What's new

Ghi chép Nepal - Ấn độ 2012

Một người bạn giục, anh post lại Ghi chép của anh lên Phượt đi, lần lữa mãi, rồi ừ thì post. Thông tin về các chuyến đi và điểm đến các bạn có thể tìm thấy trên Lonely Planet và trên mạng rất nhiều, ở đây chỉ là những dòng ghi chép dọc đường của một chuyến đi dài 16 ngày qua Nepal và Ấn độ.

Mấy năm nay, từ ngày gia đình có tí "điều kiện", cả năm tôi cứ nhăm nhe săn vé rẻ để đến Tết là trốn đi chơi. Trốn nhậu nhẹt, trốn chúc tụng, trốn mừng tuổi…

Năm đầu tiên còn rón rén tối mùng 4 Tết khởi hành, rồi lấn dần tối mùng 3 Tết, rồi mùng 2 Tết. Năm nay dự định đi hẳn từ 30 tết cho hoành tráng luôn. Dự định là thế và tìm được một đoàn đi Nepal - Ấn độ trên phượt. Bàn bạc nát hết cả đường đi, điểm đến… Đến lúc chuẩn bị đặt vé thì ông anh đi cùng chuyến Tây Tạng lần trước nằn nì:

"Thôi mày lùi lại mấy hôm cho anh đi cùng đi, chứ Tết nhất bỏ nhà đi, bạn bè rồi cả họ nhà anh tưởng anh giận vợ giận con… Anh thèm đi Ấn độ lắm mà không đi cùng mày anh chẳng biết đi với ai…"

Thế là nghe bùi tai, hỏi lại một câu: "Anh chắc chưa?"

"Chắc 100%, lần này bị đuổi việc anh cũng đi. Anh đưa tiền cho mày mua vé luôn này…"

"Okie. Thế thì đi thôi, để em cancel đội kia, bốn anh em đi với nhau. Bộ tứ siêu đẳng được đi cùng nhau thì còn gì bằng." (Sau chuyến đi Tây Tạng lần trước bốn thằng ham vui và ham nhậu nhẹt suốt ngày tụ tập, rồi tự phong cho nhau là 4 anh em siêu nhân. Người già nhất gần 50, người trẻ nhất cũng gần 30).

Thế là từ vị trí đi ké đoàn khác, bốn anh em lập thành một đoàn mới, khấp khởi lên đường. Chức trưởng nhóm được giao lại cho tôi - Lo cho một chuyến đi trong nước thì cũng được vài lần, nhưng lần đầu tiên phải lo cho một chuyến đi đến chỗ lạ hoắc, thông tin thì toàn trên internet truyền lại, chưa biết các bạn sẽ dùng ngôn ngữ gì giao tiếp, rồi điểm đến, ăn ở đi lại như thế nào... Một mình đã vậy, lại còn thêm 3 ông nữa, mỗi ông một tính... Thế là lại hì hụi tìm thông tin trên Phượt, trên Lonely planet để book vé, điểm đến...

Chặng khó nhất là book vé máy bay Bangkok - Kathmandu thì may mắn được các bạn phượt chia sẻ cho một agency ở Kathmandu, có thể đặt vé của Nepal Royal Airline, rẻ bằng 1/3 so với Thai airways. Nhưng các bạn Nepal này không hề bán vé trên mạng mà toàn qua agency và giá cũng vô cùng khác nhau giữa các agency. Viết mail mỏi tay mới thấy trả lời. Chuyển tiền sang gần 2 tháng vẫn bảo tiền chưa đến nơi, trong khi bên này ngân hàng đưa cả code đối chiếu, mấy thằng tưởng bị lừa mất 1000$ vì giao dịch với các bạn agency này chỉ bằng niềm tin. Đến lúc hết hi vọng, xác định bị lừa rồi thì các bạn lại gửi vé và xin lỗi rối rít vì sự chậm trễ.

Book vé máy bay, tầu hỏa rồi cả phòng xong xuôi, chỉ chờ ngày lên đường thì chính ông anh nài nỉ lùi ngày thông báo một tin buồn:

"Anh bị ép lên làm sếp và vụ này cho anh xin cancel…"

Dớp chuyến đi Tây Tạng lặp lại. Lại một bạn bị ở nhà vào phút cuối. Thôi thì đành ở lại vì tương lai vậy, biết làm sao. Bộ tứ siêu đẳng chỉ còn lại Ba anh em siêu nhân và giờ đang ngồi trên chuyên bay RA 402 từ Bangkok đến Kathmandu của hãng hàng không Nepal Royal Airline, một chiếc Boeing 747 già nua, theo Lonely Planet thì đội bay này đã được các bạn Nepal đầu tư từ năm 1995, đến nay được 17 năm và chưa một lần thay mới. Các bạn tiếp viên cũng già không kém, nhưng bù lại rất niềm nở và đồ ăn trên máy bay rất ngon.

Mà còn đòi hỏi gì với giá 255$ so với hơn 700$ của các bạn Thai airways, và chỉ còn vài phút nữa chúng tôi sẽ hạ cánh xuống sân bay Kathmandu, một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới.
 
Ấn tượng đầu tiên về Kathmandu là ồn ào, náo nhiệt, đông đúc và nhiều mầu sắc… thế nhưng dậy muộn và đi ngủ sớm. 8g sáng thành phố vẫn còn ngái ngủ, hàng quán mới lác đác dọn hàng, các bạn Nepal thì tụ tập sưởi nắng quanh quán trà sữa.

6802995096_8d6de71075_z.jpg


9h tối thì hầu như các cửa hàng đóng cửa. Cả thành phố tối thui vì mất điện. Mỗi ngày chỉ có điện khoảng 10 tiếng và có lịch cho cả tuần, ngày nào có điện giờ nào. Thường thì sẽ có điện một lúc buổi sáng hoặc nửa đêm. Các bạn ở khách sạn giải thích, bây giờ đang là mùa đông thiếu nước nên thế, đến mùa xuân, băng trên núi tan thì thời gian có điện trong ngày cũng sẽ tăng lên.

6949106293_579ae11bcc_z.jpg


Sân bay Trihbuvan của Kathmandu đêm qua, lúc máy bay hạ cánh tối đen như mực nên cũng không biết nó nguy hiểm như thế nào, nhà ga bé tí và xây bằng gạch đỏ để trần, giống như hầu hết những căn nhà xây trên đường phố Kathmandu. Chỉ cần xây gạch mà không cần trát. Nhà ở Kathmandu người ta chỉ quan tâm đến các khung cửa, còn lại tường không trát vì khí hậu khô, lượng mưa trong năm rất ít, nhà sẽ không bị thấm ngang, tường sẽ không rêu mốc.

6802996148_484bf82c8c_z.jpg


Cả nhà ga hàng không chật chội, điểm nhấn duy nhất là đường vận chuyển hành lý, chắc mới được lắp đặt nên sáng choang, còn lại xe đẩy, ghế ngồi đều cũ kỹ.

6949110637_8421f6eafb_z.jpg


Để xin visa vào Nepal có hai cách: Thứ nhất là chuyển hộ chiếu sang Hàn Quốc xin, vì Việt Nam không có đại sứ quán Nepal, nên Đại sứ quán Nepal ở Hàn Quốc phụ trách luôn Việt Nam. Cách thứ hai là xin visa ở sân bay. Trước lúc đi, đọc thông tin trên mạng vô cùng mông lung, nào là khó khăn, nào các bạn an ninh vòi tiền… Thôi thì cứ liều đi theo cách thứ hai, nhưng chỉ sợ không xin được visa thì tèo. Nhưng cuối cùng mọi việc đơn giản đến không ngờ. Chỉ cần điền vào tờ khai, ảnh cũng không cần dán, cũng chẳng quan trọng 3x4 hay 4x6 gì, lấy ghim dập luôn vào tờ khai, nộp tiền và các bạn cấp visa, 25$ cho 15 ngày, 50$ cho 45 ngày và 100$ cho 90 ngày. Các bạn an ninh còn không cần ngẩng mặt lên nhìn, dán bụp tờ visa vào hộ chiếu, ký loằng ngoằng là xong.
 
6949107235_9d8e8fbba7_z.jpg


Kathmandu là thung lũng nằm ở phía Nam dãy Hymalaya, bao gồm 3 khu phố cổ Kathmandu, Patan và Bhaktapur. Thamel là trung tâm của Kathmandu, nơi tập trung đông khách du lịch ba lô nhất. Thamel là khu phố cổ, giống như một cái chợ khổng lồ với đủ các cửa hàng từ đồ lưu niệm, quần áo, giầy dép, đồ ăn… Đường phố bé tí và ô tô, xe máy chạy ầm ầm. Thế nhưng trên đường cứ có hòn đá nào nhô lên là các bạn Nepal quây ngay lại và thờ cúng ầm ĩ???

6802997260_f64077f50c_z.jpg


6802997776_b6e7eac721_z.jpg


6802999246_7613907f12_z.jpg


6949110335_c1120bf252_z.jpg


Boudhanath là ngọn stupa to và đẹp nhất, với 4 cặp mắt nhìn ra 4 hướng. Đây là thủ phủ của những người Tạng sống lưu vong tại Nepal. Lại vẫn những chiếc kinh luân xoay không ngừng, tiếng lầm rầm cầu kinh và những dòng người đi vòng quanh tháp stupa trong nắng sớm. Nhưng những khuôn mặt ở đây không khắc khổ và hình như sự thành kính cũng ít hơn Lhasa.

6949111065_dabb03d5a0_z.jpg


Theo cuốn Hoàng Kim Bản của bác Muldashev thì 4 đôi mắt của Phật trên đỉnh stupa nhìn ra 4 phía, có một đôi mắt nhìn thẳng đến đỉnh núi thiêng Kailash trên Tây Tạng, trước đây chính là điểm cực Bắc của trái đất. Chỉ sau khi trái đất bị hồng thủy hay va chạm gì đấy mà điểm cực Bắc - núi Kailash bị dịch chuyển đi một góc 33 độ và xuất hiện cực Bắc mới bây giờ. Đại khái là thế.

6803001688_d849c87179_z.jpg
 
Last edited:
Pashupatinath là khu đền thờ thần Shiva của người theo đạo Hindu ở Nepal, nằm bên bờ sông Bagmati, con sông này là con sông linh thiêng của cả người theo đạo Phật và đạo Hindu. Chắc tại vùng này khí hậu khô, nóng, quanh năm chả có mưa, nên cứ thấy sông là quý, nên coi là linh thiêng. Đặc biệt ở đây có những ghat để thiêu người chết. Theo phong tục của người theo đạo Hindu, người chết phải được nhúng xuống nước sông Bagmati linh thiêng 3 lần, và thiêu trong vòng 24h kể từ khi chết. Những ghat thiêu này cũng được chia thành 2 khu: một cho người nghèo, một cho người giầu và hoàng gia. Hai khu nằm hai bên của một cây cầu.

6949113317_7e04a8f5cc_z.jpg


Người sắp chết được đem đến để trong những căn phòng nằm dọc sông hoặc được người nhà khiêng đến sau khi chết, họ được đem ra sông tắm rửa, rồi khâm liệm bằng những tấm vải vàng, phủ hoa vàng và đem lên giàn thiêu. Quần áo khi tắm rửa được ném thẳng xuống sông, tro củi sau khi thiêu xong cũng được gạt thẳng xuống sông. Dưới sông lại có những người vớt củi, quần áo lên. Ngay bên cạnh người ta lại tắm gội và giặt quần áo như bình thường. Bên phía những ghat dành cho người giầu có vẻ sạch sẽ hơn, nước sông có vẻ trong sạch hơn. Buổi sáng khi chúng tôi ở đấy, có một bạn đang được tắm rửa kỳ cọ. Bạn này béo tốt trắng trẻo, quần áo cũng có vẻ đẹp nên vừa vứt xuống, trôi sang bên kia cầu là được nhặt ngay.

6949113893_7e6459932c_z.jpg


Còn bên phía dành cho người nghèo có khoảng 5-6 ghat đang thiêu và chuẩn bị thiêu, khói mù mịt, mùi thịt người thơm lừng khắp vùng. Và phía bên dành cho người nghèo cũng bẩn hơn, nên cũng không thấy ai đem người chết xuống tắm rửa kỳ cọ, chỉ thấy đem rơm xuống ngâm nước để cho ún khói, không cháy đùng đùng. Khi thiêu sẽ có một người cầm que dài để gạt chân, tay, đầu vào lửa và thứ gì rơi xuống dưới dàn thiêu sẽ gạt thẳng xuống nước. Thường thì sẽ chỉ cháy hết rơm, gỗ thì gần như còn nguyên. Giá thiêu 1 người nghèo khoảng 2000 rupies Nepal (khoảng 35$), giá thiêu 1 người giầu khoảng 5000 - 6000 rupies ( khoảng 80-90$), cũng rẻ, không đắt lắm.

Đạo Phật là một thứ tôn giáo dễ bị đồng hóa với tôn giáo bản địa nhất. Ở Việt Nam, chùa người Việt trước thờ Phật sau thờ Mẫu. Ở Tây Tạng thì sau khi du nhập đã hòa nhập với tôn giáo bản địa thành một dòng Mật tông riêng biệt chỉ có ở Tây Tạng gọi là Mật Tạng. Còn ở đây, Phật giáo hòa nhập với Hindu thành một thứ tôn giáo hổ lốn, đền thờ thần Shiva, thờ Phật cùng với Stupa được xây thành một quần thể cạnh nhau. Đấy chính là hình ảnh ở khu đền thờ Swayhambhu. Đền nào thờ Phật thì thắp hương, đền nào thờ thần Shiva thì thắp nến, bơ và rắc gạo, ngũ cốc và bôi thứ bột gì đỏ đỏ đầy mặt tượng. Khu đền nằm trên đỉnh đồi cao nhìn xuống cả thành phố Kathmandu, lổn nhổn, lộn nhộn, ồn ào.

6803004092_c9cde035c2_z.jpg


Khu đền còn có một chiếc kim cương trùy rất to, mà theo bác Muldashev viết trong cuốn sách Hoàng Kim bản, đây là cỗ máy của người xưa, năng lượng để khởi động nó chính là ý nghĩ của con người và còn rất nhiều cỗ máy như thế nằm đâu đó dưới lòng đất ở gần ngọn núi thiêng Kailash. Chính những cỗ máy như thế này đã kiến tạo nên thế giới. Chính vì thế bác Muldashev gọi Tây Tạng là vùng đất lưu giữ ký ức của thế giới.

6949114933_b6cf7ec958_z.jpg
 
Sao bạn ko bok vé Jet airway từ BKK sang Kath?, chẳng phải qua agency ở Nepal. Bọn mình tự đặt trên mạng chăng Kath - BKK, giá cũng same same (230 - 250$)
 
@Nheva: Tớ không biết bọn Jetairway, hồi đấy tìm mãi mới ra bọn Nepal Royal airline đấy, lúc đầu nó còn bán vé qua Lonelyplanet, nhưng đến lúc mình đặt thì bọn LonelyPlanet nó viết thư xin lỗi không bán nữa.
==============


Người theo đạo Hindu tin rằng có những kiếp luân hồi, và cuộc sống của con người ở kiếp này là nghiệp quả của kiếp trước hoặc nhiều kiếp trước nữa. Và như thế, họ chấp nhận cuộc sống ở kiếp này, không đấu tranh, không quyết tâm thay đổi… Cái triết lý ấy dường như đúng, con người sinh ra không thể chọn được bố mẹ, nơi sinh… chính những cái ban đầu đấy quyết định số phận của mỗi người, và có muốn vùng vẫy thay đổi thì nó cũng chỉ trong một biên độ nhất định và thay đổi được một phần nào đấy.

6949115727_aea66eba96_z.jpg


Ở Kathmandu Dubar Square có một cậu bé bán dạo những đồ lưu niệm cho khách du lịch. Lúc đầu cậu chèo kéo thì chẳng ai để ý vì rất khó chịu. Thế nhưng một lúc sau, vì cậu bé dẻo mồm quá nên dừng lại mua mấy thứ mang về làm quà. Trò chuyện một lúc nữa cậu bắn ra đủ thứ tiếng để chào khách, đầu tiên là Trung Quốc vì dân Nepal ai nhìn thấy bọn tôi cũng chào Nỉ hảo, không được mới quay ra tiếng Anh. Sau đấy cậu ta bắn tiếng Ý. Hỏi thế còn biết tiếng nào nữa cậu sổ ra một tràng Tây ban nha. Bồ đào nha, Hàn quốc, Nhật bản và Nga… Tổng cộng 14 thứ tiếng. Tôi ngạc nhiên vì cậu có thể bắn tiếng Nga lưu loát và đúng accent một cách đáng kinh ngạc. Hỏi câu nào trả lời câu đấy, tất nhiên là những câu liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của cậu.

6949116153_7c1f2ed7c6_z.jpg


Trên đỉnh Nagarkot, mộ khu du lịch trên núi kiểu như Tam Đảo, cách Kathmandu khoảng 40km, nhưng phải đi mất 2g đi ô tô vì đường rất ngoằn nghèo và bé tí. Nơi có thể ngắm bình minh và hoàng hôn trên rặng Langtang, một phần của dãy Hymalaya. Nhưng buổi chiều, khi chúng tôi lên vì trời mù sương hoặc khói bụi nên không thể nhìn được cả núi lẫn mặt trời lặn. Chúng tôi lang thang xung quanh khách sạn với mục đích muốn chui vào nhà dân xem có thịt để ăn không? Chúng tôi gặp ngay một bạn Nepal nhìn rất phong cách vì bạn mặc đồ của dân treking, tuy cũ nhưng sạch sẽ. Bạn ít bắt chuyện rồi gạ chụp ảnh cùng. Chụp ảnh xong, bạn zoom to ảnh rồi vào chỉ vào cổ, đây là lá cây gai dầu, biểu tượng may mắn, tự bạn làm lấy bằng dây điện.

6803005002_3d497512f9_z.jpg


Cậu đi cùng có biết chút ít về cỏ nên thích thú đòi mua. Cậu hỏi mua mấy cái, rồi bảo cậu có thể làm luôn ở đây, nhưng sợ thằng khác copy mất, ngày xưa cậu cũng mất 2 năm đi ăn trộm công nghệ uốn cái này của người khác, đi cùng về nhà cậu sẽ làm cho. Cả bọn thích thú theo cậu về nhà. Trên đường đi cậu kể, nhà cậu ở ngoại ô Kathmandu, nhưng vì ở đấy ồn ào, đông người và không có công việc nên cậu thấy unhappy vì cậu có cảm giác là người nghèo. Ở đây cậu có công việc và cậu cảm thấy happy hơn, cậu đang làm guider trekking và giơ ra một cái thẻ guider đã hết hạn từ năm 2009. Cậu bảo nhóm của cậu gặp khó khăn gì đấy bằng một thứ tiếng Anh nói rất nhanh nên tôi nghe không hiểu, giờ tự cậu làm một mình. Ở trên này cậu ở trong apartment và rất thoải mái, chỗ cậu ở có thể ngắm hoàng hôn Hymalaya. Lúc đến nơi đúng là có thể ngồi ngắm hoàng hôn thật, nhưng apartment của cậu là một cái lều nho nhỏ vừa được hai cái gường đơn, quây lại bằng thùng tôn và gỗ tạp. Cậu bảo không dám lấy vợ vì quá nghèo. Ngồi thêm một lúc chờ cậu uốn lá cây gai dầu, nhưng có vẻ lâu nên hẹn cậu sáng mai quay lại lấy sau.

Vì mấy ngày ở Kathmandu đồ ăn không hợp khẩu vị lắm, nên toàn ăn mỳ tôm và thịt hộp, trêu nhau là ăn chay để dành tiền mua khăn Pashmina và Cashmere , giờ thèm ăn thịt nên trên đường về rủ nhau đi xung quanh xem có nhà dân nào vào gạ bán cho con gà để ăn. Nhìn thấy một quán bán hàng tạp hóa đề thêm restaurant, ngó vào thấy chỉ có một cái bàn ăn duy nhất, đầu bếp là mẹ và con gái lớn, lại cũng sạch sẽ, chắc là ăn được và hỏi có gà không? Các bạn bảo có, nhưng gà Nepal chạy đồi giá sẽ đắt hơn gà siêu thị. Mấy thằng lẩm nhẩm quy đổi giá nó sẽ vào khoảng 200k/1 kg hơi. Hơi đắt theo giá chợ, nhưng nếu tính theo giá quán bia thì vừa phải.

Okie chọn gà chạy đồi luôn luôn. Trong lúc chờ ăn gà tranh thủ buôn chuyện. Nhà có 3 anh chị em, cậu con trai thì chỉ cầm cái radio nhét vào tai đi lại nhung nhăng, chẳng làm gì cả, giống hệt thanh niên bản ở vùng cao ta, nói tiếng Anh kém nhất nhà, không bằng cả ông bố và bà mẹ, nói chuyện được mấy câu cậu cầm radio chạy đâu mất. Cô con cái thứ hai có vẻ mạnh bạo nhất, lúc đầu được cử ra làm phiên dịch chính, hỏi ra mới biết cô bé 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất. Cô bé theo học hai chuyên ngành, quản lí khách sạn và cosmos. Nghe đến từ cosmos cả ba thằng đều tròn mắt hỏi lại "cosmos?". Cả bố cô bé và cô bé đều gật đầu nhắc lại cosmos. Giọng ông bố đầy tự hào và ánh mắt cô bé ngượng ngập nhưng cũng đầy tự hào. Ba thằng hỏi nhau, cháu nó học ngành cosmos để làm gì?

Món gà luộc đã xong, mang ra ba thằng đói ngấu ăn lấy ăn để, nhưng cả gia đình ngồi quanh, chả nhẽ lại ăn một mình, nên đành lấy ruốc và rượu đặc chủng ra mang từ Việt Nam ra mời các bạn. Lúc đầu còn ngại ngùng không uống, nhưng chỉ nài thêm một câu là ông bố bắt đầu uống luôn món rượu quốc lủi Việt ngâm mơ. Ông bố khen ngon rối rít rồi đưa cho vợ và con gái uống. Rồi đến món ruốc, đầu tiên bảo thịt lợn đấy, các bạn e dè bảo cả Nepal này không ai ăn thịt lợn cả. Thế nhưng ông bố đòi ăn thử, bảo trước đây người Nepal theo đạo Hindu kiêng nhiều thứ lắm, nhưng giờ những người trẻ chả kiêng gì. Gia đình theo đạo phật nên càng không cần phải kiêng. Ăn vã ruốc xong, thấy chúng tôi ăn cơm với ruốc, bạn cũng lấy cơm ra ăn thử. Lại khen ngon. Cuối cùng cả nhà đem cơm ra ăn với ruốc cùng chúng tôi. Cuối buổi, chúng tôi tặng các bạn chỗ ruốc còn lại, để tỏ lịch sự các bạn không tính tiền chai coke chúng tôi uống.
 
Em muốn hỏi bác cào cào một số thông tin để lên lịch trình Nepal. Đã gửi PM cho bác. Rất mong tin của bác. Cám ơn bác
 
"Má ơi, con chưa mua bảo hiểm du lịch" là câu đầu tiên thốt ra khi cả bọn nhìn thấy chiếc máy bay cả bọn sẽ bay từ Kathmandu đi Lumbini. Vì nhân sự đến lúc sắp đi vẫn lưỡng lự chưa quyết được và cũng gần Tết nhiều việc, nên đến lúc sắp đi mới nhớ ra cả bọn chưa mua bảo hiểm du lịch, nhưng muốn mua cũng chẳng có đại lý nào bán vào mùng 6-7 Tết. Giờ nhìn máy bay hãi quá. Bé tí. Tổng cộng cả hai phi công và một tiếp viên là tròn 20 người. Ngồi vừa kín một máy bay. Chưa kể máy bay cũng không ghi số ghế, ai lên trước ngồi trước, ai lên sau ngồi sau. Chúng tôi lên sau cùng vì còn mải chụp ảnh nên ngồi ghế cuối, ba ghế liền nhau.

6949118377_da6a0a4dfb_z.jpg


Sân bay nội địa Kathmandu bé và cũ kỹ không kém sân bay Myanmar, chỉ có hơn là check in vẫn có máy tính không phải dò từng tên trên giấy. Còn lại cửa an ninh vẫn làm bằng tay, phải để cho các bạn sờ sờ vào người. Cửa ra sân bay không biển báo, cứ đến chuyến nào là các bạn ra cửa gào thật to bằng tiếng Nepal, làm mỗi lần các bạn gào lại phải chạy ra hỏi hoặc nhòm xem có bạn nào cầm vé máy bay giống mình không. Không được như các bạn Myanmar văn minh hơn ghi số chuyến bay và hãng hàng không lên biển, rồi vừa gọi vừa giơ lên.

6803006322_e54698b9a7_z.jpg


Ba thằng lom khom được vào chỗ một lúc thì máy bay cất cánh rất nhẹ nhàng. Không thấy đau tai như các bạn đi trước kể. Lúc săp cất cánh em tiếp viên hàng không rất xinh và cao nhoẻn miệng cười chìa ra chiếc khay đựng kẹo và bông gòn. Vì tưởng sẽ rất đau tai nên cả bọn xé một miếng tướng.

Máy bay cất cánh được một lúc thì nỗi sợ hãi lúc đầu nhường cho cảm xúc sung sướng vì được ngắm dẫy Hymalaya trải dài bên cửa sổ máy bay. Cả rặng Langtang trải dài, phủ tuyết trắng xóa, lấp lánh dưới nắng mặt trời. Một vẻ đẹp hùng vĩ và lấp lánh chắc chỉ có duy nhất gặp một lần trong đời. Mà ở trên cao, khói bụi, sương cũng giảm hẳn nên rặng Langtang hiện ra rõ ràng, không giống như buổi sáng nhìn từ Nagarkot.

Nếu đã từng xem mặt trời mọc ở Angkowat, Bagan, Luongphrabang... Thì mặt trời mọc trên dãy Hymalaya là một quang cảnh khác. Mặt trời sẽ lên rất nhanh và chói chang vì hơn 7h sáng mới vượt qua được đỉnh núi. Thế nhưng lần lượt từng đỉnh núi phía ngược lại nhận từng tia nắng đầu tiên và bừng sáng. Một thứ ánh sáng phản chiếu trên tuyết lấp lánh, lấp lánh. Lần lượt tùng ngọn núi một từ gần tới xa, từ cao tới thấp. Lúc cả dãy núi rực sáng là lúc mặt trời đã lên cao, chưa đủ nóng để xua hết sương, cộng thêm bầu không khí ô nhiễm xám xịt của Kathmandu nên ánh sáng bị tán xạ và dần dần các đỉnh núi lại mờ đi, lần lượt từ cao đến thấp, từ gần đến xa.

6803007498_1a7d64e578_z.jpg


Buổi sáng, ba thằng kê bàn ăn ra cửa sổ và chụp ảnh tự sướng về vụ cà phê ăn sáng và ngắm rặng núi Hymalaya trước mặt, chắc cũng chỉ có duy nhất một lần trong đời. Vừa ăn vừa tủm tỉm cười vì vụ chiều hôm trước đi vòng quanh khách sạn thấy rất nhiều quả nhìn giống hệt dưa hấu mọc hoang khắp nơi. Đang háo vitamin, bảo đêm thế nào cũng ra hái trộm một quả thì gặp một bạn làm vườn. Xông ra hỏi xin luôn và đòi hái quả to nhất. Bạn cho luôn và nói bằng tiếng Nepal là quả gì đấy nhưng chẳng thằng nào thèm nhớ vì còn hí hửng khiêng về phòng bổ. Rửa sạch sẽ, đem dao bổ ra thì hóa ra là một loại bí, kiểu như bí đao. Cười ngặt nghẽo khiêng ra vườn vứt làm bạn vừa hái cho nhìn thấy cũng cười nghiêng ngả.

6949119413_7c993907c8_z.jpg


Cuối cùng thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Bhairahwa sau thời gian bay khoảng 45 phút . Lumbini là thị trấn cách sân bay khoảng 25km. Một thị trấn nghèo vây quanh vườn Lumbini ở giữa. Nếu ai không theo đạo Phật thì chắc chẳng muốn đến đây vì đúng chẳng có gì. Ngoài cái vườn có hòn đá đánh dấu nơi Phật sinh và trụ đá của vua A dục vuơng (Asoka) ghi việc ông đã đến đây năm thứ 20 sau khi lên ngôi, đánh dấu đây là nơi sinh ra đức Phật và giảm thuế cho dân làng Lumbini. Chúng tôi ghé vào Việt Nam Phật Quốc tự thì chùa đang xây, may gặp vị sư trụ trì Huyền Diệu ngay cửa nhưng đang sắp đi Katmandu có việc, vị sư mở cửa cho chúng tôi vào rồi đi luôn, dặn cậu đệ tử người Ấn dẫn chúng tôi đi tham quan vòng quanh. Cậu bảo cậu ở đây được 19 năm, từ năm cậu 13-14 tuổi. Chùa đang xây hoành tráng cao to và theo kiến trúc chùa trong Nam. Sân chùa có 5 con sếu đầu đỏ (hồng hạc) sống quanh năm chẳng mấy khi bay đi.

6949119973_5a2e274be6_z.jpg


6949120579_a8a36f80c7_z.jpg
 
"Crazy India" là câu đầu tiên cậu người Argentina chúng tôi gặp ở Kushinagar nhận xét về Ấn độ. Giao thông lộn xộn và hỗn loạn ngay từ biên giới. Ở Kathmandu tuy hỗn loạn nhưng dường như còn có luật lệ rõ ràng, xe còn biết nhường đường, chờ nhau. Còn ở đây ai muốn đi thế nào thì đi. Thậm chí, trên đường từ cửa khẩu Sunauli về Kushinarga, xe đường cao tốc 4 làn, có cả dải phân cách cứng ở giữa, mà xe đạp, xe máy, xe công nông, xe con, xe khách, thậm chí cả xe tải vẫn thản nhiên chạy ngược chiều chính giữa đường. Nhiều đoạn xe chạy sau thấy xe chạy trước lán sang trái (Ấn độ - Nepal đều chạy xe bên trái đường giống Anh) tưởng để nhường đường cho xe sau, hóa ra không phải, mà nhường đường cho xe chạy ngược chiều. Mấy lần cả ba thằng thót tim vì cảm giác như sắp đâm nhau đến nơi. Chắc các bạn lái xe cũng quen nên phản ứng rất nhanh.

423626_375032692507344_1035392916_n.jpg



Tất cả các xe tải sau đít đều vẽ chữ Horn please hoặc Blow horn, nhưng bóp còi thoải mái chả ai nhường đường. Bạn Argentina kia còn bảo, ở Việt Nam chúng mày, giao thông lộn xộn, đứng nhìn thì sợ nhưng thực ra an toàn vì lái xe luôn chú ý quan sát, mày cứ đi là người khác sẽ nhường đường. Còn ở đây mọi người cứ đi, chả ai nhường đường cho ai cả.

Thủ tục xuất nhập cảnh ở biên giới Nepal - Ấn độ rấy đơn giản. Chỉ cần điền tờ khai xong là các bạn cộp xoẹt cái dấu là cho qua. Nhưng Immigration office của các bạn Nepal còn là cái nhà 1 tầng tử tế, còn các bạn Ấn độ là cái bàn kê ra sát đường, ô tô, richshow chạy ầm ầm xung quanh, bụi mù.

Crazy India còn vì các bạn buôn bán cò mồi và lừa đảo ầm ĩ khắp phố. Từ bạn chủ guesthouse bên Lumbini, chiều hôm qua nằng nặc đòi dẫn lên phòng Vip để đòi thêm tiền. Sau một hồi cãi nhau bảo mày đưa cho tao đúng phòng mà bọn Kathmandu đã đặt, tao không trả thêm đồng nào đâu. Lúc đấy mặt mũi xầm xì, đành chịu đưa về đúng phòng đã được đặt trước. Còn sáng hỏi đường từ Sunauli đến Goratspur và Kushinagar đi bằng gì cho tiện, bạn nhiệt tình sốt sắng đưa giá 100$. Chỉ vì vụ đổi phòng hôm qua nên chẳng còn tin tưởng nữa, nên trả lời luôn là bọn tao ra biên giới rồi tự thuê xe hoặc bọn tao đi local bus. Sau một hồi dọa nạt local bus kinh dị lắm, mày nên thuê xe của tao đi cho an toàn, thoải mái, xe sẽ đón ngay ở biên giới… Nhưng ba thằng vẫn kiên quyết lên xe đi thẳng.

Mà đấy đúng là quyết định sáng suốt, ra đến biên giới chưa kịp xuất cảnh đã đầy các bạn chào mời, chưa mặc cả giá đã bằng 2/3 giá bạn chủ guest house chào. Cuối cùng cả bọn chọn một cái xe đẹp nhất, giá bằng chưa đến một nửa. Nhưng lên xe xong thì mới biết thế nào là Crazy India. Gương bên phụ không có, gương bên lái cụp vào, lên xe là phóng, cứ chân dí hết ga rồi đến gần chướng ngại vật là phanh kít lại…

425127_375034069173873_1419883687_n.jpg


Đến Kushinagar chúng tôi quyết định ở Linhson tự, chùa Việt Nam theo phái Linh Sơn của bác Thích Nhất Hạnh, phòng sạch sẽ, có nước nóng, giá lại tính ít hơn 50R so với giá các bạn Lonelyplanet ghi. Chùa đang xây chính điện, nhưng thợ về quê ăn Tết hết, nên chỉ còn sư trụ trì và anh quản đội thợ và một hai người Ấn độ. Có cả một gia đình Đài Loan cũng đang thuê phòng trọ. Ba thằng đặt nhà chùa nấu cho bữa cơm chay. Ăn suýt xoa khen ngon vì cả tuần đi mới được ăn cơm Việt, mà lại do đầu bếp người Ấn nấu.

Ăn cơm xong lên ngồi nói chuyện với Ni sư trụ trì, vui chuyện ba thằng ngồi cả tiếng đồng hồ. Nghe từ chuyên khởi lập chùa ra sao, xây chùa thế nào, tranh đấu với chính quyền để giữ được chùa... Rồi đến chuyện mấy cậu người Ấn ở trong chùa được nhà sư nuôi từ bé, đến giờ mỗi cậu làm một việc, cậu thì quản lí mấy trường học quanh vùng do nhà chùa xây dựng và giúp đỡ, cậu thì quản lí việc xây dựng chùa, cậu làm đầu bếp... Câu chuyện cứ thế kéo hết chuyện nọ đến chuyện kia khiến chúng tôi ngại ngần vì làm phiền thời gian thiền của nhà sư nên đứng dậy xin phép về phòng.

Ra về chúng tôi cứ thắc mắc tại sao nhà sư là nữ, lại có thể có nghị lực sống một mình ở nơi xứ sở xa xôi, lạc hậu đến tận hai mươi mấy năm, có thể gây dựng được ngôi chùa, có thể giúp dân trong vùng đến gần 20 cái trường học... Có đúng là ở một kiếp nào trước đó nhà sư từng là người Ấn độ, kiếp này chỉ là trở về quê cũ như lời nhà sư nói không? Và đức tin có mạnh mẽ đến thế không? Nó là sức mạnh giúp nhà sư này vượt qua tất cả khó khăn, từ khí hậu nóng bức, dân quanh vùng ngu muội quậy phá, chính quyền hạch sách? Và đấy có phải là công việc luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, chết chỉ là nhắm mắt, mở mắt lại sang một kiếp khác, rồi làm tiếp những việc dở dang ở kiếp này…
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,572
Bài viết
1,153,756
Members
190,131
Latest member
anhd389
Back
Top