What's new

[Tin tức] 3 ý nghĩa của tà áo dài: Nét đẹp văn hóa truyền thống của phụ nữ Việt Nam

tuananh166

Phượt tử
Áo dài được xem là quốc phục của Việt Nam, đây là một nét đẹp văn hóa có từ bao đời vẫn còn được lưu truyền đến nay. Tà áo dài ngoài giúp tôn lên nét đẹp thướt tha của người con gái Việt nó còn có nhiều ý nghĩa. Sau đây, hãy cùng mình tìm hiểu về ý nghĩa của áo dài Việt Nam.

Nguồn gốc tà áo dài Việt Nam

Áo dài là gì?

Áo dài là loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.

Áo dài là một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ.

Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, tà áo và quần. Cổ áo thường cao khoảng 3 cm, tay áo thường dài đến cổ tay, thân áo được thiết kế ôm dáng có nút bấm một bên. Tà áo gồm 2 tà, tà sẽ được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân. Ở ngực và sau lưng sẽ có chiết li. Quần sẽ có độ dài từ eo cho đến mắt cá chân hoặc có thể dài cho đến gót bàn chân, ống quần rộng.

Với áo nam cũng tương tự như áo nữ nhưng phân eo không may ôm sát, thân áo thường suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính và sự chín chắn.

Áo dài là gì?
Áo dài là gì?

Tiền thân áo dài – áo ngũ thân lập lĩnh

Phiên bản đầu tiên của những chiếc áo dài ngày nay chính là áo ngũ thân lập lĩnh. Ra đời vào năm 1744 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Ngoài. Với tham vọng muốn thống nhất hai Đàng, Nguyễn Phúc Khoát đà bản sắc dụ rằng các quan chức cấp cao sử dụng chung một loại trang phục nhằm để phân biệt với những người dân khác. Áo ngũ thân lập lĩnh đã được định hình cơ bản qua những bộ trang phục này.

Trong truyền thống, áo ngũ thân lập lĩnh có cấu tạo như sau:

Thân áo: Phần thân áo được cấu tạo bởi 5 mảnh thân ghép lại bào gồm 2 mảnh trước, 2 mảnh sau, và 1 mảnh còn lại sẽ nằm phía bên phải ở trước thân. Vạt áo được may xoè và cong.

Nút áo: Nút áo cũng có 5 nút, vị trí các nút áo thường kéo dài từ giữa cổ áo cho đến phần dưới cánh tay. Các loại nút này thường được làm bằng các nguyên liệu như gỗ, ngọc hay kim loại…

Lớp lót: Là lớp áo mặc bên trong áo, có màu trắng, kiểu áo gần giống như áo bà ba

Tay áo: Tay áo được may với kích thước thoải mái để có thể dễ dàng cử động hơn. Tất cả các loại áo ngũ thân lập lĩnh khi trải trên sàn thì phần vai và phần tay sẽ là một đường thẳng. Vai áo không may cứng như áo vest.

Cổ áo: Cổ áo được may đứng vuông, ôm kín vào cổ. Cổ áo được may hai lớp, lớp trong được gọi là cổ áo nội y may bằng vải mềm, cổ áo ngoại y được may cứng và ôm vào cổ. Khi mặc trang phục lên người, cổ áo bên trong sẽ cao hơn cổ áo bên ngoài.

Tiền thân áo dài – áo ngũ thân lập lĩnh
Tiền thân áo dài – áo ngũ thân lập lĩnh

Áo dài Việt Nam qua từng giai đoạn

Áo giao lĩnh (襖交領) là loại trang phục được cho rằng xuất hiện trước cả áo ngũ thân. Ngoài áo giao lĩnh còn có áo viên lĩnh hay thụ lĩnh, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh mà chọn loại áo phù hợp. Áo viên lĩnh thường có 4 vạt ở trước và đã được sử dụng từ thời Lý, Trần. Ngoài ra áo viên lĩnh còn được sử dụng ở thời Lê, vào thời nhà Lê có những quy định rất nghiêm khắc về kiểu cũng như màu sắc cho đại triều và thường triều.

Người dân thì phải mặc những loại áo quần không có màu sắc trùng với quan lại. Nhiều hình ảnh để lại được mô tả rằng, người dân trong thời kỳ này mặc áo tứ thân, ngũ thân, kiểu giao lĩnh hoặc viên lĩnh kết hợp với váy.

Thời Lê Trung hưng, Giáo sĩ Borri đã mô tả cách ăn mặc của người Việt trong sách “Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine” có nghĩa là “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Nhưng thực ra giáo sĩ đã có chút nhầm lẫn về cách ăn mặc của người Việt trong thời kỳ này bởi phần thắt lưng mà giáo sĩ nói thực ra là cái xiêm cánh sen mà người dân hay mang trước ngực mà thôi. Chiếc áo mà Borri nhắc đến chính là kiểu áo dài của phụ nữ Đàng Trong.

Năm 1744 vào thời vua Nguyễn Phúc Khoát, Võ vương đã đưa ra các cải cách về trang phục, để tạo ra được sự khác biệt với Đàng Ngoài nên chiếc áo dài được ra đời ở Đàng Trong. Tuy nhiên nó là kiểu áo được kết hợp của cả hai miền Nam Bắc. Loại áo này được gọi là “áo dài Võ Vương”. Đây là loại áo đầu tiên sử dụng quần hai ống thay vì chân váy.

Đến năm 1930: Một kiểu áo dài mới đã được tung ra thị trường dựa vào những đặc điểm của loại áo Châu Âu do hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường tạo nên. Với kiểu áo này, áo được may kiểu cổ sen, chỉ còn hai tà và tay phồng. Áo được thiết kế may ôm sát cơ thể và có nhiều màu sắc sặc sỡ. Áo được đặt tên là Áo dài Le Mur, tuy nhiên đến năm 1943 áo đã bị ngưng sử dụng do bị dư luận cho là lai căng.

Phiên bản áo dài Le Mur đã được hoạ sĩ Lê Phổ khắc phục để phù hợp với bản sắc và văn hoá con người Việt Nam. Áo dài Lê Phổ đã kết hợp các đặc điểm vốn có giữa áo dài Le Mur, áo ngũ thân, áo tứ thân để tạo nên một chiếc áo dài vừa mang nét hiện đại vừa pha trộn giữa những đường may cổ kính giúp áo phiên bản Lê Phổ được nhiều phụ nữ hoan nghênh và đón nhận.

Năm 1958 áo dài của bà Trần Lệ Xuân được ra đời nhưng bị xem trái với thuần phong mỹ tục do cổ áo may kiểu thuyền, khoét hở nhiều phần cổ nên bị lên án gay gắt.

Cho đến năm 1960, hiệu may Dung ở Dakao Sài Gòn đã cho ra đời áo dài tay raglan. Đây là loại áo khắc phục được khuyết điểm bị nhăn ở hai bên nách. Cứ theo thời gian, áo dài được cách tân từ tà áo cho đến tay áo, cổ áo. Quần cũng vậy, cũng từ ống rộng, dài cho đến quần ngắn. Và bắt đầu từ năm 1975 cho đến bây giờ, định kiến về những thay đổi về kiểu dáng áo dài dần dần được mở mang và được chấp nhận nhiều hơn.

Áo dài đã xuất hiện rất nhiều trên đường phố, tại trường học, chùa chiền, lễ hội… Không những vậy, áo dài đã vươn xa hơn ra khỏi phạm vi quốc gia, được nhiều nước bạn biết đến và cũng được sử dụng như trang phục của chính đất nước mình.

Áo dài Việt Nam qua từng giai đoạn
Áo dài Việt Nam qua từng giai đoạn

Ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam

Là hơi thở của nền văn hoá Việt

Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được lâu đến như vậy. Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quảng thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.

Chắc hẳn mọi người đã từng ngân nga câu hát:

“Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu

Dù ở đâu Paris, London hay ở những miền xa

Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố

Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”

Quả đúng như vậy, dù đi xa đến đâu, Paris hay London thì tà áo dài vẫn thướt tha trong gió, người Việt Nam ở đất khách vẫn cảm nhận được tâm hồn của quê hương, vẫn thấy đâu đó nét văn hoá của đất nước mình luôn kề cận. Nói tà áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt Nam vì nó thể hiện được tính cách cũng như con người và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất.

Hình ảnh tà áo dài Việt Nam luôn hiện diện trên đấu trường quốc tế trong các cuộc thi lớn nhỏ hay vẫn luôn len lõi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ học sinh cho đến các cơ quan làm việc hay các lễ hội và đặc biệt là dịp lễ tết. Tà áo dài luôn được người Việt trân trọng và sử dụng vào các ngày quan trọng nhất của đất nước và của cuộc đời mình.

Vào năm 1970, tà áo dài Việt Nam đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật Bản. Và còn được bình chọn là một trong những loại trang phục đẹp nhất.

Ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam
Ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam

Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài Việt Nam chứa đựng những ý nghĩa truyền thống sâu sắc. Được phát triển và biến hoá từ những chiếc áo ngũ thân, tà áo dài ngày nay vẫn thể hiện được ý nghĩa mang trên mình. Với chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa, những chiếc tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh thần và thân thể luôn thuần khiết sạch sẽ.

Áo tứ thân của nữ giới còn được nhắc đến như là tứ đức của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Hai tà trước buộc lại với nhau thể hiện cho nghĩa vợ chồng. Bên cạnh đó, bốn tà áo còn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ) mà người phụ nữ phải chăm nom săn sóc.

Năm chiếc khuy của áo ngũ thân và tứ thân thể hiện cho ngũ luân: phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín.

Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh
Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài – bản thu nhỏ của đất nước hình chữ S

Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha. Khi khoác lên người, chiếc áo dài thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ quảng bá đến với nước bạn thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Tà áo dài – bản thu nhỏ của đất nước hình chữ S
Tà áo dài – bản thu nhỏ của đất nước hình chữ S

Ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam​

Tà áo dài Việt Nam là hơi thở của nền văn hoá Việt​

Tà áo dài Việt Nam không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng văn hoá và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, áo dài vẫn giữ được sự thanh lịch và trang nhã, là niềm tự hào của người Việt.

Như bài thơ đã viết: “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu”, tà áo dài không chỉ là một trang phục mà còn là một biểu tượng của quê hương, của sự tinh tế và đẹp đẽ. Dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, khi nhìn thấy tà áo dài, người Việt vẫn cảm nhận được sự gắn kết với quê hương và văn hoá của mình.

Tà áo dài cũng là biểu tượng cho nét kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Được thiết kế để tôn lên vẻ đẹp và sự quyến rũ của phái đẹp, áo dài cũng thể hiện được sự kiên định, sự chịu đựng và sự lạc quan của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống.

Không chỉ được yêu thích và trân trọng trong đời sống hàng ngày, tà áo dài còn thường xuất hiện trong các sự kiện quan trọng của đất nước, từ các cuộc thi quốc tế đến các lễ hội truyền thống. Điều này cho thấy tầm quan trọng và giá trị của áo dài trong văn hoá và lịch sử Việt Nam.

Với những đóng góp của mình, tà áo dài Việt Nam đã được đánh giá là một trong những loại trang phục đẹp nhất thế giới. Và không chỉ đẹp mà còn là một biểu tượng của văn hoá và tinh thần Việt Nam, là hơi thở của một dân tộc kiên cường và truyền thống.

Tà áo dài Việt Nam là hơi thở của nền văn hoá Việt
Tà áo dài Việt Nam là hơi thở của nền văn hoá Việt

Tà áo dài Việt Nam mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài Việt Nam không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng của giá trị con người và lối sống. Trong áo ngũ thân nam, tà áo tượng trưng cho tứ thân và phụ mẫu, thể hiện quan điểm về nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Áo tứ thân nữ biểu tượng cho tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Việc buộc hai tà trước của áo tứ thân thể hiện tình cảm vợ chồng, trong khi bốn tà áo khác tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu.
Tà áo dài Việt Nam mang đậm triết lý nhân sinh


Tà áo dài Việt Nam mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài – mảnh ghép thể hiện nét đẹp Việt Nam

Tà áo dài, biểu tượng truyền thống của Việt Nam, là một mảnh ghép dịu dàng và tinh tế, tôn vinh vẻ đẹp đường cong hình chữ S tuyệt mỹ của đất nước. Áo dài đã trải qua sự cập nhật để thích nghi với phong cách hiện đại, trở thành bộ phận không thể thiếu trong trang phục Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trên sàn diễn thời trang, tà áo dài còn tỏa sáng trên đường phố và các điểm du lịch của Việt Nam. Được UNESCO tôn trọng và công nhận, áo dài là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện cho vẻ đẹp đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam.

Tà áo dài – mảnh ghép thể hiện nét đẹp Việt Nam
Tà áo dài – mảnh ghép thể hiện nét đẹp Việt Nam

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,927
Bài viết
1,176,422
Members
192,177
Latest member
sunwinquest
Back
Top