What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Trước khi tới đây, tôi chưa kịp chuẩn bị cho mình một tinh thần chờ đón những gì đang nhìn thấy, bởi lẽ dù biết rằng đất nước này nhiều chùa tháp, nhưng trong đầu tôi chỉ luôn là Golden Rock và Shwedagon. Bây giờ, sau vài mươi phút ngồi xe len lỏi qua khu đền tháp cổ, trong ánh nắng vàng của buổi chiều còn rực sáng, trên con đường đầy cát bụi như hơn 1000 năm cũ đã qua, tôi thật sự sững sờ trước những phế tích gạch nung . Bởi sự đa dạng của kiễu dáng, bởi số lượng nhiều đến bất ngờ, và một khung cảnh trầm mặc giữa một vùng cây buội khô cằn khiến tôi cứ ngỡ ngàng như đang trở về cùng quá khứ. Vài chiếc xe ngựa lọc cọc chở khách lướt qua, càng làm cho cái quá khứ ấy như tràn ngập bủa vây, khiến trong tôi lại vang lên chút lời thơ Bà Huyện…
……
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



16h26’ chúng tôi đến chùa Manuha Phaya.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Cũng như những đền chùa mà chúng tôi đã viếng thăm, sân chùa thường có nhiều cháu bé bán dạo hàng lưu niệm, hoặc các quầy với nhiều món trông rất hấp dẫn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thật là một thú vị bất ngờ, ngôi chùa đầu tiên chúng tôi đến viếng vào chiều hôm nay lại liên quan đến một câu chuyện lịch sử gắn liền với giai đoạn phát triển cực thịnh của Vương triều Bagan.
Vua người Mon, Manuha trị vì Vương quốc Thaton, vốn sở hữu bộ kinh Tạng quí Tripitaka. Vua Anawrahta, trị vì Vương triều Bagan, muốn có bộ kinh, nên cho sứ thần đến xin, nhưng bị từ chối. Vua Anawrahta liền mang quân chinh phạt, thôn tính vương quốc Thaton, thu lấy kinh tạng, bắt giữ vua Manuha đưa về Bagan cùng rất nhiều nhân sĩ, nghệ nhân, kiến trúc sư …mở đầu cho thời kỳ cực thịnh kéo dài 250 năm tại vùng đất cổ xưa này.
Vua Thaton được phép xây dựng một ngôi chùa để tu, xem như một hình thức cầm tù. Ngôi chùa xây năm 1067, là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất tại cố đô Bagan, được mang tên vị vua này, Manuha. Đặc biệt trong ngôi chùa, nhà Sư Manuha lại cho đúc 4 tượng Phật khổng lồ, 3 ngồi và 1 nằm; tất cả đều trong 1 khu vực hạn hẹp, giống như bị nhốt trong 1 xà lim kín!
Các tượng này thật to lớn, chắc chắn là được đúc tại chỗ, rồi xây chùa sau hoặc xây chùa xong rồi mới đúc tượng. Nào, chúng ta hãy xem những bức tượng Phật rất đặc biệt này(Phật bị tù), rồi thử suy nghĩ xem về những gì được gởi gắm trong cái cảnh cầm tù đó. Có lẽ không phải vô tình mà du khách vào thăm theo một thứ tự như sau:


attachment.php


Ảnh 1,góc máy nơi chính diện, tượng Phật thứ I, trong phòng có 4 cửa tò vò:
(Có lẽ) Phật lúc mới bị “nhốt”, vẻ mặt khá căng thẳng như cố gắng chịu đựng cảnh bị giam, dù 2 bên vẫn có các ô cửa tò vò thông ra trời xanh lồng lộng, phòng này sáng nhất; nhưng góc máy này cho thấy không gian rất hạn chế, nhất là phía trước mặt Phật là một bức tường với “chận dưới” hình cánh cung.


attachment.php



Ảnh 2, vẫn tượng Phật thứ I, chụp ở góc chếch bên phải, ngược lên, cho thấy một không gian rộng rãi , sáng sủa hơn và đặc biệt, dường như vẻ mặt Phật không còn căng thẳng và như thoáng có1 nụ cười?

Thật kỳ diệu, không biết tôi có “thấy” sai chăng, nhưng rõ ràng ở 2 góc máy trên, cùng một gương mặt Phật, người nghệ sĩ Manuha, đã diễn tả 2 trạng thái biểu cảm khác nhau, phù hợp với 2 hoàn cảnh khác nhau về không gian?
2 tượng Phật ngồi kế tiếp, bị “nhốt” trong 2 phòng khác nhau. Để phân biệt xin các bạn chú ý đến vết bẩn trên trần sát đầu Đức Phật và vạt áo nổi trên ngực Đức Phật.


attachment.php

Ảnh 3, tượng Phật thứ 2: Phật bị giữ trong 1 không gian hạn hẹp hơn, lại không có cửa sổ, nhưng khuôn mặt Đức Phật lúc này lại không còn căng thẳng.


attachment.php


Ảnh 4, tượng Phật thứ 3: Trong phòng này thì thật kín, lại còn chật hơn 2 phòng trước đó, nhưng vẻ mặt Đức Phật lúc này thật là “an nhiên tự tại”.


attachment.php


Cuối cùng là tượng Phật nằm, cũng trong 1 không gian chật hẹp, giữa Tượng và bức tường là 1 lối đi hẹp, mà những du khách châu Âu lớn con phải vất vả lắm mới đi lọt qua. Trong phòng này Phật chỉ có thể nằm chứ không sao ngồi lên được!


attachment.php


Vậy mà 1 nụ cười rất an lạc trên gương mặt hiền hậu, dù Ngài đã nằm đó suốt ngàn năm!


Thú thật, lúc đi thăm qua các tượng Phật bị nhốt, nghe Sư H. giải thích nguyên do, tôi thấy thú vị và nghĩ đơn giản đây là một trường hợp quá đặc biệt, chưa hề nghe nói tới, Phật mà bị ở tù, nghe thì có vẻ …hài hước, dù rằng đó là câu chuyện thật của lịch sử.
Khi ngồi viết lại những dòng này, nhìn kỹ các tượng Phật trong các phòng khác nhau, tôi tự hỏi: Đức Vua, nhà Sư Manuha, người thiết kế ngôi chùa Manuha, ngoài chủ định “hóa thân” thành Đức Phật, bị cầm tù trong các “phòng giam”, như diễn tả thân phận của chính mình, chắc chắn đã gởi gấm 1 ngụ ý sâu xa trong công trình, để góp phần truyền bá cái tư tưởng vi diệu của Đức Phật.
Một chút trời xanh ngoài ô cửa,
Khác chi “lồng lộng” chốn tường vôi!
 
Rời chùa, chúng tôi bước qua thăm ngôi đền Nanpaya, bên cạnh. Đó là một công trình khá lớn, xây dựng bằng gạch và đá bao phủ bởi “màu thời gian ngàn năm” rất ấn tượng. Khối nhà trông thật nặng nề, ngoài cửa chính còn có các cửa sổ mà nơi đó là những ô nhỏ xíu chỉ nhằm để lấy ánh sáng một cách hạn chế, nên đền Nanpaya trông chẳng khác nào một nhà tù thời trung cổ châu Âu. Theo truyền thuyết, đây là nơi cư ngụ của Vua “tù nhân” Manuha!


attachment.php



attachment.php



Cũng vì tồn tại đã ngàn năm, nên khối nhà đồ sộ này ngày nay được gia cố thêm bằng những bộ khung thép nhằm tránh bị sụp đổ. Tôi lần bước vào bên trong với cảm giác như đi vào “ngục thất” bởi cái âm u thiếu sáng và cảm giác lạnh lẽo toát ra từ tường gạch loang lổ những vết nứt, mẻ bởi thời gian.


attachment.php



attachment.php

4 cột chính giữa đền Nanpaya.

Đặc biệt, bên trong đền có 4 cột vuông to lớn bằng đá, chịu lực chính cho ngôi đền, được chạm khắc tỉ mỉ những phù điêu trên 4 mặt bên nơi chân cột. Ngoài ra, phù điêu cũng còn được chạm trổ trên các phần tường bằng đá, tất cả có vẻ giống như cách thức mà người Khmer thực hiện trên các tường đá ở khu đền Angkor, sắp đá trước, chạm khắc sau. Hình tượng chủ yếu của các phù điêu này là thần Brahma, vị thần Sáng tạo trong đạo Hindu, có 4 mặt và các tay cầm những hoa sen, đây là điều hiếm thấy tại các đền tháp ở cố đô Bagan này.


attachment.php



attachment.php

Thần Brahma 4 mặt với tay cầm hoa sen.

Tương tự những lần đến với các công trình được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, tôi, bây giờ cũng cảm thấy như đang đi giữa những tiền nhân. Và cứ thế, cứ tưởng rằng như thế, tôi muốn như tan theo cái âm u…ớn lạnh rất kỳ lạ tại nơi này!
Rời đền Nanpaya chúng tôi đi 1 vòng quanh các quầy hàng lưu niệm, để xem những sản phẩm thủ công lạ lẫm, đặc biệt địa phương, tiếp cận cái cuộc sống đời thường của 1 số người dân Miến.


attachment.php



attachment.php



Các bé gái Miến bán hàng rong trong đền, rất lịch sự chào mời khách lạ, tôi thấy hầu hết đều dễ thương và…rất đẹp, dù da có hơi đen.


attachment.php



Tuy nhiên, cũng có cô khá trắng…


attachment.php
 
B.20.5.2. Ôi cổ tháp, xin thời gian ngừng lại!

Tôi chụp thêm vài hình ảnh đặc biệt khác tại chùa Manuha Phaya, trước khi theo đoàn tiếp tục cuộc rong chơi.


attachment.php



attachment.php

Phía ngoài chùa Manuha Phaya.


Xe đưa chúng tôi trở lại với cố đô Bagan 1.000 năm trước, là theo những con đường đất cát, bụi bặm mà 10 thế kỷ qua, dù có những đổi thay, dù có nhiều tác động bởi thiên nhiên và bởi chính bàn tay con người; nhưng với tôi, một kẻ xa lạ đến từ miền biển Đông xa lắc, vẫn cảm thấy như đang về với những ngày, những tháng cũ của các vì vua đã dựng nên một thời đại hoàng kim trên đất nước Myanmar.


attachment.php



Bagan có tên cũ là Pagan, vốn bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 9. Đó là vào khoảng năm 849, khi Vua Pyinbya (846-878)chọn vùng đất khô cằn bên bờ Đông sông Ayeyarwady để xây dựng kinh đô cho vương triều Pagan. Nhưng phải đến khi Đức Vua Anawrahta lên ngôi năm 1044, Bagan mới bắt đầu phát triền và thời kỳ cực thịnh là từ năm 1057, khi Ông chinh phục Vương quốc Ramannadesa(Thaton) của vua Manuha như đã nói ở phần trên, kéo dài suốt 250 năm. Dù thời kỳ cực thịnh này chỉ hơn 2 thế kỷ, nhưng nó đã đặt nền móng cho nước Miến Điện hoàn chỉnh sau này.
Trong khoảng hơn 200 năm đó, các vị vua Vương triều Bagan đã cho xây dựng trên vùng đất thiêng trầm mặc ấy hơn 10.000 đền tháp và tự viện, nhờ sự góp sức của một đội ngũ nghệ sĩ, kiến trúc sư, trí thức…của 2 triều Bagan và Thaton như ta đã biết.
Dù đã bị hủy hoại hơn 40%, từ số lượng ước tính trên 10.000 cổ tháp, chỉ còn lại hơn 2.000, Bagan vẫn phải làm cho giới khảo cổ trên thế giới mê say và thán phục.
Các chuyên gia UNESCO đã xem Bagan như là một tập hợp kiến trúc Phật giáo Theravada khổng lồ, vượt hơn tất cả các nơi khác, về số lượng lẫn kiễu dáng, mỹ thuật.
Bây giờ là lúc mặt trời xuống thấp, các đền xưa khi ẩn khi hiện trên những đồi thấp ven đường, những cổ tháplúc gần lúc xa giữa cánh đồng cỏ nhờ nhờ ánh sáng chờ đêm. Không gian bây giờ như đặc lại và thời gian như làm đông cứng những đền tháp nổi khối trên nền trời ửng hồng huyền hoặc . Tôi mê mẩn bấm lấy bấm để những khuôn hình trong điều kiện thiếu sáng, để mong rằng 1 tỉ lệ nhỏ nhoi những file chấp nhận được, cũng đủ để làm tư liệu và tạm hài lòng với những cố gắng tối đa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
For thread #248:
Câu thơ: Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà, cháu nhớ rõ như in là bác cũng viết trong bài Daehan 100cc..., lúc đó cháu giật mình, vì hóa ra câu đó cũng nhiều người thích. Nhưng cái làm cháu thích hơn trong bài viết của bác, lại không phải là câu thơ được trích trong đó, mà lại là đoạn: Ôi quê hương, dù có nhiều điều khó chiu... cũng trong đoạn bác trú mưa ở nước bạn Lào? hay sao đó (mà cháu không nhớ rõ), đó mới là câu của 1 cặp "Giang Hồ Già" mà cháu hằng ngưỡng mộ.
Bái phục hai bác.
 
Xin chào tungnm1505,
Cháu đã làm chú cảm động khi nhắc lại câu nói đó. Vâng, đó là lúc cô chú nhìn những bong bóng trôi theo chút nước tràn vào nơi trú mưa tại 1 quán vắng ở thị trấn Paksong, Lào. Thật sự, quê hương ta lúc nào cũng đẹp, dù có đi đâu, tới đâu, có những điều tốt đẹp hơn; nhưng quê hương vẫn là đẹp hơn cả, đẹp đến độ mỗi lần đi xa ta đều muốn trở về, đẹp đến độ mỗi lần trở về sau nhiều ngày xa cách, ta đều nghe trong lòng một nỗi nôn nao khó tả, nôn nao được đặt chân lên đất mẹ!
Xin cảm ơn cháu,
Doigiaymoi.
 
Theo các thông tin trên internet, Bagan có 5 ngôi đền mà du khách phải ghé thăm, gồm:
1. Đền Ananda
2. Đền That Byin Nyu
3. Đền Shwesantaw
4. Đền Dhammayan Gyi
5. Đền Sulamani
Trong số 5 ngôi đền đó, nhiều người chọn Shwesantaw, Dhamma Yangyi, hoặc 1 ngôi đền khác là Shweleiktoo…để săn đón bình minh hay hoàng hôn.

Ngày hôm qua , khi viếng thăm thánh tích Indein, đứng trước những ngôi stupa tuổi đời 10 thế kỷ, tôi bồi hồi như trở lại thời ngàn năm cũ đã qua, đó là nỗi bồi hồi khi chạm được cái thời khắc tưởng chừng như đã mất. Nhưng ở Indein, những stupa xưa cũ và nhỏ bé, trong 1 không gian hạn hẹp trên triền đồi lắm cỏ cây hoang.
Hôm nay, khi lạc trong “khu rừng” đền tháp cũng tuổi đời 10 thế kỷ, nhưng là những stupa, những temple khổng lồ, trên một vùng đồi cỏ chập chùng, tôi chẳng những đặt chân vào cái quá khứ ngàn năm, mà còn như thấy mình đang đi giữa những “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”, chen vai cùng những cư dân đang xuôi ngược bước chân trần, trên những con đường đầy cát bụi của “kinh thành” Pagan đang phồn thịnh năm xưa! Như cô du khách thế kỷ 21 này, chắc cũng đang bồi hồi dừng chân, nhìn chiếc xe đạp thời hiện đại, đang cùng chạm bánh trên con đường mà 1.000 năm trước, đã từng hằn vô số vết bánh xe ngựa chạy qua.


attachment.php

Nữ du khách "xì-tyl" và con bike thế kỷ 21, trên lối mòn bụi cát giữa cố đô Bagan 1.000 năm về trước.


Xe tiếp tục chạy qua quá nhiều đền tháp cổ, trong đó có những đền được khuyến cáo nên đến thăm, nhưng giờ này trời sắp tối, người hướng dẫn đang muốn đưa chúng tôi chiêm ngưỡng cảnh mặt trời lặn trên vùng đất cố đo xưa…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Xe chạy ngang qua đền Ananda Phaya, nhưng không rẻ vào…


attachment.php



…để rồi cuối cùng anh bạn Zaw Minn Oo đưa chúng tôi dừng trước một ngôi đền rất đẹp, lại không nằm trong số 5 ngôi đền được khuyến cáo nên thăm, đó là đền Pyathat Gyi. Ngay từ xa, chúng tôi thấy đã có nhiều du khách đang đứng ngồi phía tầng trên, chờ xem mặt trời lặn.


attachment.php



attachment.php



Màu gạch như thêm đỏ vì được nhuộm bởi ánh tà dương đang chậm xuống phía chân trời. Phía trước đền Pyathadar giờ này đang có nhiều xe, hứa hẹn bên trên có rất nhiều du khách. Chúng tôi nhanh chóng theo anh Zaw Minn vào đền để lên tầng trên cho kịp ngắm hoàng hôn cùng mọi người.


attachment.php
 
Đền Pyathat Gyi, còn gọi là Pyathadar, là ngôi đền lớn, xây bằng gạch, vào nửa đầu thế kỷ 13, thời vua Kyaswa trị vì. Là 1 trong số hiếm hoi những ngôi đền thuộc loại “double cave” còn sót lại. Đền được xây vào cuối thời kỳ hoàng kim của đế chế Bagan, cho thấy có sự tiến bộ trong kiến trúc với những vòm cuốn đặc trưng và các hành lang rộng chạy ngang dọc bên trong.


attachment.php

Vòm cuốn đặc trưng của đền Pyathadar.


Chúng tôi phải theo một cầu thang hẹp, vừa đủ 1 người đi, được thắp sáng bằng nến, giống như hình ảnh trong lòng các lâu đài thời Trung cổ ở Châu Âu mà tôi thấy trong phim. Các nấc thang cuối cùng dẫn đến 1 ô cửa vòm cuốn, leo thêm vài bậc cấp, chúng tôi mới đến được khoảng sân rộng, bao quanh một tháp lớn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Vòm cuốn đặc biệt đền Pyathadar nơi cửa cầu thang.

Nơi đây đã có rất nhiều du khách đủ mọi quốc tịch, đang đứng rải rác hoặc ngồi trên bờ tường thấp, chờ đợi phút giây mặt trời chìm xuống dưới dãy núi sát chân mây, thật xa sau những cổ tháp nhấp nhô, mờ ảo.


attachment.php



attachment.php



Chúng tôi đi 1 vòng quanh chân tháp, nhìn xem du khách đang thanh thản chờ đợi phút giây mặt trời khuất bóng, có lẽ ai cũng xem đó như là thời khắc đặc biệt phải được khắc ghi trong cuộc đời, bởi lẽ chẳng dễ gì còn được dịp quay lại nơi đây!


attachment.php



Một vài dân địa phương đang bày bán các bức tranh nghệ thuật, trình bày những cổ tháp Bagan, những trang phục cổ xưa truyền thống… làm cho lớp gạch đỏ ấm áp và cũ kỹ của ngôi đền như được tô thêm sắc màu hiện đại!


attachment.php



attachment.php



Cũng như nhiều du khách khác, chúng tôi cùng nhau chụp những tấm ảnh để ghi dấu sự có mặt của mình nơi chốn đặc biệt này, trước khi chứng kiến giây phút mặt trời dần khuất bóng.


attachment.php

He he, cặp này đúng là "cổ"...như "tháp"!
 
Như tôi đã nói, đoàn chúng tôi có 2 nhóm, nhóm 1 gồm Sư Th., Anh A., anh bạn Việt kiều AyunPa L. và 2 vợ chồng tôi, nhóm còn lại là Sư Thái và các đệ tử, trong đó có 3 người Việt và 4 người Thái. Chiều nay Sư H. và đệ tử là Sư Dhamma Nanda không theo đoàn. Do là bạn của nhau từ hôm gặp nhau ở Yangon, nên 5 chúng tôi “thân” hơn, vì vậy mà có những ảnh này.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thiệt là ngộ, giai đoạn mặt trời sắp khuất sau đường chân trời chỉ kéo dài trong 1 vài phút, nhưng mọi người lại tụ tập lâu hơn từ trước đó, thưởng thức cái không khí chờ đợi đặc biệt kia như 1 phần trong cuộc rong chơi. Rồi ngay khi hiện tượng đã kết thúc,tất cả lần lượt rời hiện trường, trả lại cổ tháp với những hoang vu trầm mặc suốt 1.000 năm lặng lẽ. Một ngàn năm đó, suy cho cùng cũng chẳng khác chi cái thời gian chuyển đổi giữa ngày và đêm, chỉ là một thoáng chớp cực nhanh trong cái cõi hồng trần nhiều hư thực này.


attachment.php



attachment.php



Trên đường trở về khách sạn, anh bạn Zaw Minn còn đưa chúng tôi tới thăm ngôi chùa vàng Shwezigon. Tuy chỉ lớn thứ 2 sau chùa Shwedagon, không nổi tiếng bằng, nhưng đây lại là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Myanmar, dát vàng từ chân lên đỉnh tháp, trở thành nguyên mẫu để xây dựng các chùa tháp sau này.
Được thăm viếng chùa vào ban đêm cũng là dịp may để chúng tôi chứng kiến vẻ đẹp lộng lẫy của chùa này, nghe đâu, ngày mai chúng tôi sẽ trở lại.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Đây cũng là điểm viếng cuối cùng trong hôm nay, ngày mai chúng tôi vẫn còn lưu lại cố đô Bagan để tiếp tục cuộc hành hương trở về đất Phật 1.000 năm về trước.
 
B.21. Ngày thứ 21, 06-11-2013.
Tôi thường hay thức sớm rồi đi lòng vòng quanh nơi dừng chân trên đường đi bụi, để mong khám phá những hình ảnh đặc biệt đầu ngày. Lần này trong khi chờ mọi người tụ tập ăn sáng tôi cũng ra đường nhìn trước ngó sau, đường Kayay giờ này vắng vẻ và chẳng có gì đáng quan tâm, ngoại trừ 1 chiếc bus đến sớm đón khách trước khách sạn.


attachment.php



Và ngày thứ 21 của 2 kẻ lang thang thực sự được bắt đầu bằng bửa ăn sáng tại ks Bagan Central. Đây là bửa ăn “bị chọn” do khách sạn cung cấp, tạm được để gọi là điểm tâm, nghĩa là điểm 1 chút trong bụng.


attachment.php



attachment.php



Hôm nay, chúng tôi có dịp nói chuyện nhiều hơn với chị H. là 1 trong 3 đệ tử người Việt của Sư Thái Lan, 2 người kia là chị Hai và anh Ch. Chị cho biết sau khi thăm Miến Điện, đoàn sẽ bay qua Bangkok, ở lại chùa của Sư đến tháng 4 năm 2014, rồi đi Ấn Độ trước khi trở về Mỹ.


attachment.php



06h50’, xe bus đến chờ trước khách sạn, tôi chụp vài tấm ảnh kỹ niệm với các bạn “nhà xe”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php




07h 10’ xe bắt đầu đưa chúng tôi đi thăm chợ Kyaung Oo (Kyaung U hay còn 1 tên khác là Mani Sithu, theo bản đồ Google maps).
Và cũng như hôm qua, sáng này chúng tôi lại như “lạc” vào khu rừng cổ tháp, chỉ có điều tôi không còn ngạc nhiên, mà lo cố gắng chụp cho kỹ những đền tháp mà mình được thấy trên đường.


attachment.php



attachment.php



Với trên 2.000 đền tháp, thì dù có bấm máy mõi tay, số ảnh chụp được cũng chẳng thấm vào đâu, cho nên, tôi cố gắng lựa càng nhiều càng tốt, những hình tương đối đẹp để các bạn được “cởi ngựa xem hoa” . Lúc ở nhà, mình chỉ mong có được một phế tích rêu phong,thậm chí hư đổ, để làm đề tài cho cái đẹp của “thời gian”. Muốn thế, phải đi hàng trăm cây số, ra tận miền Trung xa xôi, tìm các tháp Chăm xưa cổ, bằng không thì tạm thời lựa 1 cái lò gạch bỏ hoang nào đó để …ghi hình quá khứ!
Còn nơi đây thì tha hồ, vừa là hiện vật ngàn năm tuổi, vừa lại có quá nhiều kiễu dáng tuyệt vời. Tiếc rằng, cũng chỉ là những hình ảnh chụp vội lúc xe qua.


attachment.php



Nhìn cổ tháp bên tường rêu sụp đổ,
Thấy thời gian “khoe dáng” đến nao lòng!
Một ngàn năm chưa phai màu gạch cũ,
Ta âm thầm nghe vó ngựa qua nhanh!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,563
Bài viết
1,153,710
Members
190,126
Latest member
ThanhDuyStore
Back
Top