What's new

[Chia sẻ] Nguồn gốc và ý nghĩa của tín hiệu SOS ( Cấp Cứu )

Phuongdiver

Phượt thủ
Nhiều người cho rằng “SOS” có nghĩa là Save Our Souls (hãy cứu rỗi linh hồn chúng tôi), hoặc Save our Ship, hoặc Send out Succour, Save Our Shelby, Shoot Our Ship, Sinking Our Ship, Survivors On Shore, hoặc … Vậy SOS có nghĩa là gì ?

“Mã Morse”: Telegraphers (điện báo) vô tuyến đã được G.Marconi thực hiện trong những năm cuối thế kỷ 19. Điện báo vô tuyến áp dụng mã Morse để chuyển tin, một kiểu viết thư bằng cách “gõ” các nhóm dấu chấm (“.”) và dấu gạch ngang (“-”), trong đó chữ “A” (chữ cái đầu tiên) kí hiệu là một dấu chấm và một dấu gạch ngang (“.” “-”). Tín hiệu “.” đọc là “dih” và “-” đọc là “dah” (Việt nam gọi “.” là “ti” và “-” là “tà”).

“Phát CQ”: Là dạng thông báo một chiều phát lên không trung với mong muốn mọi đài điện báo vô tuyến và truyền thanh trên thế giới thu được, tức từng trạm thu đều nhận được một tin nhắn như nhau. Từ năm 1904, nhiều tàu viễn dương của Anh đã được trang bị thiết bị liên lạc vô tuyến. Công ty Marconi đề nghị sử dụng nhóm chữ “CQD” làm tín hiệu gặp nạn, trong đó chữ “D” bắt nguồn từ nghĩa “đau khổ”, với hàm ý “kêu gọi sự cứu hộ từ mọi nơi”.

Ngày 01/04/1905, tín hiệu SOS lần đầu tiên được giới thiệu ở Đức, như một phần của “hệ thống các quy chuẩn phát thanh quốc gia”. Năm 1906, Hội nghị Radiotelegraphic lần thứ hai ở Berlin đã nhất trí sử dụng tín hiệu “SOS” (mã Morse: “.” “.” “.” “-”“-” “-” “.” “.” “.”) với quan niệm rằng ba chấm (“S”), ba gạch ngang (“O”) và ba chấm (“S”) viết liền sẽ không thể bị hiểu sai. Tín hiệu “SOS” được thông qua bởi nó dễ nhận biết và không thể gây nhầm lẫn ý nghĩa, đồng thời đơn giản hóa cho người “gõ Morse”.
Kể từ đây, “SOS” không còn là cụm từ có ý nghĩa về “văn phạm” mà chỉ là một từ kĩ thuật. Mọi giải thích kiểu như “Save Our Souls” đều trở nên không hợp lệ.

Mặc dù tín hiệu “SOS” được quy định áp dụng vào năm 1908, nhưng việc sử dụng “CQD” vẫn còn nán lại vài năm nữa, đặc biệt là ở nước Anh. Theo lưu trữ của Carpathia SS, tàu Titanic đã phát tín hiệu “CQD” để xin cứu hộ. Sau đó, khi được một hành khách đề nghị, tàu Titanic mới phát thêm tín hiệu “SOS”. Tới lúc đó các đội cứu hộ không phải của nước Anh mới hiểu rằng Titanic đã gặp nạn. Nhưng tới năm 1935 nước Anh mới thay “CQD” bằng “SOS”.

Nước Mỹ sử dụng tín hiệu “SOS” lần đầu tiên vào tháng 8/1909 khi tàu SS Iroquois của họ gặp nạn ở gần Diamond Shoals, nơi được mệnh danh là Nghĩa địa tàu trên Đại Tây Dương. Nhưng tới năm 1912 Mỹ mới chính thức áp dụng tín hiệu này.

Việt nam hồi xưa đánh trống ngũ liên (5 tiếng tùng, tức “.” “.” “.” “.” “.”) và trong hai cuộc kháng chiến gần đây thì gõ kẻng ba tiếng một (keeeng - keng keng, tức “-” “.” “.”) - một tín hiệu báo động đơn giản, không gây nhầm lẫn và rất thúc dục.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,359
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top