What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Dấu tích bánh xe ngựa tại Rajgir, gần thánh tích Jarasandha này do Vua Krishna vào thế I đến V trước Tây Lịch, vua đến đây chiêm bái Núi Linh Thứu và đi ngang đồi đá này và để lại dấu tích hằn sâu trên đá dài 30 feet và sâu 5 feet, đã hơn 2 nghìn năm vẫn hằn sâu trên đá.
DSC07068 by daisy pham, trên Flickr
DSC07069 by daisy pham, trên Flickr
DSC07070 by daisy pham, trên Flickr
Đây là cây Kim cang (Rudraksha) trước cổng vào nơi bánh xe ngựa, ban đầu mình nhìn cứ nghĩ là cây xoan đào như mình vì thấy chùm chùm y như chùm hạt soan, nhưng không ngờ đó chính là cây Rudraksha để lấy hạt.
hinh-vong-tay-hat-kim-cang-10.jpg
hinh-vong-tay-hat-kim-cang-10.jpg
hinh-vong-tay-hat-kim-cang-12.jpg

Thông thường các hạt được xâu thành chuỗi với nhau như một tràng hạt. Theo truyền thống, họ tin rằng số lượng hạt là 108 cộng một. Các hạt phụ là bindu. Phải luôn luôn có một hạt phụ (bindu) trên tràng hạt (mala) để tập trung năng lượng thường có 108 hạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao số 108 lại có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Một lý do là bởi vì chúng ta phải vượt qua 108 khổ nạn trên đường đến giác ngộ. Một lý do khác, 108 là số phiền não của con người. Trong quá trình trì chú, điều quan trọng là tập trung hoàn toàn vào ý nghĩa của mỗi câu thần chú mà không có bất cứ tạp niệm nào. Tràng hạt sẽ giúp cho người trì chú tập trung vào thần chú mà không cần phải theo dõi số lần đã đọc. Một người không nên đeo tràng hạt (mala) với ít hơn 84 hạt cộng với hạt phụ bindu. Bất kỳ số nào trên đó đều ổn.
 
Last edited:
Thánh Tích thứ 3: VƯỜN LỘC UYỂN - Sarnath còn gọi là Vườn Nai
DSC07770 by daisy pham, trên Flickr
IMG_7967 by daisy pham, trên Flickr

Sau khi tu thành Chánh quả ở BohGaya vào năm 35 tuổi vào đêm trăng Rằm tháng Tư ( tìm đường giải thoát năm 29 tuổi) vậy là sau 6 năm tu hành khổ hạnh tại Khổ Hạnh Lâm ( trang 6), Sau khi Ngài giác ngộ, có vị Phạm thiên Sahampati cung thỉnh Ngài vì lòng từ bi thuyết pháp độ đời. Đức Phật quan sát thế gian và nhận lời thuyết pháp. Đầu tiên, Ngài nghĩ đến đạo sĩ Alàra Kàlàma và đạo sĩ Uddaka Ràmaputta, là hai vị thầy dạy đạo cho ngài khi còn là Bồ-tát tầm sư học đạo, nhưng Chư Thiên báo là hai vị này đã qua đời. Tiếp đến, Ngài nghĩ đến năm người bạn là: Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji, mà lúc trước đã cùng tu khổ hạnh với ngài, và hiện giờ họ đang ở vườn Lộc Uyển, gần thành Ba La Nại ( Varanasi – Sông Hằng).


Từ Bồ đề đạo tràng, nơi Ngài giác ngộ, Đức Phật đi đến vườn Lộc Uyển, một cuộc hành trình khoảng 210 km, mất khoảng 2 tháng, và đến nơi đó vào đúng ngày Rằm tháng Sáu.

Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật Thích Ca là bài thuyết giảng của ngài cho 5 vị Tôn giả kể trên, tức là nhóm ông Kaundinya (Kiều Trần Như) ở Sarnath (Lộc Uyển). Dù ngắn gọn, nhưng bài thuyết pháp này được xem là một trong những bài giáo lý quan trọng nhất của ngài. Các học thuyết căn bản của đạo Phật, như Ngũ giới, Bát chính đạo, Lục hạnh Ba la mật, Tứ diệu đế, Duyên khởi; cũng như các kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma-Chakka-Pavattan Sutta), Vô ngã (anattā-lakkhana- suttra), v.v đều có xuất xứ từ bài thuyết pháp ngắn gọn này.

DSC07799 by daisy pham, trên Flickr

DSC07798 by daisy pham, trên Flickr

DSC07790 by daisy pham, trên Flickr
DSC07787 by daisy pham, trên Flickr

DSC07777 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
DSC07773 by daisy pham, trên Flickr

Ngày Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên là ngày rằm tháng 6 ( theo lịch Nepal) thì ngày rằm tháng 6 cũng là một ngày lễ lớn trong Đạo Phật Nguyên Thủy Theravada

Trong truyền thống Phật giáo Theravada có ba dịp lễ. Đó là ngày lễ Magha Puja, Vesakha Puja, và Asalha Puja. "Puja" nghĩa là tôn kính, quý kính, còn có nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Puja còn có nghĩa là ngày lễ lớn. "Magha, Vesakha, Asalha" là tên các tháng trong lịch của Ấn độ. So với âm lịch Việt Nam, "Magha" tương ứng với tháng Giêng, "Vesakha" tương ứng với tháng Tư, và "Asalha" tương ứng với tháng Sáu.

"Magha Puja" là ngày lễ Rằm tháng Giêng, kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết kệ "Ovada-Patimokkha", là căn bản cho các giới luật sau này. "Vesakha Puja" là ngày lễ Rằm tháng Tư, tức là ngày Tam Hợp hay Phật Đản. "Asalha Puja" là ngày lễ Rằm tháng Sáu, kỷ niệm ngày Đức Phật giảng kinh Chuyển Pháp Luân, và sau đó, chư Tăng Nam tông bắt đầu mùa An cư Kiết hạ.

Ngoài ra, truyền thống Nam tông còn có các ngày lễ khác như ngày Tự Tứ (rằm tháng Chín) -- kết thúc mùa An cư Kiết hạ, và mùa lễ Dâng Y Kathina trong một tháng, từ ngày 16 tháng Chín đến ngày rằm tháng Mười âm lịch.
IMG_7968 by daisy pham, trên Flickr
 
12243230_954563401303893_1149193880046312701_n by daisy pham, trên Flickr
Thánh tích thứ 4: Thánh tích Kushinagar (Câu-thi-na) – nơi đức Phật nhập Niết bàn
Nơi đức Phật nhập Niết Bàn, Kushinagar đã trở thành một trong bốn thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo (Lumbini, Bodhgaya, Sarnath và Kushinagar). Khi hành hương, chiêm bái bốn thánh tích (Tứ động tâm) trên miền đất Phật thiêng liêng, có lẽ Kushinagar là thánh tích để lại trong người hành hương những ấn tượng bùi ngùi và xúc động nhất. Nếu như Lumbini (Lâm-tỳ-ni), nơi nhơn thiên và muôn vật hoan ca chào đón sự đản sanh của đấng Từ phụ, thì Kushinagar (Câu-thi-na) là nơi trời người và muôn vật rơi lệ u buồn, tiễn biệt đấng Thiên nhơn sư. Nếu Bodhgaya (Bồ-đề-đạo-tràng) là đạo tràng thiêng liêng, nơi bừng tỏa ánh sáng giác ngộ của đức Phật Thích Ca, thì Kushinagar là nơi ánh đạo huy hoàng của Ngài đã tắt lịm. Nếu Sarnath (vườn Lộc Uyển) là thánh tích thiêng liêng, nơi khơi nguồn của dòng pháp giải thoát, thì Kushinagar là nơi khô cạn chấm dứt suối nguồn giải thoát đang tuôn chảy từ kim khẩu của bậc Đạo sư. Bởi vậy, những người con Phật chúng ta, mấy ai tránh khỏi cảm giác xúc động, u buồn khi chiêm bái, đảnh lễ thánh tích này.
Thành Kushinagar, từ thời đức Phật cho đến hàng chục thế kỉ về sau, vẫn là một nơi xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Kushinagar không có những vương thành lộng lẫy, những trung tâm thương mại, phố xá phồn hoa như thành Savatthi (Xá-vệ), thành Rajagaha (Vương-xá), thành Baranasi (Ba-la-nại)… Tuy nhiên, vào thời quá khứ xa xưa, Kushinagar là một vương thành giàu sang cùng tột, dân cư đông đúc, nhưng trải qua sự tàn phá của thời gian, của vô thường hủy diệt, đến thời của đức Phật Thích Ca cũng như nhiều thế kỷ về sau, thành Kushinagar chỉ là những rừng cây Ta La xa vắng, dân cư thưa thớt…
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, kim thân của Ngài được hoả tang theo nghi thức tang lễ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Sau lễ hoả táng, để tránh sự xung đột tranh giành xá lợi của đức Phật, bộ tộc Malla tại Kushinagar đã đồng ý chia xá lợi Ngài làm tám phần đều nhau cho tám vị quốc vương trong tám nước xây tháp cúng dường. Bộ tộc Malla cũng xây một bảo tháp tại nơi lễ Trà tỳ của đức Phật để phụng thờ tro than lúc hoả táng còn lại. Ngôi Tháp này hiện nay vẫn còn.

Đến với thánh tích Kushinagar, ngày nay, chúng ta sẽ được chiêm bái hai nơi thiêng liêng nhất: nơi đức Phật nhập Niết-bàn (gồm tháp Niết-bàn, chùa Niết-bàn…) và nơi diễn ra lễ Trà tỳ kim thân của đức Thế Tôn.
Nơi đức Phật nhập Niết-bàn: Các sử liệu về Kushinagar chưa xác định rõ sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, nơi đức Phật nhập Niết-bàn có những gì. Ngôi tháp Niết Bàn, chùa Niết Bàn và những phế tích còn lại mà chúng ta thấy ngày nay được các nhà khảo cổ xác định xây dựng từ thời vua Asoka (vua A Dục, thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch) trở về sau.

DSC07367 Tượng Phật nhập diệt, nằm nghiêng bên phải, đầu về hướng bắc. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc chữ đánh dấu vào thế kỉ thứ năm sau công nguyên. Tượng vốn bằng đồng, nhưng người hành hương lần lượt thếp vàng lên trên.
49251586577_810b6b7952_k.jpg
DSC07402[/url] by daisy pham, trên Flickr

IMG_7706 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Thánh Tích Thành Tỳ Xá Ly (毗舍離-Vaisali), kinh đô của bộ tộc Licchavi, đây cũng là quê hương của cư sĩ Duy Ma Cật (維摩詰-sa. vimalakīrti), là bối cảnh của Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, nơi đây Phật từng có lần làm phép tẩy trừ dịch bệnh cho dân chúng, cũng là nơi thành lập đoàn thể Tỳ Kheo Ni, đây là nơi kết tập kinh điển lần thứ hai, là nơi Phật cư trú và thuyết pháp lần cuối trong đời tại đây. Khi Đức Phật nhập diệt tại Kusinagar, thân kim ngài được đưa về hỏa thiêu tại Vaisali. Sau khi hỏa thiêu và di dời xá lợi thì nơi hỏa thiêu đột nhiên lõm xuống như mình chiếc mỏ neo khổng lồ như hình sau:
DSC07193 by daisy pham, trên Flickr
DSC07243 by daisy pham, trên Flickr

DSC07194 by daisy pham, trên Flickr
DSC07198 by daisy pham, trên Flickr
Xưa kia, Vaishali là một vùng đất phồn thịnh với nhiều phong cảnh hữu tình nên thơ. Trong một tác phẩm ghi lại của người Tây Tạng miêu tả Vaishali như là một thành phố sang trọng và giàu có và có thể nói là một thiên đường chốn trần gian với nhiều toà lâu đài, công viên, vườn hoa, ao hồ vô cùng đẹp đẽ tất cả đều được bao quanh bởi ba bức tường rào với nhiều cổng và chòi canh.

Vùng ngoại thành của Vaishali là một tu viện Phật Giáo hai tầng hùng vĩ , Đức Phật đã từng thuyết giảng và cư ngụ tại đây. Và cũng chính tại nơi đây Đức Phật đã giải phóng tinh thần cho Nữ giới bởi cho phép họ gia nhập vào trong Tăng đoàn và Ni đoàn đầu tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của Kiều Đàm Di Mẫu.

Trong một truyền thuyết thuật lại lại khi Đức Phật viếng thăm vùng này thì có một bầy Khỉ đào một nơi cho Ngài ở và cúng dường đến Ngài một cái bát. Điều này có thể được xem như là một sự kiện quan trọng trong truyền thuyết của Đạo Phật. Đức Phật đã tuyên bố xã bỏ báo Thân để nhập Vô Dư Y Niết Bàn và thuyết bài pháp cuối cùng tại đây.

Khi hay tin này, người dân của Lichchhavis đến tạm biệt Ngài trước khi chặng đường hành trình của Ngài đến Kushinagar. Và truyền thuyết nói rằng Đức Phật đã tạo ra một dòng sông để ngặn chặn họ lại. Đức Phật đưa mắt nhìn lại thành phố Vaishali một lần cuối và trao lại chiếc Bát Ngài đã đi khất thực suốt 45 năm cho người dân Vaishali vì lòng mộ đạo của họ.

Sau 100 năm Đức Phật diệt độ, tại Vaishali cuộc kết tập kinh điển lần thứ II được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ngài Yasa. Và cũng tại nơi đây Tăng đoàn của Đức Phật phân chia thành 2 bộ phái Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ

Ngày nay khi hành hương đến Vaishali chúng ta sẽ chứng kiến tận mắt một trụ đá đầu con Sư Tử và bên cạnh một Tháp gạch khổng lồ được xây dựng bởi vua Asoka vào thế kỷ thứ III B.C để đánh dấu nơi Đức Phật thuyết bài pháp cuối cùng và tuyên bó xả bỏ sắc thân nhập Niết Bàn. Đầu Sư Tử với mặt của nó quay về hướng Bắc tức hướng Kushinagar ( nơi Đức Phật nhập niết Bàn). gần bên bên trụ đá là một cái hồ nước rộng lớn liên quan đến bầy khỉ cúng dường mật cho Đức Phật. Kế bên nữa là phần còn lại đống gạch đổ nát của một tu viện nơi Đức Phật cư ngụ và xung quanh với nhiều tháp nhỏ được xây dựng bởi khách hành hương.
DSC07261 by daisy pham, trên Flickr

LRG_DSC07263 by daisy pham, trên Flickr

Đến Vaishali, tham quan viện khảo cổ học gần đó khoảng 100 m, chúng ta có thể tìm thấy những pho tượng Phật cổ được tạc bằng đá xanh và có niên đại vào thế kỷ thứ III BC- thế kỷ thứ IV AC.và một địa điểm gần đó người ta đã khai quật tìm thấy nhiều xá lợi của Phật đã chôn dấu kỷ lưỡng . Hiện nay, xá lơi Phât khai quật tại đây được cất giữ tại viện bảo tàng Patna thuộc Bang Bihar Ấn Độ

Tại Vaishali, hiện nay nhiều tu viện của các quốc gia trên thế giới được xây dựng như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng , Việt Nam ( Chùa Ni Kiều Đàm Di)…

Đặc biệt tại chùa Nhật bản có tháp gọi là Vishwa Shanti Stupa được xây dựng trên bờ hồ và trên đỉnh tháp có thờ tro và xá lợi của Đức Phật.
DSC07211 by daisy pham, trên Flickr
DSC07227 by daisy pham, trên Flickr
DSC07213 by daisy pham, trên Flickr
 
Mình đi tháng 2, bang bihar và lân cận vàng óng màu vàng hoa cải trải dài khắp cánh đồng từ bang này đến bang khác, hai bên đường thì phủ đỏ rực màu đỏ hoa gạo.
DSC07215 by daisy pham, trên Flickr
DSC07276 by daisy pham, trên Flickr

DSC07266 by daisy pham, trên Flickr

Đến trái bưởi cũng vàng óng, à mùa này có chà là, chà là tươi ngon cũng rất rẻ luôn nhưng không mang về được, đành mua chà là khô và nho khô. Lựu nữa, lựu Ấn độ đỏ au, 40 nghìn 1 kg mà về việt nam giá 420 nghìn đó
DSC07256 by daisy pham, trên Flickr
 
Hiện tại bạn mình có mở Hotel dành cho lữ khách , Ks gần cổng chính Main Temple nên rất tiện cho ai hành hương Bồ Đề Đạo Tràng:
HOTEL SHIVA
SUJATA BYPASS ROAD, BODHGAYA 824231 , GAYA BHART
+918116650560 BHARAT ( TOUR GUIDE ALL INDIA) , BẠN NÀO CẦN TOUR GUIDE HOẶC BOOK KS THÌ LIÊN HỆ NHÉ, WHATSAPP CŨNG SỐ NÀY LUÔN
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,843
Bài viết
1,170,852
Members
191,556
Latest member
jasmineharford250
Back
Top