What's new

[Chia sẻ] Hành trình theo bước chân vua Gia Long.

nguoilun

Phượt thủ
Nếu ai hỏi bạn ai là người lãnh đạo thống nhất và mở rộng giang sơn như hiện nay? Có thể bạn nghĩ đến Quang Trung Nguyễn Huệ hay Hồ Chí Minh nhưng thực chất đó mới chính là vua Gia Long, Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ tuy thống nhất giang sơn nhưng chưa khai thác hết được vùng phía Nam, Hồ Chí Minh tuy thống nhất nhưng để Hoàng Sa vào Trung Quốc. Chính vua Gia Long mới là người có công lớn nhất trong việc thống nhất và mở rộng giang sơn Việt Nam lớn hơn hiện nay. Ông là người đổi tên nước thành Việt Nam như ngày nay. Không những vậy, ông còn giao lưu và tạo mối quan hệ bằng hữu với nhiều nước láng giềng và phương Tây (đặc biệt là Pháp). Ông cũng là người lận đận, bôn ba, chịu nhiều uất ức hận thù nhất trong lịch sử Việt Nam và là vị vua đầu tiên phải nếm mùi xa quê hương, đi viễn xứ để tìm cách báo thù, phục hận cho cả dòng dõi.

5.113.jpg

http://phaply.net.vn/wp-content/uploads/2012/05/5.113.jpg

1. Hận thù sâu nặng từ nhỏ

Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng và Noãn . Năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

images693552_Chuyen_tinh_chinh_su_vua_Gia_Long_phunutoday.vn_1.jpg

Phác họa vua Gia Long lúc nhỏ​

Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định. Trong thời gian nội bộ chúa Nguyễn đang xẩy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.

Năm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Hầu hết mộ phần của dòng họ Nguyễn Ánh đều bị quân Tây Sơn phá hết. Như vậy, chỉ mới 15 tuổi mà thiếu niên Nguyễn Ánh đã phải lăn lộn từ những nơi xa xôi đến tận phương trời miền Nam với đầy thú dữ, bệnh tật cùng với nổi hận thù ngàn thu.

Sau khi đến trời Nam thì Nguyễn Ánh tiếp tụ bị Tây Sơn truy sát , ông phải chạy chạy ra đảo Thổ Chu và được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một Giám mục người Pháp, che chở.

Nếu vẽ một đường chạy thì có thể thấy con đường đi của Nguyễn Ánh có thể là từ Thanh Hóa Nghệ An cho đến những quần đảo xa xôi ngoài biển phía Nam.
 
2- Xây dựng lực lượng phản công
Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh lại xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân; ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân... Tháng 11 năm 1777, ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm.

Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Và cũng chỉ trong tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh chóng đánh chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển. Nguyễn Ánh để Đỗ Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh nhau ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên. Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông này phải rút về lại Quy Nhơn.

Suốt các năm sau 1778 và 1779, Nguyễn Ánh ra sức củng cố và mở mang Phiên An trấn (vùng Sài Gòn-Gia Định-Long An hiện giờ) với mục đích biến vùng này thành căn cứ địa chống Tây Sơn[10]. Ông cho tổ chức phân chia hành chính đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc, đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ. Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: khi ngay sau khi vừa được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng ngay 50 chiến hạm đầu nhọn gọi là Long Lâm Thuyền[15]. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhơn lại đưa ra sáng kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái)[16]. Năm 1779, Chân Lạp tranh thủ quân Việt đang gặp rối loạn mà nổi dậy, Nguyễn Ánh bèn sai binh đi chiếm Chân Lạp và biến quốc gia này thành chư hầu. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc[18], phong cho Đỗ Thanh Nhơn chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công. Cùng năm, người Miên ở Trà Vinh dưới sự chỉ huy của tù trưởng Ốc Nha lợi dụng tình hình nổi lên chống Nguyễn Ánh, ông sai Đỗ Thanh Nhơn và Dương Công Trừng đi đánh dẹp[20][21]. Nguyễn Ánh ngoài ra còn cho đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La.

Đỗ Thanh Nhơn vì có nhiều công lớn nên được Nguyễn Ánh đãi trọng, nhưng lại có biểu hiện hung bạo, cậy công lấn lướt quyền hành với Nguyễn Ánh, tạo thêm vây cánh thậm chí muốn giành quyền lực. Thấy vậy, tướng Tống Phúc Thiêm bèn bày mưu để giết Đỗ Thanh Nhơn. Tháng 3 năm 1781, Nguyễn Ánh cùng Tống Phúc Thiêm lập mưu giả bệnh, gọi Thanh Nhơn đến rồi sai võ sĩ giết chết. Đây là một việc gây nhiều tai hại cho Nguyễn Ánh: sau đó dù ông đã nhanh chóng đưa ra chính sách chia cắt để làm suy yếu quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn nhưng họ vẫn phản lại Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh phải ra sức đánh dẹp mãi, trong việc đánh dẹp này Thống binh Tống Văn Phước tử trận.

Trong giai đoạn này có thể thấy vùng đất Sài Gòn, Gia Định đang ngày càng trở thành một vùng đất quan trọng ở Việt Nam.
 
3- Giúp Campuchia giữ nước và giúp người Thái lấy lại ngôi từ người Trung Quốc
Tháng 10 năm 1781, Xiêm La đưa quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua Xiêm La là Trịnh Quốc Anh (người Trung QUốc đoạt ngôi Thái) bắt vợ con hai tướng Xiêm chỉ huy rồi sau đó lại loạn Phan Nha Văn Sản nổ ra. Hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si buộc phải thỏa hiệp với quân Việt, thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn rồi rút về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết quốc vương Trịnh Quốc Anh. Chất Tri lên ngôi, tức vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri. Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh.
Giai đoạn này Nguyễn Ánh thiết lập được mối quan hệ sâu sắc với Campuchia và Thái Lan.
 
4- Phiêu bạt nơi xứ người
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn đồng thời buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp(rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.
Lần này mối thù hận của Nguyễn Ánh với Tây Sơn càng sâu nặng hơn.
 
5- Người Minh Hoa quy phục triều đình Nguyễn Ánh
Cũng trong thời gian này và trước đó, một toán người Hoa thuộc nhà Minh bỏ xứ không quy hàng nhà Thanh đã bôn ba đến tận miền Nam Việt Nam trốn tránh. Cũng từ đây có nhiều tình huống diễn ra khiến toàn bộ người Hoa quy phục Nguyễn Ánh, kết hợp vào bộ phận người Việt Nam và trở thành 1 trong 54 dân tộc của Việt Nam.

Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Sự chống đối này khiến cho Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp. Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao Phố. Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc chiến của mình khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn. Ngoài ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.

Từ Campuchia, Nguyễn Ánh lại quay ngược về Việt Nam, lại rồi rút ra tận đảo phía Nam Việt Nam.
 
6- Đi ăn cướp để sống, trốn chui trốn nhủi, bị phản bội.
Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn cùng khổ nhất của Nguyễn Ánh
Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân Nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước nhưng vẫn bị quân Tây Sơn phá tan trong trận đánh ở cửa Cần Giờ. Tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phước Mân bị giết chết còn Dương Công Trừng bị bắt sống. Bản thân Nguyễn Ánh buộc phải bỏ chạy về Phú Quốc với tầm 100 quân và 6 tướng. Một tháng sau, Nguyễn Ánh lại tụ tập được một đạo quân người Chân Lạp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huỳnh Đức quay về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ kéo quân đánh phá Đồng Tuyên, bắt hoặc giết hầu như toàn bộ tướng của Nguyễn Ánh[37]. Riêng Nguyễn Ánh nhờ biết bơi nên thoát chết; ông bèn bỏ chạy và đem theo mẹ, và vợ con ra đảo Phú Quốc, ở tại đảo Diệp Thạch (hòn Đá Chồng). Sau trận Đồng Tuyên, quân binh người Hoa trở mặt làm phản đánh chiếm Hà Tiên, giết chết tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Kim Phẩm cùng một người con gái của Ánh tên là Ngọc Hoa. Nguyễn Ánh khi này trốn ra vùng đảo thuộc Vịnh Thái Lan, nơi ông thu nạp được một số hải tặc người Xiêm và Mã Lai đang hoạt động ở đây. Sau đó, Nguyễn Ánh tổ chức tầm 2-3 đợt cướp vùng Hà Tiên để kiếm khí giới và lương thực cho binh lính, nhưng cũng chính các hoạt động này khiến cho nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh bị lộ.

Tháng 6 âm lịch năm 1783, một tổng suất của quân Tây Sơn là Phan Tuấn Thuận kéo quân ra Đá Chồng truy kích, tình thế bức bách tướng Lê Phước Điển dùng kế hy sinh mặc áo ngự đóng giả Nguyễn Ánh khiến Tây Sơn bắt nhầm. Riêng Nguyễn Ánh thoát chạy ra được đảo Cổ Long nhưng lại mất hết thuộc tướng. Một tháng sau, dò biết được Ánh đang ở Phú Quốc, Nguyễn Huệ sai phò mã Trương Văn Đa của Tây Sơn kéo quân vây đánh 3 vòng trùng trùng điệp điệp. Nhưng lúc này bất ngờ có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra và một số bị đánh đắm. Nguyễn Ánh thừa cơ lên thuyền trốn và sau bảy ngày đêm lênh đênh trên biển, ông quay ra hòn Cổ Cốt rồi lại về Phú Quốc. Thời gian này, vì thiếu lương thực binh sĩ Nguyễn Ánh phải đi hái cỏ, đào củ, hay nhờ thuyền gạo của một người đàn bà tên là Hà để có cái ăn.

Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục lần mò tìm cách quay lại Gia Định qua cửa biển Ma Ly (một cửa biển xưa thuộc Bình Thuận ngày nay), Tây Sơn nghe tin liền đuổi bắt khiến ông phải trốn tiếp ra Phú Quốc. Sau đó, Nguyễn Ánh cùng một cai cơ tên Nguyễn Văn Chính quay về Long Xuyên, bắt giết được một vị tướng của Tây Sơn tên là Quản Nguyệt ở cửa sông Ông Đốc. Việc này đã đánh động đến Tây Sơn khiến cho Nguyễn Ánh suýt bị bắt, lại phải trốn và tiếp tục trôi dạt qua các đảo Thổ Chu, Cổ Long, Cổ Cốt sống cuộc đời lưu vong "phẫn chí của một viên bại tướng" với vài trăm binh và thân cận
 
7- Phát sinh mối quan hệ sâu nặng với người Pháp
Chính trong thời gian này, với những khó khăn gặp phải và mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, kèm theo lời bày của Bá Đa Lộc khiến Nguyễn Ánh nảy sinh ý định cầu viện Pháp. Vào cuối năm 1783, Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc một tờ quốc thư 14 khoản cầu viện Pháp và quốc ấn để vị Giám mục này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu viện triều đình vua Louis XVI. Đi kèm với Bá Đa Lộc là con cả của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Cảnh và các tướng Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm[36]. Sinh mạng của cậu bé về sau trở thành hoàng tử trưởng nhà Nguyễn, khi ấy mới lên 4 tuổi bị đưa ra "thế chấp" "làm con tin" trong cuộc cầu viện này. Sau đó Nguyễn Ánh từ biệt gia quyến đi nơi khác.
 
8- Cầu viện Xiêm La, Thua trận Rạch Gầm Xoài Mút, lưu vong tận Thái Lan

Có thể thấy là Nguyễn Ánh ngày càng tức giận, hận thù quân Tây Sơn Nguyễn Huệ đến tận xương tủy, sự thù hận này có thể nói là không thể nói nên lời mà chỉ biết thù là thù.
Khi Bá Đa Lộc chưa kịp đi vì trái mùa gió thì Nguyễn Ánh liên tiếp gặp những thất bại trước quân Tây Sơn, do đó ông có ý chuyển sang cầu viện Xiêm La. Nguyên trước đó, khi Nguyễn Ánh còn phải lênh đênh trốn chạy, tướng của ông là Châu Văn Tiếp chạy thẳng qua Xiêm cầu cứu. Đến tháng 2 năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), vua Xiêm La là Rama I cho tướng Thạt Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón. Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784 mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu ngoại viện này.

Vua Xiêm nhân cũng đang có chiến tranh với Tây Sơn nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để dùng ông phân tán lực lượng Tây Sơn. Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang Nam Hà. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm La nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Riêng Châu Văn Tiếp tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn tại Mân Thít. Thế tiến quân nhanh chóng, quân Xiêm lại ỷ thế làm đủ điều tàn bạo với dân chúng khiến cho Nguyễn Ánh rất thất vọng; ông giao hết việc lại cho thuộc tướng rồi bỏ đi ra các đảo. Riêng về. Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. Tây Sơn đã thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm, chỉ sót vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Từ sau vụ việc này, Nguyễn Ánh không còn trông mong gì vào Xiêm nữa vì "họ (Xiêm La) sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Các tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; còn Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng.


Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng[61]. Ít lâu sau, một viên cai cơ tên Trung đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các, Xiêm La[60]. Thời gian ở Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người
 
9- Được lòng người Thái và Pháp, cơ hội phục thù tăng cao

Về việc quan hệ với Thái và Pháp thì không biết ông này biết tiếng người ta hay là nhờ người thông dịch mà đã giúp rất nhiều cho Thái Lan cũng như được Pháp giúp đỡ lại rất nhiều.
Sau một năm chuẩn bị, ngày tháng 12 năm 1784 Giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (hay Đông Khoai, Vọng Các). Với số binh tướng từ Đại Việt mà Nguyễn Ánh thu nhặt được, ông cho tổ chức lại binh tướng trên đất Xiêm rồi lâu lâu cho quân đột kích về Gia Định. Ông đồng thời cũng giúp vua Xiêm đánh Miến Điện và Mã Lai, nên Xiêm La rất hậu đãi. Khoảng năm 1787, thực dân Bồ Đào Nha từ Macao sang Xiêm gặp và đặt vấn đề giúp Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh cũng sai sứ đi, nhưng việc không thành vì những đòi hỏi của Bồ Đào Nha cũng như sự không vừa lòng của vua Xiêm.
Do một số vấn đề rắc rối tại Pondichéry, mãi đến tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.

Sau 3 năm lưu vong ở Thái Lan, Nguyễn Ánh thấy vua Xiêm ngày càng lo lắng vì lực lượng của mình trở nên quá mạnh, ông viết thư cảm ơn rồi ban đêm lặng lẽ trở về vùng Gia Định.
 
10- Trở về nước, được dân miền Nam ủng hộ đánh Tây Sơn
Nguyễn Ánh về tới Gia Định vào khoảng tháng 8 năm 1787; đóng quân tại Nước Xoáy (Hồi Oa), Sa Đéc thuộc vùng Hậu Giang. Thời gian này ông cũng nhận được sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng. Tướng Tây Sơn giữ Long Xuyên là Chưởng cơ Nguyễn Văn Trương hàng quân Nguyễn. Nguyễn Ánh đồng thời lại thu nhận được nhiều binh lính ở địa phương; sau đó ông bèn bắt đầu tổ chức tấn công Tây Sơn. Đông Định vương Nguyễn Lữ nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau đó khi thấy thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn.

Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không nhận được viện binh, lại trúng mưu Nguyễn Ánh ly gián với Nguyễn Lữ và cuối cùng là cái chết vì bệnh của Nguyễn Lữ đã làm thế Tây Sơn ở Gia Định ngày càng yếu đi. Phạm Văn Tham vẫn cố đơn độc chiến đấu, nhiều lần đánh lui quân Nguyễn, có lần đã buộc Nguyễn Ánh và thuộc hạ phải chạy tới tận Cù lao Hổ. Nhưng thế Nguyễn Ánh vẫn còn vững do việc ông đã lập tức tìm cách củng cố thế đứng ngay khi chiếm được Mỹ Tho: ông cho thành lập các dinh trấn, cho các tướng quản lý, và tổ chức lại quân đội.

Quân tướng theo Nguyễn Ánh ngày càng đông, Phạm Văn Tham vẫn cố chống cự để chờ viện binh, nhưng lúc đó Thái Đức Hoàng đế chỉ lo phòng bị Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ở phía Bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam.

Quân Tây Sơn ở Gia Định ngày càng thế cùng sức kiệt và không ngừng bị quân Nguyễn Ánh bao vây chia cắt, chiêu hàng tướng sĩ. Đến năm 1788, Võ Tánh đem hơn 1 vạn quân theo Nguyễn Ánh. Cùng năm, Nguyễn Ánh tấn công và lấy được Gia Định[81], Phạm Văn Tham rút ra ngoài tiếp tục chống trả. Đầu năm 1789, Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bịt đường ra biển về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn lại mất Nam Hà
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,517
Bài viết
1,168,754
Members
191,393
Latest member
iddaagiris
Back
Top