Thấy có bạn muốn tìm hiểu về Cuba mình mới nhớ ra mình cũng đã đặt chân đến, vội dùng anh gú gồ tìm lại bài viết lúc trước đăng trên báo Thanh niên đăng lại ở đây nhưng có kèm theo nhiều ảnh hơn và cả Behind the Scene cũng như các thông tin đi đứng cho bà con lượt phượt
http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178225&ChannelID=100
-----------------------------------------------------------
CUBA
Cuba, đảo quốc vùng Caribbean nằm ngay sát Mỹ, chỉ cách mũi Key West ở Florida mấy chục hải lý, đã từng một thời là thuộc địa của Mỹ, nhưng kể từ khi giành độc lập năm 1959 đến nay, trải qua bao biến cố vẫn đứng vững độc lập. Tôi nhớ trong các bài học khi xưa, Cuba chính là một trong những tiền đồn xã hội chủ nghĩa quan trọng, chiến trường của cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa, suýt nữa đưa cả thế giới đến chỗ có thể diệt vong với cuộc chiến tranh hạt nhân. Chuyện oái oăm, trái khoáy là ngay trên đất Cuba lại có căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ hải quân Guatanamo, nổi tiếng thế giới với các trại giam giữ không tuân thủ theo Hiệp định Geneva, tù binh chiến tranh vùng vịnh, (tù binh Afghanistan, Iraq), các phần tử khủng bố được đưa lên các chuyến bay bí mật về giam cầm ở đây. Theo bản khế ước có nguồn gốc từ cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha được ký kết từ năm 1903, Mỹ được toàn quyền sử dụng vùng đất này cũng như không phận và hải phận. Mỗi năm chính phủ Mỹ vẫn ký một tờ séc khoảng $4000 để trả tiền thuê đất cho căn cứ rộng 116 cây số vuông này cho một năm. Từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, Cuba hoàn toàn không lĩnh số tiền đó vì không công nhận khế ước thuê đất đó với lý do vi phạm Hiệp ước Vienna. Những tờ séc trả tiền thuê đất vẫn gửi đi đều đặn để rồi nằm yên lắng bụi trong một ngăn kéo nào đó, nhưng khu đất Mỹ thuê vẫn tồn tại đó trên đất Cuba. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, căn cứ hải quân trên ngoài ý nghĩa chính trị, không có giá trị mấy về mặt chiến lược, quân sự và kinh tế vì chỉ cách Mỹ có mấy chục dặm, nằm ngay sát các căn cứ khác của Hoa Kỳ, trong khi chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. Mỗi năm chính quyền Hoa Kỳ phải tiêu tốn một khoản ngân sách lớn để bảo trì căn cứ này. Nghe nói lúc trước nước sinh họat ở đây phải nhập khẩu từ Jamaica và được chở đến bằng xà lan hàng tuần để đổ đầy những bể chứa, mọi người phải dùng nước theo chế độ tiết kiệm khẩu phần sau khi Fidel Castro cho cô lập căn cứ, biến thành một khu vực chết, không người ở, không điện nước sinh hoạt. Ngày nay, căn cứ có hệ thống độc lập xử lý nước biển thành nước ngọt, trị giá nhiều triệu đô la, một trạm sản xuất điện bằng sức gió mới được xây dựng bên cạnh một trạm sản xuất điện chạy dầu diesel. Ngoài ra, thậm chí còn có một tiệm bán đồ ăn nhanh McDonald và một tiệm Subway để phục vụ lính Mỹ trong trại. Đây cũng là hai cửa hàng bán đồ ăn nhanh (fastfood) duy nhất ở Cuba. Để đi thăm quan căn cứ du lịch này không phải dễ vì nó nằm ở tận cùng phía Đông Nam của Cuba, người dân Cuba không được phép đến đây, ngoài những người có hợp đồng lao động từ trước năm 1959 và hàng ngày được chở từ nhà vào trong căn cứ qua hàng chục trạm kiểm soát của hai bên. Cho đến thời điểm hiện tại 2006, chỉ còn hai người Cuba làm việc tại căn cứ này. Hàng ngày vẫn có một chiếc xe bus chạy từ căn cứ ra có một nhiệm vụ duy nhất là chở hai công dân mang quốc tịch Cuba vào căn cứ đi làm cho Mỹ. Chiếc xe bus phải chạy bao cây số, qua một hàng rào bằng cây xương rồng nổi tiếng thế giới, từng được ví với bức tường Berlin, qua một khu vực người không được phép ở và là bãi mìn lớn thứ hai trên thế giới để vào làm việc trong khu vực do Mỹ kiểm soát này. Dân du lịch muốn đến tham quan phải mang hộ chiếu để xuất trình tại các trạm kiểm soát, rồi chỉ được phép đứng từ xa, trên một đài quan sát dùng ống nhòm nhìn vào căn cứ Guatanamo mà thôi. Nghe nói có một khách sạn ở gần căn cứ, có thể nhìn thấy rõ sinh hoạt trong căn cứ nhưng muốn đến phải qua thêm vài trạm kiểm soát gắt gao hơn, và phải có giấy chứng nhận đặt phòng từ trước và vẫn có thể bị từ chối không cho đến ở khách sạn.
Hiện tại, về mặt luật pháp Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba và công dân Mỹ không được phép đến Cuba đầu tư cũng như du lịch. Tuy nhiên trên thực tế khi tôi tìm hiểu về du lịch Cuba thấy có một số tour du lịch Cuba trực tiếp từ Mỹ nhưng giá tour rất đắt để lấy giấy phép đặc biệt, hoặc đóng tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, quỹ thiện nguyện nhà thờ, v v. Một số người Mỹ gốc Cuba cũng được phép về thăm Cuba, và cũng đã có một số chuyến bay hợp đồng, bay thẳng từ Florida đi Cuba. Ngoài ra, dân Mỹ muốn tò mò đi Cuba thường đi qua nước thứ ba như Mexico, Canada hoặc các nước thuộc vùng biển Caribbean để đến Cuba. Cuba cấp chiếu khán (visa) rời với giá 15 peso chuyển đổi (Cuban Convertible Peso), khoảng 15 Euro hoặc US$20, ngay tại cửa khẩu và không đóng dấu vào hộ chiếu để hy vọng thu hút thêm dân du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đảo quốc đang bị cấm vận này. Ngay trên chuyến máy tôi đi có khá nhiều người Mỹ đến từ Boston, Chicago, Detroit, có cả một đoàn dân chơi motor thuộc Hell Angles phân nhánh Virginia.
Cuba là một đất nước đẹp, khí hậu tuyệt vời. Tôi đến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, thời điểm bắt đầu mùa khô. Thời tiết ấm, hoàn toàn không có cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới, buổi sáng và buổi chiều mát mẻ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 25 độ C, giữa trưa vẫn có những cơn gió biển mát mẻ thổi vào xua đi cái nóng do ánh nắng chói chang của mặt trời.
Kiến trúc của Cuba pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Liên Xô. Những tòa nhà với kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa TâyBan Nha cầu kỳ, kiểu cách được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ bên cạnh những tòa nhà thiết kế kiểu hình hộp vuông như những bao diêm để chồng lên nhau được xây dựng với kết cấu bê tông đúc sẵn. Ngoài ra, cũng có một số nhà kiểu Mỹ đặc biệt là nhà gỗ kiểu Mỹ ở một số vùng của Cuba như Matanzas, Varadero.
Cơ sở hạ tầng đường xá ở xung quanh thủ đô Habana có thể nói khá tốt trong hoàn cảnh bị cấm vận, đường cao tốc cho phép chạy 100km/h. Từ xa nhìn vào thủ đô Havana trông cũng tráng lệ không khác gì các thành phố phát triển khác của Mỹ hay phương Tây. Tuy nhiên đường xá đi các tỉnh khác có vẻ xuống cấp, khá nhiều ổ gà, ổ voi trên đường. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và thường chở kín người. Ngoài ra, còn có một loại xe đại xa giống như super bus ở phương Tây, toa chở khách đượcthiết kế dài như tàu hỏa và được kéo bằng một đầu kéo Kazma của Đông Đức cũ. Một điều kỳ thú ở Cuba là có rất nhiều xe hơi cổ của Mỹ như Ford, Chevy, có những chiếc được sản xuất từ đầu thế kỷ, chiếc mới nhất chắc cũng được sản xuất trước cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Tất cả những chiếc xe hơi Mỹ cổ lỗ này vẫn đang chạy ngang dọc Cuba ngày hôm nay trong tình trạng tốt, nhiều chiếc được bảo dưỡng tốt đến nỗi như chúng vừa xuất xưởng ngày hôm qua vậy. Nhiều chiếc được dùng làm taxi. Bên cạnh đó có nhiều xe hơi của Nga và Đông Âu như Lada, Vonga ( Liên Xô), Skoda ( Tiệp Khắc), Kazma (Đông Đức), xe máy có Minsk ( Liên Xô), ETZ ( Đông Đức), v v. Các xe hơi đời mới hiện đại phần lớn của Hàn Quốc như Huyndai, một số xe của châu Âu như Fiat, Renault, Peugeut. Tôi có gặp một đoàn xe Mercedes đời mới được chạy hộ tống bởi xe cảnh sát chạy đến khu khách sạn nghỉ mát 5 sao ở Varadero. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân Cuba, xe ngựa kéo, xích lô người đạp, cũng như xích lô gắn máy, xe máy ôm vẫn đóng vai trò quan trọng như phương tiện giao thông công cộng chính yếu của người dân Cuba. Taxi chỉ dành cho dân du lịch. Hiện tượng, người dân đứng vẫy xe dọc đường rất phổ biến ở Cuba.
http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178225&ChannelID=100
-----------------------------------------------------------
CUBA
Cuba, đảo quốc vùng Caribbean nằm ngay sát Mỹ, chỉ cách mũi Key West ở Florida mấy chục hải lý, đã từng một thời là thuộc địa của Mỹ, nhưng kể từ khi giành độc lập năm 1959 đến nay, trải qua bao biến cố vẫn đứng vững độc lập. Tôi nhớ trong các bài học khi xưa, Cuba chính là một trong những tiền đồn xã hội chủ nghĩa quan trọng, chiến trường của cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa, suýt nữa đưa cả thế giới đến chỗ có thể diệt vong với cuộc chiến tranh hạt nhân. Chuyện oái oăm, trái khoáy là ngay trên đất Cuba lại có căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ hải quân Guatanamo, nổi tiếng thế giới với các trại giam giữ không tuân thủ theo Hiệp định Geneva, tù binh chiến tranh vùng vịnh, (tù binh Afghanistan, Iraq), các phần tử khủng bố được đưa lên các chuyến bay bí mật về giam cầm ở đây. Theo bản khế ước có nguồn gốc từ cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha được ký kết từ năm 1903, Mỹ được toàn quyền sử dụng vùng đất này cũng như không phận và hải phận. Mỗi năm chính phủ Mỹ vẫn ký một tờ séc khoảng $4000 để trả tiền thuê đất cho căn cứ rộng 116 cây số vuông này cho một năm. Từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, Cuba hoàn toàn không lĩnh số tiền đó vì không công nhận khế ước thuê đất đó với lý do vi phạm Hiệp ước Vienna. Những tờ séc trả tiền thuê đất vẫn gửi đi đều đặn để rồi nằm yên lắng bụi trong một ngăn kéo nào đó, nhưng khu đất Mỹ thuê vẫn tồn tại đó trên đất Cuba. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, căn cứ hải quân trên ngoài ý nghĩa chính trị, không có giá trị mấy về mặt chiến lược, quân sự và kinh tế vì chỉ cách Mỹ có mấy chục dặm, nằm ngay sát các căn cứ khác của Hoa Kỳ, trong khi chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. Mỗi năm chính quyền Hoa Kỳ phải tiêu tốn một khoản ngân sách lớn để bảo trì căn cứ này. Nghe nói lúc trước nước sinh họat ở đây phải nhập khẩu từ Jamaica và được chở đến bằng xà lan hàng tuần để đổ đầy những bể chứa, mọi người phải dùng nước theo chế độ tiết kiệm khẩu phần sau khi Fidel Castro cho cô lập căn cứ, biến thành một khu vực chết, không người ở, không điện nước sinh hoạt. Ngày nay, căn cứ có hệ thống độc lập xử lý nước biển thành nước ngọt, trị giá nhiều triệu đô la, một trạm sản xuất điện bằng sức gió mới được xây dựng bên cạnh một trạm sản xuất điện chạy dầu diesel. Ngoài ra, thậm chí còn có một tiệm bán đồ ăn nhanh McDonald và một tiệm Subway để phục vụ lính Mỹ trong trại. Đây cũng là hai cửa hàng bán đồ ăn nhanh (fastfood) duy nhất ở Cuba. Để đi thăm quan căn cứ du lịch này không phải dễ vì nó nằm ở tận cùng phía Đông Nam của Cuba, người dân Cuba không được phép đến đây, ngoài những người có hợp đồng lao động từ trước năm 1959 và hàng ngày được chở từ nhà vào trong căn cứ qua hàng chục trạm kiểm soát của hai bên. Cho đến thời điểm hiện tại 2006, chỉ còn hai người Cuba làm việc tại căn cứ này. Hàng ngày vẫn có một chiếc xe bus chạy từ căn cứ ra có một nhiệm vụ duy nhất là chở hai công dân mang quốc tịch Cuba vào căn cứ đi làm cho Mỹ. Chiếc xe bus phải chạy bao cây số, qua một hàng rào bằng cây xương rồng nổi tiếng thế giới, từng được ví với bức tường Berlin, qua một khu vực người không được phép ở và là bãi mìn lớn thứ hai trên thế giới để vào làm việc trong khu vực do Mỹ kiểm soát này. Dân du lịch muốn đến tham quan phải mang hộ chiếu để xuất trình tại các trạm kiểm soát, rồi chỉ được phép đứng từ xa, trên một đài quan sát dùng ống nhòm nhìn vào căn cứ Guatanamo mà thôi. Nghe nói có một khách sạn ở gần căn cứ, có thể nhìn thấy rõ sinh hoạt trong căn cứ nhưng muốn đến phải qua thêm vài trạm kiểm soát gắt gao hơn, và phải có giấy chứng nhận đặt phòng từ trước và vẫn có thể bị từ chối không cho đến ở khách sạn.
Hiện tại, về mặt luật pháp Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba và công dân Mỹ không được phép đến Cuba đầu tư cũng như du lịch. Tuy nhiên trên thực tế khi tôi tìm hiểu về du lịch Cuba thấy có một số tour du lịch Cuba trực tiếp từ Mỹ nhưng giá tour rất đắt để lấy giấy phép đặc biệt, hoặc đóng tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, quỹ thiện nguyện nhà thờ, v v. Một số người Mỹ gốc Cuba cũng được phép về thăm Cuba, và cũng đã có một số chuyến bay hợp đồng, bay thẳng từ Florida đi Cuba. Ngoài ra, dân Mỹ muốn tò mò đi Cuba thường đi qua nước thứ ba như Mexico, Canada hoặc các nước thuộc vùng biển Caribbean để đến Cuba. Cuba cấp chiếu khán (visa) rời với giá 15 peso chuyển đổi (Cuban Convertible Peso), khoảng 15 Euro hoặc US$20, ngay tại cửa khẩu và không đóng dấu vào hộ chiếu để hy vọng thu hút thêm dân du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đảo quốc đang bị cấm vận này. Ngay trên chuyến máy tôi đi có khá nhiều người Mỹ đến từ Boston, Chicago, Detroit, có cả một đoàn dân chơi motor thuộc Hell Angles phân nhánh Virginia.
Cuba là một đất nước đẹp, khí hậu tuyệt vời. Tôi đến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, thời điểm bắt đầu mùa khô. Thời tiết ấm, hoàn toàn không có cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới, buổi sáng và buổi chiều mát mẻ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 25 độ C, giữa trưa vẫn có những cơn gió biển mát mẻ thổi vào xua đi cái nóng do ánh nắng chói chang của mặt trời.
Kiến trúc của Cuba pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Liên Xô. Những tòa nhà với kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa TâyBan Nha cầu kỳ, kiểu cách được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ bên cạnh những tòa nhà thiết kế kiểu hình hộp vuông như những bao diêm để chồng lên nhau được xây dựng với kết cấu bê tông đúc sẵn. Ngoài ra, cũng có một số nhà kiểu Mỹ đặc biệt là nhà gỗ kiểu Mỹ ở một số vùng của Cuba như Matanzas, Varadero.
Cơ sở hạ tầng đường xá ở xung quanh thủ đô Habana có thể nói khá tốt trong hoàn cảnh bị cấm vận, đường cao tốc cho phép chạy 100km/h. Từ xa nhìn vào thủ đô Havana trông cũng tráng lệ không khác gì các thành phố phát triển khác của Mỹ hay phương Tây. Tuy nhiên đường xá đi các tỉnh khác có vẻ xuống cấp, khá nhiều ổ gà, ổ voi trên đường. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và thường chở kín người. Ngoài ra, còn có một loại xe đại xa giống như super bus ở phương Tây, toa chở khách đượcthiết kế dài như tàu hỏa và được kéo bằng một đầu kéo Kazma của Đông Đức cũ. Một điều kỳ thú ở Cuba là có rất nhiều xe hơi cổ của Mỹ như Ford, Chevy, có những chiếc được sản xuất từ đầu thế kỷ, chiếc mới nhất chắc cũng được sản xuất trước cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Tất cả những chiếc xe hơi Mỹ cổ lỗ này vẫn đang chạy ngang dọc Cuba ngày hôm nay trong tình trạng tốt, nhiều chiếc được bảo dưỡng tốt đến nỗi như chúng vừa xuất xưởng ngày hôm qua vậy. Nhiều chiếc được dùng làm taxi. Bên cạnh đó có nhiều xe hơi của Nga và Đông Âu như Lada, Vonga ( Liên Xô), Skoda ( Tiệp Khắc), Kazma (Đông Đức), xe máy có Minsk ( Liên Xô), ETZ ( Đông Đức), v v. Các xe hơi đời mới hiện đại phần lớn của Hàn Quốc như Huyndai, một số xe của châu Âu như Fiat, Renault, Peugeut. Tôi có gặp một đoàn xe Mercedes đời mới được chạy hộ tống bởi xe cảnh sát chạy đến khu khách sạn nghỉ mát 5 sao ở Varadero. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân Cuba, xe ngựa kéo, xích lô người đạp, cũng như xích lô gắn máy, xe máy ôm vẫn đóng vai trò quan trọng như phương tiện giao thông công cộng chính yếu của người dân Cuba. Taxi chỉ dành cho dân du lịch. Hiện tượng, người dân đứng vẫy xe dọc đường rất phổ biến ở Cuba.