What's new

[Chia sẻ] Phía bên kia bán cầu - Nam Mỹ 66 ngày

Hiện em vẫn đang trong hành trình đi 4 nước Nam Mỹ là Peru, Bolivia, Chile, Argentina trong khoảng hơn 2 tháng. Nhưng cũng đã đi qua nửa chặng đường rồi nên trồi lên chia sẻ ít thông tin vụn vặt trên đường ạ.

Đầu tiên là PERU

image_zps8lkrkyzm.jpg


Nếu nhìn trên bản đồ về mặt địa lý thì Peru trông khá giống một miếng thịt ba chỉ với 3 phần riêng biệt: ngoài cùng giáp Thái Bình Dương là một dải mỡ mỏng nhạt màu tượng trưng , ở giữa là một lớp thịt dày to khoảng 1/3 miếng thịt, trong cùng là một mảng mỡ cộng bì cũng bự nhất nằm phía sâu trong lục địa Nam Mỹ. Lớp mỡ mỏng ngoài cùng tượng trưng cho khí hậu sa mạc nhiệt đới khô nóng với các thành phố duyên hải là Lima, Arequipa... Mảng thịt dày ở giữa là dãy Andes cao lừng lững trải dài từ Bắc xuống Nam với các thung lũng và cao nguyên màu mỡ cùng khí hậu núi cao, là cái nôi của nền văn minh Inca lừng lẫy cũng như là 1 trong những lý do chính mà người ta bay nửa quả địa cầu để đến thăm Peru. Lớp mỡ và bì trong cùng tượng trưng cho lưu vực rộng thênh thang của con sông dài nhất thế giới - Amazon.

I. Lima

Khu duyên hải của Peru diện tích ko lớn, chỉ khoảng hơn 10% so với tổng diện tích toàn quốc nhưng có gần 50% tổng dân số sinh sống. Mặc dù sát biển nhưng do khí hậu sa mạc nên ở đây nhiệt độ trung bình là khoảng từ 15 đến 25 độ C, ra đường vẫn luôn phải cố thủ 1 cái áo khoác mỏng. Lượng mưa ở đây cũng rất ít, thủ đô Lima còn được gọi tên là thành phố ko mưa vì mặc dù ngay gần sát Thái Bình Dương nhưng do có dòng hải lưu lạnh chảy từ nam lên bắc làm cho nhiệt độ của hải vực thấp, nước biển lạnh ko dễ bốc hơi thành mưa nên đến thành phố sáng có thể thấy mây mù nhưng hầu như chẳng có mấy ngày rớt xuống giọt nào cả. Bù lại thì đường bờ biển dài cung cấp sản lượng cá lớn, biến Peru thành 1 trong 3 vựa cá lớn nhất châu Mỹ Latin.

image_zpsbjsppjb1.jpg


Vốn trước khi tàu của Columbo cập bến và thực dân Tây Ban Nha biết đến sự tồn tại của lục địa này vào thế kỷ 16 thì người dân Indian bản địa là Quechua và Aymaran đã kiến quốc và xây dựng được nền văn minh phát triển cao ở lãnh thổ Peru (và cả Bolivia hiện đại) rồi. Trung tâm của đế chế Inca ngày đó đặt ở Cusco nhưng sau khi chiến bại và bị thực dân TBN đô hộ, người TBN đã chuyển thủ đô của Peru về Lima để tiện vận chuyển vàng là một trong những tài nguyên đáng giá ở thuộc địa này về quốc mẫu. Cũng chính vì thế nên là ở khu duyên hải chủ yếu có người da trắng và con lai giữa người da trắng và Indian bản địa sinh sống, mức sống cao hơn, hiện đại hơn so với mặt bằng chung. Muốn được tận mắt nhìn người Indian bản địa thì phải di chuyển lên khu cao nguyên Andes.

image_zps7oafiy59.jpg


Ảnh hưởng của văn hoá TBN ở đây sâu sắc. Khu quảng trường Plazas de Armas này là tập hợp của những toà nhà kiến trúc thực dân phương Tây trên nền đất Inca cũ ( kiến trúc Inca cũ ở đây bị người TBN phá huỷ ráo trọi rồi, chỉ còn sót lại 1 mảng bé tý ở Huaca Huallamarca, nơi thờ cúng thần mặt trời Pachacamac ở thời Inca cổ đại. Nhưng có lẽ ko nhiều người đến thăm lắm vì nếu muốn coi di sản Inca người ta phi tới khu khác dồi.)

image_zpsszfia6cs.jpg


Lima là điểm trung chuyển lớn ở Nam Mỹ nên thường người ta chỉ lưu lại ở đây 1,2 ngày trước khi di chuyển tới các điểm du lịch chính khác thôi nên nói chung về thắng cảnh mà nói thì cá nhưn thấy chưa đặc sắc lắm, mặc dù nói 1 cách công bằng thì từ sau khi Francisco Pizarro lập đô ở đây, nơi đây là một hộp báu chứa đựng lịch sử huy hoàng của Nam Mỹ. Vừa phong vị còn sót của đế chế Inca cũ, bên cạnh có lễ đường, nhà thờ được người TBN xây dựng tinh tế theo cách thời kỳ thực dân như ở khu quảnh trường vũ khí ở trên còn có khu trung tâm hiện đại, khu kinh doanh bên biển Larcormar náo nhiệt với các nhà hàng mở xuyên đêm hứng gió, ngắm nhìn sóng biển Thái Bình Dương dồn dập trải ra trước mắt.

image_zps6x1rvdpi.jpg


Đường bờ biển Thái Bình Dương nhìn tu công viên Parque de amor. Gọi là công viên tềnh êu vì có cái tượng 2 người hun nhau màu đất sét ở góc phải kia kìa. Biển ở đây sóng lớn nên cũng là địa điểm lý tuỏng của dân lướt sóng. Trời gần vào thu nước lạnh thí mồ mà vẫn thấy các bạn ôm ván phi ra ngoài khơi...

Tham quan chủ yếu thì ngoài khu quảng trường Plaza de armas là khu trung tâm phố cổ với phủ tổng thống Peru, Nhà thờ lớn cùng các toà nhà kiến trúc màu vàng sáng khác rồi đài phun nước etc ở trên thì còn có nhà thờ San Fransisco nổi tiếng với khu hầm mộ với hàng nghìn cái đầu nâu.

image_zpsreayo1pu.jpg

(Thực ra e ko có vào trong vì ko thích đầu nâu.)

Ngoài khu trung tâm phố cổ này ra thì còn có 1 số khu neighborhood khác khá là hip mà người ta hay đến thăm là Miraflores và Barranco.

image_zpsop8p4fgr.jpg


image_zpsgog1agbt.jpg


Vì xét đến trị an của Nam Mỹ nói chung thì mọi người hay suggest khách du lịch lần đầu tiên đến Lima nên ỏ khu Miraflores vì nơi này là chỗ ở của tầng lớp khá giả của Lima nên khá là an toàn, tối có thể ra ngoài đi dạo loanh quanh mà ko lo lắng. Khu phố cổ Plaza de Armas ngược lại lại khá nguy hiểm đặc biệt lúc về đêm. Barranco là khu ở của dân nghệ sĩ, nên yên tĩnh và laid-back hơn, cũng là một lựa chọn ko tồi để làm nơi nghỉ lại.

image_zpsih6yy6n8.jpg


Nhà hàng ăn uống ngon cũng đều chủ yếu tập trung ở 2 khu này.

image_zpsiqtshbqo.jpg

Barranco có rất nhiều graffiti.
 
II. Arequipa

Sau khi ở Lima 2 ngày thì em di chuyển sang thành phố thứ 2 trong lịch trình là Arequipa, dùng xe bus đường dài của hãng Cruz del Sur (110 peru sol = 35$), đi tử 15:30 chiều đến 9:00 sáng ngày hôm sau. Hãng này được đánh giá khá cao, được mệnh danh là chất lượng phục vụ ngang vói hàng ko: có nhân viên phục vụ, có ghế ngả 150 độ hoặc 180 độ với hạng VIP, có phục vụ ăn. Nhưng chất lượng thục tế thì tuỳ chặng đi. Chặng đi từ Lima đến Arequipa xe mới, phục vụ tốt, rất ổn (riêng đồ ăn thì hơi...), còn chặng Arequipa - Cusco của e ở sau thì ám ảnh kinh hoàng như cơn ác mộng (cụ thr sẽ kể típ ở post sau ạ)

Arequipa là thành phố lớn thứ 2 Peru, nằm trên khu vực địa chất núi lửa, hoang mạc và có hẻm núi sâu nhất thế giới - Colca Canyon (ko để ý nhìn núi cây đất đá lởm chởm chẳng khác Sapa mình là mấy). Được mệnh danh là White City bởi tổ hợp các kiến trúc thực dân đồ sộ một loại đá núi lửa sáng màu gọi là sillar tạo thành.

image_zpsix4rgn4h.jpg

Khu quảng trường toàn màu trắng sáng lấp lánh trong nắng sa mạc.
Ngày đẹp trời nhìn từ xa còn có thể thấy núi lửa El Misti ở đằng xa (lúc nhìn thấy được thì ko có chộp hình nên giờ k có ảnh để khoe ...)

Ai từng nhìn thấy ảnh chụp Barcelona từ trên cao sẽ để ý thấy toàn thành phố được quy hoạch thành các block nhà đều đặn và vuông vắn. Ở Arequipa cũng vậy, khu phố cổ được chia thành các block đều chằn chặn với các đường lát đá ở giữa, tiếng lốp xe nghiến trên nền đá và người xe hối hả tấp nập giao nhau, Arequipa là thành phố đem lại cảm giác local nhất trong những địa điểm ở Peru em đã đi bên cạnh Lima hiện đại, Cusco và Puno rặt toàn nhà hàng, ks và khách du lịch . Các khu nhà cửa hướng ngoài đường và bên trong có các courtyard rất đẹp.

image_zpsieshdqck.jpg


Arequipa là thành phố giàu có nhưng tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo cũng rất cao. Bên cạnh những khu biệt thự kín cổng cao tường trong thành phố thì đi lệch ra trung tâm một tý thôi cũng thấy rất nhiều khu nhà lụp xụp. Tỷ lệ thất nghiệp của Peru cũng rất cao, nhưng điều đó ko ngăn trở mọi người xông ra đường mở gánh bán dạo, bán đủ mọi thể loại trên đời từ kẹo cao su, bánh kẹo đến bột giặt. Đi ra khỏi quảng trường, xuống mạn dưới gần chợ mới thấy cuộc sống ở đây tấp nập như thế nào. Chợ ở Arequipa là một trong khu chợ mình thích nhất ở Peru vì hơi thở cuộc sống của nó (và một hàng bán tim xiên nướng thơm lừng)


Bên cạnh đi dạo quanh khu phố cổ và thấy bao nhiêu là hàng ép plastic ra thì một trong những điểm đến thăm ấn tượng nhất ở đây là tu viện Santa Catalina:

image_zpsrjrbx58o.jpg


Toà tu viện dành cho nữ tu Santa Catalina này là 1 trong những điểm đến đặc sắc ở đây cũng được xây dựng từ loại đá xốp này nhưng được nhuộm thành 3 màu chủ đạo là đỏ, xanh và trắng.
image_zpsf3edf96q.jpg


Để đảm bảo chắc cú có slot ở trên thiên đường sau khi chết những gia đình giàu có thế kỷ 16-18 ở đây sẽ gửi con gái thứ của mình vào làm nữ tu trong này, aka lấy Jesus làm chồng. Vậy nên là khu tổ hợp nhà thờ, nhà ở, vườn quả ... như 1 thành phố yên tĩnh thu nhỏ này được xây dựng chú trọng đến từng chi tiết và rất đẹp với hoa cỏ điểm xuyết khắp nơi.

image_zps1nuzszdb.jpg

image_zpsprkyc6tt.jpg

Vào thời kỳ đỉnh cao nơi này là nhà ở của gần 500 nữ tu cùng người hầu. Đến nay thì cả khu rộng 20.000 m2 này chỉ còn có mấy chục nữ tu sinh sống và thờ phụng Chúa trong 1 khu, còn lại tất cả đều bị buộc mở cửa cho mọi người tham quan (với giá vào cửa ko gọi là rẻ so với tiêu chuẩn Nam Mẽo). Bù lại rất chi là photogenic và thú vị khi được nhìn thấy chỗ sinh hoạt thực sự của những phụ nữ theo Đạo thời đó.
image_zpsdnhqcmci.jpg

image_zpser0hhfwl.jpg


@thuhangtrinhhp: vâng, em sẽ típ tục cố gắng update :D
 
Chuyện ăn uống ở Peru

Vì em đi một mình, thời gian cũng rộng rãi nên cũng hay mò quán ngon để ăn. Post này kể chay chuyện ăn uống chứ ko kèm hình vì chẳng bao giờ chờ được đến lúc ra món rồi mà chộp hình lại trước khi ăn cả :(


Ẩm thực Peru là 1 trong 7 hệ ẩm thực lớn của thế giới. Do quốc gia có 3 loại địa hình địa lý riêng biệt nên xét cả về chất lẫn lượng ngay từ thời tiền Colombo nguyên liệu làm món ăn ở đây phong phú, đa dạng từ hải sản ở Thái Bình Dương tới chủng vật ở núi cao Andes và rừng rậm Âmzon. Ngoài những món ăn truyền thống của người Inca, ẩm thực hiện đại Peru còn pha trộn ảnh hưởng của Tây Ban Nha, Trung Quốc ...

Có thể chia ẩm thực Peru thành 2 phân loại lớn: các món ăn duyên hải với đại biểu là Lima với vị chua cay phổ biến, thứ 2 là các món ăn của vùng cao chế biến với vị ngọt hơn với Cusco làm tiêu biểu. Bắp và khoai tây là nông sản chính của Nam Mỹ nên các món ăn thường đều đi kèm với mấy món này.

Nói đến các món ăn phải thử ở Peru, tiêu biểu nhất phải kể đến:

1. Ceviche
Do có đường bờ biển dài hơn 1500 dặm nên người Inca đã ăn món cá sống cắt miếng ướp tý nước chanh, muối, hành, ớt trong khoảng mấy phút rồi ăn cùng khoai tây và bắp này từ lâu rồi. Là món quốc hồn quốc tuý của Peru,và cũng là món ngon nhất ở Nam Mỹ mà em từng ăn. Ăn bao nhiêu cũng ko thấy ngánnn.

2. Anticucho - Tim bò/alpaca xiên nướng
Tim bò hoặc alpaca cắt thành miếng mỏng, ướp hành, tỏi, giấm... rồi đem nướng than. Dân dã mà ngon, đi đâu cũng có.

3. Chifa
Các món fusion TQ và Peru gọi chung là Chifa. Nổi tiếng có món Lomo Saltado - thịt bò xào ăn cùng cơm và khoai tây chiên (Peru và Nam Mỹ nói chung là quê nhà của khoai tây. Chủng loại có khi phải lên đến hơn 500 loại nên ăn gì cũng thấy kèm khoai tây chiên. Tiếc là em mồm nhôm, đã là khoai thì ăn thấy miếng nào cũng giống miếng nào v.v)

4. Cuy - chuột lang nướng
Ôi con guinea pig, chuột lang lông dài ở đây là đặc sản. Giống này có nguồn gốc từ dãy Andes, được người Indians thuần hoá, giờ thành pet ở tất cả các quốc gia, còn ở quê nhà bạn ấy được vặt lông trắng phớ rồi nướng nguyên con cho lên bàn nhậu :)). Ở nhà thờ trên quảng trường chính của Cusco còn có 1 bức tranh Bữa tối cuối cùng Jesus cùng các tín đồ ăn ... chuột nướng. Bạn này nghe bảo ít mỡ, nhiều dinh dưỡng, hợp ăn khai vị, dưng mà hôm nay lỡ xem triển lãm coi hình nuôi bắt lột xiêm y vẫn còn hơi ám ảnh kinh hoàng nên chưa có dám thử...

5. Ngoài ra có mấy tiệm cũng được đánh giá cao như La Lucha Sangucheria chuyên bán sandwich và Manolo bán churro, sandwich và 1 số đồ ngọt khác. To be fair thì mình từng được ăn sandwich vav churro ở những nước khác ngon hơn nên ko cộng điểm quá cao cho 2 chỗ này. Nhưng nói chung là ăn được, nếu có bao giờ băn khoăn ko biết nên ăn rì thì có thể đến ăn luôn khỏi nghĩ. Ngoài ra thì ban đầu những tưởng 2 quán này chỉ có ở Lima làm vội vàng xoắn quẩy giữa trưa hè đi tìm để ăn, dè đâu đến Arequipa cũng có :|

Về đồ uống thì ở đây có Pisco Sour là 1 loại cocktail làm từ bắp, pha cung với chanh, lòng trắng trứng và Inka Cola. Inca Cola là biểu tượng và niềm tự hào của Peru. Dưng mà nó ko phải là 1 loại Coca Cola, ko có gas và màu vàng như dầu ăn. Lần đầu vô quán ăn được rót đầy 1 chất lỏng màu vàng ko bắt mắt, vị ngọt và có mùi như 1 loại rau mùi ở nhà hiện giờ ko có nhớ tên, tới lúc nhìn xung quanh và thấy ai ai cung uống thì mới vỡ lẽ đây ối zời Inca Cola trứ ranh.

Kể chuyện mấy món ăn chơi vậy thôi chứ trừ xiên tim nướng và ceviche là món favourite ra thì tất cả phía trên đều là món thử cho biết, còn lại khẩu phần chính trong mấy ngày đầu ở Peru cuả e thù ít nhất một bữa trong ngày trở lại là gà. Đi đâu cũng gà, nơi nào cũng gà, chốn nào cũng 1/4 pollo ăn kèm khoai tây chiên. Mà của đáng tội, đã là gà nướng thì bất kể từ hàng nổi tiếng loại mấy chục $ đến loại 3$ tất cả đều kooo có gì khác biệt cả ( to be fair, gà đắt hơn thì có đỡ khô hơn tý xíu). Nhưng túm cái váy lại thì giống như bác Anthony Bourdain có từng nói, gà là cái món boring nhất trần đời, chả có đầu bếp thực thụ nào mà đam mê với cái con cục tác này cả.
 
Theo như văn vật khảo cổ thì lịch sử Peru có từ 21000 năm về trước. Dân cư của nền văn minh Peru cổ đại được cho là đến từ Siberia của châu Á, kỷ nguyên đó khi mà Bering Strait nối giữa Siberia của Nga hiện tại và Alaska của Mỹ vẫn có thể đi được bằng đường bộ, họ đã đặt chân đến châu Mỹ, trong đó 1 bộ phận người Indian đã vượt qua Canada, Mỹ, càng đi sâu xuống phía Nam, đi qua kênh đào Panama và tìm thấy một vùng đất màu mỡ, cao nguyên hoa cỏ mọc đầy ở Peru và đã quyết định dừng chân tại đây.

image_zps4pch0vsw.jpg

Machu Picchu: kỳ tích Inca còn sót lại. Đẹp đến mức bất kể sự tìm hiểu qua sách vở, video... Kỹ lưỡng thế nào cũng ko ngăn được sự xúc động khi nhìn thấy tận mắt,

Nói đến Peru người ta thường chỉ hay nói đến nền văn minh Inca nhưng thực tế, đế chế này mặc dù rất huy hoàng nhưng chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi năm. Từ trước khi đế chế Inca được hình thành thì các bộ lạc người Quechua, Aymaran, Mochica...đã sớm sống rải rác ở cao nguyên Andes rồi. Mỗi bộ lạc tự hình thành và phát triển 1 nền văn minh riêng. Tuy nhiên chủ yếu thấy được chia thành 2 giai đoạn là nền văn hoá Chavin và nền văn hoá Tihuanaco.

Nền văn hoá đầu tiên xuất hiện sớm nhất ở Peru khoảng 1000 năm trước CN gọi là Chavin, được mệnh danh là khởi nguồn văn hoá vùng Andes. Nền văn minh này phát triển chủ yếu dựa trên canh tác nông nghiệp trồng bắp, khoai tây... đi cùng với việc xây dựng hệ thống dẫn nước bằng đá, mạng lưới nước ngầm phức tạp. Nhờ vậy là sản lượng nông nghiệp tăng cao, cung cấp lương thực được cho lượng người lớn, dần dần dẫn đến việc phân hoá lao động, phân cấp xã hội ... đều là các tiền để cho hệ thống xã hội phức tạp sau này. Thời kỳ này và 1 số nền văn minh hậu kỳ khác của nó rất đặc sắc với đồ mỹ nghệ dệt thêu.

image_zpsknsbl8pq.jpg


Ngoài ra phải kể đến 1 nền văn minh rất nổi tiếng nữa mà mọi người vẫn hay biết đến đó là nền văn minh Nazca kéo dài khoảng từ 300 trước công nguyên đến 500 năm trước công nguyên với kỳ quan thứ 8 của thế giới là di tích tranh trên mặt đất. Nếu đi bus đường dài từ Lima đến Arequipa sẽ đi qua Nazca, nhưng mà em hơi bị claustrophobic, ko dám ngồi lên cái máy bay tí hon rung lắc dữ dội để bay lên ngắm Nazca nên lần này bỏ qua điểm này.

Nền văn hoá tiền Inca thứ 2 cũng đáng nói là Tihuanaco từ 600-1000 năm sau công nguyên, cũng là tập hợp của các nền văn minh đa dạng khác nhau Chimu và Huari. Trung tâm của nền văn minh Chimu đến từ hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca, đặc trưng bởi các kiến trúc sử dụng đá khối lớn. Nền văn minh Huari cungz có rất nhiều thành tựu, văn minh Inca nói chung được xây dựng lên từ các cơ sở này.

image_zpsa1rj5gzd.jpg


1. Những đứa con của thần mặt trời - đế chế Inca & Cusco

Điểm thứ 3 của hành trình Peru: Cusco.

Người Inca là một nhánh của tộc người Quechua ở cao nguyên Andes. Quốc vương của tộc được gọi là Inca. Lúc thực dân TBN lần đầu tiếp xúc với người của bộ lạc thì nhầm tên xưng của quốc vương thành tên của bộ tộc nên mới gọi luôn thành tộc người Inca. Lịch sử của đế quốc này vốn cũng ko dài, chỉ tồn tại khoảng 13 đời quốc vương trong đó vị đầu tiên là 1 nhân vật thần thoại. Khai quốc từ khoảng 1200 sau công nguyên, đến đời Pachicuti Inca nhờ tiến hành cải cách chính trị mà dẫn đến sự phát triển và bành trướng lớn mạnh của quốc gia, liên tục mở rộng lãnh thổ, đến đời Huayna Câpc năm 1525 thì đạt đến thời điểm cực thịnh với diện tích bao gồm cả lãnh thổ Peru, Ecuador, Bolivia và 1 phần Chile, Argentina ngày nay.

image_zpspbkabk6v.jpg


image_zpsyanetmwu.jpg

Quảng trường chính ở Cusco

Có thể nói ở Nam Mỹ thì văn hoá Inca đạt được mức độ phát triển cao nhất, với sự tân tiến và đóng góp ở rất nhiều mảng khác nhau. Vd như y học rất tiến bộ, biết tiến hành giải phẫu, sử dụng thuốc gây mê...về mặt chính trị và tổ chức xã hội thì sử dụng chế độ trung ương tập quyền, kinh tế kế hoạch. Mặc dù ko biết chữ tượng hình nhưng phát minh ra cách bện thừng làm từ lông của llama và alpaca là Quipu để lưu trữ, tính toán sổ sách... đóng góp rất lớn vào việc quản trị nhà nước, góp phần tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia này. Sau khi thực dân TBN tới thì hệ thống chữ viết châu Âu thay thế dần cách thức này, hiện tại ở một số bộ lạc vẫn có thể nhìn thấy quipus, nhưng đại bộ phận chỉ dùng để trưng bày biểu diễn, còn hàm ý giá trị bên trong thì đã mất từ lâu, hiện tại thì chỉ có những nhà sử học có thể từ đó mà đoán biết suy ra được những câu chuyện cũ của đế quốc Inca. Ai muốn coi thì rẽ vào Đảo Uros xem biểu diễn nhé.

Tuy nhiên thành tựu nổi trội nhất của người Inca phải kể đến kiến trúc. Đường xá được mở rộng khắp nơi và những con đường lát đá của người Inca ở những vùng núi vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu là đá tảng của vùng sơn cước. Đến nay con người vẫn chưa giải được câu đố người Inca làm thế nào mà có thể cắt được những phiến đá nặng hàng trăm tấn thành các phiến nhỏ, ko dùng vữa mà xếp khít đến ko đút lọt lưỡi dao lam để xây dựng cung điện và thần điện cả

image_zpszcgzd3nq.jpg

Kiến trúc mới của ngừoi TBN xây dựng trên nền đá kiến trúc Inca cũ tại Cuszo.

Tuy nhiên về mặt nghệ thuật nói chung thì người Inca ko được đánh giá cao, nếu so sánh với các thời kỳ trước đó. Thành quả của họ chú trọng về sự thực dụng, nên kiến trúc nói chung được xây dựng kiên cố và vững chắc, chống động đất, vài trăm năm có thể lung lay xuy chuyển, chứ ko quan tâm quá nhiều đến tính trang trí và thẩm mỹ. Tiêu biểu như Machu Picchu rất hùng vĩ, kiên cố và vững chãi, nhưng vẻ bề ngoài nói chung thì vẫn khá là mộc mạc.

Mặc dù ko có sự tiến bộ trong việc sử dụng công cụ nông nghiệp, nhưng người Inca giỏi sử dụng địa hình của dãy Andes mà làm ruộng bậc thang và hệ thống dẫn nước tưới tiêu quy mô lớn.

image_zps0lchw5rk.jpg
 
CHUYỆN PERU (4): MACHU PICCHU

Thành cổ Cuszo nằm trong sơn cốc được bao bọc bởi dãi Andes có độ cao 3410m so với mực nước biển. Còn Machu Picchu - điểm đích của tất cả mọi khách đến thăm Peru cách Cuszo 130 km về phía tây bắc, cả 1 toà di tích cổ nằm trên sống lưng ngọn núi cao 2350m so với mực nước biển, nhìn xuống thung lũng sông Urubamba. Là 1 trong những di tích khảo cổ quan trọng nhất Nam Mỹ, Machu Picchu thực sự rất choáng ngợp với mắt người nhìn vì sự đặc biệt của nó. 1 vẻ đẹp mà bất kể trước khi đi có tìm hiểu sách báo video kỹ lưỡng như thế nào cũng thấy vô cùng xúc động khi được nhìn thấy trực tiếp.

image_zpsrasmdqkm.jpg


I. Phát hiện ra Machu Picchu

Machu Pichu có tên gọi là The lost city of Inca. Đầu thế kỷ 20 có 1 truyền thuyết được lưu truyền rằng bên trong dãy Andes có một toà thành thần bí. Thực dân TBN thống trị ở Peru trong suốt 300 năm nhưng ngoài người bản địa, hầu như ko có ai biết đến sự tồn tại của nó. Mãi cho đến 1 ngày tháng 7 năm 1911, Hiram Bingham - 1 giáo sư trường đại Yales dưới sự dẫn đường của 1 người bản địa đã đến được di tích thành cổ ẩn trong rừng nhiệt đới rậm rạp này. Mặc dù đây ko phải là thành phố vàng mà ông chủ đích muốn tìm kiếm, nhưng nhờ có Machu Picchu mà bức màn bí ẩn về những điều tuyệt mỹ của nền văn minh Inca được khai quật, tìm hiểu và phổ biến rộng rãi hơn.

Mặc dù di tích chỉ còn lưu lại tàn tích là phần khung xương thành phố, nhưng có thể tưởng tượng ra được vẻ hùng vĩ của nó trong thời kỳ hùng thịnh của đế chế Inca. Đường trong thành cổ rất hẹp, bày trí có đường lối, cung điện, tu viện, nhà ở, bảo đài đều rất đặc sắc. Phần lớn đều dùng đá tảng mà tạo thành, nhưng lại rất khít với nhau, đá lớn đá nhỏ khít đến mức 1 con dao lam cũng ko thể len vào giữa được.

Vào năm 1983 Machu Picchu được LHQ công nhận là di sản văn hoá và là 1 trong những di tích tự nhiên và văn hoá nổi tiếng của thế giới. Cả khu di tích được xây thành 2 khu vực riêng biệt là khu nông nghiệp và khu dân cư. Khu nông nghiệp chủ yếu bao gồm ruộng bậc thang. Sau khi bước qua cổng soát vé thì mọi người sẽ đặt chân vào khu này đầu tiên. Điểm nhấn thì có The city gate, House of guardians và Funerary Rock. Viewpoint rất chi classic nhìn xuống toàn Machu Picchu với backdrop là ngọn núi nhìn ngang như tạo hình mặt người há miệng nằm ngửa ra đều chụp ở khu này.

image_zpsponj9uab.jpg


Nam Mỹ là quê hương của alplaca, ở Machu Picchu các bác quản lý cũng chăm thả llama với alpaca ra làm model cho thể thấy được rất nhiều loại alpaca khác nhau. Alpaca đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nông nghiệp chăn nuôi của người dân ở đây vì cung cấp lông dệt vải và thịt. Lông mượt, người thon, thịt thì ngon, cười lên nhìn lại còn beng beng dễ thương vluuu!! Vốn người Inca chưa biết cách sử dụng gia súc để kéo cày làm nông, cũng ko có thói quen sử dụng các chế phẩm từ sữa dê bò etc... cho nên alpaca chủ yếu chăn thả, nhẩn nha gặm cỏ cả ngày rồi tối tối lại về chuồng. Mặc dù cả đời chắc chả tắm bao giờ nhưng cuộc đời cũng coi là yên ả, hạnh phúc (cho đến ngày bị lôi lên bàn xẻ thịt.)

Khu urban section là khu dân cư nên có nhiều kiến trúc hơn. Từ khu cúng bái đến lăng mộ, quảng trường rồi nhà ở, vườn hoa... Ngoài ra nếu đến mọi người nhớ chú ý tới Temple of Condor, vì ở đây có tượng của con chim ưng (hay kền kền?) bằng đá rất lớn. Được coi là sự cố gắng trong việc làm nghệ thuật của người Inca, nó chứng thực cho câu ở post trước của em là người Inca rất có năng lục trong việc xây dựng những gì thực dụng, kiên cố, vững chắc, chứ về mặt nghệ thuật thẩm mỹ ko giỏi tý nào vì uống cho đủ 3 lít diệu ở trên khu núi cao này (khu cao so với mực nước biển hơn hình như dễ say hơn) cũng ko thể nào nhìn ra đây là 1 con chim cả.

Nhớ được tẹo nào thì kể sơ lược vậy thôi. Cụ tỷ mọi người xem film tài lịu về Machu Picchu trên utube nhoé :).

Còn 1 điều nữa là ở cổng ra của Machu Picchu có chỗ cho cộp dấu Machu Picchu vào passport free (có dấu đó tự cộp thôi). Ai đi ra cũng cộp :))


II. Đường đến Machu Picchu:

Để đến được MC có vài cách. Trong đó có cách trải nghiệm lại đúng cảm giác của Hiram Bingham lúc tìm ra được Machu Picchu là đi bộ.

Trong các đường trek từ Cuzco tới Machu Picchu bao gồm 3 trail trek nổi tiếng thế giới. Peru làm du lịch và quản lý đường bộ rất tốt nên người nào ko có kinh nghiệm trekking nhiều vẫn có thể đi được.
Nổi tiếng nhất có Inca Trail, trek 4 ngày và 1 ngày chơi ở Machu Picchu, tổng cộng 33km, điểm cao nhất là 4200m so với mực nước biển, độ khó là 3. Có thể ngắm được núi tuyết và rừng và cảm nhận được di tích Inca. Tuy nhiên có quy định mỗi tháng chỉ được 500 người trek, trong đó porter chiếm khoảng 1 nửa rồi nên muốn đi phải đặt sớm. Porter đi theo đoàn sẽ mang lều bạt, nồi niêu xoong chảo và các thư cần thiết khác để chuẩn bị ăn uống ngủ nghỉ. Giá rổ thì nói chung hơm rẻ tý nào. Thời điểm em đi thì vẫn còn chỗ để chen vào, nhưng xét tháng 3 trời cũng lo mưa nên bỏ k trek cung này vì 4,5 ngày rừng rú mà còn mưa nữa thì chỉ làm mồi cho muỗi.

National Graphic thì recommend 1 hiking trail khác dài hơn là Salkantay. Trail này có đi qua sông băng có đỉnh Salkantay cao 6271m, đoạn cuối có giao với Inca Trail, đi cần 5 ngày và 1 ngày tham quan Machu Picchu, độ khó là 4. Vì cao và thời gian dài nên khá là khó. Từ Cusco em có đi 1-day tour tới Humantay Lake, là hồ núi cao nằm trên đầu đường trek Salkantay.

image_zpsddolzvt2.jpg

Hồ Humantay ngày mây mù.

Tính ra leo có 7km từ đoạn gần 4000m trở lên mà thấy cũng chết đi sống lại, mồm ko ngáp ngáp vì thiếu oxy thì cũng phải nhồm nhoàm nhai lá coca để chống shock độ cao bò lên từ từ. Đoạn đường leo xuống 2 tay chống 2 walking poles bước đi như bà zà, tối về nhà cởi giày thấy ngón út sưng như bong bóng ?.

Hiện tại bên cạnh Inca Trail cho phép trải nghiệm lại đúng cảm giác của những người đầu tiên đặt chân lại đc tới Machu Picch thì có tàu lửa chuyên phục vụ du lịch chạy tới địa điểm này. Tuy nhiên vì đường núi hình xoắn ốc, đường ray lại hẹp nên là xe chạy rất chậm, cảm giác rất giống như đang ngồi xe trong công viên giải trí, chầm chậm lắc lư đến gần Machu Picchu. Tàu của Inca Rail và Peru Rail đều là loại tàu ngắm cảnh, trên trần có khung kính, có người phục vụ snack. Lâu lâu lại dừng 1 tý phát loa giới thiệu cảnh trên đường. Nói chung là enjoyable. Mỗi tội đắt (rẻ nhất là loại 100$ khứ hồi).
 
BOLIVIA
Nghèo nhất Nam Mỹ :))
(Chắc cũng kém thân thiện nhất Nam Mỹ).

image_zpsgnqj3srs.jpg

Thủ đô La Paz đo đỏ ở đằng xa xa.

Việt Nam nằm trong Group 2 là nhóm những quốc gia cần phải xin visa Bolivia trước khi nhập cảnh tại DSQ hoặc lãnh sứ quán Bolivia tại các nước (free-of-charge or so they said) hoặc xin visa-on-arrival trả phí. Chả biết vụ xin visa trước thì free có đúng ko nhưng cũng khuyến khích mọi người nếu trước khi đi Bolivia có ở Peru hay quốc gia khác có dsq Bolivia thì nên chuẩn bị giấy tờ và dành thời gian lên nộp, nếu ko free thì chắc chắn sẽ rẻ hơn phí visa-on-arrival xin tại cửa khẩu mà khỏi phải chịu nóng trong người.

Nhập cảnh Bolivia bằng đường bộ từ Peru tại Puno các bạn hải quan chém ngọt cho 100$, khác xa với cái giá 4 mấy mỹ kim mà kinh nghiệm các đồng bào trước đã truyền lại. Ú ớ thắc mắc thì các bạn cấm cảu nhìn mình như người thiếu nợ trăm ngàn đô và phán 1 câu xanh rờn: Ko bỏ 100$ thì biến về Peru. Đan Mạch :D Đã vậy hiệu lực của visa ko phải là 90 ngày như được biết mà chỉ được lưu trú tròn 1 tháng.

Xin visa-on-arrival cũng cần phải có đủ bộ hồ sơ lịch trình, chứng minh tài chính, ảnh ọt, giấy tiêm sốt vàng da … Bạn nào trờ đến cửa khẩu rồi mà trên người ko có một mảnh giấy nào thì sẽ được các chú trỏ sang hàng photocopy ở bên hông có người sẵn sàng fake tài liệu cho từ đầu đến cuối.

image_zps6giqzdng.jpg

1 trong những con phố đẹp ở La Paz

Thủ đô chính thức của Bolivia là Sucre nhưng chính phủ lại đặt ở La Paz. La Paz là thành phố có địa thế đặc biệt, nằm trong vùng lòng chảo với 2 bên là núi tuyết. Nhà cửa từ vũng hõm trung tâm xây toả sang các bên như cá miếng xếp lớp. Nằm ở độ cao hơn 3000m so với mực nước biển, ngoài việc đun nước mãi ko sôi, đồ ăn nấu kiểu gì cũng ko ngon thì ai ai đến La Paz chắc chắn sẽ đau đầu, đau vừa vì shock độ cao vừa vì đường xá ngoằn nghèo vừa hẹp lại vừa dốc lổm ngổm người xe qua lại lẫn lộn đã vậy đồ ăn lại còn dở:(. Đồ ăn của Bolivia có nhiều món giống với Peru vd như Anticuchos... mỗi tội độ ngon của người anh em song sinh phẩy này chắc chắn ko bằng.

Vì là thuộc địa của thực dân TBN nên cũng giống như các quốc gia Nam Mỹ khác, ở La Paz có đủ bộ quảng trường vũ khí, nhà thờ, phủ tổng thống, toà thị chính etc đều là những toà theo kiến trúc Tây Phương cũ. Nhưng tựa chung các bạn Bolivia quy hoạch thành phố cũng dở nên trông thành phố khá lôm côm, nhiều chỗ rất là phá phong cảnh.

image_zpsdz3capvv.jpg

Vẫn tiếp tục con phố đệp.
Nhưng 1 phần vì nghèo mí lị lạc hậu nên lại thấy nhiều hơn 1 phần phong thái của đế chế Inca cũ trên đất này. Ngoài đường có rất nhiều các bà các cô người Indian mặc trang phục truyền thống đỗi mũ choàng khăn, khoác bao bố sặc sỡ đủ mọi sắc màu đi trên đường.

image_zpskckztptf.jpg


Chụp ảnh cũng không bị xuỳ ra hoặc bị xấn xổ chạy tới xin tiền làm mẫu như ở Cusco.

Bên cạnh Chợ phù thuỷ chuyên bán các loại thảo mộc truyền thống rồi quần áo, vải vóc thuốc thang bổ thận tráng dương hỗ trợ hành phòng thì đi khu chợ bình thường nhìn các bà các cô rất chi là thú.

image_zpsii8zqcer.jpg
 
tumblr_inline_pblys5UtFy1r46kh9_540.jpg

Uyuni vào mùa mưa những ngày lặng gió mặt hồ phẳng như gương, trời xanh mây trắng phản chiếu trên khu đồng muối rộng hơn 1000 cây số vuông, đường chân trời mảnh như sợi chỉ ở xa tít tắp nhạt nhoà đến mức không thể nhận ra đâu là ranh giới giữa trời và đất. Uyuni vẫn là thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng nhất trên cái đất Bolivia được thiên nhiên ưu đãi toàn cảnh đẹp hoang sơ hùng vĩ này.

image_zps4t3vzbwr.jpg

Bể muối khổng lồ này nằm ở độ cao 3653m so với mực nước biển, thời tiết cao nguyên khô và lạnh nên là Uyuni quanh năm đa phần khô cong như đít nồi, chỉ vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 mùa mưa trên mặt hồ tích nước thì mới có hiệu ứng phản chiếu mặt gương như kể ở trên. Đến mùa nào cũng có cái thú riêng của nó nhưng đa phần khách du lịch trong đó chủ yếu là các bạn khoai Tây hay đến Uyuni và Bolivia nói chung vào mùa khô bởi vì thời tiết tốt, tiện đi lại, đường xá giao thông thì ít gặp cản trở, vác theo con khủng long đồ chơi chụp mấy bức hình lừa tình kiểu khủng long đớp mồi hay nhảy lon coca xong là đủ thoả mãn rồi.

Chỉ riêng có các bạn châu Á nhà mình đặc biệt là mấy bạn Samurai xanh thì vẫn thích đi vào mùa mưa để chụp được cảnh lơ lửng giữa không trung, đi bộ giữa bầu trời mây trắng. Vào mùa cao điểm thì 10 khách du lịch châu Á đến Uyuni thì chắc phải 7 bạn là người Nhật Bổn, xí xô xí xào nói chuyện ầm vang cả 1 góc phố trong cái thị trấn sa mạc tẻ ngắt bé tẹo tèo teo ở cửa ngõ vào Uyuni này.


tumblr_inline_pblywtCNfi1r46kh9_540.jpg

Vốn lịch trình dự định ban đầu của em là xuất phát từ La Paz sẽ di chuyển dần dần bằng đường bộ sang Sucre, Potosi rồi đến Uyuni vào hạ tuần tháng 3 nhưng trong lúc ở Peru nghe giang hồ đồn đại (mấy đồng chí cũng đi Nam Mỹ nhưng di chuyển ngược hướng từ mạn Argentina, Chile trở lên Bolivia) là tháng 3 bình thường mọi năm đã ngớt mưa rồi nhưng năm nay mưa muộn nên trung tuần tháng 3 đang vào mùa đẹp nhất ở đây. Nghe thấy vậy nên là quyết định sắt đá, trong 1 nốt nhạc đặt vé mái bai đáp thẳng từ La Paz đến Uyuni. Chuyến bay 50’ trong chiếc phi cơ bé như cái lỗ mũi cũng gọi là êm ả.

tumblr_inline_pblyxvCB4f1r46kh9_540.jpg

Đến Uyuni đa phần mọi người sẽ chọn đi tour ngắn ngày vì địa hình ở đây phức tạp, đặc biệt trong khu vực hồ muối thì mùa mưa sấp nước mặt hồ trồi thụt khó lường. Hồ rộng như bể xung quanh mênh mông trắng xoá chẳng có đường xá hay cột mốc gì hết, nếu ko sanh ra với cái la bàn dán sẵn trên trán thì rất dễ lầm đường lạc lối. Mà lạc một cái là đảm bảo nếm hướng gió đói meo mỏ chết mấy chục ngày chưa chắc đã tìm thấy xác. Lựa chọn nhà tour ở đây thì phong phú đa dạng, nhưng về mặt bằng chung thì ko có khác nhau là mấy: đều chạy xe Land Cruiser 6 khách, tài xế đa phần đều chẳng (thèm) nói tiếng anh, giá cả và các loại tour cung cấp cũng na ná như nhau rải rác từ tour 1 ngày, tour 3 ngày đến tour mấy h đồng hồ đi ngắm mặt trời lặn, mặt trời mọc rồi ngắm sao …Chỉ khác nhau ở chỗ đồ ăn chỗ nào đỡ dở hơn chỗ nào thôi.

Tuy nhiên các bạn JP thì đa phần đều chọn nhà tour là Hodaka. Tên nghe rặt Nhật vậy chứ chủ vẫn là người Bolivia chăm phần chăm, nói chuyện nửa ngày chẳng bẻ ra được chữ tiếng Jp nào. Được cái là các bạn ý quen phục vụ khách Nhật lâu năm rồi nên là rất nắm được thị hiếu của người tiêu dùng, biết rờ đúng chỗ nhạy cảm của khách, đưa ra chỗ này chỗ kia thì các bạn ý sẽ thích nên các bạn JP vẫn hay ưu ái đi tour của nhà này. Tour có thể ko cần đặt trước. Sau khi đến Uyuni rồi thì đi ra khu phố chính, trước cửa các nhà tour đều có dán giấy ghi tên các tour sẽ tổ chức, ai muốn đi thì điền tên đăng ký. Khi nào đủ 6 người lấp được 1 xe thì sẽ khởi hành.

tumblr_inline_pblz0b8eGH1r46kh9_540.jpg

Bình thường nếu lịch trình của ai sau Bolivia sẽ rẽ sang mạn Chile thì lựa chọn tour 3 ngày (125$) là đẹp nhất, ngày cuối cùng xe sẽ chở đến biên giới Bolivia-Chile, mọi người làm thủ tục xong lên xe trung chuyển đi tới Sa mạc Atacama, Chile. Nếu ai ko có dự định qua Chile chơi thì thường chọn đi tour 1 ngày, sáng xuất phát lúc 9h khách sẽ được bốc sang thăm nghĩa địa xe lửa (nhà ga xe lửa hồi trước dùng để vận chuyển muối giờ bị bỏ hoang), Colchani (là một trấn nhỏ chuyên bán đồ lưu niệm kiểu Inca như khăn khố, áo quần, alpaca nhồi bông…Ai mà trước Bolivia đã ở Peru rồi thì mấy thứ này ko có gì mới lạ hết.), sau đó sẽ ăn trưa ở khách sạn được dựng lên từ muối (Vì khu này ko có cây cối hoặc vật liệu xây dựng truyền thống nào chi hết nên là người dân mới lấy muối đắp làm tường, làm nhà, làm bàn làm ghế. Cũng tiện hôm nào nấu nướng thiếu gia vị chỉ cần bẻ tường là đủ mặn mà rồi). Sau khi ăn xong thì mới đi ra hồ muối.

Cho dù vẫn nói đi mùa mưa tầm tháng 1,2 là thời điểm xem mặt hồ gương thích hợp nhất nhưng để chụp được tấm ảnh đẹp cần 3 yếu tố: mây thấp (và nhiều), nước xâm xấp và lặng gió..\ Nếu đi tour 1 ngày thì khoảng thời gian ở hồ muối là khá ngắn, chỉ khoảng 2,3 h nên nếu k thiên thời địa lợi nhân hoà thì ko khác gì chụp ảnh ở biển. Tour đáng tiền hơn là tour theo giờ đi ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn hoặc ngắm sao. Vì mục đích đi tour này là ngắm mặt trời mọc, lặn rồi sao trên mặt hồ nên khoảng thời gian ở hồ tương đối dài (hơn 4h trở lên - phải chờ ông mặt giời mà), vậy nên là ko phải tốn thời gian vào việc đi xem mấy toa xe lửa hoen gỉ, lại có nhiều thời gian trên đồng muối để chờ trời lặng gió hoặc kéo mây hơn và tạo dáng hơn=> tần suất chụp được ảnh đẹp cao hơn.

tumblr_inline_pblz1jFcvv1r46kh9_540.jpg
Chỗ nào lỗ chỗ ít nước thì thì chỉ dư lày thôi

Mình đợt này chọn đi tour 3 ngày để tiện di chuyển qua Chile, kèm theo 1 tour ngắm mặt trời lặn cuối ngày nữa, vào đồng muối 2 lần nhưng chỉ được hôm đi xem mặt trời lặn thì trời lặng gió, mặc dù có ít mây, có biết 1 số bạn thậm chí vào đồng muối 4 lần liên tiếp trong mấy ngày, chụp hình cháy máy cho bõ cái công đi xa tít mù khơi.

Các bạn lái xe ở đây do đã quen với thói sống ảo của dân du lịch rồi nên sẽ giúp đoàn chụp ảnh, trong lúc bấm đốt ngón tay chờ hết giờ tan sở sẽ kêu mọi người khoa chân múa tay xếp thành đủ thể loại pose để chụp hình, hoặc tay cầm điện thoại bật camera tay cầm vô lăng lái xe chạy một vòng tròn để tạo hiệu ứng fin ảnh. Thành quả cũng là mấy thước phin vui vui cả đời chưa chắc được mấy lần mở lại để coi. Uyuni lên hình có thể đẹp, nhưng thực chất cũng chỉ là hiệu ứng hình ảnh. Tại thực địa thì cảm giác cũng chỉ là đeo ủng lội mặt nước xâm xấp mấy chục phân. Ko có trải nghiệm kinh thiên động địa gì ở đây cả. Yêu cầu các bạn hơm nên kỳ vọng nhiều để khỏi phải thất vọng.

Lịch trình của tour 3 ngày thì ngày đầu tiên giống lịch trình tour 1 ngày. Vào mùa khô thì sau khi ở hồ muối xong có thể rẽ sang đảo Xương rồng có toàn xương rồng hoang dã to cỡ cái tủ áo. Tuy nhiên mùa mưa thì do điều kiện thời tiết nên ko có cơ hội được đi thăm cái đảo nì. Ngày đặc sắc nhất đối với mình khi ở Uyuni và Bolivia nói chung là ngày thứ 2 của hành trình: đi thăm cơ man là hồ núi cao và hồng hạc. Vào ngày này mới thực sự cảm thấy cảnh sắc Bolivia đúng là ôi mê ly.

tumblr_inline_pblz4jkTN51r46kh9_540.jpg
Laguna Verde ở lịch trình ngày thứ 3.

Uyuni nằm ở khu vực cao nguyên phía Tây Nam Bolivia, kết hợp giữa địa hình núi non ngoắt ngoéo của dãy Andes và trồi lên thụt xuống của khu vực sa mạc khô hạn phía nam nên ở đây có rất nhiều sơn cốc, bồn địa rồi các thể loại sông hồ được tạo nên từ băng tan trên núi tuyết, núi lửa rồi cả suối nước nóng và geyser…

Địa hình đa dạng phức tạp từ cao nguyên rộng mênh mông đến sa mạc ko 1 bóng người, khí hậu cao nguyên lại thay đổi bất thường lúc mưa lúc nắng mà xe việt dã toàn chạy đường đất nên là vừa đi bác tài vừa phải mò GPS vừa phải nghe ngóng thông tin từ các tài xế xung quanh.

tumblr_inline_pblz5xoGSF1r46kh9_540.jpg
Hồng hạc có một tuyến đặc biệt có thể lọc thành phần muối nên mới có sinh trưởng ở khu vực hồ nước mặn cao nguyên này và bới vi sinh vật làm mồi ăn.

tumblr_inline_pblz6j7X5c1r46kh9_540.jpg
Laguna Colorada. Hồ có màu cam ở tít góc đằng xa kia là do nhiệt độ cao ở khu này cung cấp nhiều dinh dưỡng cho loài tảo đỏ sinh trưởng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,188
Bài viết
1,150,435
Members
189,947
Latest member
uyen13579
Back
Top