What's new

[Chia sẻ] #53 - Cơn mưa Đồng Tháp

Cũng lâu rồi chẳng trở lại miền Tây. Nhân mùa nước nổi năm nay, làm 1 chuyến solo về miền quê để sống lại với những cảm giác thanh bình...

994614_662606883757456_1364899264_n.jpg
 
Chúng tôi rời xa Sài Gòn khi tin bão số 9 đang râm ran trên đài báo. Những ngày qua quê mình nhiều mưa quá. Bão, áp thấp nhiệt đới, rồi lũ lụt miền Trung,... Nhiều bạn bè lo ngại khi tôi quyết định ra đi trong thời tiết ngẫu hứng thất thường như thế. Nhưng cái chân nó ngứa ngáy lắm rồi. Đi mưa, biết đâu cũng là 1 trãi nghiệm ???

Chiều thứ 7 mưa không nhiều như những ngày trước, nhưng vẫn rả rích không ngừng. Xuất phát từ 2h mà mãi gần 6h đêm mới dừng chân trên cầu Mỹ Thuận. Lạnh, đói, nghĩ về tô hủ tiếu Sa Đéc để thấy ấm lòng.

Dừng chân trên cầu Mỹ Thuận

578512_662510903767054_861483289_n.jpg
 
Chạm bước Sa Đéc, vội đi tìm tô hủ tiếu gia truyền để thỏa lòng mong ước. Thật ra trên đường đi chúng tôi cũng tra 1 vài thông tin trên mạng, có những bài để lại ấn tượng thật khó quên: hủ tiếu Sa Đéc...nhưng ở Sài Gòn, hay như 1 bài khen quán kia nức nở nhưng cuối cùng chỉ chốt lại 1 câu "hiện nay quán không còn bán nữa". Bình thường thì cũng chẳng sao nhưng trong hoàn cảnh vừa lạnh, vừa đói, vừa trông chờ thông tin thì những bài viết như thế này dễ làm mình lên máu thật. Vừa lầm bầm vừa dạo qua các góc phố để tìm xem có quán nào ưng ý không. Cuối cùng chúng tôi dừng chân bên quán Bà Sẩm trên đường Trần Hưng Đạo - theo lời hướng dẫn của các bác xe ôm nơi đây...

1238382_662511007100377_1074154382_n.jpg
 
Last edited:
Ấn tượng đầu tiên với quán cũng không có gì đặc biệt, khá bình dân như 1 vài quán hủ tiếu gõ thường thấy ở Sài Gòn, chỉ có tô hủ tiếu là thật khác lạ: không cầu kỳ thịt rau, chỉ vài vắt bánh và dăm ba miếng thịt heo thái mỏng, thêm ít chanh ớt, và 1 loại "xì dầu" đặc biệt. Dẫu biết rằng trong cơn đói thì mùi vị ngon hơn gấp bội nhưng công bằng mà nói thì trước giờ chưa từng được ăn tô hủ tiếu bình dân nào ngon như thế. Thoáng chốc đã hết 2 tô, thấy các anh gần bên kêu thêm bánh mình cũng ham hố kêu theo, lại gọi 1 chén thịt thêm, vậy cũng chẳng khác nào kêu thêm 2 tô mới :D

1240300_662510923767052_2070523547_n.jpg
 
2 đứa xì xụp ngồi húp "4 tô" hủ tiếu đến cạn tàu ráo máng, đến lúc tính tiền mới suýt té xỉu vì chỉ có 5 nghìn / 1 tô. Tưởng đâu chủ quán tính nhầm nên mình hỏi lại, chi tiết như sau:
+ Hủ tiếu: 5k / 1 tô.
+ Bánh thêm: 1k / 1 tô
+ Thịt thêm: 8k

Ngồi trò chuyện với các anh gần bên mới biết hôm nay mình may mắn vì trời mưa ít khách, mọi hôm vào ngồi có khi nửa tiếng mới gọi được 1 tô. Cũng chẳng bỏ công dầm mưa từ Sài Gòn về đây để ăn được 1 tô đáng nhớ...

Đi khắp các tỉnh Nam Bộ, ở đâu cũng có thể ăn được hủ tiếu nhưng để tìm đúng cái hương vị đặc sắc, độc đáo của nó thì người ta chỉ thấy có 3 loại hủ tiếu “đường hoàng” trương bổn hiệu ở Sài Gòn và các tỉnh lỵ khác, đó là: Hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Nam Vang.

Trước năm 1975, người sành điệu Sài Gòn đều biết quán hủ tiếu, bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa Đéc ở góc đường Nguyễn Tri Phương- Hùng Vương. Quán đặc biệt này, chủ nhân của nó là một nghệ sĩ sân khấu- điện ảnh của miền Nam, là người bạn đời của học giả Vương Hồng Sển. Bà xuất thân trong một gia đình nặng nợ với “nghiệp Tổ” mà thân phụ là ông Bầu Tam, người lập gánh hát bội sớm nhất ở Sa Đéc, sanh quán làng Tân Khánh (nay thuộc xã Tân Khánh Đông- thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp). Hơn 40 năm sống với nghề, qua nhiều vai diễn, chiếm được cảm tình nồng hậu của công chúng. Khoảng đầu năm 1973, bà mở quán hủ tiếu với cái hương vị đậm đà bản sắc Sa Đéc mà từ thuở ấu thơ, thiếu thời cho đến lúc thành danh nghệ sĩ Năm Sa Đéc đã thưởng thức.

...

Trở lại Sa Đéc, quê hương của nhiều món ăn, thức uống được cả Nam Bộ biết tiếng, khen gợi, trong đó có hủ tiếu đã vang danh khắp xứ, cả Bắc- Trung- Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX…. Nhiều người xa quê, ở tận Âu- Mỹ vẫn nhớ về tô hủ tiếu quê nhà, nhớ những buổi sáng rộn rịp ở Quán Chú Cá, Chí Ký (quán này có mấy anh em đều mở tiệm ăn riêng như Dầu Ký, Á Đông ở Cao Lãnh), Chí Thành, Lãnh Nam…. Còn ăn theo kiểu bình dân, vỉa hè thì nhiều lắm nhưng lâu đời hơn cả là hủ tiếu bà Xẩm (ở xéo cửa Đình Vĩnh Phước) tồn tại cho đến tận bây giờ và chỉ 3000 đồng một tô. Nhiều nơi bán hủ tiếu là “hậu duệ” kế nghiệp “tiền nhân” để lại. Có người cũng đào tạo “đội ngũ kế thừa” như Chí Ký cho con mở Quán hủ tiếu Minh Ký. Sa Đéc còn có một “Tập đoàn hủ tiếu gõ”, họ có một đội ngũ gần 20 người với 5- 6 xe đẩy, bán chủ yếu về đêm và có phân chia khu vực hẳn hòi, liên minh chặt chẽ. Nhờ hợp tác trong việc mua thịt, bánh, gia vị… nên giá thành hạ, tô hủ tiếu có giá rẻ đến bất ngờ. Giữa khuya, ngồi tại nhà nghe tiếng lóc cóc, muốn ăn tô hủ tiếu sẽ được mang đến ngay, nóng hổi, nghi ngút khói. Sáng sáng, hàng ăn tấp nập nhưng bao giờ hủ tiếu Chị Dậu, Bà Tài, Bà Được, Chị Năm, Trại hòm Sáu Lâu (chỗ này trước kia là nơi đóng hòm nên gọi quen miệng), Cầu Đốt, Cầu Đình và nhiều nơi khác nữa vẫn luôn đông đúc, trong khi các tiệm phở lâu đời cũng không kém nhộn nhịp như Bắc Hà, Mỹ Lan, Hiền, Duyệt hay bình dân như Hai Hiển….

Người Sài Gòn ngày nay vẫn đến những quán hủ tiếu Sa Đéc để tìm hương vị tuyệt vời vượt thời gian. Sẽ là một thiếu sót nếu du khách về miền Tây- Nam Bộ mà không ghé qua Sa Đéc, thưởng thức tô hủ tiếu của một vùng quê sông nước từng mệnh danh “văn minh miệt vườn”.


Trích: http://sadec.dongthap.gov.vn/wps/po...ThiXaSaDec/sitaTimHieuSaDec/sitaVanHoaAmThuc/
 
Kế hoạch ban đầu của chúng tôi là đi thẳng về Định Yên để tham dự phiên "Chợ Ma" nổi tiếng, nhưng mưa quá đã làm trễ lộ trình, thêm phần không biết chính xác thời gian họp chợ hôm nay nên đành lỡ dịp, đành hẹn lại vào 1 ngày nào đó không xa...

Tồn tại hơn 100 năm nay, làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) vẫn còn lưu giữ những nét làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Dù số hộ gia đình làm nghề dệt chiếu thủ công đã dần thưa thớt, nhưng không vì thế mà danh tiếng chiếu Định Yên bị mai một.

"Chợ ma" làng chiếu


Gia đình bà Phạm Thị Thanh (82 tuổi), ngụ ấp An Khương, xã Định Yên đã ba đời làm chiếu. Trò chuyện với chúng tôi bà Thanh móm mém kể lại, lúc cực thịnh của làng chiếu Định Yên phải kể đến cái thời còn nhóm họp chợ chiếu âm phủ, có người còn gọi là “chợ ma”.

Gọi là chợ âm phủ bởi chợ chỉ họp từ giữa khuya cho đến 3h sáng thì tan hẳn. Cảnh mua bán diễn ra thầm lặng, đèn dầu cũng không dám thắp quá sáng, nên cả khu chợ tối đen và người qua lại nhìn xa như những bóng ma dật dờ
...

Nhưng tiếc thay, sinh hoạt "chợ ma" làng chiếu đã vãn dần và kết thúc từ 3 năm về trước. Khách du lịch về Định Yên cũng không còn thưởng thức được cảm giác rờn rợn khi nhìn thấy cảnh trong làn khói sóng mỏng manh trên sông khuya, những thương lái lặng lẽ vác từng cuộn chiếu to về thuyền. Và trong sân chùa cổ kính, dưới ánh đèn dầu leo lét, những người họp chợ mờ ảo như những bóng ma...

Trích: http://news.zing.vn/Ky-uc-ve-khu-cho-ma-mien-song-nuoc-post279982.html

"Chợ ma" ngày nay...
20121116103536_chochieu2.jpg

1234051_662608930423918_244344183_n.jpg
 
Có 1 điều rất thích khi du lịch miền Tây là người dân ít khi nào nói thách, đôi khi cũng có 1 vài trường hợp cá biệt nhưng chung quy lại đa số vẫn khá mộc mạc và chân thành. Dạo 1 vòng Sa Đéc chúng tôi khác ngạc nhiên khi nơi này vẫn còn giữ được những nét đậm chất Nam Bộ và thời Pháp thuộc, những kiến trúc ngỡ như chỉ còn thấy trong tranh ảnh thì lại bắt gặp khá nhiều ở nơi đây, thêm phần người dân hiền hòa hiếu khách, sao mình lại biết Sa Đéc muộn màng như thế ???
 
Dừng chân bên nhà nghỉ Tứ Phát trên đường Nguyễn Tất Thành, chúng tôi bỏ bớt hành trang rồi dạo vòng phố thị. Con đường Nguyễn Tất Thành này dường như là 1 chốn ăn chơi vì khắp nơi chỉ toàn là Matxa, Karaoke, quán nhậu,... Dọc theo Trần Phú, chúng tôi dừng chân bên Công viên Bác Hồ (công viên Sa Đéc) để thưởng thức cái se lạnh sau mưa...

1234030_662508400433971_1415517268_n.jpg


1174888_662508450433966_680102685_n.jpg


Nhà nghỉ Tứ Phát: 60k nếu trả phòng trước 7h sáng mai và 80k nếu thuê nguyên 1 ngày hôm sau.
 
Cũng như phần lớn những đô thị bình yên trên mảnh đất miền Tây, người dân nơi đây ngủ sớm, để lại không khí yên bình cho những kẻ lữ khách xa xôi...

1231084_662508367100641_1930351163_n.jpg


1236359_662508437100634_321049549_n.jpg


1235933_662508370433974_568770663_n.jpg
 
Lai rai vài ly bia nơi quán hải sản đối diện tượng Bác Hồ, chi phí cao không khác Sài Gòn, được cái mồi nhậu ngon và phong cách uống bia cũng thật thú vị: bia ướp lạnh và uống trong những ly cafe be bé...

970518_662511017100376_2138174257_n.jpg


Thêm 1 niềm vui khi chị chủ quán tính tiền, thấy đồ ăn còn dư liền niềm nở: "em có gói về không, để chị gói cho?". Những việc làm thật đơn giản nhưng để lại những ấn tượng thật khó phai, người miền Tây...

Chi phí nhậu: 234k
+ 04 Sài Gòn lùn
+ 01 Pepsi
+ 01 Sò guyết xào tỏi
+ 01 nghêu hấp xả
+ 01 càng cúm muối
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,174
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top