What's new

Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

thienbinh_dn83

Phượt thủ
Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Hành trình tuổi trẻ
21/04/2010 13:35

PNO - Lang thang trên một diễn đàn của dân “phượt”, tình cờ tôi bị cuốn hút bởi chuyến độc hành xuyên Việt bằng xe đạp của một cậu sinh viên có “nick” trên diễn đàn là MEM. Xuyên Việt từ năm ngoái, nhưng mãi đến gần đây, Vinh mới post lên diễn đàn.

Từ 4/6 đến 4/7/2009, tròn 30 ngày, MEM đã một mình đạp xe vượt hơn 2700 km theo lộ trình: Hà Nội - Hòa Bình - Hà Nội - Phan Rang - Đà Lạt - Cà Mau - Kiên Giang – TP. HCM.

Xuyên Việt bằng xe đạp đã không còn là một chuyện lạ, bởi trước MEM, nhiều người đã hoàn thành được hành trình tương tự. Điều đặc biệt trong chuyến hành trình của MEM là vốn để đi của cậu chỉ là con số không tròn trĩnh: không tiền, không kinh nghiệm, không bạn đường và không có cả… xe đạp. Điều duy nhất MEM có là lòng đam mê khám phá và “máu liều”.



Lộ trình của Vinh (đường màu xanh)



MEM tên thật là Võ Văn Vinh, quê Nghệ An, hiện là sinh viên năm 4 Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội. Từ trước đó rất lâu, cậu sinh viên tự giới thiệu là “con nhà nông chính gốc” này đã khao khát muốn khám phá các vùng miền của tổ quốc, muốn tạo một dấu ấn cho tuổi trẻ của mình và ấp ủ một giấc mơ xuyên Việt. Nhưng, sinh viên nghèo với căn bệnh "viêm màng túi" kinh niên như Vinh thì tiền đâu mà xuyên Việt. Thế là từ năm 2008, Vinh viết thư xin tài trợ cho chuyến đi xuyên Việt bằng xe đạp kết hợp với tuyên truyền bảo vệ môi trường gửi đến một số cơ quan, đoàn thể. Tuy nhiên, chuyến đi dự định vào mùa hè 2008 của Vinh đã phải hoãn lại, phần vì không xin được tài trợ, phần vì phải về quê… giúp mẹ gặt lúa. Sau đó, Vinh không xin tài trợ nữa mà tích cóp chuẩn bị cho chuyến đi đơn thuần vì mục đích du lịch vào năm 2009.



Vinh (áo xanh) cùng một người bạn mới quen dọc đường





Để kiếm tiền, Vinh làm thêm, vay mượn bạn bè và xin gia đình. Vinh không dám nói dự định đi xuyên Việt của mình cho gia đình biết, sợ gia đình lo lắng. Khi xin tiền, cậu chỉ nói là xin tiền đi thực tập ở Tây Bắc. Đến ngày đi, Vinh gom góp được tổng cộng 4 triệu đồng. Tiền có rồi, nhưng cái quan trọng nhất là xe đạp thì cậu vẫn chưa có (đến tận bây giờ Vinh vẫn chưa có xe đạp, mỗi ngày phải đi bộ hơn 5 km đến trường). May mắn, một thành viên của diễn đàn mạng dành cho những người yêu xe đạp đã đồng ý cho Vinh mượn xe, sau khi hoàn thành hành trình, chiếc xe sẽ được bán đấu giá làm từ thiện. Về mặt sức khoẻ, Vinh chỉ rèn luyện thể lực bằng những chuyến cuốc bộ đi học mỗi ngày và hai chặng đi bộ dài 20 km mỗi chặng trước khi đi.

Vinh lên đường với một ba lô hành lý đơn giản: vài bộ quần áo, dụng cụ sửa xe đạp, ít viên sủi tăng lực, thuốc bù điện giải và quyển sách Non nước Việt Nam làm cẩm nang. Chặng đầu tiên Vinh không xuôi Nam ngay mà lại chệch lên Hoà Bình rồi trở về Hà Nội, một phần vì muốn tham quan thuỷ điện Hoà Bình, phần để “làm nóng máy” cho hành trình xuyên Việt gian khổ.

Những ngày đầu nắng gắt, nhiệt độ 36 – 37oC cùng gió ngược đã gây không ít khó khăn cho Vinh – người chưa quen đạp xe đường dài. Sự cô độc, thiếu bạn đường cũng là một trở ngại tâm lý đáng kể. Dắt túi 4 triệu đồng cho hành trình 30 ngày, một ngày trung bình Vinh chỉ dám tiêu khoảng 130.000đ cho tất cả mọi nhu cầu: ăn uống, ngủ nghỉ, mua vé tham quan… Vinh tìm những quán ăn bình dân, tránh những quán cơm tù dọc đường, đến những miền quê mua trái cây giá thật rẻ để ăn. Để qua đêm, Vinh ngủ nhờ nhà những người bạn quen trên mạng, nhà dân, đôi khi ở cả… trạm y tế. Khi không có chỗ ngủ miễn phí, buộc lòng phải ở nhà trọ hay khách sạn, Vinh lươn cố trả giá để có được phòng nghỉ chỉ 30 hay 50 ngàn một đêm.



Qua đêm ở cả trạm y tế



Mỗi ngày đi trung bình 100 km, gặp thắng cảnh đẹp thì dừng lại tham quan, vòng xe của Vinh đã lăn qua 32 tỉnh và thành phố. Vinh chia sẻ: “Khi chuẩn bị leo đèo Ngoạn Mục, nhìn ống nước của thuỷ điện Đa Nhim vắt trên núi, em cứ tưởng đó là đường đèo! Thú thật, lúc đó nhìn “đường đèo” dốc đứng, em hoảng thật sự, chỉ muốn quay về, đi đường khác… Ở Bến Tre, lần đầu tiên trong đời em nhìn thấy trái dừa nước… Hay khi đến Cà Mau, thay vì đi Năm Căn, em lại đi nhầm về hướng U Minh và bị lạc ở một khu vực hoang vắng khi trời đã sập tối.”



Ghi dấu những chặng đường đã qua



Trên đường thiên lý, tình người cũng làm ấm lòng của cậu sinh viên mê khám phá. Vinh bộc bạch: “Sẽ rất khó để em hoàn thành hành trình mà không có sự giúp đỡ của những người bạn quen biết trên mạng – những người em chưa từng gặp mặt. Đó là những cô chú, những anh chị trong các CLB xe đạp ở các tỉnh miền Trung đã giúp em khi thì một chỗ ngủ qua đêm, khi thì một bữa ăn, đôi khi chỉ là một lời khuyên hay một lời động viên, khích lệ. Đó còn là những người dân chất phác đã rộng cửa cho em ngủ nhờ khi lỡ độ đường. Đó còn là một bác trung niên mà em quên hỏi tên, đã đạp xe cùng em vài mươi cây số, cùng em uống cà phê, tâm sự ở Hội An”. Tình người trên đường chính là điều Vinh cảm thấy vui nhất suốt chuyến đi. Kỷ niệm buồn duy nhất của Vinh là đã đánh mất chiếc điện thoại (mượn của bạn) ở U Minh.



Khi lạc đường ở U Minh



Đến Kiên Giang, dù đã tiết kiệm hết sức nhưng Vinh vẫn hết tiền, không thể đi tiếp ra Phú Quốc như dự định. Anh chàng đành ngậm ngùi đạp xe về lại TP.HCM, mượn tiền người quen và đón xe đò ra Hà Nội, kết thúc cuộc phiêu lưu của mình. Khi được hỏi: “Điều gì gây khó khăn nhất cho em trong chuyến đi: thiếu thể lực, thiếu tiền hay sự cô độc…?”, Vinh trả lời tỉnh rụi: “Mấy điều anh hỏi, theo em chỉ cần có quyết tâm là khắc phục được. Điều làm em cảm thấy “ngán” nhất là cảm giác… “ê mông” ở những chặng đầu”. Vinh nói thêm: “Chuyến đi của em thật ra chẳng có gì to tát, chỉ là một phần trong trào lưu “phượt” của tuổi trẻ. Em đi để nâng cao bản lĩnh sống của mình, chỉ vậy thôi!”

Đúng là không có gì to tát, nhưng qua hành trình của Vinh, tôi thấy trong đó một phần tuổi trẻ của mình, cũng mơ ước, cũng khao khát nhưng nhiều khi lại thiếu một chút dũng khí, thiếu một chút dấn thân để ước mơ có thể thành sự thật. Và tôi khâm phục Vinh – một người trẻ dám nghĩ, dám làm.

Nguyên Hà

Đọc thêm tại đây nhé:
http://www.phunuonline.com.vn/dulich/2010/Pages/hanh-trinh-cua-tuoi-tre.aspx
 
Thuốc bù điện giải là thuốc gì vậy bạn MEM.?

Thuốc bù điện giải là thuốc dùng để bù nước vào cơ thể trong trường hợp mất nhiều nước ạ, ví dụ như lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá độ hay bị tiêu chảy cũng phải dùng ạ. Thuốc em dùng là Osezol (?) ạ, có hình như 1,5k/ gói nhỏ uống có mùi ngai ngái khó uống ạ.
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

kí thuốc nì e uống ùi ạ , khó uống kinh khủng khi bị sốt cao hay mất nước người ta mới uống nói chung là phục anh ghê ạ.Giá mà mình cũng được như anh í hihi , vì em thà chết chứ không uống nổi kí thuốc đó ah hô hô
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Thuốc bù điện giải là thuốc dùng để bù nước vào cơ thể trong trường hợp mất nhiều nước ạ, ví dụ như lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá độ hay bị tiêu chảy cũng phải dùng ạ. Thuốc em dùng là Osezol (?) ạ, có hình như 1,5k/ gói nhỏ uống có mùi ngai ngái khó uống ạ.

Có gì đâu, thuốc này là một dạng nước muối nhẹ, uống khi mất nước như kiểu nước khoáng mặn ở quảng ninh ấy, mùi vị của nó cũng như thế, cũng không khó uống lắm.
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Trời... Tên giống mình nhỉ... Ngưỡng mộ wa
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Củng quê nghệ an luôn.... Người nghệ an toàn người giỏi giang và...................... đẹp trai......haaaahahahha
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Chúc mừng chú em một chuyến đi hoành tráng(c). Hí hí, "bắt quàng dân choa tí".
 
Re: Chúc mừng MEM nhà ta đã xuất hiện trên phunuonline : Hành trình tuổi trẻ

Biết thông tin của Mem qua xedap.org, là dân nhà choa cả hầy
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top