What's new

Món ăn đặc sản ở từng vùng miền :x

shine^^=

Phượt thủ
Những món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến địa điểm đó
1yoyo23.gif


Đến Huế tớ thích ăn bánh nài, quên mất tên ^^!
200707051copiecopie.jpg


Ở Hà Nội cũng có quán Bánh Xinh ở phố Trần Hưng Đạo.Toàn món bánh lạ lùng ăn ngon nhưng mà thấy ít quá :D

Cơm hến là món ăn bình dân đầy ấn tượng của Huế. Những con hến nhỏ ở cồn hến (Vỹ Dạ) luộc chín, bỏ vỏ lấy nhân - có người gọi là mặt hến - bé tí xíu, là vị chủ của cơm hến, phụ gia là ruốc mặn mà, ớt cay xè, mè đậu thơm phức, tóp mỡ béo ngậy, rau sống là tổng hợp những khế chua, chuối cây, bạc hà, giá, rau thơm tươi ngon hấp dẫn.

Cách dọn cơm hến như trò chơi buôn bán của trẻ con, mỗi thứ một ít đủ màu sắc, tất cả cho vào tô, chan nước hến trắng đục, ăn rất ngon. Nấu cơm hến đơn giản, vật liệu rẻ tiền nhưng lại vô cùng công phu bởi nhiều phụ gia linh tinh nên đòi hỏi người phụ nữ phải chịu thương chịu khó. Đây là món ăn của nhà nghèo nhưng lắm người giàu sang khoái khẩu. Thì ra, thức ăn hợp khẩu vị quan trọng hơn sự phân biệt rẻ, đắt.

Cơm âm phủ: Là món ăn bữa chính, nhiều sắc màu ngon mắt, gồm một dĩa cơm trắng, rắc thêm ít tôm chấy hồng ngon ngọt, một vài lát thịt nướng mặn mà thơm nức lòng, dưa gang bóp chua ngọt, nước mắm ớt chanh tỏi cay cay, trộn đều, ăn "ngậm mà nghe" theo kiểu nói của các mệ Huế.

Bánh lá chả tôm: Món ăn bữa lỡ làm lưu luyến bao người. Bánh làm bằng bột gạo, nhân tôm thịt, hấp chín, chả làm bằng những con tôm tươi sống nguyên chất. Chiếc bánh lá của Huế mềm mỏng (người Huế vốn ăn lấy hương lấy hoa mà). Chả tôm Huế ngon nhờ tôm của sông Huế ngọt, biển Thuận An tươi. Chiều chiều cùng bạn bè hàn huyên tâm sự, thưởng thức món bánh lá chả tôm thì không còn gì thú vị hơn!

Bánh bèo, nậm, lọc: Là món ăn vào bữa xế chiều đầy cảm hứng. Món bánh này rất dễ làm, nguyên vật liệu đơn giản. Bánh bèo đúng nghĩa với chữ bèo bởi mỗi chiếc bánh nhỏ tròn như mỗi cánh bèo, làm bằng bột gạo, rắc thêm tôm chấy, ăn với nước mắm ngọt. Bánh bột lọc là loại bánh vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm, làm bằng bột lọc bọc nhụy tôm thịt ăn với nước mắm biển, càng cay càng hấp dẫn, bánh được gói bằng lá chuối hay để trần luộc chín, mỗi dạng đều có một hương vị độc đáo riêng. Bánh nậm giống như bánh lá, về cách chế biến và cả nguyên vật liệu nữa, chỉ khác ở chỗ là bánh lá thường được gói bằng lá dong, bánh nậm gói bằng lá chuối.

Cháo le le: Là món cháo bổ dưỡng. Vịt (le le) luộc chín, xé nhỏ, xương băm nhỏ cho vào túi vải hầm với đậu xanh, nếp, gạo, nấu chín nêm gia vị vào, múc ra tô đã có sẵn thịt vịt xé nhỏ, thêm hành ngò tiêu ớt thơm ngon nóng hổi, đang lúc tâm trạng không vui mà được ăn một tô cháo le le thì tinh thần sảng khoái bất ngờ!

Chè hạt sen: Huế có sen hồ Tịnh Tâm tuy hạt nhỏ nhưng bở và thơm, hạt sen hấp chín nấu với đường cát trắng hay đường phèn, nghệ thuật nấu chè hạt sen là phải luôn canh chừng lửa, lửa nhỏ riu riu để giữ cho hạt sen tròn trĩnh và mềm mại, nếu lửa ngọn lớn hạt sen sẽ bị vỡ ra, mất đẹp và khi ăn sẽ mất cảm giác ngon. Chè hạt sen rất ít tốn đường bởi bản thân sen đã có vị ngọt. Hạt sen bọc nhãn lồng Đại Nội một thời là món ăn sang trọng của giới quý tộc

Bún bò Huế
2475783850_bbb4ed26fa.jpg



Hà Nội thì thích bún thang với mỳ Vằn Thắn :x phở thì chỉ thích phở mama làm thôi ;))

Uhm, thèm Pizza Hut :x
9yoyo17.gif
9yoyo17.gif
 
pho-chua-1(1).jpg


Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.

Bánh phở thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm bằng gạo Cao Bằng ngọt dẻo. Bánh phở được, dàn đều trong bát, phủ lên những lát gan, lạp xườn rán cháy cạnh, vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những thịt vịt quay vàng rộm, điểm vài ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, miến và khoai cũng được thái chỉ chao giòn. Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng.

Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt quay Thất Khê, Cao Bằng cũng đã là một đặc sản hấp dẫn rồi.

Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Một số thực khách khi dùng món phở chua thường nhấm nháp cùng chén rượu Tắp Ná huyện Thông Nông hoặc rượu Lẩu Pảng huyện Hà Quảng. Rượu Lẩu Pảng được trưng cất từ bột cây báng lâu năm trên núi đá, men làm từ quả trầm hương, ủ bột xuống đất gần một tháng, đợi tiết trời vào thu có nhiều sương thì đem phơi rồi mới đem chưng cất. Ðây là thứ rượu thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe và phòng chữa được nhiều bệnh.

(Theo Nhân Dân)
Việt Báo (Theo_24h)
 
Những món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến địa điểm đó
1yoyo23.gif


Đến Huế tớ thích ăn bánh nài, quên mất tên ^^!
200707051copiecopie.jpg

Bánh nì có tên là bánh bèo đó Shine! ..^^.. Những "thứ" trãi trên đó là tôm cháy. Bánh đc làm từ bột gạo, đổ vào 1 cái chén nhỏ & hấp lên, đến khi chín thì múc ra, để lên đĩa, rắt tôm cháy lên & 1 cái cao lầu chiên vàng, ăn chung với nước mắm chanh ớt.

Món này còn có 1 cách ăn khác (đây mới chính là cách ăn chính thống của bánh bèo), đó là ăn nguyên xi trong cái chén hấp, nên món này còn có tên là Bánh bèo chén.
Chén bánh bèo hấp còn nóng hổi, đem ra, rắt tôm cháy & cao lầu chiên lên rồi rưới nước mắm chanh ớt lên. Lấy 1 cái xẻng tre (giờ đã đc thay bằng muỗng) xắn ra & ăn... Chèm chẹp.. Ngon ko thể tưởng! (c)
Bí quyết ngon hay dở của món bánh này nằm hết ở nước mắm chanh ớt. Nói là mắm chanh ớt chứ nước mắm phải đc làm từ nước luộc tôm thì mới ngon đc. (c)

Chèm chẹp... thèm... :(
 
Bánh nì có tên là bánh bèo đó Shine! ..^^..

Món này còn có 1 cách ăn khác (đây mới chính là cách ăn chính thống của bánh bèo), đó là ăn nguyên xi trong cái chén hấp, nên món này còn có tên là Bánh bèo chén.

Và sau khi ăn xong 1 chén bánh bèo, thì lại chồng cái chén sành đó lên cái cũ. Cứ thế chồng lên, chồng lên mãi, đến lúc nào chồng chén cao ngang trán thì có khi mới dừng....
 
Đến Huế tớ thích ăn bánh nài, quên mất tên ^^!

[/IMG]

Nhìn bánh bèo thấy thèm. Nhưng đúng ra linh hồn của mẹt bánh là chén mắm ớt đỏ vậy thì chưa ra chất Huế cho lắm. Ớt dùng để dằm mắm phải thứ ớt xanh to, có khi ở Huế trồng nhưng ớt này nồng đượm nhất là được trồng ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Mà ở Huế cũng có. O bán bánh bèo rót ra lưng chén nước mắm, nhanh tay dằm từng khoanh ớt xanh ngả vàng mỏng mỏng vô chén, chỉ cần chan nước mắm dằm ớt vô bánh rồi ăn thôi thôi vị cay của nó cũng thấm ngay trên đầu lưỡi, tê rần cuống họng và riết thì ghiền. Cái chén mắm nhỏ xíu, nước mắm lưng lưng, nổi bật lên vài khoanh ớt xanh to đùng là đặc trưng của mắm ăn bánh Huế. Ai xa Huế cứ nhớ cái vị ớt xanh bánh bèo nậm lọc, ớt bột cơm hến, nhớ miết.
 
Last edited by a moderator:
Nghe mọi người tả mà thèm quá. Hinh như trong chuyện Quán Gò đi lên của Nguyễn Nhật Ánh cũng có nhắc đến chén bánh bèo này.Hình như cái que để ăn gọi là cái siêu hay sao ý.

Thằng Lâm lầm lì cầm cái siêu lên. Người Quảng ăn bánh bèo bằng cái siêu. Cái siêu vót bằng tre, mũi nhọn, lưỡi mỏng và cứng, trông hao hao con dao găm. Những ngày đầu, thằng Lâm và mấy đứa trong quán tập sử dụng cái siêu toát mồ hôi hột. Con Lan thấy khó quá, mấy lần tính bỏ ngang, bị cô Thanh nạt:
- Con phải tập cho nhuyễn, rủi khách hỏi, mình biết đường mà hướng dẫn chớ.
Nhờ vậy mà bữa nay thằng Lâm có dịp trổ tài trước đám khách lạ.
Lâm vung cái siêu rạch hai nhát gọn gàng theo hình chữ thập, xẻ chén bánh bèo làm tư. Rồi nó kề cái siêu vào miệng chén, ngoáy một vòng ngoạn mục. Cái bánh bèo lập tức tách ra khỏi trôn chén.
Trước những cặp mắt thô lố của khách, Lâm chích cái siêu vào chén bánh bèo, dích một góc tư giơ lên:
- Ăn vậy đó.
Ba bốn cái miệng trầm trồ:
- Hay quá!
- Coi bộ khó dữ à!
Vừa xuýt xoa, đám con trai con gái vừa hào hứng cầm lên mỗi đứa một cái siêu sục vào chén bánh, thi nhau ngoáy tít. Bàn ăn bỗng chốc hỗn độn không thể tả. Đứa thì bặm mối đánh vật với chén bánh bèo, nạy cách gì cũng không lên. Đứa thì hất tung cái bánh ra bàn, lăn lông lốc. Tiếng cười đùa la hét vang lên muốn sập quán.
Rốt cuộc, chỉ vài đứa là học được cách dùng siêu. Số còn lại la trời:
- Khó quá bà con ơi. Lấy giùm tụi này mấy cái muỗng đi anh.
- Ừ, lấy muỗng múc ăn coi bộ chắc cú hơn!
Thằng Lâm lắc đầu, quày quả đi vô lấy muỗng.

Thèm ghê, chắc lát phải ghé qua quán bánh Xinh để ăn mới được :">
 
Bánh cuốn nóng Cao Bằng

Dẫu không phải là một món ăn thuộc hàng “cao lương mỹ vị”, nhưng bánh cuốn nóng đối với người Cao Bằng có thể được xem là một trong những món ăn thân thuộc nhất, gắn bó nhất...

ImageView.aspx


Vào buổi sáng, trên bất cứ ngã đường nào ở Cao Bằng, người ta đều thấy những hàng bán Bánh cuốn nóng. Cứ cách vài ba nhà thì lại có một hàng bán món ăn này. Đặc biệt là vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn.

Các quán phần lớn đều bày biện đơn sơ, gồm một quầy tráng bánh, vài chiếc bàn con và ghế gỗ xung quanh… nhưng hàng nào cũng có người ghé ăn. Người dân địa phương thưởng thức món này vào mỗi buổi sáng như là một thói quen.

Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác. Bột gạo loãng được tráng mỏng trên nồi hấp có nước đang sôi sùng sục ở bên trong. Chỉ sau ít phút, chiếc bánh trắng tinh, thơm mùi gạo đã chín. Người thích ăn cầu kỳ hơn có thể tráng chung trứng gà cùng với bột gạo để chiếc bánh thơm bùi hơn.

ImageView.aspx


Điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong, cuốn lại gọn và đẹp mắt, không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây và một ít hành lá xắt nhuyễn, hành phi, tốp mỡ, tiêu bột rắc lên trên.

Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắt mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắt mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua... hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.

ImageView.aspx


Dẫu không phải là một miền đất có nền văn hóa ẩm thực cầu kỳ và nổi tiếng, Cao Bằng vẫn mang trong mình những nét riêng, tuy nhỏ bé giản đơn nhưng cũng thật độc đáo và riêng biệt. Và món bánh cuốn nóng chính là một trong những nét độc đáo chỉ riêng có ở Cao Bằng. Nếu có dịp đến đây, đừng quên thưởng thức một lần bạn nhé!

ImageView.aspx


https://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=335617[/IMG

Nguồn:
(dulich.tuoitre.com.vn
 
Last edited:
Bạn dản7.org: Bạn lấy bài viết từ nguồn nơi khác, không phải bạn viết ra mà không ghi nguồn gốc, đó là vi phạm bản quyền.

Diễn đàn rất tôn trọng bản quyền, do đó hành động copy bài từ nơi khác về, kể cả copy ảnh mà không ghi là mình copy, nghiễm nhiên coi như đó là mình viết, là không chấp nhận được.

Trong 12 giờ tới mà bạn không điều chỉnh lỗi này, tôi sẽ xoá bài của bạn.
 
Hạt dẻ Trùng Khánh

Đi khắp trên đất nước ta, có lẽ không đâu có giống mác lịch (hạt dẻ) ngon ngọt và thơm như ở Trùng Khánh. Thông thường thì hạt dẻ mang hình tròn đều. Nhưng thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó, dị dạng. Hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái.

HATDE-1.jpg


Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến hạt dẻ, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Hương vị thơm ngon vô cùng, dù cho có chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò , thịt gà thì hạt dẻ vẫn giữ nguyên hương vị. Từ lâu, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một trong những sản vật đặc trưng của miền đất biên cương Cao Bằng. Tuy không to như hạt dẻ có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hạt dẻ Trùng Khánh bùi, ngậy, có hương thơm đặc biệt.

chestnut-1.jpg


Vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch hạt dẻ, đây cũng là mùa vui nhất của bà con người Tày, Nùng ở Trùng Khánh. Khi mua bạn nên chọn quả màu nâu đều, hạt to tròn, đó là quả được thu hái đúng độ chín. Lên Cao Bằng vào Trùng Khánh, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời se lạnh bạn sẽ cảm nhận được hương của núi rừng và tấm lòng của người trồng và chăm sóc cây dẻ, đến nơi đây bạn còn được đắm mình trong bầu không khí trong lành, tươi đẹp của thiên nhiên.

Nguồn tổng hợp

Nhân đây mình cũng có mẩu chuyện vui về hạt dẻ và địa danh Trùng Khánh.
Một hôm ở Hà Nội mấy thằng lang thang...và quyết định đi ăn hạt dẻ nóng:
Chị bán hàng chào mời tíu tít:
- Ăn hạt dẻ đi các chú, trời lạnh như thế " lày " mà ăn hạt dẻ nóng là tuyệt nhất đấy các chú ạh.
- Hạt dẻ chỗ chị là hạt dẻ Trùng Khánh chính gốc đấy.
Tôi cười và hỏi đùa chị:
- Thế chị có biết Trùng Kánh là ở đâu không ?
- Chú cứ đùa chị, chị bán hạt dẻ ở phố này đã bao năm nay rồi chẳng lẽ chị không biết.
- Trùng Khánh ở Bắc Kạn chứ ở đâu nữa.
Và cả lũ cười nhăn nhở. Quả thật ở Cao Bằng đã mấy năm nhưng để tìm được hạt dẻ Trùng Khánh " xịn " không phải là dễ, bởi hạt de Trùng Khánh bấy giờ được các thương gia Trung Quốc đặt từ khi còn chưa ra hoa. Muốn mua được đâu phải dễ, phải vào vườn năn nỉ mãi người ta mới chịu để lại cho vài kg. Chứ lấy đâu ra nhiều như mấy chị bán hàng quả quyết...
Thế
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,360
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top