What's new

Hoang dã Cù Lao Chàm tết Dương Lịch và Lang thang Huế - Đà Nẵng - Hội An

Hoang dã Cù Lao Chàm tết Dương Lịch và Lang thang Huế - Đà Nẵng - Hội An

Xin bắt đầu chuyếnđi từ Huế, ban đầu em dự tính đón giao thừa trên hoang đảo Cù Lao Chàm nhưng vì một vài lý do mà chuyến đi phải hoãn lại, nên em dzọt ra Huế thăm lại Cố Đô sau mấy năm không trở lại. Huế vẫn như xưa, không thay đổi mấy..."Núi Ngự vẫn đứng bên bờ sông Hương".
IMG_2979.jpg

IMG_2974.jpg

Sắc màu của cầu Trường Tiền trong đêm giao thừa tết Dương Lịch 2009, Vẫn cái màu tím nổi tiếng, màu tím của tà áo dài nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa.
IMG_2853.jpg

Chùa Linh Mụ trong nắng chiều, tôi không đi nhiều chùa, nhưng riêng bản thân tôi cảm nhận, Linh Mụ là một trong số ít (tuy nổi tiếng và nhiều khách du lịch) chùa còn mang nét thanh tịnh và trầm mặc vốn là những không gian cần phải có nơi cửa phật. (Có lẽ do tôi đi trong dịp không có lễ hội)
IMG_2852.jpg

Cổng Chùa nhìn từ sân chánh điện

IMG_2847.jpg

Phía sau chùa là nơi yên nghỉ của các trụ trì, với không gian thật yên tĩnh và thoáng mát, tôi thích nhất cái ao sen trong bãi cỏ, nhìn nó bỗng dưng...muốn câu hehehe
IMG_2846.jpg

Toàn cảnh phía sau chùa
 
Last edited by a moderator:
Lang thang trong khuôn viên chùa thì thấy có chiếc xe này nằm trong gara đến gần thì mới biết nó làng di vật lịch sử gắn liền với một sự kiện nổi tiếng.
4255401477_b5180e24dc_b.jpg

trên bảng chú thích thì chiếc xe này do Hòa Thượng Thích Quảng Đức lái đến góc ngã tư đường gì không rõ mà bây giờ là CMT8 và Nguyễn Đình Chiểu quận 3, ông dừng xe lại và rồi hiên ngang châm lửa tự thiêu.
IMG_2849.jpg

Trong chùa có rất nhiều thông, trong chiều mát, gió lồng lộng, thông reo rì rào làm cho tâm hồn người thêm lắng đọng và thanh thản, cảnh vật bình yên một cách lạ kì. Dưới tán lá rễ của một cội si già nổi lên như những con rắn giống như trong truyền thuyết đức phật ngồi thiền dưới gốc bồ đề tĩnh tâm tu hành bi những cám dỗ của trần gian mà tựong trưng là con rắn.
IMG_2830.jpg

cổng chính chùa nhì từ dưới bờ sông Hương. Hôm đó các chú tiểu làm vệ sinh bậc tam câp và nhổ cỏ nên khi chụp hình về xem lại thì tôi mới thấy có một số chi tiết không được đẹp mắt, nhưng thôi, có gì dùng nấy, tả thực mới ...hấp dẫn.
Dưới bờ sông trước cổng chùa là bến thuyền, nơi đậu những con thuyền đưa du khách từ cầu Trường Tiền đi ngược dòng lên chùa Linh Mụ theo đường thủy. Hôm nay bến thuyền hơi vắng khách.
4256041560_5ac08899ed_b.jpg

Rời chùa Linh Mụ, đi doc bờ sông Hưong ngắm cảnh Huế thanh bình trong buổi chiều vàng nắng, xa xa là cầu Trường Tiền bắt ngang con sông thơ mộng trong nắng chiều
IMG_2823.jpg

và trên con sông thơ mộng này, cũng như bao con sông khac trên Việt Nam, vẫn còn những hình ảnh con đò và những ngư dân sống bằng nghề chài lưới, một nghề tuy vất vả mà lương thiện, hình ảnh trông thật thân thương
IMG_2819.jpg
 
Last edited:
Lang thang trong khuôn viên chùa thì thấy có chiếc xe này nằm trong gara đến gần thì mới biết nó làng di vật lịch sử gắn liền với một sự kiện nổi tiếng.
http://farm5.static.flickr.com/4002/4255401477_b5180e24dc_b.jpg
trên bảng chú thích thì chiếc xe này do Hòa Thượng Thích Quảng Đức lái đến góc ngã tư đường gì không rõ mà bây giờ là CMT8 và Nguyễn Đình Chiểu quận 3, ông dừng xe lại và rồi hiên ngang châm lửa tự thiêu...

Quả tim nghìn độ nung không cháy

Tuthieu.jpg

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn năm 1963

Ngọc xá lợi Phật theo tương truyền có phép thay đổi màu sắc tùy phước duyên và tùy khí phần của nơi tôn trí hoặc của những người đến lễ lạy chiêm bái. Nghĩa là ngọc xá lợi có thể ánh lên màu vàng óng lúc này, song cũng có thể đổi sang màu xanh biếc lúc khác.

Còn theo Luận đại trí độ, khi cuồng phong và sấm sét nổ ra, với sức thổi nghiêng ngọn núi lớn và đánh nát ngọn núi ấy thành bụi, thì một hạt bụi trong số đó cũng không thể dính vào thân Phật và ngọc xá lợi Phật được. Khi phát quang, ngọc xá lợi đưa quầng sáng ngũ sắc phóng thẳng lên trời (như kinh sách đã chép) và khi cảm ứng ngọc xá lợi tự sinh thêm, hạt này nảy ra hạt khác, hạt khác nảy ra hạt khác nữa, không ai biết trước được (như lời truyền miệng đến nay). Có thật vậy không?

2.jpg


images1531433_63chon.jpg

Thắc mắc ấy được chúng tôi đem đến trình hỏi hòa thượng Thích Huệ Trung, Viện chủ tổ đình Giác Lâm - TP.HCM, trong dịp đến chiêm bái ngọc xá lợi Phật thờ ở Bảo tháp xá lợi của tổ đình và được hòa thượng giải đáp bằng một câu vắn tắt: “Linh bất linh tại ngã”, rồi im lặng. Lát sau mới giảng thêm: “Ngọc xá lợi có linh ứng hay không là tùy tâm lượng của các anh, tùy lòng tin của mỗi người trong các anh, hễ tin là thấy! Không tin thì không thấy! Không thấy mà vẫn tin thì sẽ thấy! Một điển hình gần nhất trong lịch sử là trái tim của một vị bồ tát ở Việt Nam vẫn không bị đốt cháy trong lò nung nóng đến hàng nghìn độ, có tin không? Không tin không được, vì điều ấy đã hiển nhiên”.

Đó là Bồ tát Thích Quảng Đức, tự thiêu tại Sài Gòn (ở vị trí ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM hiện nay) ngày 11.6.1963, để phản đối và cảnh tỉnh chế độ Ngô Đình Diệm đang đàn áp, bắt bớ, đánh đập, thủ tiêu và bắn giết tăng ni Phật tử miền Nam. Rất nhiều phóng viên trong và ngoài nước như ký giả David Halberstam của tờ New York Times tường thuật: “...lửa phủ khắp người, thân ngài Thích Quảng Đức từ từ thâu nhỏ lại, đầu cháy nám, cả người chìm trong lửa đỏ. Sau lưng tôi vọng lên tiếng khóc, tôi cũng quá xúc động không khóc nên lời được khi nhìn thấy thân hình của ngài chìm trong biển lửa nhưng ngài không một tiếng rên la, trầm tĩnh bất động, khác hẳn với những phật tử đang òa khóc ngày càng lớn tiếng chung quanh”. Một tường thuật khác của mục sư Donald Harrington (Mỹ): “…khi chiếc áo cà sa của ngài đã tẩm đầy xăng, tất cả tăng ni sợ hãi lùi lại kính cẩn và chăm chú nhìn ngài. Ngài vẫn yên lặng và bình thản niệm Phật, rồi bật một que diêm để ngọn lửa phừng phực bốc lên phủ kín thân ngài. Ngài vẫn ngồi thẳng nhiều phút trong lửa đỏ cho đến khi lửa tàn và nằm xuống bất động”.

ht-quangduc-traitim.jpg

Trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bấy giờ nhiều linh mục như Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Quang Oánh, lên tiếng đồng tình với ngọn lửa đấu tranh Thích Quảng Đức. Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình đã từ chối không để ông Ngô Đình Thục dùng nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Sài Gòn để “cải chính” về sự việc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức lễ cầu siêu Bồ tát Thích Quảng Đức trong hai ngày 12 và 13.6.1963. Tại miền Bắc, hơn 80.000 người tập trung ở thủ đô Hà Nội mít tinh và diễu hành ủng hộ phật tử Sài Gòn, kéo đến chùa Quán Sứ cầu siêu cho ngài. Ở nước ngoài, làn sóng phản đối chế độ Sài Gòn dâng cao ở nhiều quốc gia, ảnh chụp Bồ tát Thích Quảng Đức ngồi trong lửa đỏ đặt suốt cả tháng trên bàn làm việc của tổng thống Mỹ. Khi nhục thân của ngài đưa đi làm lễ trà tỳ tại lò thiêu An dưỡng địa Phú Lâm để lấy tro thờ, tất cả mọi người đều kinh ngạc thấy trái tim của ngài không bị cháy. Sự kiện này không những gây chấn động trong phật tử Việt Nam mà còn đặc biệt thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu khoa học trên thế giới suốt gần nửa thế kỷ qua. Người ta tự hỏi tại sao dưới sức nóng của hàng nghìn độ mà trái tim của ngài không cháy? Hòa thượng Thích Thông Bửu, trụ trì chùa Quán Thế Âm - TP.HCM, trong hội thảo chuyên đề về Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức năm 2005 đã kể lại:

- “Sau một ngày lửa nung cả ngàn độ, mà trái tim vẫn không cháy, nên phải quyết định đưa vào nung thêm lần nữa. Lúc bấy giờ ngoài trời đã gần tối mà lực lượng cảnh sát của Ngô triều càng đông thêm. Có tiếng xầm xì rằng nhà cầm quyền muốn dùng bạo lực để cướp trái tim, vì thế bộ phận phụ trách trả tỳ liền ngưng đốt và đem trái tim ra. Trái tim vẫn còn nguyên trong khi xương thịt đã cháy thành tro trắng. Tin lan truyền từ lò thiêu: “Trái tim bất diệt” khiến Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu hoảng sợ. Khi trái tim được tôn trí tại chùa Xá Lợi thì toàn bộ gia quyến họ Ngô họp khẩn và lệnh cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ của chế độ, đến chùa Xá Lợi để khám nghiệm quả tim và xem thực hư thế nào. Bằng những chất hóa học và phương tiện khoa học hiện đại thời ấy, bác sĩ giám đốc kiêm tình báo của Ngô triều đã sử dụng hết khả năng để đốt cháy quả tim, nhưng cuối cùng ông thở dài và đành chắp tay vái lạy rồi rút lui. Về đến dinh ông trình bày: “Chúng ta nên hòa với Phật giáo là hơn, vì họ có quả tim bất diệt”. Bà Ngô Đình Nhu phản đối và họp với chồng tổ chức chiến dịch “Nước lũ”, bố ráp hết các chùa chiền vùng Sài Gòn - Gia Định để bắt thêm tăng ni đem về nhốt tại vùng Rạch Cát, quận 8. Khi biết được tin này, Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo âm thầm đưa quả tim vào tủ sắt và gửi trong trụ sở của chi nhánh Ngân hàng Thụy Điển tại Việt Nam. Do vậy mật vụ và lực lượng cảnh sát đặc biệt trong chiến dịch “Nước lũ” do nhà Ngô tung ra suốt mấy ngày đêm cũng chỉ thu về một quả tim giả làm bằng… thạch cao hong khói!”. Đến nay, quả tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức, một báu vật quốc gia, một trân châu xá lợi của phật tử Việt Nam, vẫn còn đó và đang được lưu giữ nơi nào? Bạn có thể tìm đọc câu trả lời chính xác trong mục này trên số báo ra ngày mai. (còn tiếp).

Theo: Giao Hưởng (TNO)​
 
Chúc mừng bác Hùng đã có chuyến đi đẹp, bác làm em nhớ Huế quá, em thì có duyen với mưa, đi Huế toàn gặp mưa, buồn thê lương :(
 
Cũng trong buổi chiều hôm đó, ngược dòng sông Hương, tôi đi thăm lăng Khải Định, lăng nằm khá xa, Lăng vua là một quần thể kiến trúc nằm trên đồi cao, hướng về phía Tây, thế đất rất đẹp. So với những lăng khác thì lăng Khải Định có quy mô hơi nhỏ và kiến trúc khá tân kỳ, mang hơi hướng của kiến trúc tây âu (cũng không trách được vì giai đoạn này Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa Pháp) và Khải Định là một vị vua trẻ, có quan điểm tương đối thoáng.
IMG_2858.jpg

Cổng chính của lăng nhìn từ mặt đường nhìn lên, có một điều tôi vẫn thấy không ổn là cách quản lý của các di tích Việt Nam nói chung và Huế nói rêing còn khá lôm côm, hàng quán nhếch nhác, quầy vé, quầy bảo vệ xây dựng theo kiến trúc khá chỏi với kiến trúc của di tích...tôi không chụp những hình này vì không muốn đưa những hình ảnh này lên một diễn đàn về du lịch.
IMG_2860.jpg

đây là lớp cổng thứ 2, sau cổng chính, sân khá rộng và thoáng đãng, tôi đoán đây là khu vực của các quan và tướng câp phẩm thấp đứng khi vào chầu vua vi sau cổng này là một khu vực cao hơn, rộng hơn chắc là dành cho các chức quan cao hơn.
IMG_2862.jpg

Hình ảnh quen thuộc ở hầu hết các lăng, tượng binh mã, những người bảo vệ và phục vụ Vua khi ông về thế giới bên kia.
IMG_2865.jpg

bên trong khối kiến trúc này là mộ vua, nhìn những đường nét chạm khắc và nét cổ kính của kiến trúc, tôi không khỏi chạnh lòng khi sau này vào đại nội xem các hạng mục đang được trùng tu dở dang tôi sẽ post cho các bạn xem trong phần kế tiếp.
IMG_2872.jpg

Mộ Vua với bức tượng Vua bằng đồng đúc theo tỉ lệ 1:1 tại Pháp và mang về Việt Nam, trên đầu vua là tấm Lọng cử long tranh châu, đúc bằng bê-ton và khảm sành sứ mang tính mỹ thuật và nghệ thuật rất cao. Loay hoay bấm máy mà chẳng nhìn kĩ, khi xem lại thì tôi mới thấy tấm bảng cấm chụp hình nằm trước mặt, nhưng thôi, lỡ chụp rồi thì post hầu chuyện các bạn vậy. Với lại cũng chẳng có ai nhắc nhở hay cảnh cáo gì nên giũ lại làm kỉ niệm.
 
Sáng ngày thứ 2 tại Huế, tôi vào thăm Đại Nội, thú thật, Đại Nội là điểm du lịch nhảm nhí nhất ở Huế trong những năm gần đây theo ý kiến của riêng tôi, chẳng biết kinh phí bảo tồn tôn tạo mà Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung ương dành cho Đại Nội như thế nào mà hơn 2 năm qua tôi thấy dường như việc bảo tồn dường như dậm chân tại chỗ. Ngoài cái cổng thành sừng sững "trơ gan cùng tuế nguyệt" là còn mang cái cổ kính, cái lịch sử thì mọi thứ bên trong là một phế tích + công trường lộn xộn..
4255449851_9d8c7ef25d_b.jpg

lần này làm tôi bất ngờ nữa là việc ban quản lý giới thiệu các hạng mục tôn tạo được làm thành một phóng sự hoành tráng chiếu cả ngày cho du khách xem bằng một tivi Plasma to đùng do samsung tài trợ đặt trơ trẽn bên trong điện thật không thể hiểu nổi ý đồ của đơn vị quản lý, rất tiếc tôi quên không chụp hình cái góc này
4256209360_42928635e8_b.jpg

các hạng mục đang xây dựng thì vẫn dậm chân tại chỗ với vài anh thợ trẻ vừa làm vừa hút thuốc và mở nhạc trẻ bằng điện thoại di động ồn ào. Một số hạng mục thì nhìn lạc lõng, màu mè trong cái cổ kính của cung điện vua
4256227858_89359ebcaf_b.jpg

Những họa tiết như thế này có phải là bản gốc của các hạng mục trong cung điện vua? thế nhưng tôi chẳng thấy chúng xuất hiện trong các hang 5mu5c tôn tao, thay vào đó là những chất liệu của thế giới văn minh, của ximang, của beton, của thạch cao...
4255466507_2b492d596a_b.jpg

4255468745_58c7ec2128_b.jpg

Việc này không thể đổ thừa cho công nghệ hay kinh phí hay bất kì lý do nào khác...vì ngày xưa các cụ làm gì có những phương tiện hiện đại như bây giờ?
Còn đây là bên trong nhà hát Duyệt Thị Đường, là nơi ngày xưa Vua xem múa hát và giải trí, nhìn không thể chấp nhận được
4255454055_c2bb5ba61d_b.jpg

bên dưới là hàng ghế khán giả, tôi không hiểu về lịch sử, không hiểu về lễ nghĩa cung đình, nhưng cách bố trí thế này thì có lẽ không phải Vua xem hát mà là ...các quan "xem" vua thì đúng hơn vì ghế vua nằm ...trên sân khấu. Bên trong đã thế, bên ngoài càng tệ hơn, nguyên một dàn máy lạnh đặt dọc bên hông mà không có một biện pháp trang trí nào khiến nét cổ kính của đại nội trở nên kệch cỡm.
Trước khi rời đại nội, xin giới thiệu dịch vụ mới của ngành du lịch thành phố Huế. Dịch vụ cỡi voi đi lòng vòng trong Đại Nội. Bótay.com
P1080401.jpg
 
Sáng ngày thứ 3 tôi khởi hành đi Bạch Mã, thức dậy từ tờ mờ sáng xuống khách sạn dắt chon xế khi anh bảo vệ còn ngái ngủ, tôi trực chỉ quốc lộ 1A hướng về Bạch Mã. Trời miền trung mù mịt trong sương sớm, sương làm chiếc áo gió của tôi ướt sũng và cái lạnh cắt da của gió mùa đông bắc đang tràn về làm cho chuyến độc hành của tôi thêm thi vị. Sương mù phủ khắp mọi phía, tầm nhìn xa ước chừng chỉ 50m, xe cộ trên quốc lộ cũng còn thưa thớt, chỉ có những chiếc xe tải, xe khách chứ chưa có bóng dáng chiếc xe máy nào
4267283537_f2ab492769_b.jpg

Sương mù giăng kín một vuông tôm (cá) trên đầm lăng cô. Lầm lũi phóng xe trong sương mù, một cảnh tượng thân thương hiện ra trước mắt, tôi tranh thủ móc chiếc máy ảnh du lịch "bắn" một vài phát. Có lẽ O đã dậy rất sớm để ra vườn hái mớ rau, quả cà để mang ra chợ bán cho nó tươi, kiếm những đồng tiền còm cõi về cho gia đình, cho đứa cháu, đứa con đang mài đũng quần trên giảng đường đại học ở Huế hay ở một Thành phố lớn nào đó với ước mơ đổi đời, thoát nghèo...một hình ảnh khiến một kẻ lang thang độc hành không khoỉa chạnh lòng.
4267282847_566d6644c9_b.jpg

Đi tiếp chặng đường còn lại, tôi băng dọc lăng cô, hình ảnh sinh hoạt của người dân vạn chài nghèo trong sương sớm xuất hiện kháp nơi...dân mình còn nghèo quá...
4256189796_2ca8cb8415_b.jpg

Xóm vạn chài nhộn nhịp trong sương sớm, chuẩn bị cho mẻ lưới đầu tiên hay là đang thu hoạch mẻ đầu tiên (nhìn không rõ lắm vì khoảng cách khá xa mà tôi chỉ dùng cái lén cùi bắp 17 -85mm)
4255428069_38357913bc_b.jpg

Con thuyền thân thương đang nằm cô đơn trên bến vắng, chuẩn bị một ngày vất vả phục vụ cho việc mưu sinh của người chủ nghèo.
Vươt hơn 50km với tốc độ trung bình 40km/h vì trong người tôi chẳng có một tờ giấy lận lưng (giấy phép lái xe thì Công An định quán đang giữ vì bị bắn tốc độ trong lần đi Nam cát Tiên, đang ký xe thì cũng bị công an Long Khánh giữ nốt trong lần đi leo núi Chứa Chan), cứ mỗi lần nhìn thấy bóng công an là giật mình thon thót, em cứ bị ám ảnh mãi cái "dịch vụ" bắn tốc độ...các "chú bắn mọi lúc, mọi nơi, bắn trên từng cây số, bắn trước mặt, bắn sau lưng và đa số là bắn...lén :D. Sau hơn 1h30 phút chạy xe tôi cũng đến được vườn quốc gia Bạch Mã, từ đường quốc lộ 1A rẽ vào khoảng 4km là cửa vườn, tôi tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng sớm, hít căng buồng phổi và cảm nhận cái hơi thở của rừng trên suốt đoạn đường 4km mà không ngờ rằng điều tồi tệ đang chờ tôi phía trước. Cửa vườn hiện ra với những căn lều và nhà trưng bày quen thuộc như những vườn quốc gia mà tôi đã từng đặt chân đến. Tôi gởi xe và bước vào quầy bán vé đặt trong nhà trưng bày, co bán vé tươi cười nhìn tôi...tôi nghiệp và nhỏ nhẹ giọng Huế " Anh ơi! vườn đóng cửa, đang làm đường, đơn vị thi công phải nổ mình, phá đá nên không cho du khách tham quan" hic hic %*&^*(&*(&)(*)(*)(*)*)*(&*(^*&%^&%^$. Thế thì về ..bụng cứ tức anh ách.
Về đến Huế lang thang chụp vài tấm hình vu vơ
4255301041_d924304e8d_b.jpg

Miếu thờ năm giữa dòng sông Hương, bên cạnh cồn Hến, nghe đồn rất linh thiêng, có dịch vụ chèo xuống chở du khách ra thắp hương. lang thang chán chê, trước khi rời Huế gọi điện cho các đồng nghiệp cũ và mới đi ăn đặc sản cá chình om măng trong một cái quán có tên là Bụi Tre quán nằm xa lắc xa lơ ngoài thành, quán dân dã nhưng món ăn ngon và càng ngon hơn khi cùng nhâm nhi với những người đồng nghiệp Huế dễ thương vá đáng yêu.
4255474421_191596f754_b.jpg
 
Lâu lắm rồi không có dịp trở lại Huế. Đọc bài này nhớ Huế thật. Cảm ơn đã tường thuật chuyến đi và chia sẻ cả những thông tin mới về các điểm du lịch Huế.
 
Phần 2: Hoang dã Cù Lao Chàm

Sáng hôm sau về đến Đà Nẵng sau khi đón "đồng bọn" từ Hà Nội vào là chúng tôi thuê taxi phi thẳng xuống Hội An trực chỉ bến đò biên phòng ra Cù Lao Chàm, Bến Đò Biên phòng nằm ở cuôi con đường độc đạo ven biển Đà Nẵng đi Hôi An, đường vào bền đò không có bảng chỉ dẫn nên nếu ai muốn kiếm thì chỉ có cách duy nhất là tra...mồm.com. Sáng hôm đó thủy triều xuống thấp thuyền không cập bến đúng giờ qui định (thuyền rước khách ở bến Hội An sau đó mới qua bến Biên phòng), cộng với lượng khách đột biến nên chúng tôi phải cắn răng đi chuyến tăng cường với giá cao gấp đôi 50k/người thay vì 25k như thường lệ.
IMG_3040.jpg

trên đường ra Cù lao Chàm, nhìn mấy em vật vã mà thương quá, muốn cưu mang mấy em ghê hehehe.
IMG_3067.jpg

Sau gần 2h lênh đênh trên sông và biển tàu chúng tôi cũng cập bến Cù Lao Chàm, hành lý không mang lên bờ mà chuyển trực tiếp từ tàu lớn sang tàu nhỏ chờ sẵn chúng tôi ngay bến. Cả nhóm chụp hình lưu niệm trên cầu tàu: từ trái quá Anh Hiến, Tài, Anh Tâm, Thảo, Huyền, Anh Kính.
IMG_3074.jpg

đây là đồng biên phòng Cù Lao Chàm, chúng tôi khoông cần phải trình báo trước khi ra khơi :D
IMG_3078.jpg

Ăn trưa tại nhà anh Không trước khi lên thuyền của anh...Tuấn ra khơi
P1080437.jpg

Niềm vui của Tài khi dính con cá biển đầu tiên trong đời
Th
P1080434.jpg

Thảo cũng lên con cá đầu tiên trong đời, con cá này đạt giải nhì cá to hehehe
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,486
Bài viết
1,153,189
Members
190,104
Latest member
tranvouu12
Back
Top