What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Mỗi khi nhìn pho tượng này, thấy bình yên lạ.


picture.php
 
Nhà tổ

Phía sau chính điện của chùa, thường có một tòa Hậu đường, làm nơi thờ các vị Tổ sư của tông phái, của chùa, gọi là Nhà Tổ.

Nhà tổ có thể bày tượng Phật trong đó, nhưng những ngôi chùa cổ nhất thì thường chỉ bày tượng Tổ mà thôi. Tượng Tổ gặp nhiều nhất ở các chùa là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, vị Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa (cũng là tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ). Tượng Tổ sư Bồ Đề thường được đặt ở vị trí cao nhất.

Bên dưới tượng Bồ Đề sư tổ là tượng các tổ sư của chùa. Những vị tổ viên tịch gần đây thường có ảnh, tranh.


Bên dưới là bàn thờ Tổ chùa Quán Sứ, trên cùng là tượng Tổ sư Bồ Đề, bên dưới là tượng các Tổ của chùa Quán Sứ. Dưới cùng là ba di ảnh của các vị Tổ gần đây.
Đặc biệt di ảnh bên phải là của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Pháp chủ đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viên tịch khi 96 tuổi; di ảnh bên trái là ĐL HT Thích Tâm Tịch, Pháp chủ thứ hai của GHPGVN, viên tịch khi 91 tuổi.
(Hòa thượng Pháp chủ thứ ba hiện nay cũng đã 93 tuổi rồi, không biết cụ còn trụ thế được bao lâu nữa)


picture.php
 
Bồ đề Đạt Ma sư tổ

Có lẽ người Việt Nam biết đến Bồ đề Đạt ma Tổ sư dưới hình thức Tổ sư của Võ học Trung hoa nhiều hơn là Tổ thiền tông.

Sử ghi rằng Đạt ma Sư tổ đến TQ truyền pháp, đã lên núi Tung Sơn, chùa Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, sau đó mới truyền cho Huệ Khả. Đồng thời Sư tổ cũng truyền thụ cách luyện tập thân thể cho các nhà sư chùa Thiếu Lâm theo khí công, từ đó phát triển rộng ra thành các tuyệt kĩ chùa Thiếu Lâm.

Đến giờ người ta vẫn tôn Thiếu Lâm Tự là cái nôi võ học, và Bồ Đề Đạt Ma là thủy tổ của võ học. Các truyện chưởng khi nói đến Võ tổ thì phải nói đến ông.

Trong tranh tượng, Bồ Đề Đạt Ma có một hình thức cực kì đặc biệt dễ nhận ra: Đôi mắt to trắng dã trông rất hung dữ, râu quai nón rậm rịt lại càng thêm phần dữ dội, thậm chí có tranh vẽ cả lông ngực. Nhưng cái hay chính ở chỗ: bên trong một hình thức hung dữ như vậy lại là một vị Tổ sư Thiền đạt đỉnh cao của Từ bi và Trí tuệ.

Nếu ai vào chùa nhìn thấy tượng Tổ râu quai nón, thì đó chính là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.


picture.php
 
Trong dòng chảy của mình, các vị Kim Cương hội nhập và dung hòa nhiều ý tưởng khác nhau. Có trường hợp coi các vị Kim Cương là hóa thân của các Bồ tát, có trường hợp coi các Kim Cương chưa phải là Bồ tát. Rồi có dòng thì đặt ra là có 8 vị Kim Cương (Bát bộ Kim Cương); trong khi có trường phái lại không đồng ý và cho rằng có nhiều hơn thế..

Theo em đọc được thì Kim Cương Thần tướng mà trong chùa vẫn thờ có 8 vị là: Đại Thần Lực Kim Cương, Bạch Tinh Thủy Kim Cương, Tích Độc Thần Kim Cương, Hoàng Tủy Cầu Kim Cương, Tử Hiền Kim Cương, Xích Thanh Độc Kim Cường Định Trừ Tai Kim Cương, và Thanh Trừ Tai Kim Cương. Nhưng nhìn ảnh bác Chitto pót trang 6 thì em đúng là không biết ông nào mà ông nào.:D

Còn về tranh luận là các vị Kim Cương là hóa thân của Bồ Tát hay không thì em có đọc thấy điển tích sau em post các bác tham khảo, có 2 điển tích; là Bát Đại Kim Cương Minh Vương và Bát Đại Kim Cương Đồng Tử.
Trong đó Bát Đại Kim Cương Minh Vương là hóa thân của các bồ tát như: Kim Cương Thủ Bồ Tát hiện ra thành vị Giáng Tam Thế Kim Cương, Đại Cát Tường Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Uy Đức Kim Cương, Hư Không Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Tiếu Kim Cương, Từ Thị Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Luân Kim Cương, Quán Tự Tại Bồ Tát hiện ra thành vị Mã Đầu Kim Cương, Địa Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Vô Năng Thắng Kim Cương, Hàng Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát hiện ra thành vị Bất Động Kim Cương, Phổ Hiền Bồ Tát hiện ra thành vị Bộ Trích Kim Cương

Và Bát Đại Kim Cương Đồng Tử là 8 sứ giả của Bất Động Minh Vương bao gồm: Tuệ Quang Đồng Tử, Tuệ Hỷ Đồng Tử, A-Lốc Đát Đa Đồng Tử, Chí Đức Đồng Tử, Ô-Câu Ba-Ca Đồng Tử, Thanh Đức Đồng Tử, Cằng Yết La Đồng Tử và Chế Cha Ca Đồng Tử
 
Vầng, đọc qua cũng hoa cả mắt vì tên các vị ấy. Mà đấy là tên tiếng Hán, chứ nếu tên tiếng Phạn trước khi phiên âm ra thì còn loằng ngoằng đến thế nào.

Qua đó cũng thấy là các quan niệm về các vị Kim Cương nói riêng, chư Phật, Bồ tát,... nói chung là rất rắc rối phức tạp. Không có hoàn toàn một chuẩn chính xác cho mọi trường hợp.

Ngay bản thân Phật Thích Ca Mâu Ni, bản thể của Phật cũng không thống nhất giữa các tông phái. Tông Nguyên thủy thì Phật Thích Ca là duy nhất, tối cao vô thượng, và chỉ tôn thờ Thích Ca; Đại thừa thì coi Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là Ứng thân của một Pháp thân Phật Như Lai; Mật Tông thì cho rằng có vô số Thích Ca ở vô số thế giới, tất cả phát xuất từ một đấng tối thượng là Đại Nhật Như Lai - Tỳ Lư Xá Na Phật ở cõi Liên Hoa Đài Tông; Tịnh Độ tông thì tôn thờ A Di Đà hơn cả Thích Ca...

Đi sâu vào những cái này thì phức tạp nhằng nhịt lắm cơ. Tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng thế thôi. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Nho giáo cũng có hiện tượng tương tự.
 
Tượng Thánh tổ

Trong một số chùa miền bắc có một pho tượng đặc biệt, mà tôi thấy miền Trung, miền Nam không hề có, đó là tượng Thánh Tổ.

Thánh tổ ở đây không phải chỉ đơn thuần là Sư tổ như các tượng ở Nhà tổ, mà còn là Thánh mang nghĩa thần thánh linh thiêng; nghĩa là các vị Thánh tổ không chỉ là Sư mà còn có phép thuật, thần thông, hộ quốc tí dân như các vị thần, thành hoàng làng, các vị thánh linh thiêng vậy.

Có lẽ đó là dấu tích của Mật tông, đề cao phép thuật biến hóa khi tu luyện. Mặc dù Phật giáo không đề cao phép thuật, nhưng dân gian thì thực ra rất thích điều này, và vị sư nào được coi là có phép thuật thì dễ được tôn là Thánh tổ, tôn sùng hơn cả các vị Sư tổ nữa. Các vị Thánh tổ này bên cạnh tên gọi theo Pháp hiệu Phật giáo thì còn tên thánh dân gian nữa.

Tượng Thánh tổ dễ gặp nhất là : Thánh Điềm : Minh Không - Không Lộ, thánh Láng - Từ Đạo Hạnh, thánh Bối - Bình An.
 
Last edited:
Thánh tổ

Vị thiền sư được phong Quốc sư đời Lý là Thiền sư Không Lộ, nhưng lại còn được gọi là Thiền sư Minh Không (Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không, chấp nhận cả hai tên đó), vì vậy còn gọi là Lý Triều Quốc sư, còn đền ở phố Lý Quốc Sư. Đền giờ đổi thành chùa.

Quốc sư Không Lộ quê ở làng Điềm, làm thuốc cứu người, tổ chức việc đúc đồng các công trình Phật giáo như Tượng Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, nên được dân gian thần thánh hóa thành một ông Thần đúc đồng, thánh Không Lộ, thánh Điềm.

Truyện cổ tích kể rằng sư Không Lộ tìm đến Tây Thiên học Phật, cùng Từ Đạo Hạnh và Giác Hải (sau gọi là Tam Thánh tổ), nhưng lại học được toàn các phép thuật theo kiểu Mật giáo. Không Lộ sang Tàu xin đồng đen về đúc, chỉ mang một túi nhỏ. Vua Tàu coi thường nên bảo "mình ngươi thì thích lấy bao nhiêu thì lấy"; vào kho, ông liền lấy tất cả đồng đen cho vào cái túi vải của mình mang về, khi qua sông thì thả nón xuống làm thuyền. Vua Tàu sợ quá không dám đuổi.

Không Lộ đúc quả chuông lớn, khi đánh lên tiếng vang sang tận Tàu, con trâu vàng nghe thấy tiếng mẹ gọi (vì đồng đen là mẹ của vàng) vùng chạy sang Thăng Long, lồng lộn tìm mẹ. Dấu chân Trâu vàng tạo thành sông Kim Ngưu hiện nay. Sợ rằng đánh chuông thì vàng bạc tất cả các nơi sẽ tụ về, Không Lộ ném chuông xuống Hồ Tây, trâu vàng cũng lao xuống luôn. Do đó Hồ Tây còn tên gọi là hồ Trâu Vàng. Người ta nói rằng những đêm vắng vẫn còn có thể nghe thấy tiếng chuông và tiếng trâu vọng lên từ mặt hồ.


Tượng Thánh tổ Không Lộ khoác áo vàng ngồi sau tượng Phật tại chùa Lý Quốc Sư. (hai bên là Từ Đạo Hạnh và Giác Hải, tức là Lý triều tam Thánh tổ).

picture.php
 
Last edited:
Ở vùng Ninh Bình, quê gốc thì Thiền sư Không Lộ được biết đến với tên Nguyễn Minh Không; còn tại Thăng Long và Thái Bình, nơi ông tu đến cuối đời thì lại là Dương Không Lộ. Mặc dù hai tên khác nhau nhưng hành trạng và sự tích giống hệt nhau.

Tại Ninh Bình, Điềm Giang, núi Bái Đính được cho là nơi ông hái thuốc chữa bệnh. Truyền thuyết nói là vua Lý Thần Tông - hóa thân của Từ Đạo Hạnh - nổi điên hóa hổ, Minh Không chữa được ngay. Chùa Keo ở Thái Bình và chùa Keo ở Nam Định đều do ông dựng. Dấu tích thờ ông như một vị thánh chữa bệnh kéo dài dọc sông Hồng.

Do đó Minh Không - Không Lộ không chỉ được coi là một nhà sư, mà còn là một vị Thánh thần thông. Nơi thờ ông cũng giống nơi thờ một vị thánh, tức là để trong hậu cung, chứ không phải ở điện thờ hay nhà tổ. Một số nơi như chùa Keo, hậu cung luôn được khóa kín, chỉ đến khi lễ hội mới rước tượng ra, làm các lễ nghi như với các vị thần.


Tượng Thánh tổ chùa Bái Đính, được thờ trong tòa điện riêng.

picture.php
 
Từ Đạo Hạnh

Vị Thánh tổ Từ Đạo Hạnh cũng nổi tiếng không kém Minh Không Quốc sư. Ông được gọi là Thánh Láng vì sinh ra và tu ở làng Láng, nay còn chùa Láng nổi tiếng. Sau ông đến tu và mất tại chùa Thầy, một ngôi chùa thậm chí còn nổi tiếng hơn.

Truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh không thấy mấy về Phật giáo, mà hầu hết là phép thuật kể rằng Từ Đạo Hạnh lúc đầu học pháp thuật để giết sư Đại Điên là kẻ thù bằng phép tu kiểu Mật tông. Sau rồi lại làm phép đầu thai làm vua Lý Thần Tông, bị bệnh hóa hổ phải nhờ Minh Không hóa giải.

Từ Đạo Hạnh còn được tôn là ông tổ nghề múa rối nước.

Đến chùa Thầy, tại tòa Thượng điện có 3 tượng Thánh tổ, một là tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp Thánh, một là tượng ở kiếp Vua, và tượng giữa là kiếp Phật - Thiền sư.

Chùa Láng thì tượng Từ Đạo Hạnh được cất kín trong hậu cung cùng những mạn đà la Mật Tông, chỉ những ngày lễ các chức sắc và sư mới được vào, còn không ai được vào xem cả.


Tượng Từ Đạo Hạnh Thiền sư chùa Thầy. Pho tượng này trông ghê ghê, rất sống, cứ như Thánh tổ đang lầm bầm nói chuyện vậy.

picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,488
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top