What's new
Một trong bốn nền văn minh cổ của thế giới được tạo dựng từ năm 3000 trước Công nguyên chính là đây. Ấn Độ thuộc về vùng Nam Á, giáp ranh Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Mianmar, Bangladesh, vịnh Bengal, Ấn Độ Dương, biển Ả Rập và Pakistan. Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến lục địa Nam Á, án ngữ các con đường buôn bán quan trọng của Ấn Độ Dương.
Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha xâm nhập Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mogun gốc Mông Cổ thống trị. Từ năm 1746 đến 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Cuối cùng, Anh đã chiếm được toàn bộ xứ sở này. Ngày 15/8/1947, Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ, nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai vùng lãnh thổ: Ấn Độ chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi, đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Kasmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa.


ĐƯỜNG RA BIỂN Ả RẬP - MUMBAI ĐỎ NẮNG
Lanceleo - Sea Palace Hotel, Mumbai

Cái gì thế này mẹ ôi! taxi đây á hả? Ặc ặc, incredible India!* Chúng nhỏ bé cũ kỹ đến không còn có thể nhỏ bé cũ kỹ hơn. Lạ mắt quá. Chúng luồn lách ẩu đả giữa phố đêm len lỏi giữa dòng người đi bộ hỗn độn bên ngoài sân bay đông như kiến thế này đây. Phải cẩn thận mới được không khéo là đi viện chứ lên tàu gì! Toàn là những gam màu xám xẹt. Nhà cửa đường xá, những mảng tường gạch rồi bê tông thô ráp. thế này thì đôi mắt ta đang bị chinh phục mất rồi còn đâu.
Sea Palace hotel của ta đêm nay đêm đầu tiên Ấn Độ đây à? tuyệt vời lắm hình như xe chỉ vừa mới băng qua một kiến trúc gì đó rất đồ xộ trông tửa tựa như khải hoàn môn ở Paris mà mình từng thấy trên truyền hình. Cẩu thả quá các bác Ấn Độ ơi. Phòng thì rộng rãi đấy nhưng mà tường sơn rồi phào chỉ, cửa sổ nữa sao nó bong tróc cong queo ghê thế này mà 3 sao cái gì giời đất? Cái gì thế này? hay là “Hotel California” đây nhỉ? Thế là mình với bạn Chiều bắt đầu đi xăm soi từng thứ quanh phòng - dân hotel mà. Hịc hịc buồn cười quá, trời! Tiếng Sóng biển vỗ ầm ầm ngay phía dưới bên kia đường. Ôi, màn đêm tự do của chúng ta!
Sớm mai con nắng vừa mới lên ngoài phía biển thì đã muốn nung nóng cả cái chảo Mumbai duyên hải này trong sắc đỏ của bầu trời. Toàn phố xá rưng rưng dưới nắng một màu nâu đen pha xám. Bụi đường vẩn đỏ lên các lùm cây. Biển ngầu đục tanh nồng.Mấy bác râu rậm đứng dưới quầy tiếp tân này thân thiện và tốt bụng đấy, nhưng nó ẩn sâu quá trong cái vẻ lạnh lùng của họ. Làm dịch vụ mà trước mặt khách hàng cũng đâu có chịu bỏ ra mấy động tác sến sến một tý như người phương Đông mình đâu. Nhưng mình biết trong bụng họ rất dễ thương mà.
Ăn bỏ dở hai đĩa cơm rang to uỵch, bạn Chiều biến đâu mất tăm ngoài phía cửa biển. Ta rụt rè rồi cũng làm bộ lững thững bước ra, hòa lẫn vào giữa những tốp người lớn bé già trẻ đen đúa đang hướng về phía Gateway mà mình đã thoáng trông thấy đêm qua qua cửa kính xe hơi.
Ôi, trần đời có một! Gateway of India, hùng vỹ quá! Sừng sững trước biển như thánh thần, tâm linh của người Ấn Độ trước thời gian vậy đấy. Dưới quảng trường Gateway, cả ngàn chú chim câu thản nhiên dùng bữa sáng được ban phát từ cánh tay gầy gò của một ông gia mặt mày phong sương rắn sắt. Lũ chim cũng đen thui thủi như bọn quạ đang xúm xít lại ăn hôi, giống như gương mặt của đám đông người huyên náo đổ về trong sân vậy.
- Anh từ đâu đến thế hả? Anh người Nhật à? Anh đến đây làm gì? Đi theo tôi, tôi có nhiều bạn bè ở đây lắm. Đi! Những bức ảnh tuyệt đẹp với Gateway nhé, chỉ có 30 Rupi một tấm thôi mà. Giá hữu nghị nhất đấy…
Thằng ranh con mày dám lừa tao, tao ngớ ngẩn với đám mấy đứa dẻo mỏ chúng mày rồi. Thằng bé có cặp mắt to thao láo vẻ mặt khôn lõi đời cứ bám theo gạ gẫm loằng ngoằng, cuối cùng không thích lắm ta cũng phải mua cho nó đôi trứng rắn nam châm với giá 2 USD.
- Anh mua cho thằng kia với giá 2 USD một dôi à? - Một thằng nhóc lém lỉnh khác xán lại thì thào. - Này đây, hai đôi 1 USD anh lấy đi! - thằng bé chìa hai tay hai cặp quả trứng ra, mắt ngương ngước lên nhìn tỏ vẻ cảm thông với ông khách vừa bị hố.
Gớm quá, ta biết tỏng rồi sao nhà ngươi làm bộ làm tịch gì mà láu cá thế không biết. Chà! quả lừa đau thật.
- Này thì 1 USD của mày đây, đưa nốt đây cho tao cho rồi.
Chỉ chờ có thế là nó xoay ngoắt cái mình nó đi rồi rít thầm trong cuống họng. Ha, nó sướng lắm hay sao ý. Nó chạy lại phía thắng nhóc hồi nãy kể lể gì đó. Thế là thằng ranh con láo toét nghĩ thế nào mới liều mình lừng khừng mò lại, nhỏn nhoẻn cười cười xòe bàn tay vàng khè bé tẹo đưa lên
- Ờ…ờ… của anh đây!
- Cái gì? không, tao không mua nữa. mày lừa tao. Bạn mày nó bán cho tao hai đôi có một Đô la đây này mày xem đi
(mày còn mơ nữa à?!)
- Không không. Tôi không bán cho anh nữa. Tôi đưa thêm cho anh đôi này anh không cần trả tiền. Hí, tại lúc nãy tôi lấy của anh hai Đô la mà.
- Thế à? (ngạc nhiên chưa!!!) Được đấy. Giờ thì mày sẽ dẫn tao đi gặp thợ chụp ảnh chứ?
- Chụp ảnh à? dược dược, đi theo tôi mau lên.


Ông già với bộ râu quai nón đã được bấm gọn gàng màu bạc phếch kia trông thật dễ nhớ, ông nổi bật giữa đám đông làm sao. Ta biết ông ý đã để mắt theo dõi mình trên quảng trường được một hồi lâu lâu rồi.
- Này anh bạn, anh sao rồi? gateway thật đẹp phải không? Anh có thời gian chứ? Nghe này! Anh sẽ được ngồi trên một chiếc taxi trông như thế kia kìa. Tôi sẽ đưa anh đi thăm quan những địa điểm thú vị nhất ở Mumbai. Ờ…xem nào, có lẽ là bảy địa điểm cơ đấy - ông ta bắt đầu liệt kê - với anh thì chỉ 20 Đô la thôi, chúng ta là bạn mà.
- Nhưng tôi không có thời gian. Tôi xin lỗi, trưa nay tôi đi rồi.
- Mấy giờ anh phải đi? không vấn đề gì, hai tiếng đồng hồ, thế là đủ. Anh có bạn đi cùng chứ? Bạn anh đâu rồi? Về khách sạn gọi cậu ấy ra đây. Tôi chờ ở hàng rào sắt này nhé. Anh hứa không? Anh hứa với tôi đi!

Tội nghiệp ông già, ta buộc lòng phải lừa ông ấy là tuần sau nhất định sẽ trở lại bằng con tàu Libra đang đậu ở ngoài kia cảng nước sâu. Thực ra thì trong lòng mình chỉ hy vọng mong manh là sẽ gặp lại được ông ấy.Ông và lũ trẻ con còn là vệ tinh của các tay bán hàng rong, thợ chụp hình rồi taxi quanh đó. Ông kêu bọn trẻ giúp ta kêu gọi các tay thợ ảnh lại đứng đây quây quần. Ông thay họ giới thiệu tên tuổi, quan hệ họ hàng từng người giữa họ như thế nào. Biết ta gấp gáp, hai thằng nhóc bán trứng rắn nam châm thì nhoáng nhoàng hỏi han tìm kiếm cho bằng ra anh thợ chụp ảnh đã đi khỏi đám đông mấy giờ liền để mang về được cho ta mấy tấm hình đã chụp mà kịp lên tàu. Cái lúc chia tay ở Gateway, ta nhớ cái cặp mắt mà ông già sôi nổi đó chăm chắm nhìn ta, một ánh mắt rất khó tả, như thể từ đấy ta bắt đầu mãi mãi mang nợ ông già một lời hứa. Và rằng ông ấy sẽ chờ. >>> còn nữa >>>
 
Last edited:
Re: Mumbai đỏ nắng

CÕNG NẮNG

- Anh bạn ơi! Kìa, đợi tôi với chứ. Anh quên tôi rồi à? Có nhận ra tôi nữa không đấy?
Hẻo quá Thắng ơi là Thắng! Tránh mặt được mấy tuần rồi ai ngờ… thế là bị chụp rồi, có chạy lên mây nữa à? Anh chàng bán trống rong đường phố vẫn cái bộ quần áo bạc phếch cũ kỹ mái tóc thì rối quăn ngả màu hung đất hớn hở mà nhớn nha nhớn nhác như để chờ đợi chỉ một câu bắt lời, mặt anh ta đỏ gay lên không biết có phải vì nắng hay không nữa. Tôi bấm bụng thôi đành gượng gạo cười một cái. Nhưng mà trông cái mặt hắn kìa! Cuối cùng phải làm ra toe toét như để chuộc tội với hắn vậy. Hắn cũng đáp lại bằng một điệu cười trên nét mặt sung sướng hơn so với lúc trước nhưng vẫn có vẻ giật cục cầm chừng, Tôi biết hắn chờ đợi ở tôi nhiều hơn cơ. Tôi và hắn cứ thế cùng nhau đi về một hướng, hắn là người nối đuôi, trò chuyện trên vỉa hè chật ních những lô hàng lòe loẹt bắt mắt nối tiếp nhau. Có điều tôi cố ý ngấm ngầm tỏ ra rằng mình đang vội vã lắm và tất nhiên là tôi cũng đủ khôn để tảng lờ không nhìn vào ba cái trống lớn bé hắn đang treo lủng lẳng trên người.
Có vẻ sốt ruột với ông bạn vô ý tứ này rồi, hắn bắt đầu thò hai cái tay đáng ghét ra gõ lên mặt cái trống to và đẹp nhất của hắn treo ngay trước bụng.


- Anh nghe đi. Này! Đi từ từ thôi. Thấy chưa? Lạc đà đấy. Thật tuyệt phải không? Tôi đã bán được nhiều cái này cho người phương Tây lắm đấy. Cái này mà đem tặng cho người thân hay bạn bè…
Không. Hoàn toàn không. Ý tôi là tôi chẳng hề muốn lãng phí thời gian và túi tiền rất có hạn của mình vì bất cứ cái trống nào của hắn hết cả, cho dù tôi từng bảo với hắn từ lần gặp trước là nó rất tuyệt và tôi thì lại rất thích những thứ “cổ quái” tương tự như thế.
- Không, đừng vội mà. Anh cứ nghe đi tôi đánh không cho anh. Lần này tôi không cần anh phải mua cho tôi đâu. Nhưng nghe mà xem nó được đấy chứ? Nó đẹp và tốt nhất ở khu vực này đấy.
Trời Colaba thì nóng hầm hập, thôi thì cứ bước đi chả nghĩ được gì thêm cho chuyến shore leave lần này. Còn gã ta thì cứ lẽo đẽo theo sau, vừa lải nhải vừa vỗ lên một điệu Latinh Nam Mỹ. Nóng cả đầu lên rồi. Tôi loằng ngoằng phẩy tay
- Anh đi mà bán hàng của anh đi. Tôi phải về tàu. Tôi không mua mà.
- Gượm đã nào! Được thôi. Anh không mua. Nhưng anh thử nói xem cái này đáng giá bao nhiêu? Ý tôi là nếu mua thì anh sẽ trả công cho nó như thế nào?

Chà, giỏi lắm. Đừng như thế chứ!
-Không
-Tôi hiểu rồi. Tôi không bán cho anh đâu. Nhưng tôi chỉ muốn biết người ta sẽ trả cho nó bao nhiêu thôi mà. A, hay là cái bé hơn này đi. Mặt nó căng bằng da giả, không tốt lắm đâu. Anh đoán được không? 200 Rupi thôi đấy.

Từ Nội Bài đặt chân xuống đất Mumbai thì tôi đã biết mà. Họ không phải là những cục than lạnh nhạt. Nhưng cái kiểu như anh chàng này xem ra thì….
Chiều hôm ấy có lẽ là lần shore leave đầu tiên của tôi từ M.V. Libra. Tôi và Chiều đón một “ông cụ” Taxi cà tàng của những thập kỷ đầu thế kỷ 20 bé tẹo đen xi như đã kể, từ Green Gate chạy chóng vánh trong hơi nóng nhễ nhại để đến Colaba. Tôi rất thích quang cảnh phố xá và những dãy cơ man nào là hàng họ lạ mắt chưa từng thấy bày bán nườm nượp sát mép đường ở hai bên vỉa hè. Số là cái ngày đầu tiên ở Sea Palace Hotel, tôi, Chiều và một bà chị người Mã gốc Hoa mà sau này lại chính là trainer của tụi tôi trên tàu, cả ba đã có chừng gần hai tiếng đồng hồ đắt giá đảo qua khu phố này. Mọi thứ gần như đã làm cho không chỉ tôi muốn hóa điên lên vì bị hút hốn như ma quỷ vậy. Cổ kính, lem luốc và loang toàng. Có trời mới hiểu nổi chứ làm sao tôi hình dung ra bên trong những cánh cửa mốc thếch già nua kia là biết bao nhiêu mầm sống mạnh mẽ của những gia đình nhiều thế hệ. Ấy, nhưng mà những tòa nhà, công sở, rồi bảo tàng đền đài của họ kia kìa. Không thiếu gì những đường nét vô cùng công phu, hoa văn tinh xảo từ một nền văn minh tùng sinh sôi độc lập với thế giới loài người. Tôi ngửa mặt lên trời nắng gắt còn say lảo đảo với những khối mái vòm chóp nhọn đặc trưng và oai hùng của họ. Dưới phố thì xem đi. Đấy, một anh chàng cặm cụi khắc chữ trên hạt gạo. Một ông già thoăn thoắt thêu hoa bằng tay đều như máy. Những tiệm rượu làm tôi chóng mặt lúc còn chưa được ngụm nào chứ nói gì… Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ hand-made đậm hồn Ấn Độ có một không hai, kim sổ bám riết lấy nhau nối dài nhu bất tận.
Bữa đó, tôi đứng nhấp nhửng bên vỉa hè để đợi ông bạn Chiều “Hai Lúa” đi đổi mấy dồng USD lẻ bên trong một quầy đổi ngoại tệ hiếm hoi. Không dưng bỗng nghe có thứ tiếng Anh chắp vá lồm bồm uể oải như gây hấn bên cạnh. Gã trai đó mặt mày say sâm ngồi bệt bên trên tâm thảm chữ nhật mốc thếch còn hơn cả bộ mặt vỉa hè, nói năng gì đó với tôi chắc tôi không nhớ nổi ngay sau đó. Cặp mắt hắn lờ đờ chăm chăm mời tôi uống một cốc trà Mashala mà nó sẽ vàng quánh như cái cốc nhựa hắn đang dùng dở.
- Không đâu, cám ơn (Từ hồi bé tí bố đã bảo không ăn uống bất cứ gì người lạ cho, dù có thèm thuồng đến mấy)
- Tôi đi mua cho anh đây. Rẻ lắm mà – Hăn nhỏm dậy phất phất cánh tay và dứt khoát.
- Này anh kia! Thôi thôi. Anh có hút thuốc không?
A hà… tôi nhìn thấy ba cái trống, cái lăn lóc trên tấm thảm, cái thì anh treo cái dây qua cổ anh rồi. À, chắc chắn có một vụ mua bán tí hon đang diễn biến hấp dẫn trong cái đầu của anh có phải không chứ? Phải đi mà! Một tên khách nước ngoài – đồ lưu niệm độc đáo dễ mua đây. Thú thật, tôi củng liếc mắt đảo qua ba cái trống của hắn rồi đấy chứ.
Hắn suồng sã nài tôi ngồi lên cái thảm, chẳng phải như một ông hoàng gì – một người bạn sạch sẹ nhặt được giữa đường thôi. Tôi bất đắc dĩ thay. Hắn quàng tay ngoắc một anh chàng mặt mũi tối om đang mon men đứng nhòm lại, gã trai dốc xuống cho tôi một cốc rượu đục ngầu.
- Bạn tôi đấy. Anh uống đi. Bọn tôi uống thứ này.
U…ống. Còn hắn hút điếu thuốc ngon của tôi. Hắn cứ thế nói nói mà tôi có cố gắng cung không nghe được là bao chứ đúng ra là lúc đó tôi cũng không muốn nghe làm gì. Đôi khi tôi thật mâu thuẫn làm sao.
Tôi biết mà, nghề đời. Chờ chắc đã được giờ hắn mới lần mò đôi bàn tay run run lên mặt cái trống đeo trước bụng, vô. Một hồi đều đặn và điệu nghệ. Rồi ! Hay, hay đấy, đồ khỉ. Điệu trống lễ hội Nam mỹ phải không đây?
- Ờ…da gì vậy đây?
- Hả, gì cơ? Cái này à? Lạc đà.

Một thôi một hồi nỉ non lay lả chỉ chờ có thế là bắt đầu chảy tuôn trên cặp môi thiều nước của hắn.
- Anh không tin tôi sao? Đi hỏi người ta đi. Đây, kia, ai cũng được.
Ừ thì thế đi. Ấn Độ là Lạc đà.
- Thế anh đi làm như này thì chừng nào nghỉ tối?
- Nghỉ tối? Ừ, thì cũng giống như mọi người ở đây thôi.
- Nhà anh ở đâu? Gần đây không?
- Tôi ở quê, cách đây xa lắm đấy. Mới lên Mumbai đi bán cái này. Vợ tôi cũng đi như tôi, nhưng đang ở dãy phố bên kia kìa.

- Thế tối đến anh về nhà trọ chứ? Anh có nhà ở đây không?
- Nhà trọ à? Nhà trọ à?…Ngủ ở đâu ý à? Không, tôi không…

Phố xá ở đây nặng mùi cống rãnh rác rưởi lắm anh bạn ơi. Dù sao thì tôi cũng hơi bị bất ngờ trong giây lát. Trông bộ dạng của anh thì dãi nắng dầm mưa rõ rồi. Nhưng mà tôi mới chỉ hình dung ra có đến thế thôi chứ…Trông kỹ lại anh mà xem. Tuy anh lờ đờ mệt mỏi, nhưng anh lương thiện và đâu có đến nỗi nào.
- Ừ. Tôi nghĩ các trạm xe buýt và hè phố cũng thoải mái lắm chứ. Tôi cũng thích mấy chỗ đó. Như thế cũng được rồi.
Anh ta ngượng ngịu cũng gật gật cái đầu hùa theo tôi.
- Nhưng này, anh đưa vợ về quê làm đồng áng, anh có đàn gia súc không? Chắc cũng nhiều việc lắm mà.
- Muốn đấy. Tất nhiên rồi tôi có ruộng và đàn gia súc nữa, nhiều lắm. Đúng đấy, có rất nhiều việc để làm. Nhưng mà, anh biết đấy, không ổn đâu. Mọi thứ ở đó bây giờ khó khăn lắm. Với lại tôi thích ở đây hơn. Ở đây ai cũng biết đến tôi. Anh tin không? Ở đằng kia kìa, chỗ nào họ cũng biết tên tôi đấy. Cả em trai tôi nữa, một thợ kim khí rất cừ. Cậu ấy là Muhammad.

Tôi không tin đâu. Anh có ruộng và rất nhiều gia súc a? Ra vẻ ta đây rồi không phải thế chứ đồ ngốc. Nhưng mà tội nghiệp, anh ta đang nói chống chế đấy mà.
Kìa, nhìn mà xem kia kìa. Mấy đứa trẻ con bé quắt thài lai nhìn chúng nó khôn những cái khôn lõi, mà chúng sẽ mãi mãi ngu những cái ngu muội nực cười. Chỗ của chúng đây sao nhỉ? Mấy cái đứa tồi tội kia chúng bám víu vào khách qua đường lay lả làm cái trò gì vậy? Còn những người như anh, ông bán trống à, nghĩ xem nếu một vài ngày nữa thôi không bán được cái nào, anh có dám đảm bảo với chính anh rằng sẽ vẫn kiên trì với ba cái trống nhỏ bé của mình với lời hứa trở lại của tôi hay một người nào đó khác không? Anh sẽ làm gì nhỉ trong bóng đêm anh đói khat? Buông ra cái đã nào! Bao nhiêu cái xe hơi rồi người đi bộ ngang qua người ta còn đang ngoái dài ái ngại cho chúng ta kia anh không biết nhìn à? Một con chim chới với lẫn trong cả những đàn chim đang di cư ồ ạt về phía những tòa nhà cao tầng, ống khói công nghiệp và kẻ chợ. Anh vẫn chẳng bao giờ thuộc về thế giới trên cao ấy cả đồ không biết chăn trâu. Trống anh mà ế vài ngày chẳng có ăn anh không kéo nốt cô vợ về thì anh làm hại cả Mumbai chứ còn gì.Mumbai chẳng giúp gì được cho anh, hỏi tôi giúp gì anh được hả cái áo ca-rô nhờ nhờ thế kỷ kia? >>> còn nữa >>>
 
Re: Mumbai đỏ nắng

- Anh nghe đây, lần này tôi không đem theo tiền. Tin tôi đi, chỉ đủ một lượt Taxi về Green Gate nữa thôi. Nhưng tuần nào tàu tôi cũng về đây. Tôi sẽ quay lại mà. Tôi thích cái to nhất này lắm đấy.
- Không đâu! Anh không lừa tôi đấy chứ?
– Hăn thảng thốt đến như thoi thóp – Đâu, chìa ví của anh cho tôi xem nào? Hai đứa con tôi chúng rất tuyệt. Chúng tôi cho chúng được đi học đấy. Nhưng chúng cần có cơm! Chúng thích cơm lắm, anh hiểu không?
- Mà tôi sẽ gặp anh ở chỗ nào?
- Chỗ này. Tôi sẽ chỉ quanh quẩn ở đây để đợi anh thôi. Anh sẽ nhận ra tôi chứ? Nhìn tôi đi! Này đây. Anh có nhớ được không?…Mà thôi, để tôi tìm ra anh. Tôi sẽ là người nhìn thấy anh. Nhưng anh sẽ đến giờ nào?
- Giờ này.
- Giờ này nhé! Thứ Hai. Anh nhớ lấy. Đừng nói dối. Giơ tay lên! Anh hứa với tôi đi…Hààà.., mà hôm đó anh nhớ tặng thêm cho hai con tôi phần cơm bán ở tiệm màu xanh lá cây kia nhe. Con tôi, chúng sẽ chờ anh đấy.

Thế là có đến cả tháng hơn rồi ghé đó ghé đây mà Colaba thì thật gấp rút, tôi cứ tưởng đã không còn gặp lại mà khỏi phải làm khổ hắn thêm làm gì, còn mệt cả người tôi. Hôm nay, đến cuối con phố dài, chiều đang đổ bóng tôi bất chợt xoay người lại. Bóng tôi đổ dài lên thân hình hắn. Có thể mình đã định trút lên đầu hắn một cơn giận đùng đùng vì ngột ngạt. Tôi nheo nheo đôi mắt đứng im nhìn… Nhớ rằng con người ở đây – những người có đủ tài để móc được tiền từ trong túi quần của bạn mà đút vào trong túi quần của người ta đấy – Kelvy, cô giáo người Mã gốc Hoa đó của tụi tôi đã bảo trước cho mà ngờ như thế đấy mà.
Anh chàng bán trống rong đường phố cũng đột nhiên chững lại. Bất ngờ đứng thẳng tưng như bất động, khe khẽ há cái miệng rởi rã nhìn tôi và câm bặt. Tôi thấy có những cơn giận dỗi tủi thân đã bị hắn giết đi suốt cả con phố dài cho đến tận lúc nảy. Ánh mắt hắn rân rân…
- Nhưng… tôi không biết đánh trống như thế nào?
- Ôi hiiii, chỉ có thế thôi sao? đây, thế này đây dễ quá đi. Anh làm theo tôi nhé.



Gateway of India - Mumbai - India

Mumbai, thủ phủ tài chính và thương mại của Ấn Độ theo truyền thống được xem như là cửa ngõ để vào đất nước này. Thành phố nhộn nhịp này là một thủ đô hiện đại cũng như một bảo tàng sống về thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh. Mumbai hiến tặng cho khách viếng thăm rất nhiều điều thú vị: thiên đường mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại và cổ điển, cùng với vô số cách thức nấu nướng tuyệt vời; những bảo tàng nguy nga tráng lệ, rồi đến những phòng trưng bày nghệ thuật...
 
Last edited:
Re: Phuket - Pattaya - Bangkok

TSUNAMI

Đó là một buổi sáng cuối năm năm ấy biển từng dịu êm, người nhân gian đua ra tắm nắng và tắm sóng khắp nơi miền Nam Á này. Kia một hòn Penang, đây Phuket ngao du cùng đến cả cát vàng bờ Ấn xa xôi. Đâu đâu cũng một miền tự do muôn thuở. Từ đâu hả biển xanh? Tsunami thình lình cuộn lên há miệng. Ôi thôi, Tsunami kinh hoàng! Một sinh linh nhỏ bé đang lang thang trên đồi cát mà tìm nghe hơi muối mặn thởi vào bờ Johor nào có biết phút ấy đâu.
“Đây không phải là một cơn sóng, đây là một đổi thay khổng lồ dưới bề mặt của toàn đại dương”. - Một người Anh thoát chết trong đường tơ kẽ tóc cùng với gia đình ở khu nghỉ mát Chedi, Phuket, Thailand bồi hồi thuật lại.


Dòng đời rồi nay cũng vẫn đang hàn gắn và chôn đi quá khứ một thế giới tang thương ấy để mà vui sống. không biết hơn 150.000 vong linh của cùng một khắc bình minh thủy tề 26.12.2004 nuốt chửng sáng ấy ngóp lên nhìn sự sống dương trần thản nhiên mà hối hả hôm nay có thấy tủi hờn không? Chỉ biết cái sinh linh nhỏ bé bên bờ Johor cũ bây giờ đang đứng nghiêng nghiêng cặp mắt chào Phuket. Bước lên từ phía biển dịu êm, lòng biển thắm xanh một màu thanh thản sau cơn mưa mát rượi. Chàng mau chóng say sưa xì sụp với cơm rang và hủ tiếu được nấu rất ngon. Bên ngàn rừng quán nhỏ mong manh bỗng hóa thân quen tự lúc nào.
Ngoái ra nơi con tàu nơi phương biển, chàng khe khẽ mím môi cười. Một tai họa cả loai người đã phải hãi hùng. Và ngày đó có một người con gái ở nơi rất xa xăm đã bắt chàng phải hứa: không bao giờ ra chơi gần biển nữa!
Dưới phố núi chiều nay chàng lại bước long dong chọn trong bạt ngàn vải vóc mua lấy một chiếc áo có in hình con vật hiền lành của “đất nước triệu voi 2″. Mai mốt về trên bến Penang chàng tìm bạn cũ còn lăn lộn từ cái ngày bắt đầu lưu lạc mà đưa cho bạn mặc. Tsunami của trần gian bể khổ đang chìm xuống lãng quên. Nhưng chàng biết có một biển sóng cồn oan nghiệt con đang co kéo một quãng đời của bạn. Biết đâu quãng đời đó có thể là chấm hết trong một ngày bất chợt nào. Bạn biết nhưng sẽ không ra bến đứng đợi chàng, bởi “ngoài đó lắm công an lắm mày ơi”. Vậy thì chàng sẽ đi vào hẻm sâu của bạn. Đừng lo!
Còn chàng, sinh linh nhỏ, chàng ao ước gì cô gái nơi xa xăm ấy cũng cùng đến đây với chàng hối hả và thong dong, thản nhiên bình dị như dòng đời bên cạnh. Chàng thầm hỏi cô gái kia nàng có biết không rằng vô tình mình cũng sẽ chính là một mảnh hồn của thế giới liên tục đổi thay để vùi chôn cơn ác mộng, hàn gắn phục sinh lại vết thương quá khứ kinh hoàng trên những miền đang qua. Chàng thấy nó ý nghĩa làm sao: đó chính là sự sống.
 
Re: Thu gieo dưới gót

CÁNH THƯ MÀU BIỂN XANH

Malaysia ơi, Malay của những tháng ngày không bao giờ quên được. Xứ sở này đã cho tôi bao thất bại thảm hại đắng cay; cho tôi lòng gan dạ và cho tôi cả tình yêu non nước ấy đến vô cùng. Em ơi, hai năm người mang cho cơ cực người cưu mang biết đến bao giờ tôi quay trở lại? Tôi tưởng rằng đã quay lưng xa nó mãi mà. Thế mà, tôi lại trở về đây, biển mặn rừng xanh ơi! Hai năm ngụp lặn để thấy em, hai năm cay đắng để đổi thay cả cuộc đời, số phận. Tôi có em một đêm buồn Johor. Em đến như nước trong gột rửa tôi những ngu si tội lỗi. Em đến như bão tố cuốn tôi về tự do, dẫm đi trên nỗi gian nan, oát ghét đời thường. Tôi biết rằng sợi sáng giăng nhờ internet ấy mong manh lắm. Chỉ một khoảnh khắc em bỏ rơi tôi là biết đâu tôi đã hóa mù lòa. Nào bóng tối khói thuốc, nào thân xác ăn đêm, rồi là thù hận, chán chường…
Kìa rừng xanh Mantin những đêm hoang em theo bước anh đi. Em nhõng nhẽo, ngây ngô và bé nhỏ như chú rùa non ngoi ngoi trong túi áo mà anh nhặt được bên đường vậy. Kìa, bãi biển Masai bao buổi hoàng hôn em đứng ngắm anh khom lưng mò cua, bắt ghẹ. Em bay vào lòng anh tiếng cười giòn tan giữa biển chiều. Rồi em lại theo anh, theo đến tận công trường Selangor mịt mù cát bụi, làm mưa thấm mát bao giọt mồ hôi bậu trên đôi vai anh. Em có ở khắp mọi nơi để dắt anh qua khỏi vòng vây và mình cùng nhau trốn chạy…
Hôm nay tôi lại đến đây. Không hề xa lạ mà lại như một một người xa lạ, bởi tháng ngày sống dại khờ ấy đã trốn vào thiên thu mất rồi. Hôm nay cõi lòng tôi yên ổn thanh bình, nhưng em – giọt nắng từng nối bước theo tôi đâu rồi hả bông bống? Đời tôi mai này dẫu có yên ấm hay dở dang, thì vẫn mãi xin giữ lấy một tiếng cám ơn “đêm buồn Johor”, cám ơn những lượt xe hơi mang tình người xa lạ đã đưa không tôi đến tiệm Net rồi lại trở về rừng. Và, sẽ không bao giờ tôi quên người thầy tu nhân hậu ấy.

 
MERLION SINGAPORE

Đây là những cánh rừng xanh cây lá xum xuê nằm bao bọc suốt những con đường như lụa, chen giữa những nóc nhà cao lừng lững. Ánh hoàng hôn đổ bóng vàng rực rỡ xuống nơi này khiến cho lòng rạo rực trước vẻ kiêu hùng của đảo. Gemini đã đến đây. Trên bến cảng hai con tàu đã buông neo nằm ngủ để cho những con người nhỏ bé cùng nhau nô nức hướng về phía nhau vẫy chào giữa đất trời Singapore huyền diệu. Đến giờ đây, đêm đang buông xuống là chốn thiên đường của những mảng chấm sáng cao lâu dày đặc nhiều màu, giăng kín phía xa xa những thành phố nhỏ bé lên đèn giữa cái nôi rờm rợp bóng cây non gọn gàng, cây cổ thụ. Tàu đến rồi tàu lại ra đi đây giữa bóng đêm trong lành yên ả, mang đi theo dư âm nỗi bâng khuâng vì còn choáng ngợp trong lòng người ra biển…


Langkawi - Malaysia


Merlion Singapore


Merlion Singapore








THE MERLION SINGAPORE
Huyền thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 19, huân tước Stamford Raffles được vương quốc Anh cử đi tìm một miền đất mới để làm hải cảng thương mại đi các nước trên thế giới. Trong giấc mơ, khi tàu đi qua một hòn đảo nhỏ ở Malaysia, huân tước thấy một con sư tử mình trắng bay vọt lên. Tỉnh giấc mơ huân tước bèn quyết định dừng chân ở đảo này. Năm 1819 ngài huân tước ký hiệp ước với nhà vua Malaysia thuê đảo làm hải cảng thương mại và đặt tên đảo là Singapore từ đó.
Đến thế kỷ 20 thành phố này đã trở thành hải cảng lớn thứ 7 của thế giới với cuộc sống yên bình thing vượng, đa tôn giáo đa sắc tộc của người gốc Á, Âu. Đến năm 1960 thành phố tách khỏi Malaysia, và 1965, Singapore tuyên ngôn với thế giới thành lập một nhà nước độc lập dân chủ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,610
Bài viết
1,170,328
Members
192,239
Latest member
europesimcard
Back
Top