Câu số 1
Người Đức cho vật gì vào ví để mong có nhiều tiền trong năm mới?
a. Cánh hoa đồng tiền khô
b. vài cái vỏ sò nhỏ
c. mấy chiếc lá phong khô
d. vảy cá chép ăn trong đêm tất niên
Đáp án: 1d
Người Đức thường ăn cá chép vào đêm giao thừa mong có thêm nhiều may mắn cho năm mới, và lấy vảy của con cá chép vừa chén rửa sạch phơi khô cho vào ví, trong năm mới ví tiền lúc nào cũng đầy.
Câu số 2
Phong tục ăn 12 quả nho trong thời khắc giao thừa cầu mong may mắn xuất phát từ nước nào?
a. Ý
b. Hy Lạp
c. Tây Ban Nha
d. Bồ Đào Nha
Đáp án: 2c
Phong tục ăn 12 quả nho trong lúc chuông giao thừa điểm 12 tiếng xuất phát từ Tây Ban Nha. Cứ mỗi tiếng chuông điểm thì ăn 1 quả nho, và phải ăn hết 12 quả khi dứt tiếng chuông cuối cùng, nếu còn sót quả nào thì lại thành ra điềm không may. Bác Mẹ-Mìn vớ phải nho có hột thì cũng nên nuốt tất, điềm may có thể tăng gấp đôi, keke.
Nhớ là trong lúc ăn nho thì phải cầu mong điều gì đó, điều này sẽ thành hiện thực vào năm mới, nếu ăn hết 12 quả nho trong lúc chuông điểm xong 12 tiếng.
Người các nước khác cũng theo phong tục này, mà phần đông là các nước nói tiếng Tây Ban Nha như nhà Ba Đứa Trẻ đã tìm ra là Mexico hay Venezuela.
Câu số 3
Không chỉ ở Việt Nam mới có tục mời người xông nhà, mà ở Scotland người ta cũng mời một thanh niên to khỏe vạm vỡ chờ sẵn ngoài cửa để đợi đến giao thừa chủ nhà mời vào nhà, người này sẽ mang lại may mắn cho năm mới với những vật mà anh ta mang đến. Đó là một chai whisky, một bánh mì có nho khô và một vật nữa, hãy cho biết là vật gì?
a. một mẩu than củi
b. một dúm muối
c. một dúm mận khô
d. một mẩu phân lừa khô
Đáp án: 3a
Whisky, bánh mì có nho khô và than củi là những thứ đem lại no ấm, sung túc cho gia đình trong năm mới nên người xông nhà ở Scotland nhất thiết phải cầm theo 3 thứ này.
Câu số 4
Với người Đức trong ngày cuối năm cần kiêng không làm gì?
a. Sinh hoạt tình dục
b. Giặt ga giường
c. Gặp thợ nạo ống khói
d. Tặng nhau bánh mì có đồng xu bên trong
Đáp án: 4b
Người Đức kiêng làm nhiều thứ vào ngày cuối năm như là không dệt vải, không xay xát và đặc biệt là không giặt ga giường vì theo truyền thuyết xa xưa, vào ngày cuối năm lũ quỷ xuất hiện để quấy quả con người; nếu giặt ga giường và chăng dây phơi làm cho lũ quỷ bị vướng, chúng sẽ tức giận và nổi cơn điên khùng phá phách dữ tợn. Vì thế người ta tránh không giặt ga giường và chăng dây phơi.
Trong khi đó họ rất thích được gặp người nạo ống khói và được bôi một ít bồ hóng vào lòng bàn tay hoặc bẻ được 3 que chổi của thợ nạo, như vậy sẽ có may mắn. Hoặc nếu nhìn thấy một thợ nạo ống khói thì phải tìm ngay được một ngừời đàn ông đeo kính để nhìn ông ta, thì may mắn sẽ tăng gấp đôi trong năm mới.
Người Đức cũng có phong tục tặng nhau bánh mì tự nướng có nhét đồng xu bên trong, khi cắt ra người nào ăn phải miếng bánh có đồng xu thì rất may mắn trong năm mới.
Câu số 5
Người Nhật thường chọn ăn món gì cho bữa tiệc đầu năm mới?
a. Mocho
b. Micho
c. Mochi
d. Michi
Đáp án: 5c
Đó là bánh làm từ gạo nếp, người Nhật tin rằng ăn bánh này sẽ sống khỏe, sống lâu và sung túc.
Câu số 6
Sau giao thừa, người châu Âu thường dùng thìa nung nóng một mẩu chì rồi đổ vào nước lạnh tạo hình mới, hình này sẽ nói lên những gì sắp xảy ra trong năm mới với mỗi người. Trò chơi này có nguồn gốc từ nước nào?
a. Nga
b. Đức
c. Ba Lan
d. Hy Lạp
Đáp án: 6d
Câu hỏi là trò chơi có nguồn gốc từ nước nào, chứ không hỏi nuớc nào chơi trò này. Vì rất nhiều nước châu Âu chơi trò này vào sau giao thừa. Đêm giao thừa Toét cũng chơi trò này với các bạn, trong khi mọi nguời phải nung miếng chì của mình rất lâu có nguời mất đến 6 phút, thì thìa của Toét bùng lửa cả trong lẫn ngoài, chỉ trong vài giây miếng chì đã chảy thành nước hết. Và sau đó được hình mới là một nàng vũ công bale, hoặc là một con đà điểu. Liệu có phải là điềm mình có một cái túi mới làm từ da đà điểu không nhỉ, hẹ hẹ.
Câu số 7
Một phong tục của người Argentina vào ngày cuối cùng của năm là phong tục nào sau đây?
a. Cắt vụn quần áo cũ tung qua cửa sổ
b. Cắt vụn giấy, báo cũ tung qua cửa sổ
c. Cắt vụn hoa khô tung qua cửa sổ
d. Đập vụn bát đĩa sành ném qua cửa sổ
Đáp án: 7b
Phong tục này có ý nghĩa vứt bỏ những gì tồn dư, cũ kỹ của năm cũ để đón năm mới thật xôm. Chớ có đập vụn bát đĩa sành ném qua cửa sổ nhé, nguy hiểm cho người đi lại phía dưới lắm.
Câu số 8
Trong số đơn vị đo lường sau, đơn vị nào không được đặt theo tên người?
a. Jun (Joule)
b. Héc (Hertz)
c. Hec-ta (Hektar)
d. Ăm-pe (Ampere)
Đáp án: 8c
Câu số 9
Vào đêm giao thừa để chuẩn bị đón năm mới, phụ nữ nhiều nước trên thế giới thường chọn màu đỏ cho loại trang phục nào để mang lại hạnh phúc?
a. mũ
b. bít-tất
c. áo sơ-mi
d. đồ lót
Đáp án: 9d
Câu số 10
Để thực hiện được môn thể thao nào sau đây, người ta cần khoảng thời gian xấp xỉ như ánh sáng đi từ mặt trời tới trái đất?
a) 100 m bơi bướm
b) 500 m trượt băng
c) 3000 m chạy vượt rào
d) 20 km đi bộ
Đáp án: 10c
Thời gian ánh sáng đi từ mặt trời đến trái đất là khoảng 8 phút, và trung bình các vận động viên cũng cần khoảng thời gian này để thực hiện nội dung 3000m chạy vượt rào.
Câu số 11
Nhện có bao nhiêu mắt?
a) 2
b) 4
c) 6
d) 8
Đáp án: 11d
Cảm ơn nhà cvn đã cung cấp hình ảnh rất trực quan sinh động cho chiếu Ấy.
Câu số 12
Trong suốt năm qua, điều nào khiến mọi người quan tâm nhất và hay hỏi nhất trong diễn đàn?
a. Sơn TT có bao nhiêu ống kính?
b. Công chúa arvil77 hiện sống ở đâu?
c. Phượt là gì?
d. Đại Vương là ai?
Đáp án: 12c
Câu hỏi này không hỏi từng người quan tâm đến vấn đề nào trong bốn vấn đề trên, mà nhằm tổng kết điều mà tất cả các thành viên hay hỏi nhất trong diễn đàn năm qua. Cả 4 câu hỏi đều hay được đặt ra nhưng tần suất nhiều nhất vẫn là: Phượt là gì? Còn có hẳn 2 topic về điều này cơ mà.
Câu số 13
Người ta vẫn nói tháng Chạp giáp Tết là tháng củ mật và phải tăng cường đề phòng trộm cắp, vì sao lại gọi như thế?
a. ngày trước củ mật là một loại nông sản đáng giá, có thể đổi nhiều vật dụng giá trị dùng cho dịp Tết, rất dễ bị mất trộm
b. chẳng có nghĩa gì cả, gọi lâu ngày thành quen mà thôi
c. chưa có cách giải thích nào xác đáng
d. ngày trước tháng giáp Tết có nhiều trộm đạo, các tuần đinh phải tăng cường củ soát cẩn mật, nên có tên gọi thế
Đáp án: 13c
Không có loại củ nào là củ mật, cũng không hẳn là do củ soát cẩn mật => củ mật. Nói chung các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và các nhà văn gạo cội cũng chưa tìm được cách giải thích xác đáng. Tuy nhiên chúng ta luôn phải tăng cường đề cao cảnh giác trong tháng giáp Tết này. Đề nghị cả nhà ăn mặc xấu hơn, dùng túi cũ có khóa cẩn thận, không nghe điện thoại khi ở ngòai phố mà không phải trong ô tô, túi xách nên để trong cốp xe, nhà cửa đi đâu phải kiểm tra trước khi đi, đóng cửa sổ khi đi ngủ …
Câu số 14
Phụ nữ Brazil thường chọn mặc quần áo bên ngoài màu gì vào đêm giao thừa? Vì sao họ lại chọn màu đó?
a. màu trắng
b. màu xanh da trời
c. màu đỏ
d. màu đen
Đáp án: 14a
Phụ nữ Brazil mặc quần áo ngòai màu trắng vào đêm giao thừa để tôn thờ Nữ Thần Biển Yemanjá - người bảo trợ cho sự sinh nở, ngoài ra màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết về tâm hồn và hòa bình.
Câu số 15
Thuốc pháo cổ truyền ngày trước ở Việt Nam làm từ nguyên liệu chính nào?
a. Phân dơi khô, tro bếp
b. Than hạt quả xoan, hạt quả găng và hồng hoàng đỏ
c. Thuốc súng, thuốc nổ
d. Bột than củi, lưu hùynh, diêm sinh
Đáp án: 15b
Thuốc pháo cổ truyền ngày trước ở Việt Nam được làm từ than hạt quả xoan hoặc gỗ xoan, hạt quả găng và bột hồng hoàng là chất dẫn cháy, trộn lại phơi khô làm thuốc. Thuốc pháo theo công thức này được quấn với giáy bản trắng và giấy báo quét phẩm màu đào cả hai mặt, giấy làm ngòi pháo được kén từ thứ giấy dó thật dai và đanh mặt, nên pháo ngày trước cho tiếng nổ giòn, khói pháo thơm ngan ngát, xác pháo màu hồng điều hây hây rơi xuống như cánh hoa đào bích. Không ai bị thương vì đốt pháo hay làm pháo, và không ai phải hắt hơi xì mũi vì pháo thuốc súng khét lẹt và làm đen nham nhở cả khoảng tường. (Xem Chuyện cũ Hà Nội, tập 1, Tô Hòai, NXB Hội Nhà Văn, trang 320).