What's new

[Chia sẻ] Du lịch đến Hòn Cau - Côn Đảo

Giới thiệu chung:
images
Không thể không nhắc đến một sự kiện lịch sử thú vị là năm 1284 nhà thám hiểm Marco Polo đã ghé qua Côn Ðảo. Ngày trước thì những người phương Tây này cũng đã có dịp đặt trưng đến khu vực các hòn đảo nhỏ nằm trong 16 hòn đảo lớn nhỏ tại Côn Đảo và có Hòn Cau, cách hòn đảo lớn ta khoảng 8km về hướng Đông Bắc nằm phía trên Hòn Bảy Cạnh, nằm trực diện ngọn hải đăng (1883); theo những thông tin cập nhật từ Bảo Tàng Côn Đảo, những nhà khảo Cổ học đến Côn Đảo thì đôi lúc chúng ta lại phát hiện những di vật cỗ có từ thế kỷ 12 (những đồng tiền vàng, những vật dụng,...) mà trong những năm lao động khổ sai từ thời Thực dân Pháp cai trị tại Côn Đảo, những người tù chính trị chúng ta cũng đã có lúc đào thấy những di vật trên và một số đồ dùng vật liệu cổ vật khác....

images
Đến khoảng những năm thế kỷ 14 thì những người Việt chúng ta đã có hành trình khai hoang những vùng đất mới và họ đã đến Côn Đảo, Hòn Cau là địa điểm đầu tiên mà họ đặt chân đến và sinh sống, ngày nay chúng ta còn thấy một điểm di tích tại đấy là "Xóm Bà Thiết" một người phụ nữ Việt Nam ra đó để sinh sống đầu tiên với gia đình, nghe truyện kể lại rằng cái tên Hòn Cau mà chúng ta còn gọi đến ngày nay cũng chính là nhưng cây Cau mà được Bà đem ra trồng tại đó và hiện nay những hàng cây cau vẫn còn tươi tốt dưới biển trời Côn Đảo trên hòn đảo nhỏ này; nhưng cũng là do truyện kể lại, ở đây còn một truyền thuyết kể lại "sự tích hòn cau" rằng có liên hệ mật thiết với một bãi biển hoang sơ, bãi tắm đẹp nhất Côn Đảo ngày nay: Bãi Đầm Trầu

images
Câu truyện kể lại như sau: Giai đoạn Chúa Nguyễn Ánh sau khi thua trận quân Tây Sơn thì đã bôn đào từ Phú Quốc ra Côn Đảo (Tức, tiếp theo những người dân đầu tiên ra khai hoang tại Côn Đảo thì ở đây còn có bước chân của chế độ Triều đình ta đã đặt chân nơi này) thì Ông đã kết hợp với số tùy tùng mang theo của Ông cùng với người dân có sẵn ở đây thành lập 03 Làng:
- Tại khu vực sân bay ngày nay tức Làng Cỏ Ống trước đây
- Khu vực trung tâm Côn Đảo là Làng An Hải
- Hướng về Cảng Bến Đầm là Làng An Hội
Thì tại Làng Cỏ Ống, có một đôi tai gái yêu thương nhau, chàng tai tên Trúc Văn Cau, người con gái tên Mai Thị Trầu; một mối tình đầy mơ ước và đầy chan chứa của đôi trai gái trẻ, chỉ qua tính tình, lời hò hát đối đáp,... mối tình ấy càng thêm sâu đậm hơn khi biết được Nàng Trầu có "mang", bởi đó là tình yêu thật lòng nên anh Cau quyết định bẩm lại với song thân gia đình để tiến đến hôn nhân, nhưng hỡi ơi "tình chẳng đẹp khi thiên địa chẳng dung tình" một bi kịch đã xảy ra khi nghe qua lời thú nhận của cha anh Cau là ông Câu: ngày trước khi chưa có gia đình ông đã từng gian díu với mẹ của chị Trầu là bà Bèo, một sự thật trớ trêu khi biết hai người là anh em cùng Cha khác Mẹ. Với sự uất hận vô vàng như tiếng sét đánh ngang tai, anh đã âm thầm bỏ xứ ra đi sang một hòn đảo đối diện để sinh sống, để lãng quên mối tình nghiệt ngã đó anh đã sống mãi bên đó và lập gia đình, về sau người ta gọi hòn đảo nhỏ anh sinh sống là Hòn Cau; riêng về nàng Trầu, cô phụ với chân tình tha thiết của mối tình không trọn vẹn nên đã dẫm mình xuống một bãi đầm của khu vực bãi biển phía Tây đảo lớn để nguyên sinh cùng bao thai của mình, về sau người ta gọi bãi biển đó đến ngày nay với tên gọi Bãi Đầm Trầu
"Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nau?
Ai về nhắn với ông Câu
Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa?"

(Đó là phần sơ lược về vị trí địa lí - xã hội và nhân văn tại Hòn Cau - Thông tin bởi Bảo tàng Côn Đảo & tư liệu)
--------------------------------------------​

Giới thiệu du lịch:
Phương tiện duy nhất có thể di chuyển đến Hòn Cau là bằng tàu thuyền hoặc ca nô, xuất phát từ Cầu Tàu du lịch tại hòn Đảo lớn, mất khoảng 01 giờ bằng tàu thuyền hoặc khoảng 30 phút bằng ca nô. Với đoạn đường khoảng 08 km về hướng Đông Bắc.
images
Điểm đầu tiên mà chúng ta đặc trưng lên đảo là một khuôn viên bãi cát nhìn về hướng Tây Nam, bãi cát dài, vàng và mịn, đi thẳng vào bên trong không xa khoảng 10m thì đó là một dãy hàng cây dừa rợp bóng mát, khuôn viên rừng nguyên sinh Côn Đảo xanh tươi tốt, lúc bây giờ thì chúng ta đang đắm chìm vào một cảnh trong lanh của cái gọi là thiên nhiên quanh ta của cái vẻ đẹp tiềm ẩn của Côn Đảo nói chung và Hòn Cau nói riêng.
Tại đây, sự thân thiện ban đầu đối với du khách là sự chào đón nồng nhiệt của các anh kiểm lâm đang đóng chốt tại đây đẻ canh giữ đảo cũng như bảo tồn cái tài nguyên thiên nhiên quý giá mà Vườn Quốc Gia Côn Đảo đang hết lòng với Côn Đảo này. Vào nhà của kiểm lâm, trong lúc dùng ít nước trà, các anh sẽ kể cho chúng ta nghe công việc của các anh và cái mà các anh đang bảo tồn tại đây, có những nơi nào? đặc điểm gì?... Hòn Cau là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.

images
Còn gắn liền với lịch sử Côn Đảo "113 năm địa ngục trần gian Côn Đảo", không chỉ riêng tại Hòn đảo lớn mà các hòn đảo nhỏ xung quanh cũng là nơi mà ở chế độ thực dân Pháp cũng đã có những công trình khổ sai và các trại giam khắc nghiệt tại Hòn Cau này. Đặc biệt là vào khoảng năm 1930 -1931 Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng bị giam cầm tại đây cùng với biết bao nhiêu người tù chính trị khác tại đây. Mà cũng là nơi ấn dấu cho các gương kiên trung bất khuất của dân tộc ta, sự sắt thép yêu nước của người tù chính trị Côn Đảo

images
Sau khi có chuyến tham quan và nghe nói về đặc điểm thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo, đoàn tham quan của chúng ta tạm biệt các anh kiểm lâm và thiên nhiên Hòn Cau tiếp tục trở lại Tàu (ca nô). Hành trình tiếp theo trước khi trở lại Đảo lớn thì đoàn chúng ta còn có dịp trải nghiệm với lòng biển xanh của Côn Đảo với chương trình xem san hô tại các khu vực nằm giữa Vịnh Côn Sơn hoặc Vịnh Cỏ Ống, khám phá cái vẻ đẹp tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng chưa có sự làm việc của con người, với những mùa biển êm đặc biệt một điều là đứng trên tàu với độ sau dưới 5m thì chúng ta không cần đeo kính lặn mà cũng có thể thấy được san hô và Cá biển ở dưới, rõ từng màu sắc, hoặc là trổ tài của mình sẽ câu được rất nhiều cá đem về chiến lợi phẩm, để đoàn được thức thành qurar của mình, thật tuyệt và ngon không kém hấp dẫn...
Đó là một hành trình không mất nhiều thời gian và không bỏ lỡ những gì đặc sắc ở đây. Nếu đó là chúng ta chỉ đi một buổi, còn có nhu cầu nhiều hơn thì chúng ta có thể chuẩn bị tại khách sạn hay nhà hàng trước về thức ăn dã ngoại, lần này đoàn sẽ là những Roobinson thời hiện đại, chinh phục đảo hoang (hơi hoang sơ chút thôi), nếu có tài nữa thì ăn những con cá mình câu đươc hay thú vị hơn là lấy lòng được với các anh kiểm lâm, các anh trổ tài nấu nướng của mình để cả đoàn cùng nhau giao lưu...
(Đó là phần sơ lược về vị trí địa lí - đặc điểm du lịch - xã hội và nhân văn tại Hòn Cau - Thông tin bởi Bảo tàng Côn Đảo & tư liệu)
 
a cho e tí thông tin về loại Tàu nào để ra hòn Cau (thời gian và địa điểm), Mình có thể ở qua đêm không a?...Chân thành cảm ơn a, mong a sớm hồi đáp!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top