What's new

[Chia sẻ] Myanmar, miền đất vàng hồn hậu

Hôm qua, và ngày mai, sẽ có hàng đoàn dân Phượt Việt đến với miền đất Myanmar. Sau đó chắc sẽ có rất nhiều, rất nhiều chia sẻ, cảm xúc... Chuyến đi của chúng tôi kết thúc vừa trước Tết, tràn đầy kỉ niệm trong mắt, trong tay, trong tâm trí.

Có lẽ cũng không thể viết nhiều, vì trong Phuot đã có những "Cảm xúc Myanmar" của Toet, "Myanmar trong tôi là bóng mặt trời" của LinhEvil, "Hành trình xông đất Myanmar của phi đội củ đậu" của Black, ba nữ anh thư hàng đầu, nên thuận tiện gì thì viết nấy, gửi lên vài tấm ảnh như một sự tri âm với các bạn bè đã giúp đỡ, tri âm với các bạn Myanmar hồn hậu, với một miền đất vàng không xa nhưng lạ...


Lịch trình chi tiết của phi đội Củ Lạc: gồm Mingala-One, Mingala-Hai, Minglala-Ba, Mingala-Tư.

Ngày 1:
Chuyến bay từ Bangkok xuống sân bay Yangon lúc 8h sáng
Mr.Saw của Kotar travel đón, đổi tiền ngay cạnh sân bay với tỉ giá 1USD = 1005 Kyat. Cafes, mua 2 SIM card rồi về văn phòng công ty lấy vé máy bay, được mời ăn Mogingha khá ngon. (Vé 4 người 4 chặng tổng cộng 928USD)

Lên xe riêng đi Golden Rock. Qua Bago ăn trưa. Đến chân Golden Rock, chờ xe đầy mất toi 1 giờ, xe chạy lên đến bến đỗ đã muộn. Đi bộ lên đỉnh, thuê gùi đồ 2000K. Lạc nhau lung tung. Phải nghỉ tại Khách sạn 40USD/phòng đôi, vé tham quan 6USD/người, 2USD/máy ảnh. Ăn tối khá ngon, dạo quanh Đá Vàng. Lạc mất một số thứ.

Ngày 2:
Dậy sớm đón bình minh, xuống núi, xe chở về Bago ăn trưa, thăm chùa Shwemawdaw rồi về thẳng chùa Vàng Shwedagon, đồ đạc thì nhờ xe mang về khách sạn (đã đặt trước). Lang thang trong Shwedagon từ chiều đến tối, đi tìm mua một số thứ ở Treasure Hall không có.
Về khách sạn Yoma (146 Bogyoke Aung San Str. 299243. 15USD/phòng đôi), ăn đối diện ngon, giá hợp lý.

Ngày 3:
Bay chuyến sớm, 8h đến Bagan với sân bay rất dễ thương. Taxi đi tìm nhà nghỉ, cuối cùng ở May Kha Lar làng Nayung Oo (20USD/phòng 4). Gọi luôn 2 xe ngựa (12USD/ngày) đi vào thành cổ Bagan. Trưa ăn ở gần đền Ananda kiểu buffet Miến (Danuphyu Daw Saw Yi, 3000K/người). Chiều tiếp tục thăm các khu đền. Về Nayung, ăn tối cạnh nhà nghỉ, đi dạo, hát nghêu ngao với các bạn Miến bên đống lửa.

Ngày 4:
Dậy sớm, xe ngựa đón đi ngắm bình minh từ đỉnh tháp. Thăm một loạt đền chùa tiếp. Trưa về ngủ một giấc. Chiều ra chợ Bagan, ăn sinh tố kiểu Miến.
Vào chùa Shwezigon ngắm hoàng hôn, rồi về quán ăn toàn khách Miến ở gần đó, một bữa rất ngon với các bạn phục vụ hớn hở cuống cuồng cả lên.

Ngày 5:
Bay sớm đi Mandalay, xe đưa về thành phố ngang đồng hoa hướng dương, về khách sạn Silver Star (195 Corner of 27 str & 83 str, 37USD/4 người). Gọi taxi, đi ăn trưa rất ngon ở quán Aye Myit Tar 1 (81 str. Between 36 - 37 str.), rồi cả loạt chùa với nhiều phiến đá ghi kinh, tu viện gỗ tếch rất đẹp.
Xe đưa qua chỗ chuyên đồ lưu niệm Pho La Pyae với giá cả rất hợp lý và nhiều đồ phong phú đa dạng. Sang Sagaing, thăm Học viện Phật giáo, lên đồi Sagaing. Quay về cầu U Bein ngắm hoàng hôn.
Tối đi dạo phố, vào hàng đồ ăn Hồi, chè Ấn, cơm rang...

Ngày 6:
Ngủ muộn hơn. Gọi xe đi chùa Mahamuni thăm tu viện có cả ngàn vị sư ăn lúc 10h sáng. Ra cầu U Bein lần nữa. Ra bến phà thuê thuyền đi Mingun (25USD), vì lạc mất GPS nên phải bỏ cái chấm Mingun; về xe đưa lên đỉnh đồi Mandalay. Tối đi ăn quán Tàu Min Min gần khách sạn.

Ngày 7:
Bay sớm đi Heho, đã đặt trước resort Sky lake (40USD/phòng đôi). Xe đón từ sân bay Heho về làng Nayang Shwe (18USD), thăm tu viện với khung cửa bầu dục. Xuồng (28USD) đưa đến Resort, rồi nhà hàng ăn trưa, thăm chùa với 5 pho tượng đã thành 5 cục vàng. Đi thăm chỗ làm thuốc lá, làng dệt vải tơ sen, lụa tơ tằm. Rồi làng rèn, đúc đồng sắt, ngôi nhà của người cổ dài.
Ngắm hoàng hôn tắt trên hồ. Về phòng nghe nhạc trong bóng đêm phủ xuống. Ăn tối tại resort.

Ngày 8:
Dậy sớm nhưng chỉ thơ thẩn trong resort. Xuồng đi thăm làng làm đồ bạc, rồi về thẳng làng Nayaung Shwe, ra sân bay về Yangon.
Yangon có xe của Kotar travel đón miễn phí, nghỉ tại Beautyland ngay cạnh chợ Boyzoke nhưng hơi ồn và leo cao (28USD/4). Đi chợ, lang thang rồi ăn tối.

Sáng hôm sau bay sớm về Bangkok để về Hà Nội.
 
Last edited:
(Bài của Mingalar-Hai : QuynhEm, đem về đây cho nó sinh động đầy đủ)


Đổi tiền ở Mandalay

Sáng sớm ngày thứ 2 ở Mandalay, quỹ tiền Miến của chúng tôi gần như sạch bách. Nhu cầu đổi tiền cấp thiết và bức xúc như bạn đang đứng ngoài cửa phòng toiltet mà bên trong đang có người. Chúng tôi hỏi lễ tân khách sạn thật cặn kẽ về địa chỉ đổi tiền tỷ giá tốt, và được chỉ dẫn tận tình. Bác tài taxi cũng nhiệt tình dắt đi 1 địa chỉ khác khi biết chúng tôi muốn đổi tiền, tỷ giá đâu như 970 Kyat/1 US$ (tỷ giá Kyat/US$ ở Mandalay thấp hơn ở Yangon). Cả lũ chê tỷ giá bèo, nhất định mò sang chỗ lễ tân khách sạn chỉ.

Mingalar Hai ngây thơ vô số tội và khờ khạo, rất hùng dũng và hăm hở xông vào chỗ đổi tiền. Đó là 1 khách sạn tư nhân bề ngoài xoàng xĩnh nằm lọt thỏm trong khu buôn bán của người Hồi giáo. Than ôi, đúng là điếc mà không sợ súng, chết nhát mà dám mò vào hang hùm miệng sói. Vừa dợm chân bước vào cửa khách sạn, Hai đã muốn đi thụt lùi ra cửa và tháo lui, mặc cho bữa trưa nay, tiền xe, tiền phòng, trăm thứ tiền, muốn ra sao thì ra. Căn phòng mờ tối, âm u, lành lạnh, vừa làm sảnh, vừa đặt bàn đổi tiền, vừa làm chỗ ngủ. Nói đúng ra thì trong phòng rất gọn gàng, sạch như lau như li, cảm giác như một hạt bụi cũng không có chốn dung thân. Đồ vật, sách vở nếu có để lung tung thì cũng có người nào đó đi ngay đằng sau cất về đúng vị trí và sắp xếp ngay ngắn. Lúc Hai vào thì đã có 1 người đàn ông và 1 người đàn bà ngồi chờ sẵn với dáng điệu khổ sở, nhẫn nhịn, trông ra dáng lao động nghèo, có vẻ chờ cũng lâu mà chưa được việc gì.

Rõ ràng Hai có tiền, Hai là khách, Hai phải được như Thượng đế. Thế mà thần hồn nát thần tính, nó lò dò, rón rén bước vào, cứ như kẻ khố rách áo ôm đến xin khất nợ. Nó tiến đến cái bàn mà ông già ngoài cửa chỉ cho nó là chỗ người ta đổi tiền đấy, ngập ngừng và e ngại, sợ bị cái ông ngồi sau bàn hoặc ăn thịt, hoặc làm gỏi, hoặc hơn nữa là cho nó mấy xấp tiền dày cồm cộp, thiếu trước hụt sau, rách nát và giả mạo, hoặc đơn giản hơn là cướp trắng tiền của nó. Cái ông ngồi sau cái bàn đấy, to như ông Hộ pháp trong chùa, đen như không thể đen hơn, chìm lẫn vào màu xám xỉn của tường, màu nâu tối của cái bàn nhỏ cũ kỹ, mà Hai mất một lúc quáng gà mới nhìn ra. Hai thẽ thọt :"Cháu đổi tiền đô la Mỹ í ạ". Một đôi mắt trắng dã, lạnh lẽo liếc lên qua khe hở giữa mắt kính và mắt như thầm bảo nó rằng:"nhãi nhép này đừng hòng tao đổi tỷ giá cao cho nhá". Ông hộ pháp có đôi mắt của kẻ lõi đời chuyên cho vay nặng lãi, một cái mũi với phần chóp mũi to, chảy xệ, một gương mặt đen kịt với những nếp da chảy thành từng ngấn và những nếp nhăn hằn sâu trên trán, bên khoé miệng. Hai cảm giác như thấy Eugene Grande bằng xương bằng thịt, bước ra từ trong tiểu thuyết, và ngồi chình ình trước mặt Hai. Ông Grande đen với lấy cái máy tính: "Đổi nhiêu?". "Dạ US $500". "950". " Dạ cao hơn được không?". "Không". "475,000, hết". "970 nhé bác?" Nó giở giọng ngọt ngào và mềm mại nhất, những mong ông hộ pháp mềm lòng. Con mắt trắng không thèm liếc lên đến lần thứ 2. Hai âm thầm gật đầu.

Ông hộ pháp hất đầu ra ngoài cửa. Hai thu vén bước nhanh theo 2 cô Miến nhẹ nhàng, khẽ khàng, cả 3 đều rón rén không dám gây tiếng động. Hai cô đếm cho Hai một xấp toàn tiền 5000 Kyat màu hồng. Hai cũng lo, kiểm lại tờ mới thì lấy tờ cũ thì đổi. Ôm xấp tiền bước ra mà nó cảm thấy như vừa trả xong nợ, nhẹ tênh tênh, hớn hở leo lên xe cùng bè lũ Mingalar. Khoe thành quả vừa thu được sau bao khó nhọc, 3 tên kia chọc nó :"tiền gì mà lạ thế này? Khéo nhà nước chưa cho lưu hành đồng 5000 Kyat này đâu." Tim nó thót lại muốn rơi ra khỏi lồng ngực, thoáng ý nghĩ "mình cấn thận thế mà vẫn bị lừa", đã muốn khóc váng lên rồi. May thay, lũ chúng chúng nó tiêu đến xu cuối cùng của cái mớ 5000 Kyat hồng rực ấy.

Còn gương mặt đen kịt, vô cảm cùng đôi mắt trắng, Hai nhớ đến tận bây giờ.
 
Thuyền cập bến Mingun. Xưa kia vị vua Miến Điện đã định dựng kinh đô ở đây, và muốn xây một ngôi chùa to nhất, cao nhất, đúc quả chuông nặng nhất.... Tóm lại cái gì cũng muốn nhất.

Nhưng rồi nó cũng sụp đổ nhanh chóng nhất. Do thiên nhiên, do kỹ thuật chưa đủ, hay do tham vọng quá lớn của con người?

Bến thuyền Mingun ngày nay

33128395.jpg
 
Hướng ra bến sông là một đôi sư tử xây bằng gạch vĩ đại, to hơn tất cả các con sư tử khác trên đất Myanmar. Ước chừng nếu khi còn nguyên vẹn nó phải cao đến hơn 20m. Nhưng vì chỉ xây bằng gạch lại trên nền đất yếu gần bờ sông, sau một trận động đất, nó đã đổ sụp.

Một con vỡ hoàn toàn, từng tảng gạch lớn rơi ra trên khắp cả khoảnh đất rộng. Con kia bị đổ mất phần từ cổ trở lên, nhưng vẫn còn phần thân to lớn.



34175871.jpg


34175875.jpg
 
Ngôi "chùa", đúng hơn là một đền thờ, xây bằng gạch đặc, được kì vọng là sẽ cao đến 150m, vươn lên trên tất cả các ngôi chùa khác. Gạch không phải là đá, không chịu nổi sức nặng của cá khối quá lớn, nên sập xuống, và nứt thành từng khối lớn.

Ngày nay, những gì còn lại cũng cho thấy sự kì công của công trình. Những người thợ xây xưa đã xếp hàng triệu viên gạch khít với nhau thế nào...

33128971.jpg

Mặt sau nứt toác như những vệt sét đánh

33128932.jpg
 
Đổi tiền ở Mandalay


Rõ ràng Hai có tiền, Hai là khách, Hai phải được như Thượng đế. Thế mà thần hồn nát thần tính, nó lò dò, rón rén bước vào, cứ như kẻ khố rách áo ôm đến xin khất nợ. Nó tiến đến cái bàn mà ông già ngoài cửa chỉ cho nó là chỗ người ta đổi tiền đấy, ngập ngừng và e ngại, sợ bị cái ông ngồi sau bàn hoặc ăn thịt, hoặc làm gỏi, hoặc hơn nữa là cho nó mấy xấp tiền dày cồm cộp, thiếu trước hụt sau, rách nát và giả mạo, hoặc đơn giản hơn là cướp trắng tiền của nó. Cái ông ngồi sau cái bàn đấy, to như ông Hộ pháp trong chùa, đen như không thể đen hơn, chìm lẫn vào màu xám xỉn của tường, màu nâu tối của cái bàn nhỏ cũ kỹ, mà Hai mất một lúc quáng gà mới nhìn ra. Hai thẽ thọt :"Cháu đổi tiền đô la Mỹ í ạ". Một đôi mắt trắng dã, lạnh lẽo liếc lên qua khe hở giữa mắt kính và mắt như thầm bảo nó rằng:"nhãi nhép này đừng hòng tao đổi tỷ giá cao cho nhá". Ông hộ pháp có đôi mắt của kẻ lõi đời chuyên cho vay nặng lãi, một cái mũi với phần chóp mũi to, chảy xệ, một gương mặt đen kịt với những nếp da chảy thành từng ngấn và những nếp nhăn hằn sâu trên trán, bên khoé miệng. Hai cảm giác như thấy Eugene Grande bằng xương bằng thịt, bước ra từ trong tiểu thuyết, và ngồi chình ình trước mặt Hai. Ông Grande đen với lấy cái máy tính: "Đổi nhiêu?". "Dạ US $500". "950". " Dạ cao hơn được không?". "Không". "475,000, hết". "970 nhé bác?" Nó giở giọng ngọt ngào và mềm mại nhất, những mong ông hộ pháp mềm lòng. Con mắt trắng không thèm liếc lên đến lần thứ 2. Hai âm thầm gật đầu.

Còn gương mặt đen kịt, vô cảm cùng đôi mắt trắng, Hai nhớ đến tận bây giờ.

Bắt bài Hai 1 cái nhớ:

Eugénie Grandet, tiểu thuyết của Honoré de Balzac, là câu chuyện về cô gái (già) Eugénie - con gái ông lão nhà giàu keo kiệt Felix. Có lẽ cụ tác giả bài trên đã nhầm nhọt cha cú với con tiên thì phải :) :)
 
Hì, hì, Mingarlar_Hai typing nhầm 1 chút xíu thôi mà.
Lão keo kiệt (họ) là Grandet và cô con gái là Eugenie, em Hai chỉ cần cắt cái tên Eugenie là đủ.
 
Chuông Mingun

Đã có một ngôi chùa to nhất rồi, có đôi sư tử to nhất rồi, ông vua Miến muốn có quả chuông to nhất nữa. Và thế là chuông Mingun được đúc vào năm 1810, vừa tròn 200 năm trước.

Quả chuông nặng 90 tấn, là quả chuông nặng nhất thế giới được gióng lên trong 190 năm (*)

Trong lịch sử, đây không phải là quả chuông to nhất. Người Miến Điện đã từng đúc một quả chuông huyền thoại, là chuông Dhammazedi. Quả chuông khổng lồ này đúc năm 1484 tại Yangoon, treo ở chùa Shwedagon, mà theo ước lượng của người Bồ Đào Nha khi đến xâm chiếm đo được, thì nặng đến 300 tấn. Quân Bồ muốn chiếm quả chuông vĩ đại này, khi vận chuyển qua sông thì thuyền vỡ và chuông chìm xuống vùng cửa sông, cho đến nay mất dấu không tìm nổi.

Do đó chuông Mingun trở thành quả chuông lớn nhất Myanmar, và lớn nhất thế giới được treo và đánh lên. (Chuông Công chúa của Nga to hơn nhưng chưa bao giờ được treo lên và "lên tiếng").

(*) Năm 2000, Trung Quốc đúc chuông nặng 108 tấn.


Chuông Mingun với ba trong số bốn Mingalar:

34419486.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,489
Bài viết
1,153,195
Members
190,104
Latest member
tranvouu12
Back
Top