What's new

Bình Dương đi Hải Phòng - Hà Nội – Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Cạn - Hà Nội - Ninh Bình

Bình Dương đi Hải Phòng - Hà Nội – Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Cạn - Hà Nội - Ninh Bình

- Tháng 09/2010, thời tiết ngoài bắc chưa hết mùa mưa, để tháng 10 có đại lễ nghìn năm đi thì hợp lý hơn. Tuy nhiên do tháng 10 bận công việc nên mình quyết định làm một chuyến miền Bắc trong 11 ngày.

- Chuyến đi của mình chỉ gồm 2 người, mình với Ái Duyên. Di chuyển bằng các phương tiện : máy bay, xe lửa, taxi, xe bus, xe khách và xe ôm. Đây là một chuyến đi phượt lý thú, hành trình của mình có thể không phải là tối ưu nhất, nhưng là tất cả những gì mà mình với Ái Duyên đã trải qua. Bài viết này ít miêu tả cảnh đẹp trên đường đi mà chủ yếu là cung cấp thêm các thông tin tàu xe, khách sạn, giá cả cho các bạn có ý định phượt tại các khu vực trên. Một số thông tin có thể sẽ dư thừa đối với các bạn đã đi nhiều lần, nhưng mình nghĩ sẽ hữu ích với một số bạn ít đi, nhất là các bạn ở khu vực phía nam, chưa một lần vượt vĩ tuyến 17.

- Hành trình của mình bắt đầu từ ngày 16/09/2010 tại Bình Dương, đi qua các tỉnh thành : Hải Phòng (Đồ Sơn) - Hà Nội Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc) - Cao Bằng (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Cao Bằng, Trùng Khánh, Bản Giốc, Pác Pó) - Bắc Cạn (Hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, động Puông, Hang Hua Mạ) – Hà Nội - Ninh Bình (Đền Hoa Lư, Chùa Bái Đính, Tràng An) – Hà Nội - Bình Dương.
- Các bạn cũng có thể tham khảo hành trình của mình tại:
Một số vấn đề cần chú ý trước khi đi:

- Các số điện thoại trong bài viết này là những số mình đã đi hoặc gọi thử, nhưng nếu các bạn đi thì cần phải check lại cho chắc ăn, vì mình thấy ở nhiều diễn đàn cung cấp các số điện thoại không chính xác (cũng có thể do họ đã đổi số khác?).

- Để mua vé máy bay giá rẻ qua mạng bạn cần có thẻ visa, sau đó vào trang http://www.jetstar.com/vn/vi/index.aspx để đặt vé. Sau khi đặt vé, Jetstar sẽ gởi cho mình 1 email, in phần này rađể làm thủ tục lên máy bay:

ma-dat-cho-jestart.jpg


- Bữa mình đi giá vé khuyến mại là : 600 ngàn + 60 ngàn VAT + 44 ngàn phụ phí sân bay + 15 ngàn chọn chỗ ngồi phía trên, gần cửa sổ + 50 ngàn phí thanh toán = 755 ngàn / 1 vé mang hành lý xách tay 7 kg. Nếu trả thêm 65 ngàn thì được gởi thêm 20 kg, nếu để bữa ra sân bay mới gởi hành lý 20 kg thì phải trả 200 ngàn.

- Mình định bữa về đi tàu hỏa để ngắm cảnh nên không mua vé về, đến gần ngày đi mới thay đổi ý định, lúc này tổng tiền thanh tóan vé về là 1 triệu / 1 vé.

- Đối với người miền nam ra ngoài bắc thì vào một số các quán ăn có thể phải trả cao hơn so với người địa phương (đương nhiên, khách du lịch mà) tuy nhiên cũng có thể chấp nhận đươc.

- Khi đi phượt ở các tỉnh miền núi thì cũng cần có xe gắn máy để chủ động, cái này ở nhà mình cũng tính và nhận thấy:

* Phương án 1 : Nếu đem xe máy từ nhà đi (ở Bình Dương) thì chi phí sẽ là : Tiền cước vận chuyển xe bằng tàu hỏa : khoảng 600 ngàn x 2 lần (đi và về) = 1,2 triệu đồng.

- Giá chở xe máy của tàu hỏa có thể tham khảo tại http://www.vr.com.vn/gasaigon/
- Giá chở xe máy theo xe khách từ Hà Nội - Hà Giang là 300 ngàn đồng, Cao Bằng - Hà Nội là 200 ngàn đồng.

* Phương án 2 : Nếu thuê xe ở Hà Nội thì : 100 ngàn / 1 ngày * 10 Ngày = 1 triệu + CMND + Tiền đặt cọc. Một số địa chỉ mình đã hỏi (nhưng chưa thuê nên không biết chất lượng thế nào) để các bạn tham khảo :

- Công ty du lịch Minh Huy, 66 đường Đào Duy Từ ( trước ở 5 đường Đinh Liệt) : 04 39 260 938 : Xe wave giá 100 ngàn , xe 125 cc giá 150 ngàn 1 ngày, đặt cọc 5 triệu + CMND.

- Số 23 E, đường Hai Bà Trưng : 04 38 262 746 : 120 ngàn 1 ngày, cọc 3 triệu + CMND.

- Số 1, đường Lương Ngọc Quyến : 0913 518 772 , 04 39 261 534 : Xe wave 60 ngàn 1 ngày, cọc 2 triệu + CMND.

- A Hoàng số 27 ngõ 62, phố Trần Quí Cáp : 092 829 0000, 04 8 587 1253, 0904 274 129, giá 150000 đ/ 1 ngày, thuê 10 ngày giá 90000 đ/ 1 ngày, đặt cọc 4 triệu.

* Phương án 3 : Nếu đi đến đâu thuê xe ở đó thì khu vực Cao Bằng, Hà Giang thường cho thuê giá từ 250 – 300 ngàn 1 ngày, nửa ngày giá 150 ngàn (khá cao).

Sau khi tính thì mình chọn phương án 3, và ngày hôm sau lên đường.

Hành trình của mình như sau:
 
Last edited:
Ngày 5 : Thứ hai, 20 – 09 – 2010 : Đồng Văn – Mèo Vạc – Bảo Lâm (tiếp theo)

- Chạy vừa qua cầu Lý Bôn thì gặp ngã 3 giao với quốc lộ 34. Từ đây nếu các bạn muốn về thẳng Cao bằng thì quẹo trái, đi khoảng 26 km nữa là đến Bảo Lạc, còn quẹo phải 15 km là đến thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm. Lúc ở nhà nhìn bản đồ thấy về Bảo Lạc gần hơn nên mới thỏa thận với xe ôm về Bảo Lạc cho nó xuôi đường đi Cao Bằng, nhưng đến đây thấy về Pác Miều gần hơn, tuy hơi ngược đường và vì trời cũng chuẩn bị tối nên mình quyết định thay đổi là về thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm ngủ một đêm, sáng hôm sau đi Cao Bằng. Mặt khác về đây gần hơn còn để cho 2 anh xe ôm chạy ngược về Đồng Văn cho sớm.

- Quốc lộ 34 có điểm đầu tại thị xã Cao Bằng, giao với quốc lộ 4A và quốc lộ 2, điểm cuối tại thị xã Hà Giang, đi qua các huyện Nguyên Bình – Bảo Lạc – Bảo Lâm - Bắc Mê ( Hà Giang), dài tổng cộng 260 km. Đường từ cầu Lý Bôn đến thị trấn Pác Miều chạy dọc theo con sông Gấm, bên kia sông là vách núi cao. Cảnh bên đường cũng hoành tráng, nếu có thời gian các bạn cũng nên đi đoạn đường này cho biết.

- 16 giờ 30 đến thị trấn Pác Miều, nơi đây cũng có vài nhà nghỉ. Mình nghỉ tại nhà nghỉ Thảo Hồng, điện thoại 0263 885 152, giá 150 ngàn 1 phòng, 2 gường, có máy lạnh, máy nước nóng.

2010-09-21-cd-mb-0734-pac-mieu.jpg


- Cảnh thị trấn lúc mình đến (chụp từ phòng nhà nghỉ):

2010-09-20-cd-mb-0714-pac-mieu.jpg


- Sau khi thuê phòng nhà nghỉ, mình với Ái Duyên dạo quanh thị trấn, đi ngang qua chỗ một chiếc xe khách Việt Trang đang đậu (cách nhà nghỉ 1 căn), Số xe 11k – 3156, điện thoại 0914 595 499,0914 215 216, anh chủ xe hỏi sáng mai mình có đi Cao Bằng không? rồi anh ấy cho mình số điện thoại, hẹn sáng hôm sau, 5 giờ xe chạy. Xung quanh khách sạn cũng có nhiều xe khác, sáng mai nó cũng đi Cao Bằng. Giá vé xe Pác Miều – Cao Bằng 90 ngàn / 1 người.

xe-cao-bang-bao-lam-_-viet-trang-0914-595-499.jpg


- Đây là cảnh chụp xe Việt Trang ngày hôm sau trên đường đi Cao Bằng:

2010-09-21-cd-mb-0736-bao-lam-bao-lac.jpg


- Sau khi đặt xe xong, mình đi bộ ra chỗ cây cầu treo (cách khách sạn chưa đến 1 km), sau đó quay lại và ăn cơm tại 1 quán trong chợ, ăn cơm xong quay về nhà nghỉ khoảng 19 giờ, gọi điện cho anh Tuấn xe ôm, hỏi thăm anh về đến Đồng Văn chưa, anh Tuấn nói anh ấy cũng vừa về đến nhà.

2010-09-20-cd-mb-0723-pac-mieu.jpg


- Tìm hiểu thêm về thị trấn này tại:

- Nếu các bạn có thời gian thì đi như mình cũng được, còn không có thời gian và muốn đi hợp lý hơn thì đi như sau: Chiều ngày 19-09-2010 ở Đồng Văn xuất phát sớm đi Lũng Cú – Phó Bảng – Dinh Vua Mèo, để sáng hôm nay đi xe ôm đến chân cầu Lý Bôn, chờ xe xuất phát lúc 12 giờ trưa từ Pác Miều chạy ngang qua, đón xe về Cao Bằng. như vậy tối hôm nay ban đã có mặt tại Cao Bằng. Tuy nhiên đi như mình thì được ở Đồng Văn lâu hơn và được thưởng thức thêm đoạn đường cầu Lý Bôn về Pác Miều, cảnh cũng khá đẹp.

- Bản đồ khu vực này :

dong-van-bao-lam1.jpg


- Một số khoảng cách di chuyển hôm nay:
  • Đồng Văn – Sùng Là : 30 km.
  • Sùng Là – Phó Bảng : 5 km.
  • Thị trấn Phó Bảng – Cửa Khẩu : 2 km.
  • Đồng Văn – Mèo Vạc : 22 km.
  • Mèo Vạc – Lý Bôn : 55 km.
  • Lý Bôn – Pác Miều (Bảo Lâm) : 15 km.

- Chi phí chính cho ngày hôm nay : 1 triệu 250 ngàn. :
  • 200 ngàn tiền khách sạn.
  • 150 ngàn thuê xe buổi sáng.
  • 700 ngàn thuê 2 chiếc xe ôm đi Pác Miều.
  • Khoảng 200 ngàn tiền đổ xăng buổi sáng + tiền ăn.
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh

- Sáng 4 giờ 30 mình thức dậy, thu xếp đồ đạc và trả phòng, 5 giờ 30 nhà xe (đậu trước nhà nghỉ) sau khi đi đón khách 1 vòng thì quay lại gọi điện kêu mình lên xe. Xe đón thêm 1 người nữa ngay chợ rồi xuất phát, lúc này các xe khác cũng đồng loạt xuất phát và đón khách dọc đường. Khoảng 6 giờ 45 xe đến Bảo Lạc, dừng lại ăn sáng, ai thích ăn quán nào thì ăn.

2010-09-21-cd-mb-0745-bao-lam-bao-lac.jpg


- Thị trấn Bảo Lạc sầm uất hơn thị trấn Pác Miều, có nhiều khách sạn hơn như Nhà khách Huyện Ủy (0263 870 259, bữa ở nhà mình có gọi điện hỏi thì giá 180 / 1 phòng máy lạnh). Khách sạn Sông Gấm. Còn nhà nghỉ thì có nhà nghỉ Thiên Tài (ĐT : 0975 070 483, 01698 307 020), nhà nghỉ Huyền Chương (ĐT : 0263 870 257).

2010-09-21-cd-mb-0749-bao-lam-bao-lac.jpg


2010-09-21-cd-mb-0748-bao-lam-bao-lac.jpg


- Ăn sáng xong xe tiếp tục theo quốc lộ 34 đi qua thị trấn Tĩnh Túc, Nguyên Bình về thị xã Cao Bằng. Con sông Gấm chạy theo quốc lộ 34:

2010-09-21-cd-mb-0757-bao-lac-cao-bang.jpg


- Xe dừng dọc đường, bác tài xuống mua trái cây của người dân tộc, Ái Duyên mua trái Mắc Cọt của người dân tộc, đây là đặc sản của Cao Bằng, trái này da nâu, gần giống trái lê nhưng nhỏ cỡ như củ khoai tây, ăn chua lè chua lét, giá 15 ngàn / 1 kg:

2010-09-21-cd-mb-0766-bao-lac-cao-bang.jpg


2010-09-21-cd-mb-0765-bao-lac-cao-bang.jpg
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh ( tiếp theo)

- Xe tiếp tục về hướng thị trấn Tĩnh Túc, đường đi nhiều đèo dốc , có một vài đoạn đường xấu, phong cảnh cũng được:

2010-09-21-cd-mb-0768-bao-lac-cao-bang.jpg


2010-09-21-cd-mb-0771-bao-lac-cao-bang.jpg


2010-09-21-cd-mb-0778-bao-lac-cao-bang.jpg


- Thị trấn Tĩnh Túc là nơi có mỏ thiếc nên cảm thấy khá bụi bặm. Tham khảo thêm về mỏ thiếc này tại:

2010-09-21-cd-mb-0802-bao-lac-cao-bang.jpg


- Một số đoạn quốc lộ 34 đang nâng cấp:

2010-09-21-cd-mb-0806-bao-lac-cao-bang.jpg


2010-09-21-cd-mb-0816-bao-lac-cao-bang.jpg
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh ( tiếp theo)

- Qua Tĩnh Túc, bác tài lại dừng xe lại mua bưởi của một bà già người dân tộc, bác tài nói bưởi này ngon, nhưng thực ra cũng bình thường thôi, giá 10 ngàn / 3 quả:

2010-09-21-cd-mb-0818-bao-lac-cao-bang.jpg


- 11 giờ 30 xe đến thị xã Cao Bằng, bến xe Cao Bằng có rất nhiều xe đi trong tỉnh cũng như liên tỉnh như : xe đi Lạng Sơn, Mỹ Đình(Hà Nội), Đắc Lắc, Bình Phước, Chợ Rã ( Ba Bể – Yên Bái) , bảng chỉ dẫn giờ các xe chạy treo trong bến rõ ràng:

2010-09-21-cd-mb-0848-bx-cao-bang.jpg


- Tại bến xe mình thấy xe có xe đi thẳng Chợ Rã, mình lại xin số điện thoại để ngày kia đi Ba Bể, xe Trang Diệp ( 0915 600 323, 0915 494 400 ), sáng từ BA Bể đi lúc 6 giở 30, trưa từ Cao Bằng về lúc 12 giờ, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến, tuy nhiên trước khi đi thì nên gọi điện trước vì cũng có ngày nó không đi:

xe-cao-bang-cho-ra-_-trang-diep-0915-600-323.jpg


- Còn muốn đi Bắc Cạn thì đi xe Tuấn Ngọc, 29 chỗ, xuất bến tại Bắc Cạn lúc 7 giờ 15, tại Cao Bằng lúc 13 giờ, điện thoại 01686 726 340, 0913 052 433:

xe-bac-can-cao-bang-_-tuan-ngoc-01686726340.jpg


- Từ bến xe Cao bằng về Mỹ Đình – Hà Nội thì nên đi xe ghế nằm Hải Vân, Hoàng Long.

- Từ bến xe bước ra cổng, quẹo về phía tay phải thì gặp ngã tư, tiếp tục quẹo phải qua cầu Bằng Giang thì thấy bên tay trái ngay đầu cầu là Khách sạn Bằng Giang, bên tay có nhiều khách sạn, nhìn lên cao thì khách sạn Thành Loan nổi bật nhất, ngay đó cũng có chợ. Trung tâm thị xã nằm về phía bên này cầu, có thể đi bộ từ bến xe, cũng không xa lắm, còn nếu ngại đi bộ thì gọi taxi Việt Thịnh, số 0263 851 851, xe màu vàng.

- Khi đến bến xe thì mình cũng vừa hết tiến mặt, tiền của mình trong tài khoản ở ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), một điều bây giờ mình mới biết là ở các tỉnh nhỏ thì ngân hàng Nông Nghiệp và PTNH là phổ biến (đến cấp huyện), kế tiếp là ngân hàng Đầu Tư. Còn ở Hà Giang và Cao Bằng không có ngân hàng Ngoại Thương, các ngân hàng khác như Đông Á, ACB … thì tuyệt đối đừng mơ đến. Thẻ ATM Vietcombank của mình mang theo trở thành vô dụng. Định gọi điện về nhà nhờ chuyển tiền ra (chuyển qua ngân hành) thì sực nhớ là ngoài thẻ ATM mình còn mang theo thẻ VISA. trong túi còn khoảng 200 ngàn, thuê taxi đến ngân hàng Đầu Tư, vào máy ATM rút tiền, mỗi lấn rút 2 triệu, nó trừ phí 70 ngàn.

- Nếu các bạn gặp cảnh tương tự như mình mà không có thẻ VISA thì làm theo cách sau : nhờ người nhà ra ngân hàng Nông Nghiệp hay Đầu Tư chuyển tiền ra, mình đứng đợi ở ngân hàng tương ứng, đưa giấy chứng minh ra, nếu muốn có tiền sớm thì phải thường xuyên hỏi nhân viên ngân hàng, còn nếu không thì nếu đầu giờ chiều gởi thì ít ra đến cuối giờ chiều mới có (mặc dù trên hệ thống lệnh chuyển tiền được thực hiện tức thời, nhưng còn thủ tục trong nội bộ ngân hàng nữa).

- Thị xã Cao Bằng lớn hơn Hà Giang nhưng cũng không rộng lắm, nên việc đi taxi ở đây cũng không mất nhiều tiền, lái xe taxi lịch sự.

- Sau khi có tiền, đi bộ một quãng ngắn đến chỗ công viên có tượng đài bác Hồ chụp hình:

2010-09-21-cd-mb-0829-cao-bang.jpg


- Gọi điện tổng đài 1080 Cao Bằng xem quán cơm bình dân nào ăn được, nó giới thiệu lại quán Việt Béo, gọi taxi đến quán Việt Béo thì em taxi nói đó là quán nhậu, ăn mắc, còn muốn ăn cơm thì lại quán cơm Thu Ngân ăn cũng được, quán này cách khách sạn Thành loan mà hôm sau mình ở 2 – 3 căn gì đó.

2010-09-21-cd-mb-0836-cao-bang.jpg


- Từ bữa đi các tỉnh miền núi đến giờ thì mình với Ái Duyên thấy đây là quán cơm bình dân ăn được nhất (có một vài khách Tây cũng ăn ở đây).
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh ( tiếp theo)

- Ăn cơm xong tiếp tục gọi taxi ra bến xe Cao Bằng bắt xe đi thị trấn Trùng Khánh để hôm sau đi thác Bản Giốc. Đúng ra chiều hôm nay bắt xe Bằng Ca đến thẳng thác Bản Giốc thì hợp lý, nhưng bữa ở nhà mình có tham khảo trên mạng thì thấy các bạn nói gần thác có nhà trọ, nhưng thấy không chấc chắn lắm và cũng không có số điện thoại liên hệ. Hỏi anh phụ xe đi Bằng Ca thì anh ấy nói có khách sạn 3 sao ở đó nhưng không biết tên (bữa sau mình mới biết đây là cơ sở 2 khách sạn Đình Văn, 2 sao). Lại hỏi tổng đài 1080 Cao Bằng xem gần thác có khách sạn không thì họ nói không biết (đúng là 1080 ở đây cái gì cũng không biết, ngoài số taxi).

- Tại bến xe Cao Bằng mình cũng xin số điện thoại của xe đi Hà Quảng để ngày mốt đi Pác Bó. Xe Linh Liễu 16 chỗ, nhìn khá cũ, điện thoại 0912 866 210, 0975 197 663, xe này từ Cao Bằng đi Hà Quảng có các chuyến 9 giờ và 16 giờ. Từ Hà Quảng về Cao Bằng có các chuyến 6 giờ và 13 giờ, muốn đi gọi điện trước, giờ giấc của nhà xe cũng không chính xác lắm. Từ Hà Quảng muốn đến Pác Bó phải đi xe ôm thêm 6 km nữa, ngoài ra còn có nhiều xe khác nữa:

xe-cao-bang-ha-quang-_-linh-lieu-0912-866-210.jpg


- Cũng tại đây cũng có nhiều chuyến xe đi xã Bằng Ca, xe này chạy từ Cao Bằng đến Trùng Khánh – qua thác Bản Giốc rồi đến xã Bằng Ca, nên các bạn muốn đi thẳng từ Cao Bằng đến thác thì chọn xe này. Khi gần đến thác thì gặp ngã ba rẽ vào động Ngườm Ngao, nếu muốn đi động thì phải thỏa thuận với nhà xe để họ chở vào, còn không thì đi bộ (mất 2 – 3 km gì đó), chỗ này không thấy xe ôm. Sau khi đi động xong phải quay ngược ra tìm xe đến thác, kể cũng hơi mệt. Xe Thành Luân đi Bằng Ca biển số 11k 1885, 11k 2160, điện thoại 0975 070 377, 0979 371 923, 0912 130 377, 0266 299 377. Từ Cao Bằng xe xuất phát lúc 8 giờ, chiều từ Bằng Ca về lúc 13 giờ, lúc về nó sẽ chạy ngang qua Đàm Thủy lúc 13 giờ 30, qua Trùng Khánh khoảng 14 giờ 30 (thực tế bữa mình về nó chạy qua Trùng Khánh lúc 14 giờ) .

xe-cao-bang-bang-ca-_-thanh-luan.jpg


xe-cao-bang-bang-ca-_-thanh-luan-0975-070-377.jpg


- Các xe từ bến xe Cao Bằng đi Hà Quảng, Trùng Khánh, Bằng Ca có từ sáng đến 16 giờ chiều, sau 16 giờ chiều là không có xe.

- 13 giờ 30 xe đi Trùng Khánh xuất phát, xe 16 chỗ, máy lạnh, đón khách dọc đường nhưng không nhồi nhét nhiều như xe ở Hà Giang. Trên đường đi qua đèo Mã Phục, con đèo này nghe nói xe tải lật cũng nhiều vì có nhiều khúc cong. Đoạn đường từ Cao Bằng đến Quảng Yên tương đối tốt, từ Quảng Yên đến Trùng Khánh hơi xấu, nhiều ổ gà. Giá vé ghi trên thành xe là 37 ngàn, nhà xe thu của mình 40 ngàn /1 vé.
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh ( tiếp theo)

- Cảnh trên đường từ Cao Bằng - Trùng Khánh:

2010-09-21-cd-mb-0849-cao-bang-trung-khanh2.jpg


2010-09-21-cd-mb-0850-cao-bang-trung-khanh2.jpg


2010-09-21-cd-mb-0860-cao-bang-trung-khanh2.jpg


2010-09-21-cd-mb-0871-cao-bang-trung-khanh1.jpg


2010-09-21-cd-mb-0873-cao-bang-trung-khanh1.jpg


- 15 giờ 15 xe đến Trùng Khánh, mình xuống ngay chợ. Chợ phiên ở đây họp 5 ngày 1 lần vào ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng, ngày mai chợ phiên nên từ chiều hôm nay khá xôm tụ.

- Tại Trùng Khánh cũng có nhiều nhà nghỉ, mình nghỉ tại nhà nghỉ Hoàn Lê, điện thoại 0263 826 221, 0169 570 5355, giá 150 ngàn 1 phòng, có máy lạnh, máy nước nóng, phòng ở lầu 2 trở lên, vì tầng trệt và lầu 1 là nơi ở của chủ nhà nghỉ. Hỏi chị chủ nhà nghỉ về việc thuê xe máy, chị nói nếu muốn thuê thì chị gọi điện thuê hộ cho, sau đó chị gọi cho anh xe ôm tên Bình, điện thoại 0168 5953 251, giá 150 ngàn một buổi, còn nếu 1 ngày thì 300 ngàn đồng, mình không phải đổ xăng.

- Ngoài ra các bạn có thể liên hệ trực tiếp với anh Tin, điện thoại 097 221 2028. Anh này bữa ở nhà mình thấy một số bạn giới thiệu trên mạng nhưng không có số điện thoại. Sau khi mình thuê xe của anh Bình, qua chiều hôm khi đang đứng đón xe về Cao Bằng thì mới gặp anh này, anh ấy nói anh chỉ cho thuê với giá 200 ngàn 1 ngày thôi, bữa sau các bạn gọi thử xem sao.
 
Ngày 5 : Thứ ba, 21 – 09 – 2010 : Bảo Lâm – Cao Bằng – Trùng Khánh ( tiếp theo)

- Tại thị trấn này mình thấy bảng chỉ dẫn vào khách sạn Đình Văn ngay gần chợ, điện thoại 026.3602.789, giá 150 ngàn 1 phòng máy lạnh.

- Khách sạn Đình Văn có cơ sở 2 ngay thác Bản Giốc, nhìn cũng lớn, điện thoại chỗ này là 0263.82.80.82, giá 150 ngàn phòng quạt, 200 ngàn phòng máy lạnh. Xe Cao Bằng – Bằng Ca chạy ngang qua khách sạn này. Nếu đi thác Bản Giốc thì ở khách sạn này là hợp lý nhất.

2010-09-21-cd-mb-0882-trung-khanh.jpg


- Chợ và thị trấn Trùng Khánh:

2010-09-21-cd-mb-0881-trung-khanh.jpg


2010-09-21-cd-mb-0879-trung-khanh.jpg


- Đi về phía cuối thị trấn có 2 quán cơm, chiều hôm qua và sáng hôm nay có chợ phiên thì thức ăn có sẵn, còn các buổi khác thì muốn ăn phải đặt trước.

- Hành trình hợp lý của ngày hôm nay là từ thị xã Cao Bằng đón xe Bằng Ca vào thẳng thác Bản Giốc, nghỉ đêm tại cơ sở 2 khách sạn Đình Văn.

- Bản đồ quốc lộ 34 Pác Miều – thị xã Cao Bằng :

bao-lam-cao-bang.jpg


- Một số khoảng cách di chuyển hôm nay:
  • Pác Miều – Bảo Lạc : 41 km
  • Bảo Lạc – Thị xã Cao Bằng : 103 km.
  • Thị xã Cao Bằng – Quảng yên: 35 km.
  • Quảng Yên – Trùng Khánh: 25 km.
- Chi phí 2 người cho ngày hôm nay: 610 ngàn đồng.
  • 150 ngàn đồng tiền khách sạn Thảo Hồng.
  • 180 ngàn đồng / 2 vé xe Pác Miều – Cao Bằng.
  • 80 ngàn / 2 vé Cao Bằng – Trùng Khánh.
  • Tiền ăn, taxi ở Cao Bằng khoảng 300 ngàn.
 
Ngày 6 : Thứ tư, 22 – 09 – 2010 : Trùng Khánh – Pò Peo – Bản Giốc – Ngườm Ngao - CB

- 6 giờ sáng, anh Bình đưa xe đến trước cổng khách sạn, phía trước xe có chữ “xe ôm” to đùng, anh ấy nói chạy xe này thì không lẫn vào đâu được. Mình thuê nói thuê đến 12 giờ trưa, anh ấy đòi 200 ngàn, mình nói hôm qua chị chủ khách sạn chỉ nói có 150 ngàn thôi, nếu anh kỳ kèo như thế này thì mình đợi xe Bằng Ca lên chứ không thuê xe nữa cho rẻ, thấy vậy anh ấy đồng ý giá 150 ngàn. Nói vậy chứ, nếu đợi xe Bằng Ca thì đến trưa mới có xe.

2010-09-22-cd-mb-0882-013-po-peo.jpg


- Sau khi nhận xe, đi ăn sáng, mình vòng lại chợ cho Ái Duyên dạo chợ. Tại đây có bán hạt dẻ, loại hạt nhỏ là hạt dẻ ta của Cao Bằng, hạt lớn là của Trung Quốc mà mọi người hay gọi là của Tàu. Hạt dẻ ta ăn ngon hơn, hạt dẻ ở đây chưa luộc, bán bằng cách đếm hạt, mỗi mớ 100 hạt. Ái Duyên thấy một bà già người dân tộc thì thì ghé vào mua, sau khi trả giá xong thấy bà già ngồi bên cạnh “nháy” mắt với bà già này rồi hai bà cười tủm tỉm (chắc là trúng mánh rồi đây).

- Mua hạt dẻ xong, anh Bình xe ôm chỉ đường đi Bản Giốc là cứ chạy thẳng về hướng cuối thị trấn. Nghe lời anh Bình mình cứ chạy thẳng, trời mát mẻ, mây mù bao vây núi, phong cảnh thật trữ tình.

2010-09-22-cd-mb-0882-019-po-peo.jpg

2010-09-22-cd-mb-0882-024-po-peo.jpg


- Chạy một lúc khá xa (trên 20 km) thấy khu dân cư, dừng lại hỏi thì họ nói nhầm đường rồi, đây là đường ra cửa khẩu Pò Peo (mình mới nghe tên cửa khẩu này lần đầu) còn muốn đi Bản Giốc thì phải quay lại về thị trấn. Thôi lỡ rồi, đi cửa khẩu chơi luôn, coi như chương trình khuyến mãi (đi theo tour dễ gì được khuyến mãi như vậy). Do tối qua trời mưa to, gió lốc nên khu vực này nhà bị tốc mái khá nhiều, mọi người lo sửa nhà, đi một đoạn ngắn là đến cửa khẩu. Như vậy cửa khẩu cách Trùng Khánh 22 km:
2010-09-22-cd-mb-0882-034-po-peo.jpg


- Đến cửa khẩu, vào đồn Biên phòng hỏi thủ tục qua biên giới, anh trực ban ở đây nói nên muốn qua thì phải có giấy CMND để làm giấy thông hành đi trong ngày. Hôm nay mình chỉ mang theo passport, còn chứng minh lại để tại khách sạn, đây không phải cửa khẩu lớn nên không dùng passport được. Thôi thì đành xin anh ấy cho đi qua cổng gác, lại chỗ cột mốc quay phim chụp ảnh. Anh trực ban đồng ý cho đi và giữ lại passport.

- Lúc mình nói chuyện với anh trực ban thì cũng có một chị đang làm giấy thông hành qua biên giới với người em, chị nói chị qua Trung Quốc để chữa bệnh cho cháu, thuốc bên đó tốt hơn bên mình. Mình hỏi bên đấy có chợ không, thì chị nói qua cửa khẩu có xe ôm ( loại chở được 5 – 6 người) giá 3 NDT đến thị trấn.

- Không qua được cửa khẩu, mình vối Ái Duyên chụp hình quanh cột mốc, nơi đây có một dòng suối nhỏ, nước chảy cũng tương đối mạnh. Nếu các bạn có thời gian thì cũng đi qua biên giới cho biết, nhớ mang theo CMND. Ngay đồn biên phòng của Việt Nam có chỗ nhận giữ xe, không có nhà nghỉ hay hàng quán gì cả.


- Tìm hiểu thêm về cửa khẩu này tại:

- Thật ra muốn đi Bản Giốc thì khi chuẩn bị hết thị trấn Trùng Khánh gặp ngã 3 (cách chợ khoảng 1 km), đi thẳng là ra cửa khẩu, còn muốn đi Bản Giốc thì quẹo phải, ngay chỗ này không có bảng chỉ dẫn nên rất dễ nhầm lẫn. Chiều về thị trấn kể lại sự việc, mọi người nói cũng có rất nhiều người đi nhầm đường như mình.

- Sau đó quay ngược lại đi thác Bản Giốc, chạy đến chỗ có cây xăng có ngã 3 hỏi đường, bác bán xăng chỉ quẹo trái theo con đường quê là đường tắt đi thác (nếu không muốn về thị trấn đi lại từ đầu), đường đi dọc theo dòng sông Quây Sơn, chạy xe máy được, có một số đoạn hẹp, xe ô tô hơi khó đi.
2010-09-22-cd-mb-0882-074-di-thac-ban-gioc.jpg

- Con đập nước phía thượng nguồn thác:
2010-09-22-cd-mb-0882-083-di-thac-ban-gioc.jpg

- Chạy gần đến thác có con đập nước của dòng sông Quây Sơn khá đẹp. Lúc này trời bắt đầu mưa to, khu vực này vắng dân cư nên không mua được áo mưa, mà hai đứa chỉ có một cái. Hai đứa trú mưa ở đây mà không hề biết là mình chỉ còn cách thác mấy trăm mét:

2010-09-22-cd-mb-0886-di-ban-gioc.jpg
 
Last edited:
Ngày 6 : Thứ tư, 22 – 09 – 2010 : Trùng Khánh – Pò Peo – Bản Giốc – Ngườm Ngao (TT)

- Trời càng mưa to nặng hạt, mình để Ái Duyên ở đây và đi dò đường, từ đây chạy thẳng một chút là đến chỗ cột mốc 53 lịch sử, nơi có khu chợ bán hàng lưu niệm của người Việt. Mình quay lại đón Ái Duyên đến khu chợ này.

2010-09-22-cd-mb-0886-01-ban-gioc.jpg


- Cột mốc 53 thời Pháp - Thanh, trên cột mốc gọi nước mình là An Nam:

2010-09-22-cd-mb-0886-04-ban-gioc.jpg


- Cột mốc 53 cách cột mốc mới khoảng chục mét:

2010-09-22-cd-mb-0886-10-ban-gioc.jpg


- Từ khu chợ này, chạy ngược lại qua cầu hướng về phía thác Bản Giốc. Đến nơi dùng lại mua vé, nơi đây có kiot bán áo mưa, dù. Gần đây thấy có khách sạn Đình Văn (cơ sở 2) trông cũng lớn.

- Chạy xe xuống khu vực chân thác, thấy có nhiều chòi bán hàng bỏ trống, để đại xe gắn máy tại đó, mình với Ái Duyên lên một chiếc bè để trống (không có người) ngồi chơi và chụp hình. Trời mưa to nên chỉ ngồi đây thôi, không đi đâu được (thật là tiếc). Trông thác rất hùng vĩ, thác chính thì Việt Nam – Trung Quốc mỗi bên một nửa, còn thác cao (thác phụ) thì của Việt Nam.

2010-09-22-cd-mb-0886-12-ban-gioc.jpg


- Thác phụ thuộc Việt Nam, mặc dù là thác phụ nhưng nhìn cũng hoành tráng lắm:

2010-09-22-cd-mb-0886-15-ban-gioc.jpg


- Nếu thích bạn có thể thuê thuyền ra giữa sông Quây Sơn (nhưng không qua được bờ bên kia).

- Có rất nhiều bài viết về con thác này, đây chỉ là một số bài viết có liên quan :


- Đi thác xong thì quay về thị trấn, cách thác chừng 3 km là ngã 3, đi thẳng là về thị trấn, trái là vào động Ngườm Ngao. Đến đây phải mua vé, nơi đây có cho thuê dép nhựa (5 ngàn 1 đôi), dù (cũng 5 ngàn 1 chiếc). Có bảng giữ xe nhưng mình cứ để đại ở đó. Ngoài ra ở đây cũng có một quán cơm nhỏ nhưng muốn ăn thì phải đặt trước, còn không chỉ có mì gói thội. Trong quán cũng có một dãy phòng trọ cho thuê, chị chủ quán nói giá 50 ngàn 1 người, số điện thoại quán này là 026 3605 298. Tuy nhiên nếu lỡ đường thì vào đây còn không thì không nên ở, vì ở đây trông buồn lắm.

- Từ nơi bán vé leo bậc thang lên một đoạn rồi lại đi xuống, đi tiếp một quãng đường bằng phẳng, hai bên trông bắp. Đến cửa động, có nơi soát vé nhưng chẳng trông thấy ai, ở đây động vào một cửa và ra bằng cửa khác.

- Lúc mới vào mình cũng không ấn tượng lắm với cái động này, tính chỉ đi cho biết, tuy nhiên khi vào trong thì hang rộng ra, có một cây thạnh nhũ to, đẹp. Mình nghĩ ai đã đi động Phong Nha, Thiên Cung, Sửng Sốt ở Hạ Long thì cũng nên đi động này vì vẻ đẹp mỗi nơi mỗi khác. Đang tham quan thì mất điện, mọi người đứng yên, anh chụp hình thì bật đèn pin, rồi có điện điện cứ như vậy đến mấy lần.

- Tham khảo thêm về động Ngườm Ngao tại:

- Sau khi tham quan xong, ra quán lúc nãy ăn mì gói. Do lúc sáng thỏa thuận trả xe lúc 12 giờ nên anh Bình gọi điện liên tục, trời mưa nên mình không nghe được, về đến thị trấn là 14 giờ, xe cũng vừa hết xăng. Trả xe, nói tại trời mưa nên về trễ, anh Bình không có ý kiến gì.

- Về thị trấn ăn cơm thì các quán cơm ở đây không có bán, muốn ăn phải đặt trước. Lúc mình đi động Ngườm Ngao gặp đoàn khách của Vinaphone 2 (ở TP HCM), mình về đến thị trấn thì họ cũng vừa đến, cũng không có cơm ăn, cả đoàn phải vào chợ mua xôi rồi chiều tối về đến Cao Bằng mới ăn cơm.

- Lúc này xe về Cao Bằng chỉ còn chuyến cuối cùng đang đón khách, anh Bình gọi xe dùm mình nhưng nhà xe giục đi ngay, còn mình chưa trả phòng. Nhớ trên tấm card bữa trước nói xe Bằng Ca đi qua đây lúc 14 giờ 30 nên mình nói xe cứ đi trước, mình đợi xe Bằng Ca.

- 14 giờ 15 trả phòng, gọi điện xe Bằng Ca thì nó nói nó đã đi qua Trùng Khánh lúc 14 giờ! Lloay hoay chưa biết làm sao thì chị chủ khách sạn nói chỉ còn một cách là chờ xe Bưu Chính.

- Xe Bưu Chính là xe đưa thư của Bưu Điện, nó xuất phát lúc 14 giờ ở Cao Bằng, đến Trùng Khánh đưa thư và về liền lúc 16 giờ, mỗi ngày có thể có một tài xế khác nhau, muốn biết hôm nay xe nào chạy thì gọi điện đến tổ Giao Dịch của Bưu Điện Cao Bằng, hỏi số điện thoại của tài xế. Xe này ngoài lái xe chỉ chở được 3 người, muốn chắc ăn thì phải dặn trước, còn không thì cứ ngồi chờ ngay tại Bưu Điện, khi xe đến là lên xe liền. Bữa mình đi do dặn trước nên mình với Ái Duyên cùng 1 người nữa đi được, còn 1 người nữa do hết chỗ nên phải ở lại.

- Trên xe bác khách đi cùng biết mình đi du lịch nên bác kể về thác Bản Giốc. Bác ấy nói các thuyền ở thác, thuyền của mình chỉ đi được đến giữa sông, còn thuyền của Trung Quốc thì qua mình được, nếu mình qua thì nó bắt. Bác ấy còn nói trước thác thuộc hết bên mình, sau đó lâu lâu Trung Quốc câu pháo qua nên dân mình ở khu vực này bỏ đi hết, sau đó thì mỗi bên nửa thác. Bây giờ là khu vực này được khai thác chung, nên mình muốn xây gì, nhà theo hướng nào là cũng phải xin ý kiến bên kia. Phía bên Trung Quốc mình thấy có xây nhiều nhà nghỉ, nhà vọng cảnh, bên mình thì chẳng thấy gì.

- Đi đến gần Cao Bằng, bác tài gặp người quen nên dừng lại, trổ một tràng dài tiếng dân tộc. Lúc xe chạy, hỏi ra thì biết bác tài là người dân tộc nói được 3 thứ tiếng.

- Cao Bằng có rất nhiều khách sạn, tập trung tại đường Kim Đồng, Vườn Cam, các khách sạn ở đây điều bắt trả phòng trước 12 giờ, nếu đến 13 giờ là tính tiền thêm (ở các nơi khác mình thường trả sau 12 giờ mà chẳng ý kiến gì, tất nhiên là khi thuê phải nói trước). Đường Kim Đồng ở đây mọi người gọi là phố Tàu. Một số khách sạn tham khảo.

  • Khách sạn Bằng Giang : 026.3853.431, đường Kim Đồng, ngay đầu cầu Bằng Giang, cách bến xe chưa đến 1 km, Gọi điện hỏi thì anh tiếp tân nói khách sạn này 2 sao rưỡi, giá 250 / 1 phòng, có phiếu ăn sáng, thuê xe máy 500 ngàn 1 ngày.
  • Khách sạn Thành Loan : 026.3857.026, số V131, đường Vườn Cam, đứng trên cầu Bằng Giang nhìn lên cao về phía tay phải sẽ thấy tên khách sạn, giá 200 ngàn 1 phòng, có máy lạnh, máy nước nóng, phòng đẹp, bé tiếp tân có cho thuê xe, giá cũng 500 ngàn 1 ngày.

ks-cao-bang-_-thanh-loan-0913252863.jpg


- Sau khi thuê phòng, gọi điện cho anh Danh, số máy 0915.463.212, số máy này mình thấy giới thiệu trên mạng, anh Danh nói thuê xe 250 ngàn / 1 ngày, còn đi Pác Pó 1 buổi giá 200 ngàn + CMND, mình không phải đổ xăng. Hẹn 6 giờ sáng hôm sau giao xe.

- Hành trình hợp lý của ngày hôm nay là : nếu có thời gian thì qua cửa khẩu Pò Peo chơi, nếu không thì sáng đi Bản Giốc, động Ngườm Ngao về Trùng Khánh trước 14 giờ. Còn nếu bữa trước nghỉ tại khách sạn Đình Văn, cơ sở 2 gần thác thì đón xe Bằng Ca – Cao Bằng. Về đến Cao Bằng trước 16 giờ, đón xe đi Hà Quảng để hôm sau đi Pác Pó cho gần.

- Bản đồ khu vực Pò Peo – Bản Giốc:

ban-gioc.jpg


- Một số khoảng cách di chuyển hôm nay:
  • Trùng Khánh – Bản Giốc : 26 km
  • Thác Bản Giốc – động Ngườm Ngao : khoảng 3 -4 km gì đó.
  • Trùng Khánh – cửa khẩu Pò Peo : 22 km.

- Chi phí 2 người cho ngày hôm nay: 650 ngàn đồng.
  • 150 ngàn tiền phòng ở Trùng Khánh.
  • 150 ngàn tiền thuê xe máy.
  • 100 ngàn / 2 vé xe Bưu Chính về Cao Bằng.
  • 30 ngàn / 2 vé tham quan thác Bản Giốc.
  • 20 ngàn / 2 vé tham quan động Ngườm Ngao.
  • Khoảng 200 ngàn tiền ăn.
 
Last edited:
Ngày 7 : Thứ năm, 23 – 09 – 2010 : Cao Bằng – Pác Pó – Cao Bằng – Nà Pạc – Chợ Rã

- Sáng đúng 6 giờ, anh Danh đưa xe máy đến, cho mình mượn áo mưa, xăng xe đã đổ đầy. Hôm qua và nay cứ sáng đi chơi là trời mưa, chiều thì hết. Ăn Sáng xong thì xuất phát, qua cầu Bằng Giang quẹo trái, chạy thẳng đường này thì đến tiếp vòng xoay thì đi thẳng theo tỉnh lộ 203 hướng về thị trấn Nước Hai huyện Hòa An, rồi đến thị trấn Xuân Hòa huyệnHà Quảng, đi thêm khoảng 6 km nữa là đến Pác Pó, tổng cộng 53 km.

- Cảnh hai bên đường đoạn gần thị xã không có gí chú ý lắm, đường đang làm, xấu, gặp trời mưa nên rất sình lầy, chạy đến giữa đường mình bị tuột dép. Chạy qua thị trấn Xuân Hòa thì gặp đoạn đường nhựa mới làm nên rất tốt. Bên đường có con suối chảy, nước trong xanh, có các guồng nước của đồng bào phong cảnh hữu tình.

- Đang chạy thì thấy tảng đá chỉ hướng vào mộ anh Kim Đồng, cách đường chính hơn 100 mét, phía trước cổng vào mộ có một cái chòi nhỏ, trong chòi có một bà già (hình như bà bị khuyết tật) bán nhang, 2 ngàn 1 bó, trông rất tội nghiệp, bà nói mỗi ngày chỉ bán được vài bó. Vào khu mộ, thấy bên cạnh mộ anh Kim Đồng (Nông Văn Dèn) là mộ của mẹ (Bà mẹ Việt Nam anh hùng).Tham khảo thêm về anh Kim Đồng tại:


- Tiếp tục hành trình, thấy bảng chỉ dẫn vào bản Nà Mạ của anh Kim Đồng, mình tiếp tục đi thẳng gặp cổng chào dừng lại mua vé, rồi chạy xe máy vào một đoạn. Trong khu di tích Pác Pó có nhà dân, hàng quán thưa thớt, chị có mấy chị chụp ảnh lấy liền, ở đây cũng có dịch vụ cho thuê dép nhựa (5 ngàn / 1 đôi), dù (5 ngàn / 1 cái), có bảng giữ xe nhưng mình không thèm gởi, cứ để đại ở nơi chòi trống (lúc ra có chị chụp ảnh đòi thu 5 ngàn tiền giữ xe, mình nói có gởi đâu mà thu). Có chị hỏi cần hường dẫn không? mình nói khỏi.

- Nước suối trong xanh, chảy mạnh, tràn ra cả đường đi. Cách hang hơn 1 km có cột mốc biên giới.

2010-09-23-cd-mb-0920-pac-bo.jpg


2010-09-23-cd-mb-0893-pac-bo.jpg


2010-09-23-cd-mb-0891-pac-bo.jpg


2010-09-23-cd-mb-0912-pac-bo2.jpg


Tham khảo thêm về Pác Pó tại:

- Sau khi tham quan xong Pác Pó, hai đứa quay trở về lại Cao Bằng, giữa đường bị lủng bánh xe:

2010-09-23-cd-mb-0922-pac-bo-cao-bang2.jpg


2010-09-23-cd-mb-0923-pac-bo-cao-bang2.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,472
Bài viết
1,153,112
Members
190,099
Latest member
anhquannn
Back
Top