Chào cả nhà, mình là thành viên diễn đàn cũng một thời gian rồi, mà giờ mới đóng góp lần đầu.
Chia sẻ với nhà mình một số điều mình thu lượm được qua hành trình 6 ngày tại Iceland tháng 9/2015 vừa rồi. Cái này mình đăng trên blog cá nhân của mình rồi, giờ post lại để cả nhà tham khảo.
Iceland là một hòn đảo nằm bơ vơ giữa hai lục địa Âu Mỹ, giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Lần đầu tiên mình có ý nghĩ đi đến đất nước này là hồi nói chuyện với một bạn cùng lớp người Mỹ, là nó bay sang Mỹ từ Đan Mạch và transit ở Iceland. Lúc đấy cũng tò mò google xem thử cái nước Iceland nó như thế nào. Google xong thì hỡi ôi, toàn thấy cảnh đẹp với cả khen Iceland hết lời. Iceland là một trong những nước Nordic, do chia sẻ nhiều nét văn hóa, lịch sử, con người với các nước Scandinavia. Mình thì vốn thích các nước Bắc Âu, nên từ đấy bị bơm vào đầu ý tưởng đi Iceland, rắp tâm một ngày nào đó sẽ đến hòn đảo.
Vì nhiều lý do, mà chủ yếu là do vé đi khá đăt nên mãi vào những ngày tháng 9 ẩm ướt mình cũng đến được đây. Thời tiết lúc này không được đẹp lắm, vì gió to, mưa nhiều. Mưa ở đây cũng không như mưa rào Việt Nam, mà giống kiểu mưa dầm ngoài Bắc, cứ rả rích rả rích cả ngày. Chính vì mưa nhiều nên mình không được thấy Bắc Cực Quang trong chuyến đi này, âu cũng là điều đáng tiếc. Nhưng ngược lại có một mặt an ủi là đi đường thấy rất nhiều cầu vồng, thôi thì trong cái rủi cũng có cái xui. Thời tiết Iceland cũng không đến nỗi quá lạnh, nhưng mà chắc chắn là không thể bảo là nóng được. Tháng 9 nhiệt độ ban đêm xuống khoảng 3 độ C, ban ngày lên được khoảng 9 độ, lạnh hơn ở Helsinki một chút. Iceland tuy ở vĩ độ cao, nhưng do có dòng hải lưu nóng bao quanh nên khí hậu của Iceland không dao dộng nhiều, chênh lệch chỉ khoảng 20 độ giữa mùa đông và mùa hè. So với các nước Bắc Âu khác thì Iceland ấm áp hơn nhiều, mặc dù tên gọi nghe rất ư băng giá.
Để miêu tả một từ về đất nước này thì kho từ vựng hạn chế của mình chắc cũng chỉ nghĩ ra được từ đẹp. Quá đẹp. Mình sẽ không ngần ngại đưa Iceland thành nước đẹp nhất ở châu Âu mà mình từng đến. Iceland không có những công trình kiến trúc đồ sộ, hoa mỹ, không có những cánh đồng hoa bất tận, hay những khu rừng ngút ngàn, càng không có nắng vàng biển xanh cát trắng. Iceland chỉ có một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ với núi, băng, thác, nham thạch, suối nước nóng, một nhúm người, và cừu, rất nhiều cừu.
Cừu mặt thộn
Ở các nước Bắc Âu thì chắc chỉ có Iceland mới nuôi cừu nhiều như vậy, tỷ lệ người trên cừu của Iceland là 1/1.5, cứ 2 người thì có 3 con cừu. Con số này mặc dù vẫn thua xa New Zealand với tỷ lệ 1/10 nhưng mà vẫn là một con số đáng nể. Cừu ở Iceland trông mặt rất thộn, dọc hai bên đường là các bầy cừu chổng mông với cuộc đời nhẩn nha gặm cỏ. Ở Iceland ngoài cừu còn nuôi nhiều ngựa, nhưng mà là giống ngựa lùn nhìn cũng thộn không kém, lùn lùn, nhưng bờm dài. Nghe nói chỉ có giống ngựa này mới leo được các núi băng ở Iceland, không hiểu thế nào.
hoa đỏ trên rêu xanh
Tiếp đà mạn đàm về cơ cấu nông nghiệp của Iceland giai đoạn 2015-2020, đất ở Iceland không thật sự phù hợp với việc trồng trọt, bởi ở đây là đất nhiều đá và nham thạch. Các dãy núi ở Iceland chủ yếu là cây bụi, rất ít cây to, càng không có mấy cây nghìn năm tuổi. Một nhánh nông nghiệp nữa cũng phát triển ở Iceland là đánh bắt cá. Đây là ngành nông nghiệp truyền thống, đóng góp một lượng lớn GDP của Iceland. Quả tình là đến Iceland mình vẫn thắc mắc là ở cái nước bơ vơ, trơ trọi, điều kiện tự nhiên cũng không phải là loại lý tưởng mà sao lại phát triển được kinh tế, dân tình cảm giác rất thảnh thơi, trong khi ở một nước nào đó rừng vàng, biển bạc, con người thông minh, chăm chỉ, cần cù mãi vẫn nghèo. Vậy là sao ta, hay là do có vế gì không đúng hoặc thiếu dữ kiện?
Tiện nói về con người thì dân Iceland về cơ bản cũng na ná như dân Bắc Âu, cao, to, tuy không quá to cao như mình tưởng tượng. Ngôn ngữ Iceland thì có chữ ð mà viết hoa thì thành Đ nên nhiều khi cảm thấy giật mình, tưởng có tiếng việt ở đây. Về tiếng Anh thì các bạn này kém hơn hẳn các bạn Bắc Âu khác, tiếng Anh kém hơn hẳn, phục vụ cũng thiếu niềm nở hơn (đang trong hệ quy chiếu Bắc Âu, các bạn đừng so với hệ quy chiếu Bắc Bộ mà tội nghiệp các bạn), mặc dù có thể thấy ảnh hưởng của Mỹ ở Iceland lớn hơn nhiều. Điều này cũng dễ hiểu bởi vị trí địa lý Iceland khá gần Mỹ, ngoài ra có một lượng lớn lính Mỹ đóng quân tại đây trong quá khứ. Do vậy ở Iceland có cả KFC và Taco Bell, thậm chí các bạn còn quảng cáo Domino Pizza ở Akureyri là “northernmost Domino pizza”. Ở Iceland tỷ lệ đi xe Mỹ cũng nhiều hơn hẳn so với bình diện chung ở châu Âu. Các bạn Iceland rất thích đi SUV, nhiều xe nhìn đã thấy chuyên nghiệp, bánh cao hơn người, antenna các kiểu. Chắc phải mấy xe này mới chịu được trò trèo đèo lội suối mùa đông ở Iceland. Các bạn nào cũng thích offroad nhưng không có điều kiện bằng thì chọn xe Suzuki Jimny. Xe này nhỏ tí, nghe nói không thay đổi gì đáng kể từ thập niên 70 đến giờ, nhìn cũng vui mắt phết.
Về ăn uống thì các bạn Iceland ăn uống khá là tẻ nhạt, không thấy có gì hấp dẫn mấy. Có ai ngờ món phổ biến nhất ở Iceland lại là hotdog, rặt Mỹ. Ngoài ra một món nữa cũng cực kỳ phổ biến là fish and chip, rặt Anh. Lùng sục mãi để ăn món Hákarl – cá mập lên men- nghe đồn là món truyền thống nhất Iceland mà không thấy chỗ nào bán, buồn ơi là sầu. Được cái các bạn Iceland có món Skyr là mình rất khoái, ngày nào cũng phải làm 2-3 cốc. Nó là một loại sữa chua, nhưng đặc hơn. Món này nghe đồn là món phổ biến ở Scandinavia hồi xửa hồi xưa, nhưng nay chỉ có các bạn Iceland là còn duy trì.
Skyr
Fish and chip
Và đây là món cá gì đó nghe nói truyền thống Iceland
Chia sẻ với nhà mình một số điều mình thu lượm được qua hành trình 6 ngày tại Iceland tháng 9/2015 vừa rồi. Cái này mình đăng trên blog cá nhân của mình rồi, giờ post lại để cả nhà tham khảo.
Iceland là một hòn đảo nằm bơ vơ giữa hai lục địa Âu Mỹ, giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Lần đầu tiên mình có ý nghĩ đi đến đất nước này là hồi nói chuyện với một bạn cùng lớp người Mỹ, là nó bay sang Mỹ từ Đan Mạch và transit ở Iceland. Lúc đấy cũng tò mò google xem thử cái nước Iceland nó như thế nào. Google xong thì hỡi ôi, toàn thấy cảnh đẹp với cả khen Iceland hết lời. Iceland là một trong những nước Nordic, do chia sẻ nhiều nét văn hóa, lịch sử, con người với các nước Scandinavia. Mình thì vốn thích các nước Bắc Âu, nên từ đấy bị bơm vào đầu ý tưởng đi Iceland, rắp tâm một ngày nào đó sẽ đến hòn đảo.
Vì nhiều lý do, mà chủ yếu là do vé đi khá đăt nên mãi vào những ngày tháng 9 ẩm ướt mình cũng đến được đây. Thời tiết lúc này không được đẹp lắm, vì gió to, mưa nhiều. Mưa ở đây cũng không như mưa rào Việt Nam, mà giống kiểu mưa dầm ngoài Bắc, cứ rả rích rả rích cả ngày. Chính vì mưa nhiều nên mình không được thấy Bắc Cực Quang trong chuyến đi này, âu cũng là điều đáng tiếc. Nhưng ngược lại có một mặt an ủi là đi đường thấy rất nhiều cầu vồng, thôi thì trong cái rủi cũng có cái xui. Thời tiết Iceland cũng không đến nỗi quá lạnh, nhưng mà chắc chắn là không thể bảo là nóng được. Tháng 9 nhiệt độ ban đêm xuống khoảng 3 độ C, ban ngày lên được khoảng 9 độ, lạnh hơn ở Helsinki một chút. Iceland tuy ở vĩ độ cao, nhưng do có dòng hải lưu nóng bao quanh nên khí hậu của Iceland không dao dộng nhiều, chênh lệch chỉ khoảng 20 độ giữa mùa đông và mùa hè. So với các nước Bắc Âu khác thì Iceland ấm áp hơn nhiều, mặc dù tên gọi nghe rất ư băng giá.
Để miêu tả một từ về đất nước này thì kho từ vựng hạn chế của mình chắc cũng chỉ nghĩ ra được từ đẹp. Quá đẹp. Mình sẽ không ngần ngại đưa Iceland thành nước đẹp nhất ở châu Âu mà mình từng đến. Iceland không có những công trình kiến trúc đồ sộ, hoa mỹ, không có những cánh đồng hoa bất tận, hay những khu rừng ngút ngàn, càng không có nắng vàng biển xanh cát trắng. Iceland chỉ có một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ với núi, băng, thác, nham thạch, suối nước nóng, một nhúm người, và cừu, rất nhiều cừu.
Cừu mặt thộn
Ở các nước Bắc Âu thì chắc chỉ có Iceland mới nuôi cừu nhiều như vậy, tỷ lệ người trên cừu của Iceland là 1/1.5, cứ 2 người thì có 3 con cừu. Con số này mặc dù vẫn thua xa New Zealand với tỷ lệ 1/10 nhưng mà vẫn là một con số đáng nể. Cừu ở Iceland trông mặt rất thộn, dọc hai bên đường là các bầy cừu chổng mông với cuộc đời nhẩn nha gặm cỏ. Ở Iceland ngoài cừu còn nuôi nhiều ngựa, nhưng mà là giống ngựa lùn nhìn cũng thộn không kém, lùn lùn, nhưng bờm dài. Nghe nói chỉ có giống ngựa này mới leo được các núi băng ở Iceland, không hiểu thế nào.
hoa đỏ trên rêu xanh
Tiếp đà mạn đàm về cơ cấu nông nghiệp của Iceland giai đoạn 2015-2020, đất ở Iceland không thật sự phù hợp với việc trồng trọt, bởi ở đây là đất nhiều đá và nham thạch. Các dãy núi ở Iceland chủ yếu là cây bụi, rất ít cây to, càng không có mấy cây nghìn năm tuổi. Một nhánh nông nghiệp nữa cũng phát triển ở Iceland là đánh bắt cá. Đây là ngành nông nghiệp truyền thống, đóng góp một lượng lớn GDP của Iceland. Quả tình là đến Iceland mình vẫn thắc mắc là ở cái nước bơ vơ, trơ trọi, điều kiện tự nhiên cũng không phải là loại lý tưởng mà sao lại phát triển được kinh tế, dân tình cảm giác rất thảnh thơi, trong khi ở một nước nào đó rừng vàng, biển bạc, con người thông minh, chăm chỉ, cần cù mãi vẫn nghèo. Vậy là sao ta, hay là do có vế gì không đúng hoặc thiếu dữ kiện?
Tiện nói về con người thì dân Iceland về cơ bản cũng na ná như dân Bắc Âu, cao, to, tuy không quá to cao như mình tưởng tượng. Ngôn ngữ Iceland thì có chữ ð mà viết hoa thì thành Đ nên nhiều khi cảm thấy giật mình, tưởng có tiếng việt ở đây. Về tiếng Anh thì các bạn này kém hơn hẳn các bạn Bắc Âu khác, tiếng Anh kém hơn hẳn, phục vụ cũng thiếu niềm nở hơn (đang trong hệ quy chiếu Bắc Âu, các bạn đừng so với hệ quy chiếu Bắc Bộ mà tội nghiệp các bạn), mặc dù có thể thấy ảnh hưởng của Mỹ ở Iceland lớn hơn nhiều. Điều này cũng dễ hiểu bởi vị trí địa lý Iceland khá gần Mỹ, ngoài ra có một lượng lớn lính Mỹ đóng quân tại đây trong quá khứ. Do vậy ở Iceland có cả KFC và Taco Bell, thậm chí các bạn còn quảng cáo Domino Pizza ở Akureyri là “northernmost Domino pizza”. Ở Iceland tỷ lệ đi xe Mỹ cũng nhiều hơn hẳn so với bình diện chung ở châu Âu. Các bạn Iceland rất thích đi SUV, nhiều xe nhìn đã thấy chuyên nghiệp, bánh cao hơn người, antenna các kiểu. Chắc phải mấy xe này mới chịu được trò trèo đèo lội suối mùa đông ở Iceland. Các bạn nào cũng thích offroad nhưng không có điều kiện bằng thì chọn xe Suzuki Jimny. Xe này nhỏ tí, nghe nói không thay đổi gì đáng kể từ thập niên 70 đến giờ, nhìn cũng vui mắt phết.
Về ăn uống thì các bạn Iceland ăn uống khá là tẻ nhạt, không thấy có gì hấp dẫn mấy. Có ai ngờ món phổ biến nhất ở Iceland lại là hotdog, rặt Mỹ. Ngoài ra một món nữa cũng cực kỳ phổ biến là fish and chip, rặt Anh. Lùng sục mãi để ăn món Hákarl – cá mập lên men- nghe đồn là món truyền thống nhất Iceland mà không thấy chỗ nào bán, buồn ơi là sầu. Được cái các bạn Iceland có món Skyr là mình rất khoái, ngày nào cũng phải làm 2-3 cốc. Nó là một loại sữa chua, nhưng đặc hơn. Món này nghe đồn là món phổ biến ở Scandinavia hồi xửa hồi xưa, nhưng nay chỉ có các bạn Iceland là còn duy trì.
Skyr
Fish and chip
Và đây là món cá gì đó nghe nói truyền thống Iceland