What's new

[Chia sẻ] Incredible India - Kinh ngạc Ấn độ

Mỗi quốc gia đều tự định cho mình một slogan cho du lịch, Việt ta thì có Hidden Charm, Thái thì có Amazing Thailan, Malaysia thì có Truly Asia.

Nhiều lần tôi đã thấy “Incredible India” trên các quảng cáo về đất nước này – trên kênh Discovery -.

Bản thân tôi thấy những slogan này, dù là của ta hay của Thái, Mã, hay India, nó cứ nhàn nhạt và gượng gạo sao đó. Nhưng khi đi Ấn về, tôi hoàn toàn phục người Ấn trong việc tìm ra chữ Incredible. Incredible- Không thể tin được - mà phải dịch là kinh ngạc mới đúng– chắc chắn là slogan đáng giá nhất khi trong một từ , toàn bộ tình cảm, nhận thức, hiểu biết của bạn về xã hội, về con người, về lịch sử, về kiến trúc, về tất tần tật mọi thứ của bạn đều bị đảo lộn hoàn toàn. Nơi bạn sẽ thấy cực đại và cực tiểu được đặt cạnh nhau, nơi bạn thấy có người được nâng niu như một ông hoàng và ngay cạnh đó có người sống kiếp của một con chó… con chó thật sự! Nơi bạn có thể thấy những toà thành quách lăng tẩm nguy nga - mà nếu đặt cạnh nó, các lăng tẩm triều Nguyễn của ta trở nên bé nhỏ một cách khác thường, nhưng ngay bên cạnh lại là những cái lều rách bên trong đang ngọ nguậy những sinh vật được gọi là người. Nơi bạn thấy một chiếc xe tay ( của “người ngựa-ngựa người” thời đầu thế kỷ 20 của ta) vẫn đang đàng hoàng phục vụ khách với vài rupi ít ỏi cho một chặng đường làm ngựa, và có cái ông khách đầu quấn khăn vừa bước xuống là một nhà khoa học vũ trụ hay hạt nhân của Ấn độ, vừa hoàn thành một buổi phóng tên lửa trở về! Nơi khởi nguồn của những tôn giáo lớn nhất thế giới và cũng là nơi nổi tiếng trên thế giới về nạn hãm hiếp! Nơi … nơi… nơi… nếu bạn đặt những cái huy hoàng không thể tin được một bên thì ngay bên kia là cái mọi rợ cũng không thể tin được và chỉ việc ngồi nguyên trên đường chép ra những cái đó thì toàn bộ bài viết của tôi cũng không đủ… vậy nên tôi sẽ không tiếp tục những cái nơi…nơi…nơi… nữa.

Đã không ít hơn một lần sau chuyến đi, tôi ngồi trước máy tính, định viết về chuyến đi này. Nhưng rồi lại cũng nhiều lần, ngập ngừng, e ngại, lại để không

Viết về chuyến đi Ấn độ, tôi có một nỗi ngại ngần nhất định. Những gì mình biết được như một hạt cát mà Ấn độ thì là hằng hà sa số - nhiều như cát sa mạc – biết bắt đầu từ đâu bây giờ. Tìm tứ để viết hoặc cách viết quả là không dễ… có nhiều bạn đã đi và đã viết… nên cũng e là mình viết sẽ trùng lặp với các bạn.

Nhưng thôi, duyên đã cho tôi đến được Ấn độ trong năm này, tôi hy vọng bài viết của mình cũng có một tẹo duyên… còn nếu không đủ… văn mình vợ người, tôi nhất quyết cho là bài viết của mình là hay!

Sao không là duyên được? Trước chuyến đi chừng 6 tháng, AA bán vé rẻ Kul – đi Colombo ( Srilanka), chúng tôi đã hẹn hò nhau tập trung ở KL rồi bay đi Srilanka, để rồi ba tháng trước đó, AA độp một phát báo là huỷ chặng bay này. Trong tôi lúc đó vừa bực mình, vừa vui. Bực vì đã lên kế hoạch 2 tuần là vừa đẹp cho chuyến đi Srilanka bằng xe cào cào, giờ phải đổi thì thật là khó chịu… vui vì quả thực, ngay sau khi đặt xong vé Srilanka, tôi chưa cảm thấy thật thoải mái – tôi nghĩ là 2 tuần Srilanka ấy lẽ ra mình bay đến Ấn độ - hẳn là nơi phải đến trước. Giờ, duyên run duyên rủi thế nào không cho mình đi Srilanka nữa, phen này, mình ắt có dịp sang Ấn – may đúng lúc này, vé Kul – Kolkata cũng đang rẻ, thế là việc chuyển sang hành trình Ấn độ không có gì là trở ngại cả. Tiếc là AA bay lên phía Bắc Ấn chỉ tới thành phố Kolkata – chứ không phải là New Delhi, là thành phố đầu mối quan trọng để tới được các điểm khác.

(Chú ý: AA cũng khá là mất thời gian trong việc hoàn tiền vé, từ việc phải đăng ký để hoàn tiền sau cả tháng trời và tôi đã nhiều lần phải gửi emai , chat để thúc giục, thậm chí là phải nặng lời kiểu như: “tôi không hiểu là AA có thiếu tiền đến mức không thể trả lại cho chúng tôi – dù là lỗi của AA, vân vân…” thì sau ba tháng tiền mới hoàn lại vào tài khoản).

… Cuối cùng thì, có duyên mới đến được nơi đây. Tôi đã nhiều lần tính đi Ấn độ, từ nhiều năm trước, nhưng hầu như lần nào cũng chỉ chạm được vào chữ India trên bản đồ mà thôi. Tôi cũng mua cả quyển India của LP về để trong nhà để lúc nào cũng được nhắc nhở, nhưng rồi, bao năm, Ấn độ vẫn chỉ là một kế hoạch xa vời. Lần này, chả bảo gì tự dưng lại đến, để rồi, từ một suy nghĩ về chữ “duyên” một cách hời hợt, cho đến lúc mỗi bước chân trên miền đất tràn ngập văn hoá này, tôi đều biết một cách chắc chắn rằng, nếu trong tôi không hội tụ đủ để chữ duyên ấy nó đủ mạnh thì dù có tiền, có quyết tâm, có thời gian, có niềm mong muốn, tôi cũng chả bao giờ có thể đặt chân đến đây.

Tôi sẽ bắt đầu bằng một điểm đến thú vị, tiếc là hơi ít bạn Việt đã lên đến đó… cách Delhi một đêm trên xe bus… Incredible India thứ nhất: đó là Manali,

India sở hữu những gì có thể coi là huy hoàng nhất

1545060_712958795427072_1236891947673164414_n.jpg


và những gì có thể là bẩn thỉu nhất

1601295_712958968760388_6590759401537416364_n.jpg


những gì là tráng lệ nhất
10154947_712959048760380_8692020172199512715_n.jpg


và cả những sự lộn xộn nhất

1508992_712959125427039_4418027732729061317_n.jpg


những tôn giáo lớn nhất hướng tới giải phóng con người

1560387_712959212093697_5442077923331925657_n.jpg


và những công cụ cơ khí để nô dịch con người

10177857_712959398760345_2042915404001346161_n.jpg
 
Manali

Manali nằm phía bắc bang Himachal Pradel, sát với “vương miện” Kashmir của Ấn độ, Manali là vùng đất ngọt ngào dành cho các cặp yêu đương lãng mạn, là một nơi không giống Ấn độ tí nào và ít nằm trong lịch trình của các bạn Việt nam đi chơi vùng Bắc Ấn, và đương nhiên là không nằm trong lịch trình ban đầu của chúng tôi… may mắn… cơ duyên…thế nào, chỉ khi sục sạo trên internet, trong các diễn đàn của dân balo để tìm chỗ thuê xe máy, tôi thấy, các tuyến đường của các bạn đều hội tụ ở một địa danh xa lạ có tên là Manali … từ đó mới tìm ra một điểm đến vô cùng đáng yêu. Dù rằng, để quyết định chọn hành trình ba ngày ở vùng đất này, chúng tôi đã phải hy sinh điểm đến Đền Vàng và một điểm di tích Phật giáo. Nhưng những gì chúng tôi có được ở Manali quả thật là vô cùng xứng đáng, và tôi tin chắc rằng, đến khu vực Bắc Ấn mà không sắp xếp lên đây, quả thật bạn đã bỏ qua một trong những điểm đến xứng đáng nhất của vùng này.

…Chuyến xe đêm từ Delhi không còn hăng hái phóng vèo vèo trên những con đường cao tốc thẳng tắp, giờ đây nó đang lặc lè trên những đường đèo dốc dựng vào hẹp chạy dọc song song với con sông … Ngồi đầu của chiếc xe bus này mới thấy mấy bác tài xứ Ấn này chạy xe khéo đến mức nào. Đường thì hẹp như chỉ dành cho một làn xe, song song bên cạnh là dòng sông thẳm xanh dưới vực sâu hút. Có nhiều chỗ, đường được xẻ vào trong vách núi tạo thành một cái vòm nhỏ để xe có thể lọt qua, nhưng để tiết kiệm sức, người ta cũng chỉ xẻ vừa cỡ cho chiếc xe 45 chỗ chứ không rộng hơn, nghĩa là chỉ chạy không khéo một tẹo thôi là có thể quẹt vào vách núi hẹp ấy rồi, thế mà các bác tài này cứ lái qua những đoạn quanh hẹp ấy mà không thèm giảm tốc độ.

Chuyến xe chạy đêm từ Delhi lên Manali cần tới hơn 12 giờ để vượt qua chặng hành trình ngót 600 cây số. Xe khá đẹp và hiện đại, ghế ngồi rộng rãi thoải mái và ngả được, tốt hơn các loại xe 45 chỗ chạy đường dài ở ta. Chỉ có 600 cây số và một đêm thôi nhưng chúng ta như rơi vào một nơi hoàn toàn khác…với Ấn độ. Ngày Delhi khi chúng tôi rời thành phố có nhiệt độ trên 40 độ C, dù mới cuối tháng tư. Nóng đến mức mà mỗi lần di chuyển được leo lên tàu điện ngầm, mỗi người đều đã cảm thấy như là thiên đường!. Thế mà chỉ sau một đêm ngồi xe, bạn đã đến nơi mà mọi người vẫn đang mặc áo rét, và cách đó chừng mươi mười lăm cây số, trên đèo Rohtang, tuyết vẫn rơi trắng đường.

Manali đón chúng tôi với vẻ lững lờ và lạnh lùng của một tiểu thư xinh đẹp và khuê các, khác với Delhi và các thành phố khác, là vẻ háo hức và bặm trợn của một tay hàng thịt khi có con mồi mới. Manali, trên hành trình mà chúng tôi đã từng trải qua trên đất Ấn độ, hẳn là một thị trấn đem lại cho chúng tôi cảm xúc ấm áp, thân thiện và bình yên nhất! Không vồ vập với hàng chục cò vạc các loại, Manali mặc kệ cho chúng tôi ngó nghiêng, xông vào các ngõ hẻm, ngang dọc các cửa hàng, mò tới các khách sạn… dù ở đâu cũng phải kiếm sống, và các bạn làm “dịch vụ du lịch” ở Manali cũng nhiệt tình mời chào nhưng không tới mức sỗ sàng khiến ta phải khó chịu như ở các vùng đất khác của xứ Ấn độ.

-----

Đường lên Manali không dành cho những tay lái yếu tim, nhiều chỗ là được khoét vào thành những vách núi cao hàng trăm mét

10245469_713885945334357_7892687629564235782_n.jpg


Nhưng vô cùng xứng đáng để tới một nơi đẹp long lanh - ngọt ngào và lãng mạn mà các cặp đôi thường tìm đến

10258492_713886758667609_2296578106537241655_n.jpg


khung cảnh đôi lúc như trong truyện cổ tích

10176119_713887135334238_3864289309107273423_n.jpg


với những em bé xinh xắn đáng yêu!

10151778_713888355334116_550244896255829610_n.jpg
 
Anh tabalo đi đợt nào thế, em đi hồi tháng 6, xuống sân bay Dehli 12h đêm mà nóng hầm hập khoảng 37 độ, về đến nhà nghỉ là 1,2h vạ vật đến 6h sáng đã đi xe thuê riêng lên Manali, đường dài mà có khoảng hơn 200km cuối toàn đèo dốc nên mệt và say xe gần chết, tuy nhiên cực kỳ ấn tượng với đoạn đường gần đến Manali đi dọc bên sông và bên kia là các triền núi với ánh đèn điện như 1 bầu trời sao đẹp dã man, đang mệt rũ mà cũng tỉnh cả người. 8,9h tối mới đến Manali ai cũng méo xẹo, được cái không khí trong lành mát mẻ, làm thêm chai bia là tỉnh táo hẳn :D
 
Chắc chắn chúng tôi không phải là người đầu tiên và cũng chả phải là người cuối cùng phải lòng Manali.Hơn 2300 năm trước đây, vào thời Alexander đại đế, một trong những vị hoàng đế lớn nhất của mọi thời đại, người đã mở mang bờ cõi của Hy lạp cổ đại rộng tới hết cả vùng Trung đông đến Bắc Ấn độ ngày nay, chính Alexander đại đế đã từng tung vó ngựa dọc bờ sông Hyphasis – theo tiếng Hy lạp cổ - tên Ấn độ ngày nay là sông Beas. Con sông ấy, thượng nguồn của nó chính là ở vùng Manali này.

Tuy rằng độ dốc, dòng chảy và những ghềnh thác dữ dằn khiến sông Beas trở nên một điểm hấp dẫn cho các trò chơi thác ghềnh như kayak, canoe, rafting… mà chúng ta có thể thấy ở nhiều điểm trên chặng đường hàng trăm cây số ngược sông lên Manali, Beas không đến nỗi là một con sông quá hiểm trở để đến nỗi một đạo quân dũng mãnh của xứ Macedonia, sau khi chinh phạt những đế quốc lớn như Ba tư… phải chùn bước. Có lẽ vẻ đẹp thanh bình ở vùng đất này đã làm mềm lòng những chiến binh quả cảm của Alexandros đại đế.Hay nỗi lo sợ khi dấn thân vào vùng đồng bằng rộng lớn đầy ắp dân cư của xứ Ấn độ cổ đại làm những chiến binh kia phải e ngại? Mà cũng có thể là khí hậu nóng rang của tiểu lục địa Ấn độ đang chuẩn bị nướng chín đạo quân ấy nếu không dừng bước!

Bất luận thế nào, bên bờ của dòng sông, theo những dải đất bằng, là nơi mà 23 thế kỷ trước đây, hàng vạn hùng binh đã từng đóng quân... trước khi quyết định lui quân, không tiếp tục mở rộng bờ cõi của xứ Hy lạp cổ sang Châu Á nữa. Và có phải cũng vì thế mà văn hoá Hy lạp cũng chỉ ảnh hưởng phần lớn đến văn hoá châu Âu ngày nay, tạm dừng bước ở ranh giới Ấn độ, mãi tới tận đến thời kỳ thuộc địa sau hơn 15 thế kỷ!

Chúng tôi đứng bên bờ của dòng sông Beas đang cuộn chảy, trước thềm của dãy Hymalay tráng lệ đằng xa, nhìn những rặng cây tùng xanh mướt đặc trưng của xứ ôn đới, trong nắng chiều đang xuống dần, những ánh đèn lấp ló của các ngôi nhà nhỏ bên sông chợt nhoè đi, chập chờn rồi như thay vào đó là những bóng lều trắng của chiến binh Macedonia hơn hai ngàn năm trước, tiếng vó ngựa còn lộp cộp trên những con đường đất bụi mờ…

Cũng như việc đứng trước biên giới của một quốc gia nào đó, đứng trước một đường ranh giới hữu hình của sự ảnh hưởng văn hoá Đông – Tây cũng làm ta dễ có cảm xúc. Chiến binh Macedonia, những chuyện cổ tích Hy lạp, hay chuyện ngựa thành Troy… xa xôi ở xứ trời Âu, nay hiện hữu một một phần ở thị trấn Manali nhỏ bé này. Hy vọng trong một vài ngày ở lại nơi đây, chúng tôi sẽ có thể tìm được một vài vết tích nhỏ bé của ảnh hưởng văn hoá phương Tây.

Dòng Beas soi bóng bên dãy Hymalaya tuyết ngời sáng

10153849_714736858582599_4983844513191858145_n.jpg


Hơn 2300 năm trước, các chiến binh của Alexander đại đế đã dừng chân bên dòng sông này, ngày nay, nó là nơi bà con tới chơi Rafting

10308332_714737078582577_8036188624374999668_n.jpg


Mùa đông tuyết phủ ở Manali đã giữ chân các chiến binh : trước mặt họ là chảo lửa Ấn độ

10295818_714737491915869_8912521849520550741_n.jpg


còn các chiến binh của chúng ta, liệu điều gì sẽ giữ chân họ lại nơi đây?

1509649_714737701915848_7097381281855824573_n.jpg


---------

mihtua: bọn mình đi vào tháng 4 năm ngoái
 
Mình cũng có dịp đi Ấn Độ được một tháng, ở Bangalore, phía nam Ấn. Hoàn toàn đồng ý với chủ thớt về chuyện phân hóa ở Ấn, nơi mà ta có thể gọi đó là một thế giới thu nhỏ. Mình chỉ ở một thành phố nên không cảm nhận được toàn diện về Ấn Độ, hi vọng là sẽ được quay lại sớm vì rất quý con người, văn hóa ở đây, lót dép hóng phần tiếp theo của topic :)
 
Nếu một vài khuôn mặt các thiếu nữ địa phương hoặc cặp mắt to tròn, trong veo mà bạn có thể dễ dàng gặp ở đây khiến bạn liên tưởng đến gốc gác phương Tây của những chiến binh gốc Hy lạp từ hai ngàn năm trước, thì Manali, như cái tên của nó, lại là một trong những gốc gác Hindu của mình. Manali, bắt nguồn từ cái tên Manu, trong truyền thuyết của đạo Hindu, là tên của một con người.

Cũng giống như kinh thánh, có một truyền thuyết về con thuyền Noah ( Nô – ê ) và trận đại hồng thuỷ, Hindu cũng có một câu chuyện tương tự, và người được thần Vishnu cứu giúp vượt khỏi cơn hồng thuỷ, trên lưng một con cá khổng lồ, chính là Manu. Trận hồng thuỷ ấy đã tiêu diệt hết toàn bộ loài người, chỉ để lại có Manu cho thế hệ sau, và vùng đất nơi không bị ngập mà thần Vishnu dưới hoá thân của con cá khổng lồ Matsya đã đưa Manu đến nằm ở chân dãy Hymalaya. Dù rằng chưa có gì xác nhận cụ thể rằng vùng đất ấy chính là Manali, nhưng cái tên Manali nghĩa là nơi trú ngụ của Manu sau trận đại hồng thuỷ ấy.

Ngày nay, trong làng cổ Manali, có một ngôi đền thiêng thời Manu và bẩy vị hiền triết được thần Vishnu cứu, đền Manu. Phải biết rằng trong Ấn độ giáo, Manu là nhân vật quan trọng vì hai lẽ, một, ông là người đã tái tạo ra loài người, thứ hai, Manu là tác giả của bộ luật Manu, bộ luật cổ xưa và quan trọng nhất của Ấn giáo, quy định hệ thống các mối quan hệ trong xã hội và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay, phản ánh về nguồn gốc của sự khác biệt kinh ngạc trong đời sống Ấn độ mà tôi đã có dịp viết ra ở phần mở đầu. Và chẳng có lý gì để tôi không nghĩ rằng, chúng tôi đang đứng ở trên chính vùng đất mà con cá khổng lồ Matsya đã đưa con thuyền của Manu đến, cứu cho loài người khỏi tuyệt diệt trước cơn đại hồng thuỷ. Vâng, nó ở ngay trong ngôi làng Manali này.

Ngoài điều chung về truyền thuyết trận đại hồng thuỷ, còn một điểm chung khác khá thú vị là trên con thuyền Noah và con cá Matsya, chỉ thấy kinh thánh của Thiên chúa và truyền thuyết của Hindu nhắc đến hai người đàn ông là ông Noah và ông Manu, không thấy có người phụ nữ nào. Phải chăng, từ thưở hồng hoang, các vị thánh thần trên trời đã biết rằng phụ nữ, ở thời nào, cũng luôn là nguồn cơn của những điều xấu xa và bất hạnh? Còn chúng tôi, chúng tôi chắc một điều là nếu sống trên đời này mà không có những điều xấu xa ấy, chẳng thà để cho đại hồng thuỷ nhấn chìm chết quách cho xong, nên trong chuyến đi của mình đến vùng đất của truyền thuyết, của tôn giáo, của nơi Đông Tây gặp nhau, nơi Trái đất gặp Bầu trời… chúng tôi mang theo hẳn hai cái xấu xa làm bạn đồng hành!

Cuối cùng thì, Manu đã chọn ở lại Manali để tái tạo loài người và viết luật Manu, hẳn phải có lý do nào đó, một là, thời Manu chưa có phong trào phượt nên Manu cũng không biết có nơi nào đẹp hơn Manali, hoặc là thần Visnu biết chỗ này đẹp nhất rồi nên mới cho Manu về đây… chắc chắn lựa chọn của chúng tôi đi Manali ở Ấn độ phải là một lựa chọn đúng đắn!

-----

Liệu có dấu vết gì của chiến binh Macedonia ở Manali?

1491694_715967335126218_152000372130034669_n.jpg


Chúng tôi gặp nhiều người dây địa phương nhưng trông nét rất "Tây"

10152579_715967478459537_2886252985674302592_n.jpg


Tranh về truyền thuyết đại hồng thuỷ và Manu, truyền thuyết chỉ có Manu được cứu nhưng tranh lại có thêm bảy nhà hiền triết, tiếc là vẫn không có ai là phụ nữ!

10155899_715968218459463_2855989256321739813_n.jpg


Ngôi đền Manu ở Manali, được coi là ngôi đền duy nhất thờ Manu

10313339_715969098459375_3435741572254875423_n.jpg


Tượng Manu ở trong đền

10314733_715969261792692_3091101688617466719_n.jpg


Ngoài ra, Manali cũng có một ngôi đền khác thờ Hadimba, là một nữ thần đã yêu kẻ thù của anh trai ( là một la sát - hung thần)

10314680_715969738459311_7509697042049726338_n.jpg


Ngôi đền xây trên một phiến đá, là đền thiêng nên bà con xếp hàng đến cầu phước: trong dòng người kia có bao nhiêu cặp đến kỳ trăng mật ở Manali?

1480746_715970275125924_7994623654837456613_n.jpg


Hai cái "xấu xa" của chúng tôi!

10250074_715972628459022_8694865110342861226_n.jpg
 
Last edited:
Thớt không những đi mà còn nghiên cứu rõ văn hóa của nơi đến nữa, thật là quá xá hay luôn. Người Ấn ở phía Bắc thì trắng, đẹp và tây như thế đấy, còn phía Nam thì... ngược lại ;)
 
Thành phố Manali ngày nay được chia thành hai phần, khu thành phố mới và khu phố cổ.

Đêm đầu tiên, chúng tôi quyết định ở dưới khu phố mới. Bến xe khách từ Delhi lên đây nằm ngay cạnh khu này. Khu phố mới nằm sát bờ sông Beas, đông vui tấp nập với nhiều hàng quán, bán đồ lưu niệm đủ loại, từ những đồ tôn giáo của đạo Hindu tới các đồ gỗ trang trí. Trong khu phố mới cũng có khá nhiều khách sạn nhỏ, giá rẻ và phần lớn khách du lịch Ấn độ sẽ ở trong các khu phố mới này.Để mặc chị em đang rũ rượi sau một đêm vật vã trên xe khách, nghỉ tạm tại một quán ăn trông có vẻ “tây” nhất, chúng tôi rảo bước một vòng quanh phố, kiếm khách sạn và thuê lấy ba chiếc xe máy.
Trong dự kiến ban đầu, tôi đã thử lên lịch trình đi tất cả các chặng cần thiết bằng xe máy, là phương tiện yêu thích nhất khi khám phá xứ lạ của chúng tôi. Thuê xe máy ở Ấn độ cũng không quá khó và đắt, tuy là đã liên lạc được với các cửa hàng cho thuê xe ở Delhi nhưng sau khi kiểm tra thấy thời tiết những vùng mình sẽ đi qua là vô cùng nóng nực ( lên tới trên 40 độ ) nên chúng tôi đã quyết định không đi bằng xe máy nữa. Thực tế cho thấy là quyết định đó thật là đúng đắn, mặt khác, địa hình khá bằng phẳng và đơn điệu từ Delhi qua các thành phố về tận Kolkata khiến việc đi xe máy không thật sự hấp dẫn lắm. Nhưng từ chặng Delhi lên đến đây, đặc biệt là bắt đầu những thành phố , thị trấn đầu tiên của vùng núi Hymalaya với núi non, đèo dốc, sông hồ..., đi xe máy sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nhất. Do vậy, việc đầu tiên của ba ngày ở Manali là phải thuê được xe máy.

Dù có thể dễ dàng kiếm được cửa hàng cho thuê xe ngay trong khu phố du lịch trung tâm, nhưng tụ điểm của những tay cho thuê xe lại nằm bên kia sông. Chỉ cần qua cầu rẽ trái là bạn sẽ gặp nhiều shop loại này. Những chiếc xe xếp dọc bên đường, sẵn sàng chờ khách thuê. Năm trước tôi đi lang thang dọc xứ Nepal đã kết một con xe Pulsa 220 của hãng Bajaj nổi tiếng Ấn độ. Hãng này cũng đứng hàng thứ ba thế giới về sản lượng và đương nhiên là ở các shop cho thuê xe nói trên, bạn có thể dễ dàng kiếm được nó. Nhưng Ấn độ còn một chiếc xe khác nổi tiếng không kém, nếu không nói là hơn, đó là chiếc Royal Enfield.

Nguyên thuỷ, RE là hãng xe máy Anh quốc, có tuổi đời từ năm 1891 với slogan nổi tiếng hơn 100 năm qua là “made like a gun” – “như làm khẩu pháo”. Vì là một trong những hãng sản xuất xe đầu tiên trên thế giới nên trong bảo tàng mẫu xe RE, có tất cả các hình mẫu xe máy cổ, từ loại bốn bánh, ba bánh với kiểu cách như là để chở khẩu pháo thần công.

Mẫu xe 350 CC của RE được chính phủ Ấn độ chọn làm chiếc xe cho cảnh sát và biên phòng vào năm 1955 với 800 chiếc được nhập từ Anh quốc, sau đó, năm 1956, chiếc xe này được lắp ráp tại Ấn độ trong nhà máy của RE Ấn độ. Dù trong những năm sau này, RE từng được sản xuất cả ở Mỹ dưới một nhãn hiệu nổi danh thời đó không kém gì Harley là Indian Motorcycle, đến nay, RE chỉ còn được sản xuất ở Ấn độ mà không còn ở xứ Anh quốc, nơi nó ra đời. Vì tuổi đời tới hơn 120 năm nên RE được coi là tên tuổi xe máy lâu đời nhất thế giới hiện nay. Trung thành với những thiết kế cổ xưa, những mẫu mã mới nhất của RE vẫn giữ nguyên những đường nét của một chiếc xe có từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai và chỉ được sơn một vài màu cổ điển như màu đen hay màu đỏ Bordeaux.

Dù là sản xuất năm nay hay nhiều năm trước, chiếc xe vẫn mang một kiểu dáng cũ kỹ, yên xe to và thô, máy móc không có vẻ hiện đại của những công nghệ động cơ. Thậm chí, sự không trau chuốt về mặt hình thức – khác với các hãng xe nổi tiếng như Harley, Triump… với kiểu dáng cổ nhưng máy móc thì hiện đại, sáng choang… cũng tạo nên vẻ đẹp không tàn phai theo thời gian của những chiếc RE này. Chính vì cái vẻ cổ điển sang trọng của hàng chục năm, REdễ dàng hút hồn bất kỳ tay chơi xe hoài cổ nào

Logo trứ danh của Royal Enfield

10262111_717525964970355_4921628321114397546_n.jpg


Một chiếc RE chụp ở Anh năm 1932, gái Anh xưa cũng máu nhỉ?

10277862_717526254970326_8505586246836002250_n.jpg


Nhưng đảm bảo chưa bằng gái Việt ta - ảnh năm 2011

10155415_717526664970285_6371288265245852451_n.jpg


Nếu bạn không tin là gái Việt thì thêm cái ảnh này: RE đã có mặt ở Việt nam

10157146_717526974970254_2316248878670184576_n.jpg


Đừng vội mừng, ở cố quốc (hiện nay là India), nó có thể chỉ là xe chở sữa

10314481_717527811636837_7084068320081795636_n.jpg


may lắm thì được chở giai

10176250_717528374970114_7656774889150740138_n.jpg


Dù có lúc, nó là ước mơ của tuổi mới lớn

1456742_717528624970089_7179186049975008074_n.jpg


Người anh em Indian Motorcycle đậm chất Mỹ của nó... đẹp nhưng đã tuyệt chủng

10309485_717529138303371_25475235725372291_n.jpg


Còn nó vẫn còn đây, chờ chúng tôi để chinh phục những ngọn đèo ở Hymalaya

1010205_717529388303346_2240502919701799465_n.jpg
 
Last edited:
Không màng tới vẻ ngoài cổ điển đầy chất quý tộc mà dân chơi ai cũng phải thèm muốn, RE hiện nay ở Ấn độ chẳng hơn gì một chiếc xe cho cánh … xe ôm. To, khoẻ, chắc chắn, bền bỉ, ít tốn xăng và không hay hỏng vặt, dĩ nhiên, nó sẽ là lựa chọn đầu tiên của giới cần lao. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chiếc RE 350, 500 khắp nơi – vẫn mang tên RE Bullet – viên đạn – có từ những năm 40 của thế kỷ trước – đang lọc cọc chở cả nhà cha mẹ con cái vi vu – mà bạn biết rồi đấy – phụ nữ Ấn to béo nặng tới bẩy tám chục ký là thường- hoặc chở đầy ắp hàng hoá nông lâm thổ sản ra chợ quê… Còn chúng tôi, ngay từ những bước chân đầu tiên tới các shop cho thuê xe, gặp được hàng dãy xe RE lịch lãm xếp hai bên đường đầy bụi, chúng tôi đã biết là không thể không cưỡi thử con xe này. Đặt chiếc RE quý tộc này bên những rặng cây thông, cây tùng kiều diễm, soi bóng đằng sau là dãy núi Hymalaya, không gì có thể hợp hơn!

Các chiến binh Royal Enfield đang chờ ta đây!

10303780_719333011456317_7017911906065230090_n.jpg


Còn đây là một chàng đậm chất nhà binh

10155666_719333228122962_5261373737924640212_n.jpg


RE cũng được khá nhiều khách Tây lựa chọn trong các chuyến đi xe máy ở Ấn, có lẽ bởi kiểu dáng hoài cổ khó có thể tìm thấy ở bất kỳ hãng xe nào khác –, mặt khác, nó cũng phổ biến với các loại động cơ 350 đến 500 nên đủ khoẻ cho dân chơi với đồ đạc lỉnh kỉnh. Từ Manali, có khá nhiều tuyến đi bằng xe máy – có thể chạy ngược về thành phố Kulu, Shimla… Lên phía Bắc, cũng có một tuyến đi được dân chơi coi là một trong các tuyến chạy xe hấp dẫn nhất của Ấn độ - Tuyến Manali – Leh.

Các bạn Tây cũng khoái xe này vừa to, vừa khỏe, lại rẻ

10291815_719338111455807_2514332313263545491_n.jpg


Đi từ miền núi đến vùng sa mạc Ấn độ

10259801_719338208122464_998703359580965151_n.jpg


hay thành phố... chơi tuốt

1962842_719339141455704_9043919690271425664_n.jpg


Còn đây là ... cảnh sát

10171657_719339694788982_3269904549036907410_n.jpg


Chúng tôi đã chạy dọc Hymalaya bằng xe máy trong hành trình Nepal năm xưa, nhưng hành trình ấy không thật sự được “trèo” hẳn lên nóc nhà thế giới, lý do đơn giản vì đường ở Nepal chỉ là những đường chạy dọc theo dãy núi, thông thường nằm dưới thung lũng ở độ cao chỉ trên dưới nghìn mét, các đường xương cá thường cũng chỉ vào tới chân núi, đến độ cao ngàn rưỡi là dừng nên lúc nào, Hymalaya cũng xa xa. Còn trên tuyến đường Manali đi Leh, chỉ qua Manali hai chục cây số là bắt đầu lên đèo Rohtang với điểm cao nhất gần 4000 mét. Từ đó, thật sự chúng ta bắt đầu chạy trên nóc nhà thế giới, tới với những vùng đất mênh mông vắng bóng người, những miền tuyết phủ quanh năm của xứ Kashmir ảo diệu, “chiếc vương miện” trên tiểu lục địa Ấn độ. Đường Manali – Leh là một trong ít ỏi các tuyến đường du lịch cao nhất thế giới, con đường dài hơn 450 cây số này chỉ có đoạn ít ỏi hai chục cây từ Manali là ở độ cao 2000 mét, còn từ đèo Rohtang trở lên, nửa chặng là ở độ cao trên 3500 mét, nửa chặng còn lại thường xuyên trên 4500 mét với điểm cao nhất là 5200 mét. Tiếc là con đường này mỗi năm chỉ mở hai- ba tháng giữa mùa hè, còn phần lớn thời gian là đóng do băng tuyết phủ kín đường, nên muốn vượt qua nó cũng phải sắp xếp cẩn thận về chuyện đi lại, ăn ở.

Cùng đồng hành trên những triền núi Hymalaya

10290602_719333798122905_8359431443162815607_n.jpg


Cao trên 3000 mét đầy tuyết

10172758_719334218122863_8708790608226931789_n.jpg


Manali-Leh, một trong những con đường du lịch đẹp nhất thế giới

10151913_719361224786829_6861571578864364368_n.jpg


Nhưng một năm chỉ mở được vài tháng, còn lại, nó chìm trong băng tuyết

10334345_719361474786804_3127296885122870258_n.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,536
Bài viết
1,153,536
Members
190,109
Latest member
thegioiremviet
Back
Top