What's new

Forester-Bạn là ai?

homeless man

Phượt gia
Tôi tham gia vào diễn đàn rất tình cờ khi đọc một bài báo trên Vietimes-Vietnamnet với tiêu đề được giật tít là "Phượt – Sau ba lần sẽ thành trò nhảm" ngày 30.07.2008 với rất nhiều nhận định-cảm nhận của cá nhân tác giả Phương Anh. Tôi đã đọc rất kỹ và có nhiều điểm, cá nhân tôi có ý kiến khác. Tôi cũng tò mò muốn biết thêm hoạt động của các phượt nhân nên vào mạng đăng ký ngày 31.07 làm thành viên =)).

Tôi đã đọc rất nhiều bài hay của các bác, các bạn và thấy mình như cũng được tham gia vào các chuyến đi, được chia sẻ và đặc biệt là học hỏi các kinh nghiệm và kiến thức mới, có khi là rất chuyên sâu, rất bổ ích :D.

Tôi vốn định sẽ bắt đầu loạt bài về hồi ức các chuyến đi khác nhưng sau khi đọc bài "Câu chuyện rừng già" thì tôi thấy mình nên bắt đầu tập chung thời gian và tư liệu để viết cái topic này trước (c).

"Câu chuyện rừng già" vốn chỉ diến ra trong vòng 1 tuần nên dễ viết thành một bài ký dưới dạng nhật ký. Còn bài tôi định viết tôi không biết gọi nó là gì vì cái cuộc phượt của tôi kéo dài đến gần bốn năm và cho đến giờ vẫn chưa kết thúc. Nhưng tôi sẽ cố gắng chuyển tải đến các bác về vùng đất, con người, văn hoá, phong tục, tập quán của các dân tộc mà tôi gặp và làm việc cùng trong những năm qua. Và cũng để khẳng định rằng dù phượt hàng trăm lần trong gần 4 năm qua, với tôi: Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm như ai đó đã nói:Dam.

Nào up quả ảnh rồi lên đường nào :)


sieuthiNHANH200903147211zja1ytg1zw1354912.jpeg



Rất mong được các bác phượt gia chỉ giáo, chèn đá giùm chỗ sơ hở :D
 
Tôi trở thành Forester như thế nào?

Tôi vốn sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở Hà Nội, đi học và tốt nghiệp ở Hà Nội, có được đi chơi xa mấy vụ loanh quanh Hà Nội (và một số tỉnh phía Nam) và chả biết gì nhiều ngoài Hà Nội.

Ngay cái background loạn xà ngầu đập nhau chan chát của tôi (cái gì cũng gắn với một chữ ngoại) cũng chả có gì liên quan đến rừng, ấy vậy mà một ngày kia bỗng trở thành Forester- Người (ở trong) rừng. Khác với bạn Wild Honey (chả biết dịch thế nào: Mật dại hay Em yêu hoang dã?) tôi lúc đầu cũng không có mơ ước thành danh trong lãnh vực Bảo tồn thiên nhiên hay Nông lâm nghiệp vậy mà lại trở thành Forester-đúng là cuộc đời, số phận khéo đưa đẩy.

Sau một thời gian dài "bế quan luyện công" tôi chuyển từ một cơ quan for-profit (kinh doanh) sang một tổ chức non-profit (phi lợi nhuận) giống như bạn Wild Honey. Công việc của tôi lúc đó chủ yếu làm loanh quanh Hà Nội và một số tỉnh gần cận kề Hà Nội như Hòa Bình, Hải Dương ngoại trừ được phượt ké Tây Nguyên (Lâm Đồng-Đắc Nông-Bình Phước-Đồng Nai) một chuyến với một bạn bên WWF và một anh Cục phó cục Lâm nghiệp. Vì đi "bưng, bê, kê, dọn" cho quan chức nên chả có cơ hội vào rừng, đi rừng, ngủ rừng.

Sau mấy năm yên tọa tại Hà Nội, một ngày đẹp trời dự án kết thúc, không biết tương lai mình đi đâu, về đâu. Lúc đó cơ quan tôi có một Dự án mới về Lâm nghiệp cộng đồng tại Bắc Kạn và có ý đưa tôi lên đó. Cơ mà chả biết làm thế nào có khi đi lại hay. Nên tôi nhận lời làm Dự án mới này và không quên phải chuẩn bị cho đội (team) của mình một tay cự phách Forester để còn học hỏi. Khổ nỗi tuyển mãi, nhận bao nhiêu CV và phỏng vấn mà chẳng ưng tay nào (chắc tại mình khác họ quá) :)).

Cuối cùng, tiền hung hậu kiết. Tôi chọn được một tay "người rừng" thật sự. Hắn làm bảo tồn Voọc Cát Bà và nằm tại đó 5 năm dù nhà cũng ở Hà Nội (phục hắn quá). Vì phải lên bờ lấy vợ và chuyển về Hà Nội nên hắn phải xa mấy em linh trưởng "mũi hếch" ở đó. Trong giới Linh trưởng (và nhiều thứ nữa) ở Việt Nam, hắn rất nổi tiếng. Chắc chắn bạn Wild Honey biết hắn (NT).

Gửi các bác tấm ảnh ngày đầu lên rừng. Chả khác gì một em đi phượt Cúc Phương mà mặc juýp, áo cổ lông, đi tất giấy bị các bác ném đá đá là "phượt rỏm" :T
sieuthiNHANH200903147211ymrmmjm3yt433140.jpeg


Và bây giờ, nó ra thế này các bác ạ :D.

sieuthiNHANH200903147211yjfknznmzt2982252.jpeg
 
Last edited:
Cuộc phượt đầu tiên: Hà Nội-Bắc Kạn

Sau rất nhiều thủ tục phê duyệt của các ban ngành liên quan (mất gần bốn tháng) cuối cùng chúng tôi cũng có được cái "phép miệng" vào Bắc Kạn. Để có cái phép chính thức phải đợi thêm hai tháng nữa.

Tuyến Hà Nội-Bắc Kạn đi theo đường số 3 qua Thái Nguyên rất rõ ràng trên bản đồ. Để lên đến Sóc Sơn rẽ vào đường 3, có thể đi theo các đường sau:

1. Trung tâm qua cầu Chương Dương đến Yên Viên, qua thị trấn Đông Anh đến Sóc Sơn. Qua hết cầu Trung giã là sang địa phận Thái nguyên theo đó đi tiếp.

2. Trung tâm qua cầu Thăng Long rẽ quốc lộ 2 đến ngã ba Kim Anh, rẽ vào đường đi khu công nghiệp Nội Bài-đến Sóc Sơn sau đó đi tiếp.

3. Trung tâm qua cầu Thăng Long qua soát vé đường cao tốc Bắc Thăng Long (khoảng 100m) rẽ tay phải lên đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh. Chú ý biển chỉ dẫn để rẽ đường nhánh qua cầu vượt để đi vào quốc lộ 3. Đoạn ăn vào nằm giữa Thị trấn Đông Anh và Sóc Sơn sau đó rẽ trái đi Sóc Sơn. Cái cánh thứ 3 này đường rất đẹp nhưng phải nhìn biển nếu không sẽ đi nhầm và trên bản đồ cũng chưa cập nhật :T.

Đoàn tôi đi bằng ô tô có 2 anh em. Lên đến Thái Nguyên đón thêm 3 cán bộ của cơ quan đối tác sau đó chạy một mạch đến Thị xã Bắc Kạn. Nói chung hết khoảng 04 tiếng. Lưu ý là đoạn Sóc Sơn-Thái Nguyên, đường nhỏ, nhiều lối rẽ, rất hay xảy ra tai nạn :help.

Nếu đi bằng xe khách (đò) có thể đi từ bến Lương Yên hoặc Mỹ Đình xe đi rất sẵn nhưng cũng nên hỏi trước nhà xe để chắc giờ đi.

Đến Thị xã Bắc Kạn có nhiều nơi để ở mà sang nhất là Bắc Kạn Hotel tiêu chuẩn 3 sao, có WIFI giá từ 220 K nằm ngay trung tâm, gần bến xe (đi bộ 400m). Ngoài ra có nhiều Nhà nghỉ, khách sạn Mini.

Đoàn tôi đợi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn nên cũng thoải mái thời gian, nhưng nói chung, cũng chả có gì xem nhiều ở Thị xã :(.

Thường mọi người phượt Cao Bằng (Bản Dốc) hay nghỉ ăn cơm tại Thị xã Bắc Kạn. Nếu phượt "bụi" thì ăn suất ăn 25-40K là phê lòi. Có một loạt quán khi đi từ Thái nguyên lên nằm bên trái, cách thị xã khoảng 1 km. Ăn uống ở đây cũng không có gì đặc sắc cả vì những thứ "chưa thử bao giờ" phải đi sâu vào rừng mới có. Tuy nhiên nếu bác nào uống được rượu thì có đặc sản rượu ngô "Bó Nặm" nấu tại địa phương theo công thức truyền thống. Nhưng cá nhân tôi đánh giá thì rượu nhạt, thua "quốc lủi sủi tăm" dưới mình. (Không phải cồn công nghiệp pha đâu nhé, loại này uống vào là ặc ặc luôn đó).

UBND tỉnh Bắc Kạn nằm trên một quả đồi, bao quát hết cả Thị xã. Làm việc thuận lợi nên chỉ buổi chiều là song. Mình tranh thủ chụp cái ảnh toàn cảnh Thị xã mời các bác xem :))

sieuthiNHANH200903147211ntvknjjkmd1251869.jpeg


Sông Cầu chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang gắn liền với hát Quan họ chắc ai cũng biết. Nhưng thượng nguồn của nó lại ở Bắc Kạn chắc không mấy ai để ý.

Ảnh dưới chính là đoạn chảy qua thị xã (phường Sông Cầu) =))

sieuthiNHANH200903147211zgq3mjhiy21284686.jpeg
 
Last edited:
Cung đường thứ 2: Bắc Kạn-Chợ Đồn

Thực ra địa bàn hoạt động của chúng tôi không phải ở Thị xã Bắc Kạn mà tại huyện Chợ Đồn-Nằm ở phía tây cách khoảng 45 km đường núi tính đến trung tâm thị trấn Bằng Lũng. Hai xã mà chúng tôi triển khai hoạt động nằm giáp Ba Bể, cách trung tâm huyện Chợ Đồn 40-50 km tôi sẽ kể chi tiết sau.

Để lên Chợ Đồn (Bằng Lũng) có hai đường.

1. Đi từ Thị xã BK vào theo đường tỉnh lộ 257. Đường này có nhiều đèo thấp và đặc biệt là đi dọc thượng nguồn sông Cầu. Mùa khô thì lòng sông toàn sỏi. Bà con tranh thủ khai thác cát xây dựng. Loại cát giống như cát vàng ở dưới xuôi nhưng chất lượng kém, phải sàng nhiều lần mới dùng được. Gửi các bác tấm ảnh Sông cầu nước chảy lơ thơ :shrug:.

sieuthiNHANH200903157311odywodbjyz957220.jpeg


Trên đường đi, ra khỏi thị xã đến một địa điểm gọi là Quang Thuận. Ở đây có giống quýt ngon nổi tiếng gọi là quýt Quang Thuận, chỉ có sau rằm tháng 8 âm lịch. Nếu nhà nào để giỏi có thể được đến TẾT. Quýt này lúc đầu rất chua, càng chín càng ngọt. Gần tết rất ngon. Đặc biệt là các chị em rất thích. Quýt này, cũng như nhiều loại sản vật khác không có nhiều. Chủ yếu tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận. Em đã từng lang thang các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội (lý do em sẽ kể sau) để hỏi về loại quýt này nhưng không mấy người biết. Mỗi lần phượt Bắc Kạn về, chúng tôi thường đóng theo vài chục cân làm quà. Mọi người ăn song phê lòi. Tìm mãi chưa thấy cái ảnh quýt nào dù nhớ là đã chụp rất nhiều, em nợ các bác nhé :))

Nhẩn nha tí các bác nhỉ. Mình vừa đi vừa tìm hiểu không có đứa lại bảo dân phượt chỉ đội nồi cơm điện, đeo đít chai, cắm mặt xuống đường mà vút chả biết gì xung quanh và coi đó là trò nhảm =))

Lúc từ Thái Nguyên lên, vào địa phận Bắc Kạn là huyện Chợ Mới đi qua một cái cầu. Các bác chú ý có một trạm CSGT đứng đầu bên kia rất hay bắn tốc độ. Xế nổ bốn chân thì chả nói làm gì. Ở đó nó bắn cả hai bánh mới ác. Các bác phượt gia cẩn thận, cẩn thận (Ở Thái Nguyên, đoạn Đu, Giang Tiên nó cũng hay bắn tốc độ đấy).

Quốc lộ 3 trên đường về Thị xã BK có đặc sản cơm lam, nấu (nướng) trong ống vầu non, đút nút lá chuối xanh. Nếu tiện dừng lại làm miếng cũng được các bác ạ.

Đoạn đường này cũng chạy dọc sông Cầu, ở cây số 62 hai bên đường rất nhiều mía nhé. Ở đây người ta gọi là mía Đùi gà, cây mầu vàng nhưng ăn rất giòn, mềm (gần giống mía tím). Khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có bán rất nhiều. Phượt đoạn này chả có gì, gửi các bác xem mấy cây mía từ quê hương đồng chí Tổng bí thư.

sieuthiNHANH200903157311ymfkm2e5yt1557492.jpeg


Chén cây mía đỡ mệt các bác. Vừa giúp ông anh ruột vừa giúp đồng bào nghèo =))

sieuthiNHANH200903157311mwrlmzi5zj1455876.jpeg
 
Last edited:
Topic rất hay, không phải là "Phượt" nữa, mà nói như BCS (Bác Cao Sơn ạ) - thì đã thuộc loại Phịch rồi.

Những kinh nghiệm thực sự trong cuộc sống thực sự gắn bó với rừng, thiên nhiên thật đang quý, điều mà các tay Phượt mong muốn nhưng chắc là không nhiều người có thể làm được.
 
Topic rất hay, không phải là "Phượt" nữa, mà nói như BCS (Bác Cao Sơn ạ) - thì đã thuộc loại Phịch rồi.

Những kinh nghiệm thực sự trong cuộc sống thực sự gắn bó với rừng, thiên nhiên thật đang quý, điều mà các tay Phượt mong muốn nhưng chắc là không nhiều người có thể làm được.

Cám ơn bác Chitto quá khen. Mình chỉ sợ mọi người không thích cái topic này thôi. Mình sẽ cố gắng dùng tí sở trường để chia sẻ kinh nghiệm với anh em họ phượt ngõ hầu giúp được ít nhiều các bạn trong các chuyến đi.

Ở vùng mình làm toàn bộ người Mông theo đạo Tin lành hết. Mình làm việc với họ, ăn, ở với họ mà chả hiểu gì về đức tin của họ nên cũng đang võ vẽ tìm hiểu. Bài tổng hợp của bác về Thiên chúa giáo giúp mình rất nhiều đó. Chi tiết về họ mình sẽ kể trong các bài tới, có gì bác góp ý nhé.
 
Sợ các bác nhàm cái topic này, em rẽ ngang up mấy quả ảnh. :))

Hôm mới lên Bắc Kạn, trong phòng khách của UBND tỉnh em thấy có treo bức tranh Ba Bể nửa như chụp, nửa như là vẽ. Tự nhiên thấy chả có gì hấp dẫn. Các bác xem ảnh nhé :D

sieuthiNHANH200903157311ogi3ndmzow1339841.jpeg


Sau lên Ba Bể thật, chụp được cái ảnh hoàng hôn thật. Thấy cảnh đẹp quá các bác ạ. Rất chi là thanh bình. Thấy lâu lâu được phượt một chuyến thì thật tuyệt =))=))

sieuthiNHANH200903157311mmy3zwewmd1659709.jpeg


Chi tiết em sẽ kế sau các bác nhé (BB).
 
Cung đường thứ 3: Hà Nội-Chợ Chu-Chợ Đồn

Thực ra lên Chợ Đồn không nhất thiết phải qua Thị xã Bắc Kạn.

Từ Hà Nội đến trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 90 km. Các bác chú ý là từ giữa năm 2008, có đường tránh TP Thái Nguyên. Cách trung tâm 6 km (gọi là cây số sáu) có biển chỉ dẫn rẽ trái đi Bắc Kạn. Đoạn này mới làm và chưa update trên bản đồ. Nếu đi đường này thì rất tiện và nhanh. Đoạn nối vào Quốc lộ 3 cũng tại cây số 6 (tính từ trung tâm Thái Nguyên) là Bờ Đậu qua một cái ngã tư có bùng binh lớn. Một đường đi Bắc Kạn, một đường đi Lạng Sơn theo quốc lộ 1B.

Tại Bờ Đậu có rất nhiều hàng bán bánh trưng, bánh gai, bánh phu thê. Bánh trưng ở đây rất nổi tiếng nhé. Có cả loại vuông và dài như bánh Tét Nam bộ nhé. Bác nào phượt qua đây mà chưa chuẩn bị kỹ hậu cần có thể mua, mang theo làm lương thực giá chỉ 10-15k/cái rất ngon và tiện lợi.

Bánh gai ở đây cũng ngon, rẻ nhưng không để được lâu. Lý do là vì cái vỏ bọc. Nghe thì vô lý nhưng mà là sự thật. Thế mới kỳ :)). Khác với Bánh gai Hải Dương, gói bằng lá chuối khô (mua cái bánh Hải Dương thực ra là mua lá chứ chả phải bánh vì lá toàn nhiều hơn-các bác phượt đường 5 thử dừng lại mua xem em có nói điêu không?). Trong khi bánh gai Bờ Đậu chỉ có một cái lá cắt tròn lót dưới đáy, một cái cái quấn xung quanh, mặt trên để trống và tất cả được đút trong cái túi nilong. Bánh hấp hơi nên dễ thiu, mốc. Ăn ngay thì tuyệt. Nhưng để quá hai ngày thì tèn tèn...Xơi vào có mà Tào Tháo nó đuổi mất cả phượt lẫn dép =))

Nói thật, vì em sợ cái bánh phu thê xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng nên mặc dù phượt qua đây nhiều lần mà chưa lần nào em xơi cả.:D

Nếu suất phát từ Hà Nội muộn thì tầm trưa các bác đến Giang Tiên. Ở đây có quán cơm Đức Cường nằm bên phải theo chiều lên có chỗ ăn, vệ sinh sạch sẽ và rẻ. Nếu tiện, các bác có thể dùng. Theo quan sát của em, ông chủ tịch tỉnh Bắc Kạn bây giờ (vốn là thứ trưởng Bộ Tài chính cứ sau weekend trở lại Bắc Kạn tuyền ăn ở đây đấy ạ =))).
 
Last edited:
Hồ Ba Bể mà chụp ảnh kiểu "làm hàng" thì phải là mấy cô người Tày chèo thuyền, áo chàm xanh thẫm giữa màu nước xanh, chứ áo quần trắng lốp trông rởm rít thật.

Tớ đến Ba Bể năm 2000, có bơi tắm một lúc cũng ở ven bờ thôi, nhưng thấy rợn lắm. Nước lạnh sâu hút, ghê răng.
 
Homeless man tức là người đàn ông không nhà nhỉ anh nhỉ? Mà không nhà người ta cứ nôm na là đi bụi đời nhỉ anh nhỉ=)).
Tiêu đề và nghe cách anh kể chuyện có cảm giác như anh đang làm trong ngành lâm nghiệp nhỉ anh nhỉ? Đọc thêm lại thấy hình như làm nghề thám báo. Đọc thêm nữa lại nghĩ có khi làm bên giao thông=)).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,816
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top