What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ không có Taj Mahal

Gần cuối tháng 10 mà nhiệt độ ngoài trời vẫn ngấp nghé 30 độ C. Em quyết định đi hạ nhiệt mấy ngày, dừng chân ở 3 nơi: Div[Diu] - Sasan - và Junagadh [ai tò mò thì google map xem nó ở đâu, còn ko thì từ từ nghe giới thiệu].

Ở Ấn Độ, chuyện bạn đi bằng cách gì cũng quan trọng như chuyện bạn đi đâu.

Điểm đầu tiên trên lịch trình là Diu. Đây là 1 hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố em đang ở khoảng 400 km. Em quyết định đi buýt cho nhanh, chỉ mất 8, 9 tiếng thôi, thế là tầm 50 km/h nhá, chả bù với xe địa phương rùa bò 30-40km/h. Xe không có điều hòa, nhưng cần gì, nếu nóng quá thì mở cửa sổ, hít thở khí trời, lại giảm hiệu ứng nhà kính. Em còn quyết định bỏ thêm vài chục rupee mua giường nằm cho nó tiện nghi, tội gì mà phải khổ.

Đấy là em nghĩ thế.

Xe đến, ko giống với cái hình em thấy ở phòng bán vé lắm, nhưng kô vấn đề, em đã cẩn thận mang theo 1 cái khăn to để trải giường. Em ngả lưng, mơ màng nghĩ về biển và cát chờ đón em sáng hôm sau.

Khởi hành chưa được 15' thì em lồm cồm bò dậy, tia xuống dưới xem có cái ghế nào còn trống ko thì em xuống chiếm. Chả là nằm trên này hơi bị xóc, ruột gan trong người em cứ được dịp va vào nhau loạng xoạng, và em chắc mẩm nhỡ em mà chợp mắt một cái thì thể nào có được dịp tiếp đất.

Nhưng hóa ra là em toàn lo nghĩ viển vông, vì em vẫn thiêm thiếp đi [nhiều khi em cũng phải tự phục mình], và mấy lần được cụng đầu với trần xe em đều kiên quyết ko dậy. Mãi đến khi đêm đã về khuya, xe phóng băng băng trên đường, gió lùa vào chuyển từ mát... sang lạnh... sang lạnh cóng. Đúng chỗ giường em nằm thì tay cầm cửa kính bị hỏng, hở đầu hở cả chân, hì hục mãi mà không sao đóng vào được. Thật đúng là cầu gì được nấy, mấy hôm trước em vừa mơ màng nghĩ đến mùa đông quê nhà và rủa thầm cái chỗ em ở nóng gì mà nóng dai thế... Mặc thêm 2 cái áo dài tay rồi quấn thêm 1 cái khăn quanh đầu quanh cổ, em ôm cái ba lô yêu dấu và quyết tâm vượt lên số phận.

viết thế đã, mai e viết tiếp

3019110814_3624938365_o.jpg

ghi chú: ảnh ko liên quan gì đến chuyện đi chơi
 
Một điểm đặc biệt khác của Diu là về mặt văn hóa. Diu [Daman & Diu] là một trong số ít những nơi có cộng đồng người gốc/lai Bồ Đào Nha ở Ấn. [1 chỗ khác là bang Goa, nổi tiếng với những bờ biển đẹp, nghe đồn người nước ngoài còn đông hơn người Ấn]

Khoảng đầu thế kỉ 16, Bồ Đào Nha giảnh thắng lợi trong cuộc chiến trên biển với hạm đội Ai Cập, Calicut [Nam Ấn], và Gujarat. Người Bồ nhanh chóng dựng lên 1 pháo đài phòng vệ


3001664075_00e75a8de6_o.jpg


xa xa là 1 pháo đài nhỏ hơn, nằm giữa biển, ko hiểu để làm gì nữa, e hỏi ai họ cũng lắc đầu ko biết :D.


Nhìn xuống thị trấn

3001664217_4b6c92fb62_o.jpg



Bên kia là bãi đá

3001663947_aa40268777_o.jpg



Người Bồ ở đây 450 năm. Khoảng năm 1960, quân đội Ấn đánh chiếm hòn đảo này, nhưng hơn chục năm sau Bồ Đào Nha mới chính thức công nhận chủ quyền của Ấn.

Dưới ảnh hưởng của người Bồ, cộng đồng công giáo ở đây khá mạnh nên... ăn uống cũng thoải mái hơn. Bình thường ở Gujarat người ta ăn chay rất nghiêm ngặt, khoảng 90% nhà hàng, siêu thị ko bán đồ có thịt, cá.


Tường thành quanh khu phố cổ:

3001698941_bf70a51847_o.jpg
 
Từ Diu, em đi tàu lên Sasan thăm vườn quốc gia Gir, đây là nơi duy nhất còn có sư tử châu Á sinh sống.

Sớm sớm hôm sau dậy vẫn còn ngái ngủ, nhưng đi đường được 2 phút là tỉnh ngay vì... lạnh quá. Đi qua vùng đồi núi rừng rú, gió thổi tê người, tay bám vào thành xe cứng lại, cứ phải đổi liên tục.

Đến nơi thì hơi bị mất hứng, dân Ấn chỉ mất 400 rupee ($8) khoảng vào cửa, còn khách nước ngoài phải trả $40 [chưa tính tiền thuê lái xe]. Em cũng biết ở Ấn có chính sách 2 giá rồi, nhưng chênh lệch đến mức này thì vô lí quá. Chưa kể, ko giống những chỗ có tượng đài này nọ, người Ấn Độ đến vườn quốc gia thường thuôc tầng lớp trung lưu và thượng lưu, mà những bạn này thì ko có nghèo hơn em. Nhưng chẳng lẽ giờ lại đứng ngoài, nên dĩ nhiên là vẫn móc ví ra trả.

Chuyến đi kéo dài 3 tiếng, quang cảnh cũng khá đẹp, nhưng ko có gì độc đáo lắm [chắc vì đầu óc em vẫn còn vương vấn chuyện $40 :D] và cũng chả thấy sư tử đâu [thấy mỗi dấu chân :D], nhưng em vẫn còn may mắn chán vì nhìn thấy đuôi của 1 cặp báo.

Bác hướng dẫn và bác lái xe cũng rất tận tình, cứ liên tục: “hươu kìa, chụp đi! nai kìa, máy ảnh đâu?.” nhiệt tình quá nên em cũng ngoan ngoãn vâng lời.


3001699251_ee8dbc6eba_o.jpg



3001699085_0ebbd677d5_o.jpg



Em cực kì phục các bác ấy ở khoản tinh mắt. Lúc bác lái xe bảo “có báo,” em còn đang quay trước quay sau "đâu đâu?" thì bác ấy đã kịp tia thêm phát nữa và bảo: 2 con, một đực, một cái. Nhìn theo hướng tay bác ấy mất 1 phút em mới lờ mờ thấy 2 con gì đó.
Lúc gần cuối, đi qua suối các bác ấy lại chỉ cho thấy 1 con cá sấu. Con cá sấu khá nhỏ, và chỉ nhô 1 cái phần đầu ra khỏi mặt nước, post ảnh lên xem mọi người có nhìn ra được ko


3002534810_46f95056d6_o.jpg
 
Em ở cái làng cách vườn quốc gia khoảng 4 km, gọi là cách nhưng thực ra làm gì có rào chắn đều là rừng rú cả.


3002535064_b5ff63661e_o.jpg



Lần đầu tiên nhìn thấy người da đên [negro] ở Ấn. Họ sang đây như thế nào thì em chưa tìm hiểu kĩ. Một bác trong lòng nói họ người Tanzania [ở Tanzania ngược lại cũng rất nhiều người gốc Ấn, và họ có thế lực kinh tế rất lớn] bị đưa sang đây khoảng trăm năm trước làm nô lệ. Nguồn tin khác thì nói rằng họ đã đến đây từ 400 năm trước. Bây h họ nói tiếng địa phương, người Ấn thường thuê làm các công việc nặng nhọc.
Không có hình vì em ngại chụp, tự mình ngại thôi chứ thường thì họ cũng thoải mái.


Đi vòng vòng quanh làng, gặp 1 ông lão, có cái tẩu nhìn phát em mê luôn nên xin chụp. Làm dáng cho em chụp này:


3002534926_c594a59d1c_o.jpg


Cái này thì là tự nhiên.


3001699347_5ea99e7309_o.jpg



Định crop lên để nhìn cái tẩu cho rõ nhưng máy của em lởm quá, thành ra hỏng hết cả cái đẹp. Ở ngoài nó rất nhong nhanh, nhìn là biết được chủ nhân yêu quý đến mức nào.
 
Thêm một chút với freshair, Daman và Diu là 2 trong số 7 vùng lãnh thổ thuộc liên bang (union territories) nên có luật riêng chứ không giống như luật của tiểu bang nơi đó. Goa, Pondicherry cũng là những vùng lãnh thổ tương tự. oilman có tới Pondicherry, 2 tiếng lái xe từ Chennai, cựu thuộc địa của Pháp, vẫn còn những kiến trúc thuộc địa, đường phố mang tên pháp như Rue gì gì đó, cảnh sát cũng đội mũ nồi như Pháp... Goa thì chắc chắn đầy người nước ngoài, ở đó còn có một cộng đồng hippies người nước ngoài định cư ở đó từ lâu.
 
Nhìn chân của đại ca này đi, tập Yoga không phải ai cũng đưa được chân lên gọn gàng như vậy. Bác này mà uốn éo các loại là đúng catalogue Yoga luôn.
 
oilman có tới Pondicherry, 2 tiếng lái xe từ Chennai, cựu thuộc địa của Pháp, vẫn còn những kiến trúc thuộc địa, đường phố mang tên pháp như Rue gì gì đó, cảnh sát cũng đội mũ nồi như Pháp...

Mấy chỗ b nói e chưa đi chỗ nào cả. Hi vọng đầu năm sau đi qua Chennai.

Gần Pondicherry cũng có 1 cộng đồng quốc tế, ở làng Auroville, cư dân đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới [chủ yếu là châu Âu thì phải]. Chả là 2 cuốn truyện e vừa đọc đều có nhắc tới Pondicherry và ashram của Sri Aurobindo và "the Mother," người sáng lập nên cái làng này. Nghe thấy tò mò, nhưng có vẻ kì kì. Ko biết b có lên đó ko?


Goa thì chắc chắn đầy người nước ngoài, ở đó còn có một cộng đồng hippies người nước ngoài định cư ở đó từ lâu.

chỗ này còn được gọi là "tourist ghetto" của Ấn! Dạo này Goa khá tai tiếng vì báo chí ngày càng đưa nhiều tin du khách nước ngoài bị giết, cưỡng hiếp, v.v. Vụ gần đây nhất có liên quan đến con trai bộ trưởng bộ giáo dục của bang -_-
 
Nếu freshair đang ở Gujarat thì mình recommend bạn đi Aurangabad thử một chuyến. Aurangabad ở bang Maharashtra nhưng hình như cũng gần Gujarat thôi. Ở đó có hai thiền viện Ellora và Ajanta theo dạng hang động nhân tạo khoảng trên 1500 năm trước. Goa thì nên đi dịp giáng sinh, chỗ đó là vui nhất. Vậy tình hình ở Goa dạo gần đây phức tạp hả? Pondicherry thì mình cho là khá nhạt, nếu không có thời gian thì cũng không cần tới đó.
 
Nếu freshair đang ở Gujarat thì mình recommend bạn đi Aurangabad thử một chuyến. Aurangabad ở bang Maharashtra nhưng hình như cũng gần Gujarat thôi. Ở đó có hai thiền viện Ellora và Ajanta theo dạng hang động nhân tạo khoảng trên 1500 năm trước. Goa thì nên đi dịp giáng sinh, chỗ đó là vui nhất. Vậy tình hình ở Goa dạo gần đây phức tạp hả? Pondicherry thì mình cho là khá nhạt, nếu không có thời gian thì cũng không cần tới đó.

hi`hi`, tuần tới e có việc đi Bombay, nhân tiện lượn lờ qua mấy chỗ trong Maharashtra, trong đó có Ellora & Ajanta. Aurangabad cũng gần chỗ e, cách có... 14 tiếng đi buýt thôi.

Đang hi vọng được ở đây đến năm sau để có điều kiện đi 1 số nơi nữa.
Muốn đi Chennai vì cuối năm có lễ hội nhạc Carnatic và múa bharatanatyam. Pondicherry nói thực nghe kể cũng ko thấy có hứng lắm.
Goa e cũng chả ham. Bờ biển Konkan và đoạn từ Goa xuống Mangalore chắc nhiều biển đẹp, mà ko đắt và nhộn nhạo. Ngoài tin báo chí đưa, lần nào gặp khách vừa ở Goa đi lên là lại nghe chuyện bị bám đuôi, quấy rối này kia nên e thấy ớn, đặc biệt vì bình thường thấy ở đây rất an toàn.
 
hi`hi`, tuần tới e có việc đi Bombay, nhân tiện lượn lờ qua mấy chỗ trong Maharashtra, trong đó có Ellora & Ajanta. Aurangabad cũng gần chỗ e, cách có... 14 tiếng đi buýt thôi.

Ở Ấn mà đi xe buýt chừng ấy thời gian chắc khi bước xuống xe sẽ trông bèo nhèo lắm nhỉ. Xe lửa cũng được mừ. Xe lửa Mumbai-Aurangabad mất chừng 6 tiếng. Từ Gateway of India có thể đi đảo Elephanta để xem những hang động nhân tạo tương tự. Nó cũng là một di sản thế giới. Tuy nhiên, Ajanta và Ellora xưa hơn và bề thế hơn nhiều. Với lại nếu bạn thích tìm hiểu Phật giáo, hai nơi này sẽ rất ấn tượng.
 
kể tiếp chuyện đi chơi lần trước đã

Rời Sasan, em đi Junagadh. Lúc đầu thì nhỡ xe, rồi sau thì xe bị hỏng giữa đường, nên lúc đến nơi đã gần 1h đêm, may mà khách sạn ở gần bến xe, đi 5’ là tới. Bác chủ khách sạn cũng tốt, cho em 1 cái phòng lớn [phòng 3] mà chỉ lấy hơn giá phòng đơn 1 tẹo.

Em nhận phòng. Biết hôm sau phải dậy sớm nên em phi thẳng lên giường, nhưng ko ngủ được vì… bẩn quá. Người em bẩn chứ ko phải giường bẩn :D Lại lồm cồm bò dậy đi tắm qua, mất chục phút quý báu.

Sáng hôm sau, 5h rưỡi em dậy sửa soạn. Vừa mở cửa phòng thì thấy 3 bạn khác, 1 bạn Israel và 2 bạn Đức, hỏi chúng mày cũng đi leo núi à? Ừ. thế là đi cùng luôn.

Gọi là leo núi, nhưng ko đi đường mòn. Từ chân núi lên đến đỉnh cao nhất, nơi có 1 điện thờ Hindu, có bậc thang. Giữa lưng chừng có mấy điện thờ Jain, nghe nói là một trong những nơi thờ cúng quan trọng nhất của cộng đồng này ở Ấn, rất nhiều đoàn hành hương đến đây [nghe nói thế thôi, vì chưa thấy chỗ nào ít người hành hương hết, các bạn Ấn được cái rất chăm khoản này]. Tổng cộng có 9999 bậc, nhưng ko phải bậc liên tiếp, cứ vài bậc lại có 1 đoạn bằng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,447
Members
189,949
Latest member
0123winnet
Back
Top