ngày cuối, cần boots để support cổ chân. Sandals hoặc dép lào để đi lại trong campsite cho tiện, mà cũng chẳng ai muốn đi cái hiking boots cả ngày bí hơi.
  • Trekking poles: Thật ra thì với người trẻ khỏe, đầu gối không có vấn đề gì, thì đừng có mang trekking poles chi cho phiền. Cầm cái trekking poles đi còn chậm hơn vì khó giữ thăng bằng hơn. Nhưng mà sợ té thì cứ cầm theo, ít nhất trượt chân cũng có cái đỡ lại. Quên mang trekking poles thì vẫn có thể thuê của công ty, nhưng gậy sẽ nặng hơn của mình.
  • Quần áo ấm: Lạnh, rất lạnh, nhất là đi mùa đông. Thời tiết thay đổi chóng mặt, tốt nhất là mặc nhiều lớp rồi cởi dần. Găng tay, mũ nón gì cầm theo hết, mang luôn khẩu trang cũng được vì không khí rất là lạnh về đêm và khi trời chưa sáng. Mang thừa quần áo in case bị cảm lạnh. Mà thấy ai cũng sụt sịt sau ngày thứ 2 vì quá lạnh, sức đề kháng kém.

  • Head lamp: Rất rất rất cần. Ngày nào cũng đi trek từ khi mặt trời còn chưa mọc, không có head lamp là bó tay. Nếu quên thì có thể mua ở Cusco.

  • Kem chống nắng và các thể loại giúp chống nắng.
  • First aid: mang theo Aspirin, Tylenol, Day Quill không thừa. Thuốc xịt muỗi rất cần cho mùa hè cũng như mùa đông. Thà thừa chứ không nên thiếu. Nhưng cứ chuẩn bị tinh thần là cứ vào jungle sẽ bị muỗi cắn cho dù có thuốc chống hay không. Không xịt thì sẽ bị cắn nhiều hơn.

  • Áo mưa, và các thể loại quần áo chống nước: mùa đông ít mưa, mùa hè mưa tầm tã, mang theo không thừa. Đằng nào nó cũng mưa, ít hay nhiều thôi.
  • Bladders/Camel bag: trekkers nào cũng có, nhắc hóa ra thừa. Nhưng nếu không có thì cầm plastic bottle cũng chẳng chết ai.

  • Extra money: Yes, cần tiền mặt để tip cho porters, chefs, và tour guide. Cần tiền đi restroom công cộng nữa. Mang ít nhất $200 theo. Mang tiền giá trị nhỏ thôi, mang giá trị lớn không ai có tiền thối lại cho đâu. Có tip recomended, nhưng nhìn chung là tùy tâm. Mình có thể đóng góp bao nhiêu thì cho họ bấy nhiều. Tiền đối với mình cũng không dễ kiếm, nhưng không đến nỗi cực như họ.
  • Donation: tiêu chí tùy tâm, cho được cái gì thì cho, người Peru rất là nghèo, họ cần mọi thứ từ quần áo, giày dép, bánh kẹo, etc.
To be continue...


2.2 Chặng Đường Nào Trải Bước Trên Hoa Hồng?
 
Last edited:
Mình nhớ năm mình học lớp 8 mình có xem phim tư liệu về vùng đất này và vẫn rất mong được đặt chân đến đó 1 lần. Thanks bác chủ thớt đã chia sẻ :)
 
Rất hay bạn ạ. Trong forum cũng đã có những topic viết về Inca và Machupichu, tôi cũng đang viết dở topic chặng đường ở đó. Trước cũng có bạn Chaubathong đi Inca trail nhưng chưa kịp viết gì.

Theo tôi topic này nên nằm ở box Châu Mỹ sẽ hợp hơn, và như vậy cũng sẽ được thêm vào Mục lục của box.

Nếu bạn không phản đối, tôi sẽ chuyển topic sang đó nhé. Chỉ mong bạn viết trọn vẹn được topic này.
 
Cám ơn bạn đã khuyến khích, tôi sẽ cố gắng viết nhanh hơn. Tại cũng sợ để lâu quá trí nhớ mai một. Tôi lại không viết nhật ký trong lúc đi. Lúc đầu tôi định post trên đó, nhưng ở phía ngoài lại ghi là post chỗ này, rồi sẽ được chuyển qua sau. Bạn giúp tôi chuyển qua bên đó nhé. Tôi cũng không biết cách load hình từ máy lên bài viết nên đành phải lấy hình từ internet. Nếu bạn có thể chỉ giúp tôi thì thành thật cảm ơn bạn.
Tôi đã đọc bài viết của bạn và chaubathong. Mọi người đi nhiều hơn tôi lắm. Tôi chỉ may mắn hơn là công dân Mỹ nên chuyện visa dễ dàng hơn thôi. Hy vọng sau này Peru cũng miễn visa cho Việt Nam thì tôi nghĩ số lượng người Việt đi được sẽ cao hơn. Thật ra lúc đi trek, tôi thấy rất ít người Châu Á đi cung đường này vì nhiều lý do. Theo như tôi quan sát thì chỉ có khoảng 10 người Châu Á trên gần 200 trekkers cùng thời điểm tôi đi. Nhưng khi đến Machu Picchu thì vẫn nghe thấy tiếng Việt, và nhìn thấy rất nhiều người Châu Á, nhất là Hàn Quốc. Inca trail rất đáng để đi, mặc dù cảnh sắc trên đường thì chắc cũng tương tự như ở Sapa, nhưng Inca trail và Machu Picchu thực sự rất độc đáo và đáng ngưỡng mộ.
 
2.2. Chặng Đường Nào Trải Bước Trên Hoa Hồng?


2.2.1: Ngày Thứ Nhất: Không Được Quay Đầu

Chặng đường ngày đầu tiên không thực sự quá khó khăn, nhưng lại cần rất nhiều ý chí để không quay đầu lại. Bạn biết rồi đó, một người khi bắt đầu leo núi không được phép quay đầu nhìn lại, bởi vì khi bạn quay đầu nhìn lại, mọi ý chí tiếp tục sẽ tan biến. Tôi cũng vậy. Không phải là tôi không háo hức đi trek, nhưng hai ngày trước đó, khi vừa mới đến Cusco, tôi đã phạm một sai lầm nhỏ. Leo ngọn núi cao nhất ở Cusco, từ 4326m đến 5200m. Vì đã trải qua khoảng thời gian leo núi khó khăn hai ngày trước đó, nên khi biết trước ngày trekking thứ hai sẽ phải lập lại một lần nữa thì tôi đột nhiên cảm thấy mệt mỏi. Vì thế từ lúc bắt đầu vượt qua trạm kiểm soát đầu tiên, tôi đã phải dùng hết ý chí ngăn không cho mình quay đầu lại cho đến khi vượt qua trạm kiểm soát thứ 2, tức là hơn nửa đường đến campsite đầu tiên.

Quãng đường trek ngày đầu tiên trên giấy tờ là 14km, thực tế đi 17km. Con số khác biệt là do có những đoạn phải leo bậc thang, mà leo bậc thang thì không thể sải chân dài hơn cái bậc thang được, nếu không muốn té. Độ cao tăng từ 2720m đến 3300m, đi 6.5 tiếng. Điểm khởi đầu cuộc hành trình cách thành phố Cusco khoảng 80km, chúng tôi đi mất 2 tiếng mới đến nơi. Ăn sáng xong thì cũng đã 8 giờ sáng. Cuộc hành trình bắt đầu từ đây. Chi tiết xin xem hình dưới. Nó miêu tả chính xác những quãng lên xuống của cung đường, những địa điểm tham quan trên tuyến đường, nơi dừng chân ăn trưa, nơi hạ trại, thậm chí chính xác thời gian cần thiết để một người có sức khỏe bình thường phải đi trong một ngày.



inca-trail-4d-3n.jpg



Nhóm tôi có tất cả 14 người, 4 người dưới 30 và 10 người trên 50, trong đó có hai bác trai 70 tuổi. Nhóm 4 người trẻ gồm tôi và một cặp đến từ Los Angeles, bạn tôi đến từ Houston, bọn tôi là bạn bè của nhau. Nhóm 10 người lớn tuổi gồm 4 cặp vợ chồng, và hai cha con. Một cặp đến từ Úc, và những người còn lại từ rải rác mọi miền trên nước Mỹ. Phục vụ chúng tôi gồm 24 porters, 1 đầu bếp, 1 phụ bếp, và 2 người dẫn đường. Đa phần porters đều vẫn còn trẻ, dưới 30, chỉ có 2 porters trên 40 tuổi, nhưng gương mặt đều in hằn sự khắc khổ của cuộc sống. Có những em trai (gọi là em trai vì tôi cũng đã 27 tuổi, sắp 28) chỉ mới trên dưới 20 tuổi mà đã phải chấp nhận công việc khó khăn này để nuôi gia đình, thậm chí là vợ con ở quê nhà. Họ đến từ những vùng xa xôi hẻo lánh của Peru, nơi để sinh sống họ chỉ có hai lựa chọn, một là làm porter, hai là làm ở mỏ than. Công việc nào cũng nặng nhọc và nguy hiểm. Họ là con cháu người Inca, nói tiếng Quechua, và một số ít nói được tiếng Spanish. Họ là những người đã mang hộ chúng tôi mỗi người 7kg đồ đạc dùng cho 4 ngày đi trek. 7kg đồ chính là thành quả cuộc biểu tình của những người porter nhằm bảo vệ sức khỏe cho họ. Trước đây không có giới hạn trọng lượng đồ đạc mang dùm. Các porter cũng có bảo hiểm nhân thọ. Nếu họ chết trong lúc làm việc, số tiền này sẽ được đưa cho người nhà. Tour guide thì không có bảo hiểm nhân thọ, nhưng họ không phải mang vác nặng nề như porter. Tour guide chỉ phải mang đồ đạc của họ, first aid, và oxygen tank. Đầu bếp và phụ bếp có bảo hiểm nhân thọ, phải mang dụng cụ nấu nướng của chính họ, còn đồ ăn thì do porters mang. Họ luôn khởi hành sau chúng tôi vì phải dọn dẹp đồ đạc, nhưng lại luôn về trại trước chúng tôi để dựng lều và nấu ăn. Nếu không có họ, chuyến đi trek này sẽ vất vả hơn rất nhiều. Tôi rất biết ơn họ vì những gì họ đã làm cho chúng tôi.


alpaca-expeditions-porters.png



Đi trên Inca trail đến Machu Picchu, bạn đi trên một phần con đường trong hệ thống mạng lưới đường bộ Inca dài trên 40,000 km. Dù chỉ dài 26mi (45km), nhưng đó là con đường nguyên thủy duy nhất dẫn đến Machu Picchu từ Cusco. Trên con đường đó bạn sẽ đi qua những địa điểm Inca sign đã bị người Tây Ban Nha phá hủy, hoặc bị rừng già che phủ. Trong ngày trek đầu tiên chúng tôi đã đi qua kho lương thực Llactapata và check point Wayllabamba (please google for pictures). Cứ khoảng 10km, người Inca lại xây một check point để kiểm soát lưu thông cũng như tăng cường hệ thống phòng thủ, và khoảng 20km lại có một ngôi làng dành cho việc sinh sống và thờ phụng thần linh. Kho lương thực Llactapata hiện tại chỉ còn là một đống đổ nát vì người Inca đã đốt cháy nó nhằm che dấu con đường Inca dẫn đến Machu Picchu khỏi tầm mắt người Tây Ban Nha. Cách duy nhất để biết nó từng là kho lương thực là nhờ đặc điểm vị trí của những cái cửa sổ, và độ cao của ngôi nhà. Những kho lương thực của người Inca luôn có 2 tầng. Cửa sổ nằm trên tầng 2, xây theo hướng gió thổi. Họ vận dụng ventilation của gió để giữ cho lương thực luôn khô ráo không bị hỏng sớm. Check point thì đơn giản hơn và quy mô thành quách cũng nhỏ hơn. Check point chỉ có tường thành và vài ngôi nhà nhỏ không có cửa sổ. Người Inca xây nhà trên hệ thống đường Inca không phải để sống, chỉ để ngủ. Phần lớn thời gian trong ngày họ dành để trồng trọi, chăn nuôi, và xây dựng chính tuyến đường Inca đó. Vì thế những ngôi nhà để ngủ của người Inca thường thấp, chỉ có 1 tầng, 1 cửa ra vào, và không có cửa sổ để giữ nhiệt độ ấm vào buổi tối.


RIDVCNk.jpg

Inca Trail bắt đầu từ phía bên kia cây cầu

Ef40x2i.jpg

Inca sign đầu tiên chúng tôi thấy, nó đã bị tàn phá bởi người Tây Ban Nha

i7j1Td7.jpg

Kho lương thực Llactapata đã cháy

knD3buD.jpg

Check point Wayllabamba

Kết thúc ngày trek đầu tiên, chúng tôi có được một đêm ngon giấc vì thời tiết vẫn còn khá ấm áp, và độ cao cũng chỉ dừng ở 3300m, không quá tệ. Suốt dọc đường, chúng tôi đi qua những ngôi làng nhỏ có người sinh sống. Vì trong gia đình tôi đã có người đi cung đường này nhiều năm về trước, tôi mang theo một ít bánh kẹo chia cho các em nhỏ tại đây. Các em cũng rất hiền lành, thân thiện, và đáng yêu. Cảnh trên đường ngày đầu tiên cũng rất đẹp. Chúng tôi đi dọc con sông Urubamba, và bắt đầu leo núi sau khi ăn trưa. Khi dừng chân nghỉ trưa và khi về đến campsite, những người porter phục vụ chúng tôi rất tốt. Họ cung cấp nước Coca lấy lại sức, thức ăn nhẹ, và nước ấm rửa tay chân mặt mũi sau một ngày đi đường. Điều phiền phức duy nhất là nơi hạ trại hơi dốc, khoảng 15 độ. Thành ra tối ngủ cứ bị tuột xuống hoài. Sau bữa tối lúc 7g, mọi người ai cũng đã buồn ngủ vì ngày hôm đó ai cũng phải dậy lúc 3g sáng. Kết thúc một ngày, vẫn còn 3 ngày cố gắng. Mọi khó khăn vẫn còn ở phía trước. Nhưng, không có ai bỏ cuộc cả.

To be continued…

2.2.2 Ngày Thứ Hai: Qua Được Rồi Thì Phải Hoàn Thành

alpaca-expeditions-peru-tour-operator-2-638.jpg
 
Last edited:
Muốn đưa ảnh vào diễn đàn thì bạn phải up ảnh lên một trang mạng chứa ảnh, rồi đặt link sang đây.

Thông thường như tôi thì up ảnh lên trang này: www.flickr.com

Sau đó với mỗi ảnh sẽ có nút hình mũi tên - share picture - để lấy link BBcode rồi dán vào bài viết.


Cám ơn bạn đã khuyến khích, tôi sẽ cố gắng viết nhanh hơn. Tại cũng sợ để lâu quá trí nhớ mai một. Tôi lại không viết nhật ký trong lúc đi. Lúc đầu tôi định post trên đó, nhưng ở phía ngoài lại ghi là post chỗ này, rồi sẽ được chuyển qua sau. Bạn giúp tôi chuyển qua bên đó nhé. Tôi cũng không biết cách load hình từ máy lên bài viết nên đành phải lấy hình từ internet. Nếu bạn có thể chỉ giúp tôi thì thành thật cảm ơn bạn.
 
Muốn đưa ảnh vào diễn đàn thì bạn phải up ảnh lên một trang mạng chứa ảnh, rồi đặt link sang đây.

Thông thường như tôi thì up ảnh lên trang này: www.flickr.com

Sau đó với mỗi ảnh sẽ có nút hình mũi tên - share picture - để lấy link BBcode rồi dán vào bài viết.

Cám ơn bạn. Tôi đã làm được. Đơn giản vậy mà nghĩ không ra. :)
 
2.2.2 Ngày Thứ Hai: Qua Được Rồi Thì Phải Hoàn Thành

4 giờ sáng ngày trek thứ 2, mọi người thức dậy dọn dẹp, ăn sáng. Cuộc hành trình tiếp tục lúc 5g30 sáng. Người tour guide nói với chúng tôi rằng, một khi đã vượt qua đỉnh núi đầu tiên của ngày hôm nay thì tốt hơn hết cứ đi tiếp đến Machu Picchua, chứ đừng quay về làm gì. Trời thì tối, đường thì đốc, không khí thì lạnh. Ai cũng run lập cập, mặc 4 lớp quần áo mà vẫn thấy lạnh thấu xương. Đi được chừng 1 tiếng thì trời sáng, nhưng không thấy mặt trời đến tận 8g sáng vì bị rừng núi che phủ. Hôm nay là ngày đi cực nhất trong 4 ngày. Vượt đỉnh Dead Woman’s Pass ở độ cao 4200m. Mặc dù thấp hơn Rainbow Mountain cả 1000m, con đường leo đến đỉnh Dead Woman’s Pass không hề dễ dàng hơn. Suốt 4 tiếng đồng hồ chúng tôi phải liên tục leo những bậc thang không ngừng nghỉ. Đi xuyên qua rừng rậm, ngang qua các con suối nhỏ, cặm cụi đi mãi mà không hề thấy được điểm dừng. Không ai nói với ai lời nào vì quá mệt khi phải leo liên tục 4 – 5 tiếng đồng hồ. Những người trẻ tuổi như tôi và các bạn tôi thì đi nhanh hơn những người già, nhưng vì ở độ cao khá lớn nên tốc độ cũng chậm chạp hơn bình thường rất nhiều. Khoảng 9g30, tôi leo đến đỉnh Dead Woman’s Pass, cảm giác thật là hạnh phúc vì biết rằng con đường từ đây về sau sẽ bớt khó khăn rất nhiều. Tôi đã sai lầm khi đánh giá thấp quãng đường còn lại. Nó không hề dễ hơn tý nào.

EvcVNpI.jpg

Một phần đường đi trong rừng

Đứng trên đỉnh Dead Women’s Pass nhìn cảnh vật xong quanh thì có cảm giác như được trở lại Sapa, đứng trên núi Hàm Rồng nhìn mây bay xung quanh. Dead Women’s Pass ngày hôm đó cũng được bao phủ bởi một lượng mây rất lớn ngay dưới chân tôi. Chờ khoảng 30 phút thì mọi người đã leo đến đỉnh đầy đủ. Sau khi chụp hình lưu niệm cùng với các porters, chúng tôi leo xuống để đến trạm kiểm soát thứ 3, Pacaymayu, đồng thời cũng là nơi ăn trưa của cả đoàn.

OPegfUN.jpg

Above the clouds, trông chẳng khác Sapa cho lắm

SQY0dVR.jpg

Chuẩn bị đi xuống :(

Đi xuống là cả một vấn đề. Các bậc thang cao và hẹp gấp đôi các bậc thang bình thường, khiến cho việc leo xuống trở nên khó khăn. Ngày hôm đó mây cũng rất dày khiến cho tầm nhìn bị hạn chế. Nhưng dù sao, leo xuống cũng đỡ mất sức hơn leo lên. Đối với thanh niên chúng tôi thì không sao, chúng tôi về đến trại đúng thời gian quy định là 11g30. Nhưng mãi đến 12g30 mới thấy bóng dáng các vị cao niên còn lại. Khi họ về đến ai cũng bị thương ít nhiều. Người thì đau đầu gối, người thì bật móng chân, người thì hụt chân làm trật khớp. Nói chung là bị bệnh tuổi già. Vì về điểm ăn trưa khá sớm nên tôi ra suối tắm. Đúng là một sai lầm lớn. Tôi hoàn toàn quên mất ngày hôm đó là ngày lạnh nhất trong 4 ngày đi trek. Hậu quả là tối hôm đó, tôi bị cảm lạnh.

nQ7gHp4.jpg

Bậc thang làm bác trai 70 tuổi cùng đoàn khá vất vả, tôi sợ bác té nên lếch thếch đi theo :D, còn bạn tôi thì đã ở xa tít đằng kia

Sau khi ăn trưa, chúng tôi lại tiếp tục cặm cụi leo núi 2 tiếng nữa để vượt qua đỉnh thứ 2, Runkuracay’s Pass. Vì bị trễ giờ so với thời gian quy định nên chúng tôi chỉ đi ngang qua check point Runkuracay chứ không vào. Sau 2 tiếng cặm cụi leo lên là 2 tiếng cặm cụi leo xuống campsite ngày thứ 2 ở Choquicocha. Cách campsite khoảng 30 phút là con đường đá 90 bậc thang khuất sau một vách núi, dẫn đến một ngôi làng của người Inca, Sayacmarca. Sayacmarca nằm cách Machu Picchu đúng 20km. Vì sao biết đó là một ngôi làng. Ở Sayacmarca có đầy đủ nhà cửa, kho lương thực, đường ống dẫn nước, đền đài, thành quách y như Machu Picchu, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Có những cánh cửa đá 2 lớp chỉ có thể mở được từ phía trong. Đường dẫn lên ngôi làng nằm cực kỳ khuất, nếu người tour guide không đi trước và chờ chúng tôi ở ngay những bậc thang đầu tiên, chúng tôi đã không thể biết được, ở đó chính là con đường đá dẫn lên ngôi làng nhỏ phía trên đầu mình. So với Machu Picchu, 90 bậc thang chỉ là chuyện nhỏ, 600m từ sông Urabamba dẫn đến Machu Picchu mới là chuyện lớn. Trong nhóm tôi thì chỉ có những người trẻ mới đi nhanh và còn sức khỏe để leo lên Sayacmarca, còn những người lớn tuổi thì không tham quan được điểm này. Họ về campsite khi mặt trời đã lặn vì quãng đường thật sự rất khó đi, và ai cũng đã rất mệt sau một ngày dài 7-8 tiếng leo lên, 4-5 tiếng leo xuống.

pVHEVzA.jpg

Check point Runkuracay chìm trong mây. Đây là checkpoint duy nhất chúng tôi bỏ qua do thời gian không cho phép

23oSZlC.jpg

Ngôi làng nhỏ Sayacmarca, chỉ có 4 chúng tôi bò lên chơi

Điểm campsite thứ 2 là một nơi cực kỳ tốt để ngắm sao. Chúng tôi cũng khá may mắn khi ngày hôm đó là ngày đầu tiên của năm mới trong lịch của người Inca, 21-22 tháng 6. Bầu trời không hề có trăng, nên sao rất sáng và rõ. Hôm đó cũng không có mưa, nên cũng chẳng bị mây che. Người tour guide sau bữa ăn tối dẫn chúng tôi ra ngoài và chỉ những chòm sao bằng một cây tia laser rất mạnh. Cây laser đó là do một người Trung Quốc trước đây tặng cho anh ấy, chứ với độ sáng mạnh như vậy, cây laser đó illegal ở Mỹ. Dõi theo tia laser, chúng tôi nhìn thấy chòm sao sáng nhất tháng 6 – 7, Scorpio, đồng thời cũng là chòm sao con rắn trong tín ngưỡng của người Inca. Người Inca tôn thờ 3 linh vật, Condor (chim Kền Kền), Puma (Báo Đen), và Snake (Rắn). Condor là linh vật biểu tượng cho sự tự do, cho bầu trời. Puma là biểu tượng của sức mạnh, trên mặt đất, còn Snake là biểu tượng của trí thông minh, của thế giới tâm linh, dưới lòng đất. Ba linh vật tượng trưng cho 3 thế giới khác nhau của người Inca. Khi bạn đến bất kỳ một nơi thờ phụng thần linh nào của người Inca, bạn cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh của 3 loài linh vật này. Người Inca cũng nổi tiếng về việc tiên đoán thời tiết cho mùa màng. Người tour guide chỉ cho chúng tôi biết làm cách nào người Inca có thể dự báo thời tiết chính xác. Họ nhìn vào những khoảng tối giữa các chòm sao. Nếu các khoảng tối đó đen hơn bình thường, và dựa trên vị trí các khoảng tối đó trên bầu trời, họ sẽ biết được khi nào sẽ có mưa. Tôi không chắc việc nhìn trời, ngắm sao, đoán thời tiết đó đúng được bao nhiêu phần trăm, nhưng thiết nghĩ họ đã sống sót qua bao thế kỷ, qua bao mùa đông khắc nghiệt, thì chắc nó cũng trúng nhiều.

a378e5681a6f88a0af1f92110cdb3324.jpg

Condor, Puma, and Snake

Chúng tôi không ngắm sao quá lâu vì thời tiết đã xuống rất lạnh so với hôm trước dù là cùng thời gian. 8 giờ tối trời đã rất lạnh đến mức tôi cũng run lập cập sau khi đứng ngoài được 5 phút. Campsite hôm nay cao hơn 300m so với hôm qua, lại nằm ngay điểm saddle point của hai ngọn núi, không có rừng già bao bọc nên gió thổi liên tục. Mặc dù không bị tuột dốc như ngày hôm qua nhưng hầu như mọi người không ngủ được vì lạnh, và xung quanh ai cũng bắt đầu sụt sịt ít nhiều. Tôi cũng khốn khổ vì bị cảm lạnh do tắm tiên hồi trưa. Đầu nhức, mũi nghẹt, ho như chó sủa, thở bằng mũi là không được rồi đó, thở bằng miệng thì không khí quá lạnh khiến cho ho còn dữ hơn. Sleeping bag ở trong thì vẫn ấm, nhưng ở ngoài lạnh gần muốn đóng băng. Cũng may cơ bắp tốt, chưa bị nhức gì. Sau một giấc ngủ chập chờn, chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng để tiếp tục cuộc hành trình đến Machu Picchu. Quãng đường còn lại đã trở nên khó khăn hơn với tôi vì cơn cảm lạnh. Cuộn giấy vệ sinh cầm theo rút cuộc chưa kịp xài cho việc bài tiết, đã phải dùng gần hết để hỷ nước mũi.

To be continued…

2.2.3 Ngày Thứ Ba: Tai Nạn Nhỏ Bất Ngờ Không Cản Được Bước Chân Cô Gái
 
Last edited:
2.2.3 Ngày Thứ Ba: Tai Nạn Nhỏ Bất Ngờ Không Cản Được Bước Chân Cô Gái


Hôm nay mọi người không phải dậy quá sớm, 5 giờ. Mà lạnh quá cũng ngủ có ngon đâu. Ăn uống, dọn dẹp xong là bắt đầu trek lúc 6g30. Hai tiếng đầu tiên chúng tôi đi lên, nhưng nó không quá vất vả như ngày hôm qua. Người dẫn đường chỉ cho chúng tôi cách người Inca bện dây thừng, cách họ tạo cung tên lá và cách phóng. Khoảng cách lúc này của hai nhóm tăng lên đáng kể vì hội người cao tuổi đã xuống sức sau 2 ngày trek, còn hội thanh niên thì vẫn còn khỏe. Ba người bạn của tôi đi rất nhanh vì họ không quan tâm lắm đến lịch sử và văn hóa, họ chỉ thích đi. Tôi thì vẫn còn khỏe, nhưng lại thích tìm hiểu nên lẽo đẽo đi theo hội người già. Sau 2 tiếng thì mọi người cũng đến được đỉnh thứ 3, Phuyupatamarca. Chỗ này cũng khá đẹp, đứng ở trên có thể nhìn thấy bao quát 360 độ. Phuyupatamarca nằm ngay dưới đỉnh núi một chút. Đây là nơi thực hành nhiều nghi lễ thờ cúng của người Inca. Phuyupatamarca, place of the clouds, nơi này hầu như chìm trong mây quanh năm. Hệ thống thủy lực của Phuyupatamarca vẫn còn hoạt động sau 500 được xây dựng. Chúng tôi cũng không ở đây lâu, mọi người đều muốn về campsite sớm để tắm rửa. Tôi thì không hào hứng lắm vì hôm qua tắm cho đã, xong bệnh. Hôm nay mà tắm nữa, chắc liệt luôn.


Ipsdh1q.jpg

Bình minh ở campsite ngày thứ 2

aEILdDo.jpg

Đỉnh Phuyupatamarca, phía dưới là Phuyupatamarca ruins

sparml0.jpg

Phuyupatamarca close up

BI9KL8H.jpg

Góc nhìn tại Phuyupatamarca, đứng đây là có thể nhìn thấy Inca sign tiếp theo ở tuốt dưới

Quãng đường đi xuống mọi người được đi với tốc độ của họ đến một điểm hẹn trên đường vì đường đi rất dốc. Sau khi tập hợp ở điểm hẹn, mọi người sẽ đi chung đến Inca sign thứ 2, Intipata (place of the sun), trên quãng đường còn lại vì đường bằng phẳng hơn. 3 người bạn của tôi đi nhanh quá nên bị miss điểm hẹn. Họ đi thẳng xuống Intipata và… ngủ một giấc. Tôi đi không nhanh được như họ vì bị cảm lạnh, nhưng cũng không chậm như hội người già nên không bị miss điểm hẹn. Đáng ra tôi cũng bị miss vì điểm tập trung khó thấy, nhưng người tour guide đã đứng sẵn ở đó vẫy tôi đi chậm lại nên không bị miss. Trên đường đến Intipata, người hướng dẫn kể thêm cho chúng tôi nghe về lịch sử người Inca, người Tây Ban Nha, các vị vua Inca, etc., mọi thứ thì cũng giống như trong sách thôi, không có gì khác nhiều. Nhưng vì tôi đâu có đọc sách trước nên vẫn nghe say sưa, xém té dập mặt mấy lần. Chúng tôi cũng khá may mắn khi nhìn thấy chim quốc gia, Cock-of-the-rock. Nó khá sặc sỡ nên dễ thấy, nhưng nhỏ xíu. Trên đường cũng thấy nhiều hoa lan rừng, đẹp nhưng cũng bé tí. Người dẫn đường nói vì ở độ cao lớn nên hoa nhỏ, khi đến Machu Picchu, hoa sẽ lớn hơn. Machu Picchu cũng có mảnh vườn nhỏ trồng đầy đủ các loại hoa native ở Peru.

Đến Intipata thì chúng tôi dừng lại ngắm con sông Urabamba và ngọn núi Machu Picchu phía đối diện, ngọn núi ngày mai chúng tôi sẽ đi qua để đến Machu Picchu. Chúng tôi không phải vượt núi Machu Picchu vì Machu Picchu đâu có nằm trên đỉnh, nhưng cũng phải leo một chút để đến Sun Gate. Mà có muốn leo núi Machu Picchu cũng đâu có được, làm gì có permit mà leo. Quy mô của Intipata khá lớn, nơi đây đã từng là nơi trồng trọt cung cấp thực phẩm cho Machu Picchu. Sau nhiều năm bị chôn vùi trong rừng già, Intipata được chính phủ Peru dọn dẹp và trở thành một trong những điểm đến trên Inca trail đến Machu Picchu. Trên đường đến Intipata, chúng tôi gặp một đoàn 6 con Llama nhởn nhơ chắn lối, tai đeo tracker. Người dẫn đường phải đuổi chúng leo lên sườn núi để chúng tôi đi qua. Bọn Llama rất là hiền và không hề sợ người. Đuổi gần chết mới chịu nhường đường cho người ta đi. Sau khi đi lòng vòng chụp hình ở Intipata, chúng tôi về campsite thứ 3 ở Winay Huayna. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, người dẫn đường đưa chúng tôi vòng ra sau núi, len lỏi vào một con đường nhỏ bên sườn núi để vào Winay Huayna. Nơi đây chính là một Machu Picchu thu nhỏ. Quy mô của Winay Huayna khá lớn, nhưng chính phủ chỉ mới dọn dẹp được 40%. 60% Winay Huayna vẫn còn bị rừng già che phủ. Vì ít người đến nên nơi này vẫn còn chắc chắn, chưa bị sụt lún như Machu Picchu.

yn_Intipata_2.jpg

Intipata nhìn từ xa xa, phần lớn cũng bị rừng che mất tiêu

kgiv6Xa.jpg

Con sông Urubamba nhìn từ Intipata, Machu Picchu là ngọn núi bên tay phải của sông

EiRlcmz.jpg

Bạn đồng hành đi lẹ quá nên một đứa đứng trên một đứa đứng dưới chụp cho nhau chơi

bKOKMG5.jpg

Winay Huayna, Forever Young, chụp tấm ở đây chắc cũng được trẻ mãi chăng?

GS9qbwJ.jpg

Winay Huayna chụp từ chỗ cao nhất xuống cái đống nhà hồi nãy. Vẫn là dãy nhà cũ nhưng góc khác

Buổi tối ngày thứ 3 chúng tôi phải đi ngủ sớm vì ngày hôm sau phải thức dậy rất sớm, 3 giờ, để đến Sun Gate đón mặt trời mọc, điểm cuối cùng của cuộc hành trình trước khi đến Machu Picchu. Tối hôm đó chúng tôi ngủ trong rừng rậm, ẩm thấp và nóng nực. May mà không mưa, chứ nếu không chắc sẽ rất khó chịu. Kết thúc chặng đường 30mi (48km), mặc dù tôi thì chưa mệt, cũng chưa thấy mỏi cơ, nhưng tôi để ý thấy cổ chân mình bị lật khá nhiều lần, mặc dù không đau đớn gì nhưng mắt cá bị bể bọc khớp nên sưng to hơn bình thường. Chắc là dây chằng ở chân đã bắt đầu không đỡ nổi trọng lượng cơ thể. Tôi không lường trước được điều này nên đã không mang hiking boots mà chỉ mang hiking shoes. Đã vậy tôi còn bị tai nạn nhỏ ngoài ý muốn nữa. Ngay trước campsite ngày thứ 3, tôi vì không cẩn thận nên té đập mông xuống đất. Xui một cái là ngay bậc thang đó có một cục đá to tướng ở vị trí xương cụt. Kết quả của cú té dập mông đó là rạn xương cụt. Đau thấu xương, không đứng dậy nổi trong vòng 15 phút. Thật là nhục. Đường khó khăn đi thì không sao. Ai đời đi đứng sao té cái oạch trong campsite. Nhục không thể tả. Tối ngủ khốn khổ, vừa cảm lạnh, vừa đau mông. Không ngồi thẳng hoặc ngả ra đằng sau được nên lúc ngồi máy bay về Mỹ đúng là cực hình. Đã vậy từ Panama về Mỹ tôi còn bị bão mấy lần. Máy bay rung liên tục 4 tiếng, nhức hết cả đầu. Đi thì suôn sẻ, sao về tơi tả quá. Vậy mà vẫn cứ đi, vẫn cứ vui, chả hiểu.


2.2.4: Machu Picchu, Khoảnh Khắc Ghi Trong Tim

Ybbl3Xl.jpg

Dành cho ai tò mò nhan sắc người post bài. Hình chụp ở Intipata, vẫn còn tươi rói sau khi đi 50km đường núi, vẫn còn cười được trước khi té cái oạch không lâu sau khi chụp tấm này.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,407
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top