Lâu lắm không quay lại Phượt - nơi từng gặp gỡ rất nhiều bạn bè, nơi từng dẫn dắt vào đời đi phượt những chuyến đầu tiên, nơi chia sẻ rất nhiều hành trình và cảm xúc. FB lắm thị phi và cũng thấy các bạn trẻ gần đây trước mỗi chuyến đi gần như không tìm hiểu kỹ cung đường, vùng đất mình sẽ đến, những font bath che mờ tinh thần phượt "Chỉ để lại dấu chân và lấy đi những bức ảnh"...
Mình vẫn còn thói quen sau mỗi cung đường đều ghi lại cảm xúc, nhưng giờ đây thông tin trên FB, Tiktok và các mạng xã hội quá nhiều làm mọi thứ trôi đi quá nhanh, nên mình không còn chia sẻ nữa. Gần đây, những người ban ngày xưa trên phượt gặp nhau, ôn lại những câu chuyện cũ, nên mình muốn chia sẻ lại hành trình EBC 2022, một hành trình cảm xúc sau hơn 2 năm Covid không được bước lên máy bay đi đâu đó.
===============================
1. Trước núi tâm đừng khởi linh tinh.
Năm 2012 lần đầu tiên ham vui, nghe theo chúng bạn đi cung trek đầu đời Poon Hill - 3210m 4 ngày 3 đêm. Lúc xuống núi, trời mưa và rét, không có máy bay về Kathmandu, phải chuyển sang phương án đi về bằng local bus mất hơn 10 tiếng đồng hồ, hơn 12h đêm mới về đến khách sạn, đói và mệt lả người.
Hôm sau 5h sáng, mọi người chọn bay mountain fly để ngắm đỉnh Everest, nhưng vì vừa tiếc tiền vừa mệt nên mình quyết định không bay, lúc đấy trong lúc đang phấn khích vì thấy trekking cũng bình thường và chưa hề biết EBC là gì nên tự bảo: “Rồi một ngày mình sẽ trekking đến tận chân Everest, chứ bay vèo một cái, nhìn đỉnh núi từ cửa sổ máy bay thì chán chết”.
Vì một cái tâm khởi rất vớ vẩn trong lúc tiếc tiền và buồn ngủ nên đúng 10 năm sau phải lóp ngóp trek vào tận chân núi. Dù trước đó, mấy lần đã đến rất gần Everest nhưng núi kiên quyết giấu đỉnh sau những đám mây, hoặc xếp hàng hai hôm liền chờ chuyến bay mountain fly giống như năm 2012 đó, mà trời mưa rất to nên đều phải quay về.
Nhưng rồi núi vẫn thử thách đến phút cuối cùng.
Trước ngày đi đúng 1 tuần, tự dưng Netflix chiếu bộ phim tài liệu After Shock (Dư chấn), phim tài liệu về trận động đất kinh hoàng năm 2015 làm chết hơn 7.000 người và phá hủy rất nhiều công trình di sản của Nepal. Nửa đêm mà xem được hơn 1 tập - đến đoạn cả ngôi làng ở Langtang Valley biến mất chỉ sau 1 đêm vì động đất - sợ vãi tè nên tắt TV đi ngủ. Và rồi ngay sáng hôm sau, lại tự mình làm vỡ bình nước và găm một mảnh thủy tinh to vào bàn chân, phải đi cấp cứu khâu 3 mũi.
Nghĩ rằng thôi, núi vẫn chưa chọn, núi cho ở nhà luôn, nhưng đến sát ngày đi vết thương tạm ổn, đi lại không đau mấy nên vẫn quyết đi trong sự nghi ngờ của tất cả mọi người. Dự định thôi cứ đi, đến đâu không đi được thì ngồi lại hít thở không khí và ngắm núi cũng mãn nguyện bởi 2 năm Covid quá cuồng chân. Hành lí mang theo có cả kéo y tế, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, kháng viêm… và video youtube hướng dẫn tự cắt chỉ vết thương. Và sự thật là buổi chiều hôm đó, ở chính điểm đầu tiên nhìn thấy Everest rõ nhất, một mình ngồi trước núi và lôi thuốc sát trùng, kéo y tế ra tự tay cắt chỉ ba mũi khâu ở chân theo hướng dẫn của video và mãi đến lúc về nhà mới biết chỉ khâu vẫn còn sót lại trong vết thương. Nhưng cuối cùng thì núi cũng hiện ra rõ ràng, rực rỡ trong suốt hơn 12 ngày trên đường đi.
Vì thế, suốt thời gian trên núi, ngoan ngoãn không dám nghĩ linh tinh rằng sẽ đi cung này đỉnh nọ, dù bị thằng đi cùng gạ hết Island Peak đến Lubuche Peak…
Trong cả ngàn đời các vị thần, ta không thể tả xiết hào quang của Himachal - Đó là lời một nhà thơ Phạn ngữ viết vào buổi bình minh của Văn minh Ấn Độ. Ông đã viết về sự vĩ đại và hấp dẫn của Himalaya.
Hình thành khoảng 50 triệu năm trước khi Tiểu lục địa Ấn Độ va vào Lục địa Á - Âu đẩy phần lục địa Á - Âu trồi lên tạo nên dãy Himalaya và cao nguyên Thanh Tạng. Dãy Himalaya có tổng chiều dài khoảng 2.400km, trải dài qua Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Pakistan, Afghanistan. Dãy Himalaya bao gồm 3 dãy núi song song là Greater Himalayas, Lesser Himalayas, và Outer Himalayas (tiếng Việt dịch là Đại Hy mã lạp sơn, Tiểu Hy mã lạp sơn và Ngoại Hy mã lạp sơn), có trên 100 đỉnh núi cao trên 7.200m trong đó có 14 đỉnh cao trên 8.000m và cao nhất là Everest 8.848m (đỉnh núi cao nhất ngoài châu Á là đỉnh Aconcagua thuộc dãy Andes cao 6.961m). Himalaya là khởi nguồn của 3 con sông lớn của Châu Á là sông Dương Tử, sông Hằng và sông Indus.
Himalaya có sức hấp dẫn khó tả, ngay từ cái nhìn đầu tiên, đó là bầu trời xanh thẳm, đỉnh núi tuyết lấp lánh ẩn chứa những sức hút khó cưỡng, văn hóa du mục tự do phóng khoáng và tôn giáo huyền bí… những thứ đó đã khiến nhiều nhà thám hiểm trên khắp thế giới đến đây.
Đây là bức ảnh chụp Everest trong chuyến đi đến Kailash năm 2019. Núi luôn giấu mình sau những đám mây.
Mình vẫn còn thói quen sau mỗi cung đường đều ghi lại cảm xúc, nhưng giờ đây thông tin trên FB, Tiktok và các mạng xã hội quá nhiều làm mọi thứ trôi đi quá nhanh, nên mình không còn chia sẻ nữa. Gần đây, những người ban ngày xưa trên phượt gặp nhau, ôn lại những câu chuyện cũ, nên mình muốn chia sẻ lại hành trình EBC 2022, một hành trình cảm xúc sau hơn 2 năm Covid không được bước lên máy bay đi đâu đó.
===============================
1. Trước núi tâm đừng khởi linh tinh.
Năm 2012 lần đầu tiên ham vui, nghe theo chúng bạn đi cung trek đầu đời Poon Hill - 3210m 4 ngày 3 đêm. Lúc xuống núi, trời mưa và rét, không có máy bay về Kathmandu, phải chuyển sang phương án đi về bằng local bus mất hơn 10 tiếng đồng hồ, hơn 12h đêm mới về đến khách sạn, đói và mệt lả người.
Hôm sau 5h sáng, mọi người chọn bay mountain fly để ngắm đỉnh Everest, nhưng vì vừa tiếc tiền vừa mệt nên mình quyết định không bay, lúc đấy trong lúc đang phấn khích vì thấy trekking cũng bình thường và chưa hề biết EBC là gì nên tự bảo: “Rồi một ngày mình sẽ trekking đến tận chân Everest, chứ bay vèo một cái, nhìn đỉnh núi từ cửa sổ máy bay thì chán chết”.
Vì một cái tâm khởi rất vớ vẩn trong lúc tiếc tiền và buồn ngủ nên đúng 10 năm sau phải lóp ngóp trek vào tận chân núi. Dù trước đó, mấy lần đã đến rất gần Everest nhưng núi kiên quyết giấu đỉnh sau những đám mây, hoặc xếp hàng hai hôm liền chờ chuyến bay mountain fly giống như năm 2012 đó, mà trời mưa rất to nên đều phải quay về.
Nhưng rồi núi vẫn thử thách đến phút cuối cùng.
Trước ngày đi đúng 1 tuần, tự dưng Netflix chiếu bộ phim tài liệu After Shock (Dư chấn), phim tài liệu về trận động đất kinh hoàng năm 2015 làm chết hơn 7.000 người và phá hủy rất nhiều công trình di sản của Nepal. Nửa đêm mà xem được hơn 1 tập - đến đoạn cả ngôi làng ở Langtang Valley biến mất chỉ sau 1 đêm vì động đất - sợ vãi tè nên tắt TV đi ngủ. Và rồi ngay sáng hôm sau, lại tự mình làm vỡ bình nước và găm một mảnh thủy tinh to vào bàn chân, phải đi cấp cứu khâu 3 mũi.
Nghĩ rằng thôi, núi vẫn chưa chọn, núi cho ở nhà luôn, nhưng đến sát ngày đi vết thương tạm ổn, đi lại không đau mấy nên vẫn quyết đi trong sự nghi ngờ của tất cả mọi người. Dự định thôi cứ đi, đến đâu không đi được thì ngồi lại hít thở không khí và ngắm núi cũng mãn nguyện bởi 2 năm Covid quá cuồng chân. Hành lí mang theo có cả kéo y tế, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, kháng viêm… và video youtube hướng dẫn tự cắt chỉ vết thương. Và sự thật là buổi chiều hôm đó, ở chính điểm đầu tiên nhìn thấy Everest rõ nhất, một mình ngồi trước núi và lôi thuốc sát trùng, kéo y tế ra tự tay cắt chỉ ba mũi khâu ở chân theo hướng dẫn của video và mãi đến lúc về nhà mới biết chỉ khâu vẫn còn sót lại trong vết thương. Nhưng cuối cùng thì núi cũng hiện ra rõ ràng, rực rỡ trong suốt hơn 12 ngày trên đường đi.
Vì thế, suốt thời gian trên núi, ngoan ngoãn không dám nghĩ linh tinh rằng sẽ đi cung này đỉnh nọ, dù bị thằng đi cùng gạ hết Island Peak đến Lubuche Peak…
Trong cả ngàn đời các vị thần, ta không thể tả xiết hào quang của Himachal - Đó là lời một nhà thơ Phạn ngữ viết vào buổi bình minh của Văn minh Ấn Độ. Ông đã viết về sự vĩ đại và hấp dẫn của Himalaya.
Hình thành khoảng 50 triệu năm trước khi Tiểu lục địa Ấn Độ va vào Lục địa Á - Âu đẩy phần lục địa Á - Âu trồi lên tạo nên dãy Himalaya và cao nguyên Thanh Tạng. Dãy Himalaya có tổng chiều dài khoảng 2.400km, trải dài qua Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Pakistan, Afghanistan. Dãy Himalaya bao gồm 3 dãy núi song song là Greater Himalayas, Lesser Himalayas, và Outer Himalayas (tiếng Việt dịch là Đại Hy mã lạp sơn, Tiểu Hy mã lạp sơn và Ngoại Hy mã lạp sơn), có trên 100 đỉnh núi cao trên 7.200m trong đó có 14 đỉnh cao trên 8.000m và cao nhất là Everest 8.848m (đỉnh núi cao nhất ngoài châu Á là đỉnh Aconcagua thuộc dãy Andes cao 6.961m). Himalaya là khởi nguồn của 3 con sông lớn của Châu Á là sông Dương Tử, sông Hằng và sông Indus.
Himalaya có sức hấp dẫn khó tả, ngay từ cái nhìn đầu tiên, đó là bầu trời xanh thẳm, đỉnh núi tuyết lấp lánh ẩn chứa những sức hút khó cưỡng, văn hóa du mục tự do phóng khoáng và tôn giáo huyền bí… những thứ đó đã khiến nhiều nhà thám hiểm trên khắp thế giới đến đây.
Đây là bức ảnh chụp Everest trong chuyến đi đến Kailash năm 2019. Núi luôn giấu mình sau những đám mây.