What's new

[Chia sẻ] Nhật Bản - visa du lịch & câu chuyện chuẩn bị bên lề chuyến đi

Nhật Bản - visa du lịch & câu chuyện chuẩn bị bên lề chuyến đi

Nhân những ngày nghỉ lễ GIỖ TỔ VUA HÙNG, mình ở nhà tập trung viết bài để nhanh hoàn thành những thông tin muốn chia sẻ đến mọi người trong chuyên đi Nhật vừa qua.
Vì trí nhớ không được tốt nên nếu ko ghi lại tỉ mỉ thì sợ rằng sẽ quên và lãng phí.
Chúc mọi người kì nghĩ lễ vui vẻ và hạnh phúc!
-----------------------

Hi mọi người, mình thấy đã có rất nhiều topic chia sẻ về những chuyến đi Nhật Bản của các anh chị khác. Tất cả đều nhằm mục đích giúp cho người đi sau có cái nhìn khái quát trước khi thực hiện chuyến đi đến những nơi mơ ước.
Bản thân mình cũng đã tìm tòi và khám phá, lên lịch trình, sửa tới, sửa lui, tham khảo này nọ để có 1 cái lịch trình ko hẳn là hoàn chỉnh nhưng đủ để cảm nhận và bước đi.

Mở đầu 1 topic nào cũng vậy, mình xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh, chị, các bạn đã đi trước, đã chia sẻ và tạo dựng nên những topic nước Nhật hoành tráng, những topic lôi cuốn người đọc ngay từ những bài đầu tiên, những hình ảnh sống động và gần như dễ hình dung nhất. Cầu chúc mọi người luôn mạnh khỏe và có thêm nhiều bài viết hay để chia sẻ cho mọi người.

Nhân đây, mình xin chia sẻ những chuyện từ khâu chuẩn bị cho chuyến đi, để dễ hình dung hơn nhé. Mặc dù câu chữ của mình ko dc mạch lạc và trơn tru lắm nhưng đã nhận thì phải cho đi. Vậy nên mình cố gắng ghi lại và chia sẻ những gì mình biết được.

Khái quát chuyến đi Nhật:
- Thời gian: 05/04 – 13/04/2013 (09 ngày 08 đêm)
- Máy bay: China Airlines (CI)
- Lộ trình: Tokyo – Osaka – Yoshino – Kyoto – Tokyo
- Nhóm 2 người
- Nhiệt đô ban ngày 13 – 15 độ, ban đêm từ 3 – 5 độ


IMG_0406 by sejabin_xltt, on Flickr

I. CHUẨN BỊ

@ Vé máy bay khứ hồi:

Sau khi quyết định sẽ có 1 chuyến đi đến Xứ sở Phù Trang, mình nhanh chóng search thông tin về các hãng máy bay đi Nhật. Với lời khuyên của Nai-san, mình có thông tin và chọn lọc các hãng bay đi Nhật như sau:

- Kí hiệu sân bay: NRT (Narita – Tokyo), HND (Haneda – Tokyo), KIX (Kansai – Osaka), KUL (Kuala Lumpur - Malaysia), TPE (Taipei – Đài Loan), SGN (Tp.HCM – VN)

# Air Asia: sẽ mua 2 chặng bay, chăng thứ 1: SGN – KUL – SGN, chặng thứ 2: KUL – HND – KUL hoặc KUL – KIX – KUL => Giá ban đầu dự kiến khoảng 8 – 9tr khứ hồi (ko khuyến mãi)

# Vietnam Airlines: bay thẳng SGN – NRT – SGN hoặc SGN – KIX – SGN hoặc SGN – NRT// KIX – SGN => đây là sư lựa chọn tối ưu nhất cho chuyến đi, nhưng giá VMB cũng vì đó mà tầm 15 – 16tr

# Japan Airlines: bay thẳng SGN – NRT – SGN => hàng không Nhật thì ko cần bàn tới chất lượng nữa, giá cũng tương đương VNA

# China Airlines (CI): chặng SGN – TPE – NRT – TPE – SGN (thời gian transit tại Taipei chỉ có 60 – 120 phút) => khuyến mãi chỉ còn khoảng 9tr5 với điều kiện KHÔNG HOÀN, KHÔNG ĐỔI TÊN, HÀNH TRÌNH BAY, NGÀY,…

 Sau khi cân nhắc về thời điểm đi (đầu tháng 4), cộng thêm việc mua vé tàu JR Pass (7 ngày), mình đã quyết định mua VMB của China Airlines, thời điểm mình mua vé là tháng 11.2012, như vậy cách thời gian đi gần 6 tháng. Đây là 1 quyết định khá liều lĩnh vì nếu ko có VISA mình sẽ mất hết tiền VMB (9tr5).

 Cho nên, mình KHUYÊN chân thành là đừng LIỀU như mình. Khi nào có visa chắc chắn rồi hãy mua vé nhé. Chính vì vậy nên làm visa sớm (visa có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp xét visa)


Vậy là xong phần VMB nhé.
 
I. Chuẩn bị (Khách sạn)

@ KHÁCH SẠN:

Vì mình lên lịch trình từ khá xa nên đã chuẩn bị book khách sạn sớm, nhưng mãi cũng đến tận cuối tháng 3 thì mọi thứ mới ổn định.

Tháng 04 là mùa cao điểm của Nhật, du khách mọi nơi đổ về rất nhiều, vậy nên nếu có kế hoạch sớm và ko bị thay đổi như mình, thì các bạn nên đặt khách sạn sớm từ 2 – 3 tháng để giá tốt nhất.

Hay nhất là nên đặt trên www.booking.com và nên xem kĩ về điểu khoản HỦY PHÒNG (KO CHARGE PHÍ). Vì khi đặt phòng trên đây, mình có thể đặt nhiều khách sạn tại cùng thành phố, chộp nhanh khách sạn giá rẻ, so sánh từ từ rồi HỦY bớt ra (miễn sao trước ngày khách sạn quy định để ko bị TÍNH TIỀN). Bên cạnh đó, dịch vụ báo giá phòng rẻ qua e-mail của booking.com cũng giúp ích cho mình khá nhiều trong việc đặt phòng khách sạn.

Các khu vực khách sạn mình hay lựa chọn để book và tiêu chí đầu tiên là RẺ, HỢP LÝ & THUẬN LỢI di chuyển. Sau chuyến đi của mình, mình đã ở từ khách sạn 1* kiểu Nhật, khách sạn Capsule dạng khoang, khách sạn FIRST CABIN (như trên máy bay) đến nhà nghỉ truyền thống và phòng khách sạn thông thường. Các vị trí khách sạn mình chọn:
- Tokyo: khu Asakusa & Shinjuku Station
- Osaka: Shinsaibashi Station & Namba Station
- Kyoto: Kyoto Station

Trải nghiệm dc nhiều dạng khách sạn khác nhau, giúp mình có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn cho các chuyến đi sau này. Trong tất cả các khách sạn mình đã ơ thì khách sạn tại Osaka & Kyoto là tốt nhất & thuận lợi nhất, vậy nên lần sau nếu có dịp quay lại thì mình vẫn sẽ chọn 2 nơi này, mặc dù khách sạn Ryokan tại Kyoto thì giá ko hề rẻ tí nào nên chắc sẽ suy nghĩ lại việc ở Kyoto (haha).

Nhận xét về các khách sạn đã sử dụng qua:

1. Fukudaya Asakusa Hotel (Tokyo)

IMG_0200 by sejabin_xltt, on Flickr

Vị trí: hơi xa trung tâm, cách tàu điện ngầm Minamisenju Station khoảng 15 phút đi bộ (phải có sự hướng dẫn của ks thì mới tìm ra và ko bị lạc đường).
Giá phòng: 2,800 Yên/ phòng đơn/ đêm
Loại phòng: truyền thống kiểu Nhật, ngủ trên chiếu TATAMI, shower bathroom share, share toilet
Ưu điểm: khách sạn giá cả phù hợp cho mùa du lịch
Khuyết điểm: hơi xa, chỉ cho check-in đến 23:00, chủ khách sạn hình như ko đọc được Tiếng Anh nên có viết mail bảo đến trễ nhưng vẫn close cửa bình thường (làm ngồi đợi gần 1 tiếng trong cái lạnh 3 độ C ban đêm).

2. B& C Sunplay Inn Nagahori (Osaka)
Vị trí: ngay trạm tàu điện ngầm Shinsaibashi (Exit cửa số 3 – South – ngay cửa vào khách sạn).
Giá phòng: 3,300 Yên/ khoang/ đêm
Loại phòng: đây là khách sạn dạng giường khoang (Capsule), rất thoải mái và tiện lợi. Chỉ có sử dụng shower bathroom đối với Nữ, toàn bộ mỹ phẩm đều sử dụng của Shiseido (dầu gội, dầu xả, sửa tắm, lotion, dưỡng tóc,…). Có đầy đủ mỹ phẩm và vật dụng dành cho phái nữ. Mỗi ngày được phát 1 bộ quần áo ngủ mới, khăn tắm mới. Loker được để bên phòng kế bên.
Ưu điểm: vị trí tiện lợi, nhân viên thân thiện, các đồ vật tuyệt vời, ngủ ngon và không bị làm ồn nhiều.
Khuyết điểm: bên khu vực nam hình như hơi ồn, nghe bạn mình bảo khi tụi nó nhậu cả đêm.

3. Frist Cabin Midosuji Namba (Osaka)
Vị trí: ngay trạm tàu điện Namba (exit cửa số 13, lên thang máy tầng 4 của Namba building).
Giá phòng: 4,500 Yên/ phòng 4m2/ đêm
Loại phòng: dạng first cabin như trên máy bay, có 1 giường, tủ, tivi 26 inch,… Phòng tắm loại giống như ở các Ryokan (kiểu phòng tắm công cộng của Nhật)
Ưu điểm: phòng sạch sẽ, ko quá ồn, wifi lên đến từng tầng của khách
Khuyết điểm: di chuyển hơi xa đến Shinsaibashi & khu ăn uống Dotombori

4. Iida Ryokan (Kyoto)
Vị trí: cách trạm Tokyo Station 5 phút đi bộ
Giá phòng: 15,000 Yên/ phòng 2 người/ đêm
Loại phòng: truyền thống kiểu Nhật, tắm kiểu phòng tắm công cộng đặc trưng.
Ưu điểm: ngay khu vực trung tâm nên thuận tiện đi lại, phòng đẹp.
Khuyết điểm: nhân viên ít giao tiếp bằng Tiếng Anh, wifi chỉ có ở khu vực Lễ tân

5. Shinjuku Washington Hotel 3*** (Tokyo) – đặt qua cty du lịch => 1 trong những điều kiện làm visa
Vị trí: cách trạm Shinjuku 15 phút đi bộ trong đường hầm (06:00 – 22:45)
Giá phòng khi đặt: 3,500,000 VND/ phòng 2 người/ đêm
Loại phòng: kiểu Tây bình thường, phòng rất nhỏ.
Ưu điểm: nhân viên nhiệt tình, wifi free lên đến tầng của khách
Khuyết điểm: ko giống như trên website ghi là rất gần Shinjuku Station, đi lâu, nếu xách hành lý nặng chắc bị khùng luôn. Giá phòng quá mắc so với chất lượng nhận được.

6. Nikko Narita 4**** (Tokyo) – đặt qua cty du lịch => 1 trong những điều kiện làm visa
Vị trí: cách sân bay Narita 10 phút đi xe bus
Giá phòng khi đặt: 3,300,000 VND/ phòng 2 người/ đêm
Loại phòng: kiểu Tây bình thường
Ưu điểm: phòng rộng, nhà tắm và toilet riêng biệt (tách thành 2 phòng nhỏ), wifi free đến phòng
Khuyết điểm: nhân viên ko dc thân thiện
 
Last edited:
I. Chuẩn bị (VISA - quan trọng nhất)

@ VISA (nhiều bạn quan tâm đến cái này nhiều nhất khi có kế hoạch đến với Nhật Bản)

Dự định ban đầu của mình là đi tự do 1 mình và nhờ cty hỗ trợ việc thư mời của đối tác Nhật.
Nhưng bạn của mình cũng quyết định đi sau 1 thời gian phân vân. Vậy nên mình đã tìm và làm dịch vụ visa Nhật tại 1 công ty du lịch với các yêu cầu bắt buộc như sau:
- Đặt ít nhất 3 đêm khách sạn liên tiếp trong lịch trình đi
- Tham quan 1 optional của cty du lịch Nhật như tham quan 1 ngày tại Núi Phú Sỹ & vùng Hakone, 2 ngày tham quan Kyoto với Bullet Train hoặc 3 ngày kết hợp Kyoto & Takayama,…

Vì thời điểm mình hỏi cty du lịch là cuối tháng 2, các phòng ks tại Tokyo gần như đã FULL nên mình đã phải trả phí phòng khá cao cho 3 đêm tại đây => Kinh nghiệm là nên hỏi dịch vụ visa sớm để có thể linh động chọn khách sạn giá tốt, nhưng vì cty này có đối tác Nhật khá nổi tiếng nên khách sạn cũng nằm từ hạng 3 sao trở lên và gần trung tâm (thế nên giá đắt đỏ).

Về hồ sơ cá nhân cần chuẩn bị để nộp đơn làm visa, mình sẽ chia sẻ 2 phần hồ sơ, 1 của mình, 1 của bạn mình để mọi người tham khảo thêm nhé.

# Hồ sơ mà bên công ty du lịch yêu cầu:

(tham khảo kĩ nhé)

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ XIN VISA NHẬT
B) Đối với khách hàng tham gia chương trình.
1) Hộ chiếu bản chính còn giá trị trên 06 tháng kể từ ngày khởi hành. (khách hàng vui lòng ký tên
vào hộ chiếu gốc, nếu thiếu sẽ bị LSQ Nhật trả lại hồ sơ không xét).
2) 01 hình 4.5cm x 4.5 cm (nền trắng).
3) Bản khai visa đã ký tên sẵn, lưu ý chữ ký giống với chữ ký trên hộ chiếu (Công ty sẽ
khai form cho khách)

a. Nếu quý khách đang là nhân viên của một công ty:
4) Hợp đồng lao động nếu (bản copy).
5) Đơn xin nghỉ phép đi du lịch có xác nhận ký đóng dấu của công ty.

b. Nếu quý khách có sở hữu công ty riêng:
6) Giấy phép kinh doanh của công ty và có tên của quý khách trong danh sách góp vốn (bản copy).

c. Nếu quý khách là người hoạt động tự do (vui lòng cung cấp một trong các giấy tờ sau để
chứng minh khả năng tài chính):
7) Số tiết kiệm ngân hàng từ 6.000USD trở lên (bản copy).
8) Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng từ 6.000USD trở lên
9) Giấy tờ đứng tên chủ quyền nhà hoặc đất (bản sao)

Ghi chú:
1- Trên đây là những yêu cầu chung của Lãnh sự để cấp visa. Kết quả còn tùy thuộc vào việc xét
hồ sơ của Lãnh sự quán Nhật.
2- Nếu có những yêu cầu khác (bổ sung thêm giấy tờ, phỏng vấn trực tiếp hoặc đượng sự phải tự
ký tên vào đơn xin visa) từ phía Lãnh sự, chúng tôi sẽ thông báo đến quí khách.
 
Last edited:
I. Chuẩn bị (VISA - quan trọng nhất)

# Hồ sơ của mình (nhân viên văn phòng):
- Hộ chiếu còn hạn sử dụng trên 6 tháng, kí tên và ghi rõ họ & tên
- Hình 4 x 6 phông trắng (chụp ko quá 6 tháng)
- Đơn xin cấp visa Nhật (chỉ cần kí tên & ghi rõ họ tên mặt sau), bên du lịch họ sẽ điền các thông tin còn lại.
- Lịch trình tham quan chi tiết
- Booking các khách sạn tự đặt trong tuyến đường đi
- Hợp đồng lao động (bản sao, có đống dấu cty)
- Đơn xin nghỉ phép (bản chính)
- Sổ tiết kiệm 100tr (bản sao)

# Hồ sơ của bạn mình (cũng là nv văn phòng nhưng thời điểm nộp hồ sơ vẫn chưa xin dc Đơn xin nghỉ phép nên đành nộp theo dạng TỰ DO kèm Hợp đồng lao động:
- Hộ chiếu còn hạn sử dụng trên 6 tháng, kí tên và ghi rõ họ & tên
- Hình 4 x 6 phông trắng (chụp ko quá 6 tháng)
- Đơn xin cấp visa Nhật (chỉ cần kí tên & ghi rõ họ tên mặt sau), bên du lịch họ sẽ điền các thông tin còn lại.
- Lịch trình tham quan chi tiết
- Booking các khách sạn tự đặt trong tuyến đường đi
- Hợp đồng lao động (bản sao, có đống dấu cty)
- Sổ tiết kiệm 200tr (bản sao)
- Giấy tờ nhà (bản sao)

Thời gian nôp visa vào LSQ Nhật là 1 tuần, tức T2 nộp thì T2 tuần sau có visa.

Sau khi bên cty du lịch có visa Nhật, mình lên lấy và gửi lại công ty 2 sổ tiết kiệm (1 của mình & 1 của bạn mình). Sau khi đi chơi về thì ghé lên lấy sổ và sẵn tiện complain dịch vụ (nếu có).

Lưu ý: việc cấp visa tùy thuộc vào LSQ Nhật, vậy nên trên đây chỉ là hồ sơ visa để chia sẻ với mọi người cùng nắm thông tin.

QUAN TRỌNG: LỆ PHÍ VISA là đây.

Mặc dù LSQ Nhật tại Tp.HCM chỉ thu 750,000 VND/ người nhưng khi lam qua công ty du lịch thì chi phí này dc DỘI lên rất cao. Lý do rất chi là CHÍNH ĐÁNG, phí làm THƯ MỜI của đối tác, đánh trúng ngay tâm lý cần TM của dân đi du lịch bụi.

- Lệ phí visa & thư mời: 4,200,000 VND/ người (nếu đi từ 2 người trở lên), đi 1 mình sẽ cao hơn nữa, tầm hơn 5,200,000 VND nhé.

- Thanh toán đặt phòng khách sạn: mùa cao điểm nên tầm khoảng 3,500,000 ~ 3,700,000 VND/ phòng/ đêm (ko bao gồm ăn sáng).

- Optional tham gia tour, rẻ nhất là đi núi Phú Sỹ 1 ngày cùng Hakone (đi thuyền hồ Ashi & Ropeway lên núi): tầm 11,000 Yên (ko bao gồm ăn trưa kiểu Nhật) và 13,000 Yên (đã bao gồm ăn trưa). NHư vậy, quy tỷ giá cũng ngót ngét 3,000,000 VND/ người

IMG_0782 by sejabin_xltt, on Flickr

 Như vậy mỗi người tốn hết 12,000,000 ~ 12,500,000 VND cho dịch vụ THƯ MỜi từ phía Nhật Bản

 Lời khuyên nếu làm dịch vụ: đăng kí sớm để giá phòng tốt hơn nữa, chọn optional rẻ nhất (loại đi 1 ngày hoặc city tour,…), ko nên chọn bao gồm Lunch (ko ngon mà mắc), mua cơm hộp mang theo là NHẤT.
 
Last edited:
I. Chuẩn bị (Hành lý)

@ HÀNH LÝ & QUẦN ÁO & ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN

- Hành lý: phải di chuyển nhiều qua các thành phố, xách lên xuống giữa các ga tàu điện. Vậy nên hành lý cần gọn nhẹ là tốt nhất. Nhưng đi trong thời gian mùa xuân (thời tiết vẫn đang lạnh) thì khái niệm GỌN, NHẸ hầu như không thể. Chính vì vậy, trước khi đi, các bạn hãy lên list những vật cần thiết khi mang đi, những món có thể tái sử dụng được. Và vật không thể thiếu là ÁO KHOÁC DÀI (dày vừa phải), KHĂN CHOÀNG & BAO TAY.

- Quần áo: hầu như ngày nào cũng phải mặc áo khoác, vậy nên quần áo mặc phía trong cần phải đáp ứng tiêu chí, mỏng, nhiều lớp và có thể tái sử dụng (ý là GIẶT). Vì thời tiết mùa xuân nhưng vẫn đang lạnh (buổi sáng 13 – 15 độ, ban đêm 3 – 5 độ), mặc đồ dày không phải là ẤM mà phải mặc nhiều lớp áo để giữ ấm nhiệt độ cơ thể. Nếu thận trọng, có thể mang theo 1 – 2 bộ đồ nỉ (mặc lót 1 bộ trong người), sau đó mặc thêm 1 áo thun hoặc áo sơ mi và khoác áo. Quần dài là điều không thể thiếu khi đi trong mùa này nhé, nên mặc những quần có lớp nỉ hoặc lông bên trong, giày boot cổ ngắn giữ ấm chân.
- Đồ dùng cá nhân: mỗi người mỗi khác nhưng nhớ phải mang theo các loại thuốc cảm, sốt, đau đầu, khó tiêu, tiêu chảy,… vì thuốc bên Nhật thì toàn tiếng Nhật, mà ko phải lúc nào ngta cũng hiểu bạn muốn gì :D. Vừa rồi, bạn đi chung của mình vì thời tiết thay đổi nên sốt 2 ngày liền ở Kyoto, may là có mang theo thuốc viên dạng nén, cách 4 tiếng cho bạn ấy uống để mấy ngay sau có sức mà đi chơi tiếp.

- Hành lý xách tay: NÊN mang 1 bộ đồ dự trữ, phòng trường hợp bị thất lạc hành lý. Ở trong tình cảnh ko có đồ thay, đồ ko đủ ấm. Phải đi mua đồ mới mặc dù có hỗ trợ từ hãng hàng không. Các thể loại sạc pin cũng để trong hành lỳ xách tay luôn nhé ;)
 
II. Lịch trình

II. LỊCH TRÌNH SƠ BỘ CHUYẾN ĐI VÀ THỰC TẾ

Chi tiết về các điểm tham quan, các bạn vui lòng tham khảo trang japan-guide hoặc anh google nhé. Mình chỉ đưa lịch trình tham khảo và thực tế ra sao thôi.


IMG_0447 by sejabin_xltt, on Flickr

D1: Tới sân bay Narita, mua vè xe bus về Tokyo Station.

D2: Tokyo – Osaka
Dự kiến: buổi sáng tham quan đền Asakusa Kannon, chụp hình Tokyo Sky Tree.
Trước 12:00 sẽ khởi hành đi Osaka bằng tàu Shinkansen.
Gửi đồ tại khách sạn và tham quan lâu đài Osaka

Thực tế: không đi được điểm nào do buổi tối ngày 1 gần 03:00 AM mới về tới khách sạn. Khi tàu tới Osaka thì trời mưa nên chỉ có thể về khách sạn.

D3: Osaka – núi Yoshino – Osaka
Dư kiến và thực tế gần giống nhau: cả ngày tham quan núi Yoshino, xuất phát 10:00 AM, bắt chuyến tàu tới Yoshino mất 1 tiếng 15 phút. 12:00 lên núi chơi đến tầm 3 – 4h thì về lại Osaka.

D4: Osaka – Kyoto – Osaka
Dư kiến: tham quan lâu đài Osaka bù cho ngày thứ 2. Đi Kyoto tham quan khu vực Arashiyama, rừng tre Sanago và đền Fushimi Inari.
Thực tế: chỉ đủ thời gian cho Lâu đài Osaka, thời gian tham quan Arashiyama & rừng tre rất ngắn (chỉ 2 tiếng).

D5: Osaka – Kyoto
Dự kiến: Đền Kinakakuji, đền Kiyomizu, Chùa Honganji, đền Mibu
Thực tế: chỉ tham quan đền Kinkakuji, đền Kiyomizu & chùa Honganji

D6: Kyoto – Tokyo
Dự kiến: Tham quan đền Fushimi Irani bù cho ngày thứ 3, đi tàu về Tokyo, tham quan công viên Shinjuku Gyoen.
Thực tế: chỉ tham quan Fushimi Inari và đi tàu về Tokyo. Buổi tối mua sắm tại Akihabara.

D7: Tokyo – Núi Phú Sỹ – Hakone – Tokyo
Ngày này đi the tour nên vẫn diễn ra bình thường.
Buối tối mua sắm tại khu Shibuya

D8: Tokyo
Dự kiến: tham quan đền Asakusa Kannon, chụp hình tháp Tokyo Sky Tree
Shopping mua quà và đi xe bus về lại sân bay (check – in khách sạn gần sân bay)
Thực tế: tham quan & mua sắm tại khu vực đến Asakusa Kannon. Buổi chiều đi chuyến bus cuối cùng về lại sân bay.

D9: Tokyo – SGN
 
III. Hướng dẫn cách mua vé tàu điện

III. HƯỚNG DẪN CÁCH MUA VÉ TÀU ĐIỆN NGẦM VÀ ĐẶT CHỖ (SHINKANSEN) Ở NHẬT BẢN

Bản thân đã từng đứng trước sơ đồ tàu điện ngầm Tokyo 15 phút nhưng vẫn không biết cách đi để mua vé tàu. Vì cách thức hoàn toàn khách so với Singapore & HongKong. Trên máy bán vé không hề hiển thị đi từ trạm nào đến trạm nào mà chỉ toàn số tiền ^^, lần đầu tiên thì liều mua đại, sau đó thì mới hiểu cách làm của người Nhật.

Ảnh chụp ga Tokyo Station (lúc gần 01:00 sáng - giờ Nhật Bản):

IMG_0198 by sejabin_xltt, on Flickr

Tại Nhật Bản, người ta bán vé tàu điện theo mệnh giá từ 160 Yên, 190 Yên, 220 Yên, 240 Yên, 260 Yên (cao hơn thì chưa thấy vì chưa đi tới ^^). Với mỗi mệnh giá, bạn có thể đi từ trạm GỐC (tức trạm bạn đang ở) đến (tức EXIT) bất cứ trạm nào (đi bảo nhiêu line cũng được – xem sức có hạn đến đâu, vì mỗi lần chuyển line không phải chỉ là đi lên và đi xuống cầu thang ), miễn sao ko vượt quá số tiền bạn mua trên vé. Nếu vượt qua số tiền vé ban đầu, bạn sẽ không thể qua cửa EXIT thì ngay chỗ đó sẽ có 1 máy tự động để đóng thêm phí.

Vì là lần đầu nên cũng hơi lúng túng, tiếng Nhật thì ko hiểu mô tê gì cả (chỉ nghe được mỗi khi dừng trạm), chữ viết thì hoàn toàn mù tịt. Vậy nên mỗi lần mua vé là sẽ đi qua chỗ bản đồ tiếng Anh và tìm kiếm trạm kế tiếp sẽ đáp.

Vậy nên mình ghi các bước mua vé:
- Xuống trạm ga tàu điện ngầm, tìm đến line tàu cần sử dụng bằng cách sử dụng bản đồ subway và hình dung đoạn đường sẽ đi (bắt đầu từ line nào, chuyển line ở trạm nào và kết thúc tại trạm nào) để tiết kiệm thời gian và sức lực.
- Ngay chỗ ra vào sẽ có khu vực bán vé tự động.
- Nhìn vào bảng sơ đồ tàu điện, tìm ga muốn đến, ngay trên tên ga sẽ ghi rõ giá tiền mà bạn phải mua là bao nhiêu? (Các loại vé mình hay thường mua để di chuyển là 160 yên, 190 yên, 220 yên, 260 yên). Nếu còn không chắc, bạn có thể mang đến hỏi nhân viên tàu điện (rất nhiệt tình) lần đầu tiên, sau đó thì có thể tự mình đi được.
- Trong máy bán vé tự động thì có cả tiếng Anh, chỉ cần nhét đủ số tiền cần mua, số lượng người cần mua và nhấp vào đúng số tiền (có máy là hiện số trên máy bán vé, có máy thì sẽ hiện số trên màn hình cảm ứng) thì bạn đã có cái vé trong tay. Thiền thừa sẽ được nhả ra ngay sau đó (nếu có). Bạn không cần phải click những chữ như OK, FINISH gì cả vì nó không có đâu. Chỉ cần đúng tiền, đúng số lượng cần mua thì máy sẽ nhả vé ra. Nếu đưa tiền vào mà ko mún mua nữa thì nhấp CANCEL thôi.
- Trong trường hợp chỉ mua vé 160 Yên, mà muốn đi chặng 190 Yên hoặc cao hơn thì như mình nói ở trên là ngay chỗ EXIT sẽ có máy nạp thêm tiền chênh lệch (mình chưa sử dụng bao giờ nên ko rõ cách mua lắm).

- Lưu ý 1: máy bán vé tự động có những máy chỉ chấp nhận đến loại tiền mệnh giá 1,000 Yên thôi nhé. Có những máy khác thì có chấp nhận tiền giấy mệnh giá cao hơn (tại 1 số trạm lớn).
- Lưu ý 2: tùy theo từng trạm và tại các máy bán vé tự động sẽ hiển thị các mạnh giá khác nhau. Vd: từ trạm Tokyo Station, khi mua vé thì mình thấy có mệnh giá thấp nhất từ 160 Yên, nhưng từ trạm Shinjuku Station thì mệnh giá thấp nhất từ 190 Yên,…

 Sau khi có vé rồi thì cứ thế mà đi đến line cần thiết, chú ý là sẽ có 2 bên, kiểm tra cây cột có chú thích các trạm tiếp theo để xem có lên đúng tàu không nhé?

 Lưu ý nhỏ nhoi: 1 số tàu điện sẽ chỉ có tiếng Nhật thôi nhé (tức người đọc và bảng HD chỉ có sử dụng tiếng Nhật), thì lúc đó nên hình dung ngay đi bao nhiêu trạm thì phải ra khỏi tàu và đi tiếp sau line khác, tàu khác.

Bản đồ subway tại Tokyo (cái này bạn sẽ thấy khi hỏi đường tại khách sạn hoặc nhân viên tàu điện, họ sẽ gửi cho bạn 1 bạn sau khi chỉ đường xong):

tokyometro by sejabin_xltt, on Flickr

Mình có tìm 1 ví dụ để các bạn có thể hình dung qua trang web của Tokyo Metro:

- Trang web này đưa ra lộ trình mà các bạn có thể đi từ ga này đến ga khác, với cùng 1 giá tiền nhưng có nhiều các khác nhau.
- Mình search cho lộ trình từ Tokyo Station đến Asakusa Station: phí đi cho lộ trình này là 190 Yên, có những cách đi như sau:
o Cách 1: từ Tokyo Station sử dụng line Marunouchi đến Ginza, sau đó chuyển sang line Ginza để đến trạm Asakusa (tổng thời gian di chuyển: 24 phút).

o Cách 2 & cách 3 thì các bạn tham khảo thêm trang web nhưng hầu như sẽ chọn cách 1 vì chỉ chuyển line 1 lần. (Web: http://www.tokyometro.jp/en/ticket/search/)

 Lưu ý đặc biệt: tại Nhật Bản, trên các phương tiện công cộng sẽ có những hàng ghế dành riêng cho đối tượng đặc biệt như người già, phụ nữ có thai, phụ nữ đi cùng con nhỏ hoặc người bị thương. Hàng ghế này nếu trống thì mọi người có thể tự do sử dụng nhưng sẽ nhường lại khi 1 trong những đối tượng trên xuất hiện. Còn ngoài ra (tức ngoài những hàng ghế ưu tiên trên) thì KHÔNG AI nhường ghế hết nhé ;), dù người ngồi là 1 cô gái hay người trung niên và người đứng là 1 bà già hoặc ông già tuổi quá thất tuần. Thật sự cái này mình k biết có chính xác không, nhưng 09 ngày qua là những ngày mình đã thấy và trải qua những việc như thế. Đôi khi họ còn ngạc nhiên khi thấy mình đứng lên để nhường ghế cho người khác.
 
III. Hướng dẫn cách mua vé tàu điện

Khi sử dụng tàu Shinkansen cho các ngày di chuyển khoảng cách xa như Tokyo- Osaka, Osaka – Kyoto,… thì nên ĐẶT CHỖ trước. Công đoạn này nên thực hiện sẽ không phải đứng đợi tàu phải xem khoang nào là KHÔNG CẦN ĐẶT CHỖ trước (thông thường mình thấy từ Khoang 1 đến khoang 5). Nhiều khi đang đứng đợi tại cột khoang số 15 mà kiu chạy đến khoang 5 thì là 1 bài tập chạy kinh dị @.@

Khi sử dụng JR Pass để đi tàu Shinkansen thì nhớ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng như dc sử dụng cho tàu nào, ko sử dụng cho tàu nào, khoang đặt chỗ và không đặt chỗ thì ntn,…
Hình ảnh trên tàu Shinkansen:

IMG_0211 by sejabin_xltt, on Flickr


Cách đặt chỗ rất đơn giản:

- Xông vào quầy Shinkansen ticket
- Nhớ nhân viên đặt chỗ dùm (nhớ nói đi từ trạm nào đến trạm nào, Vd như từ Shin-Osaka Station đến Tokyo Station), có thể yêu cầu ngồi cửa sổ hoặc blab la,…
- Sau đó sẽ dc nhận 2 cái vé đặt chỗ và lên đúng khoang đã đặt trước. Ngồi lê la đến khi xuống trạm cuối.

KINH NGHIỆM RÚT RA SAU CHUYẾN ĐI VỀ VIỆC MUA JR PASS:
- Nếu mua VMB chặng đi là Tp.HCM – Tokyo và chặng về là Osaka – Tp.HCM cho lịch trình của mình như trên thì sẽ không cần phải sử dụng vé JR Pass vì nếu mua cũng sẽ ko sử dụng hết dc 28,300 Yên của chiếc vé này
- Nếu không mua JR Pass thì lộ trình của mình chỉ phải sử dụng những tuyến đường như sau có JR (có sắp xếp lại để tiết kiệm hơn):
o Tokyo – Kyoto
o Kyoto – Inari - Kyoto
o Kyoto – Osaka

 Vậy nên các bạn nhớ cân nhắc kĩ khi mua JR nhé, sẽ đi theo lộ trình vô Tokyo, ra Osaka thì mua JR pass hơi phí. Vì tại các thành phố lớn, các subway tư nhân rất nhiều, đi tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhiều hơn sử dụng line JR.
 
Hành lý đến trễ

HÀNH LÝ ĐẾN TRỄ
(ảnh sưu tầm)

MINH HOA - HANH LY by sejabin_xltt, on Flickr

Đây là kinh nghiệm mà lần đầu tiên mình trải qua trong những chuyến đi phượt.
Quả là một kinh nghiệm quý báu, qua việc này cũng thấy dc các bạn Nhật rất nhiệt tình.
Sự việc diễn biến như sau:
Ngày đầu tiên làm thủ tục lên chuyến bay đi Đài Bắc, hãng hàng không China Airlines có thông báo do máy bay đến trễ nên giờ khởi hành sẽ lùi lại 60 phút.
Trên chuyến bay A340 to lớn (lần đầu đi máy bay to thế), mình dc phục vụ ăn uống, ngủ nghĩ rất kĩ. Thức ăn ngon và hợp khẩu vị nhưng muôn đời mình chỉ trung thành với món BÁNH MÌ TRÒN kẹp BƠ (ai biết chỗ mua BƠ giống trên máy bay thì chỉ với nhé).

IMG_0195 by sejabin_xltt, on Flickr

Máy bay đáp xuống sân bay Đài Bắc lúc 16:15 phút, mình dc chào đón rất trịnh trọng tại cửa ra máy bay . Lý do: máy bay khác đi Tokyo đang đợi mình và 5 thằng còn lại. Thế là cả đám dc 1 phen chạy xách dép, ko kịp thở, còn cái bạn dẫn đường thì miệng cứ la “ Tokyo, Tokyo,… over there, come, come”. Ca đám chỉ lên được máy bay sau hơn 20 phút chạy (chạy nhé, ko dc đi bộ đâu vì sẽ bị lạc và cho ngủ lại Đài Bắc đấy), lên tới máy bay mà thở như chạy nước rút ấy.
Máy bay cất cảnh trễ hơn sự kiến 20 phút, vậy nên lúc đáp xuống sân bay Narita thì cũng trễ 20 phút luôn. Đến màn xếp hàng nhập cảnh dài thườn thượt…

Mọi chuyện bắt đầu từ khi thấy cái tên của mình TO TỔ CHẢNG nằm trên 1 biển thông báo của băng chuyền nhận hành lý. Ôi thôi, có chuyện chẳng lành rồi …
3 nhân viên Nhật Bản của hãng Japan Airlines rất nhiệt tình, dễ thương nhưng khả năng tiếng Anh thì … Tụi mình phải vừa quơ tay, múa chân, chỉ chỏ thế này thế kìa thì cả đám mới hiểu nhau.
Hành lý của mình đến đây chính thức bị ở lại ĐÀI BẮC.
Lý do: máy bay từ SG đến trễ nên ko kịp chuyển hành lý sang máy bay đi Tokyo
3 bạn Nhật bảo mình rằng khoảng 01:00 PM ngày mai, hành lý sẽ đến sân bay, và tụi nó sẽ mang đến ks cho bọn mình. NHƯNG… xui 1 nỗi, khách sạn ngày mai của bọn mình ở tận OSAKA, thế là cả đám ấy MỞ TO MẮT tròn xoa và nói j đó bằng tiếng Nhật mà mình chỉ có thể nghe, KHÔNG THỂ HIỂU.
Sau đó, bạn Nhật vẫn cặm cụi viết lấy viết để những gì lien quan đến hành lý của bọn mình như:
- DẠNG HÀNH LÝ (valy dạng hộp kéo, túi xách hay,…)
- MÀU SẮC
- HÃNG VALY
- LOẠI Ổ KHÓA & PASSWORD (khi họ nhận dc phải mở ra xem có bị mất mát j không?)
- VẬT DỤNG TRONG VALY (quần áo, mỹ phẩm, nước hoa,…)
Và cuối cùng ghi địa chỉ khách sạn ở Osaka, hứa ràng 07:00 PM ngày mai sẽ có mặt tại khách sạn Osaka. Tụi mình hiểu đây chỉ là trường hợp ngoài ý muốn nên cũng chẳng đòi hỏi gì thêm (dù rằng lúc đó trên người mình chỉ có 1 áo somi, 1 áo khoác mỏng, 1 cái quần short ngắn, 1 khăn choàng mỏng và nhiệt độ bên ngoài hiện là 3 độ C).
Anh bạn Nhật nghe nói mình muốn mua vé xe bus về Tokyo thì cũng tận tình dắt chúng mình ra quầy vé. Vì mất thời gian khai báo hành lý, nên mình phải đi chuyến xe cuối cùng về Tokyo Station. Sau đó mới tính tiếp.

HÃY NHỚ RẰNG, KHI BẠN BỊ TRƯỜNG HỢP NÀY, bạn ra khỏi quầy khai báo mất hành lý với những giấy tờ như sau ở bên cạnh (để làm chứng cứ):
- Giấy xác nhận việc thất lạc hành lý của hãng hàng không
- Thông tin liên lạc với hãng khi cần thiết

Tất cả đó là chuyện của ngày đầu tiên, ngày thứ 2 khi về đến Osaka, trời mưa khá lớn nên tụi mình về khách sạn sớm, định bụng chờ hành lý để tắm rửa, thay đồ và đi dạo shopping & ăn uống. NHƯNG (lại nhưng nữa nè) tự nhiên mình muốn kiểm tra hành lý với hãng nên đã nhờ bạn Lễ tân dễ thương của khách sạn B&C Sunplay Inn Nagahori gọi lên sân bay Narita. Cô nhân viên trả lời với giọng nhỏ nhẹ và dễ thương, THÔNG BÁO rằng hành lý của mình sẽ KHÔNG ĐẾN kịp hôm nay, hẹn trưa mai sẽ đến ( Aaaaaaaaaaaaaaaaaaa, khói bốc lên tới não).
Mình cười 1 cái, nhờ bạn Lễ tân cho mình nói chuyện với cô bé dễ thương ngoài sân bay kia.Mình xác định lại xem có nghe nhầm không rằng HÀNH LÝ ko đến kịp, ngày mai (tức ngày thứ 3) mới có.
Sauk hi nghe cô ấy bảo YES thì mình cũng chẳng còn bình tĩnh nữa, HÉT RẤT LỚN qua điện thoại (xin lỗi nhưng bực chịu không nỗi). Ngay mai mới tới thì tối nay mặc j, sáng mai cả ngày đi núi mặc j, mỹ phẩm sử dụng làm chi,… Và nhiệt độ bên ngoài thì chẳng phải ẤM ÁP gì cho cam, và hỏi ngay mình sẽ dc BỒI THƯỜNG như thế nào đây??? Vì hãng đã hứa ngày đầu tiên và mình cũng nhỏ nhẹ cho qua vì dù sao cũng làm trong ngành dịch vụ nên THÔNG CẢM được.
Một hồi rối rít xin lỗi, cô bạn bảo sẽ liên hệ với CHINA AIRLINES xem giải quyết như thế nào? Và hẹn mình 10 phút nữa gọi lại cho khách sạn. Cúp máy với em ấy xong mà KHÓI VẪN CÒN BỐC và mấy bạn Lễ tân nhìn mình sững sờ. Cười 1 cái cho quên đi việc ĐAU KHỔ này!!!
Sau 10 phút, mình nhận dc câu trả lời là HÃNG SẼ HỖ TRỢ MỖI HÀNH KHÁCH 5,000 YÊN cho việc này. Tụi mình dùng 5,000 Yên để mua áo khoác và đồ dùng cần thiết. Ôi cha mẹ ơi, 5,000 Yên không phải nhỏ nhưng ko đủ để mua ở cái thành phố trong đất nước mang tên NHẬT BẢN. Sauk hi mua thì nhớ giữ BILL lại, ra sân bay sẽ dc hoàn trả.
Haizz, xem như cái số mình ko dc may mắn, trước khi cúp máy cảm ơn em kia 1 tiếng vì chẳng phải lỗi của em. Tức tốc liên hệ với bên Bảo hiểm để nhận dc thư trả lời về các giấy tờ cần thiết về việc YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THẤT LẠC HÀNH LÝ quá 8 tiếng của BẢO HIỂM (mua trước khi đi nhé, gần 300,000 VND/ người).
Chốt lại cho việc HÀNH LÝ ĐẾN TRỄ là NÊN MUA BẢO HIỂM trước khi đi du lịch, giấy tờ cần tập hợp và mang về đầy đủ:
- THẺ LÊN MÁY BAY (lượt đi, lượt về) hoặc VMB
- GIẤY XÁC NHẬN HÀNH LÝ ĐẾN TRỄ CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG
- GIẤY KÍ NHẬN LẠI HÀNH LÝ (kiểm tra ngày nhận xem có đúng không nhé)

Còn việc được đền bù bao nhiêu thì tùy thuộc vào Bảo hiểm, cái này mình ko rành lắm nhưng vừa đi về là mình làm ngay >”<, nghe bảo mỗi 8 tiếng dc 200 USD khi đầy đủ giấy tờ (haha, ko biết có phải BH ghi cho có hay không?)

Khi nào có KQ mình sẽ post cho mọi người tham khảo thêm. (BB)
--------------------
Hôm qua (25/04) mình nhận được KQ sau 10 ngày gửi THƯ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG đến bảo hiểm AIG.
Mình và người bạn đi cùng được hưởng mức BỒI THƯỜNG cho việc HÀNH LÝ ĐẾN TRỄ (2 ngày) là 10,500,000 VNĐ/ người (mức bồi thường tối đa).

Vậy nên 1 lần nữa KHUYÊN các bạn nên CÂN NHẮC việc MUA BẢO HIỂM khi đi du lịch để đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như đồ đạc và CẦN LƯU Ý GIỮ LẠI TẤT CẢ GIẤY TỜ liên quan.
 
Last edited:
Re: Nhật bản - visa du lịch &amp; câu chuyện chuẩn bị bên lề chuyến đi

Ui mình sắp đi Tokyo từ ngày 28/4 đến 4/5 nè, visa và vé máy bay xong hết rùi (mình mua của VN Airlines hết gần 17tr khứ hồi, hix, tiếc dã man). Mình có 1 anh bạn làm bên đó 3 năm rồi, lần này cũng nhờ người này mới xin đc visa đó.

Mình đang phân vân chuyện ks và đi lại bên đó, chả là anh bạn mình ko ở Tokyo nên cũng sẽ tranh thủ thời gian đó là Golden week để lên Tokyo dẫn mình đi chơi. Lúc đầu anh đó đề nghị mình và ảnh sẽ ở nhà người bạn tại Saitama gần Tokyo để tiết kiệm chi phí nhưng mình ngại + muốn tự do nên sẽ thêu ks ở 1 mình, anh bạn này (ko phải bf, hihi) sẽ vẫn ở nhà bạn ảnh. Mình vô agoda xem thì tháy ks chủ yếu dạng hostel với phòng ngủ capsule mới có giá tuơng đối, còn mà phòng riêng thì giá trên trời ghê nhỉ, đúng là Tokyo mà. Cuối cùng theo quyết định của bạn mình thì anh đó sẽ tìm ks (phòng riêng, toilet riêng, hehee, wan tâm nhất vụ toilet riêng nè) cho mình ở Saitama (cho gần chỗ ảnh ở), cách trung tâm Asakusa khoảng 40' đi tàu, giá khoảng 2 man JPY cho 1 tuần ở, ok nhỉ :p

Mình tính đi Kinkakuji ở Kyoto mà check giá JR muốn xỉu lun, hơn 1.8 triệu cho 1 lượt tàu từ Tokyo đi Kyoto, hix. Nhưng theo sejabin thì chỉ tham wan Tokyo thôi là đủ cho 7 ngày hay nên đi đến 1 thành phố khác? Mình thấy sejabin nói về JR pass, có vẻ tiết kiệm hơn mua vé lẻ nhỉ.

Lót dép ngồi chờ topic này của sejabin mới đc, hehehe
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,454
Bài viết
1,152,971
Members
190,095
Latest member
tanlongvn
Back
Top