What's new

Khẩu ký về Đài Loan-Taiwan-Republic of China-TWN

1. Từ sân bay Đào viên-Taoyuan

Có lẽ TWN là ‘nước’ duy nhất mà sân bay quốc tế Đào viên-Taoyuan (ở tỉnh Taoyuan, không nằm ở thủ đô Đài Bắc-Taipei city) có chữ hướng dẫn bằng tiếng Việt rất to để hướng dẫn người …lao động đi cho đúng, bên cạnh dòng chữ tiếng Anh, China. Hạ cánh ở Taoyuan, có cảm giác như ở nhà mình mất rồi.

Bắt đầu lên máy bay của VN airline hay EVA,… của TWN thì thấy như đi chợ, hay đi tàu hỏa nhà mình, người Việt đi lao động ở TWN hay về Việt Nam đều vui vẻ hết mình. Phần lớn trên máy bay là dân ta đi xuất khẩu, lao động... Chẳng thế mà giữa VN và TWN đã phải mở thêm chặng từ Sân bay quốc tế Cần Thơ sang thẳng TWN, đồng bào mình ở miền Đông Nam Bộ đi TWN rất nhiều. Tình hình trên máy bay căng đến mức mà mấy em tiếp viên VN airline mặt mày cau có, quát nạt những người đi máy bay như ở chợ trời. Thế cũng phải. Người lao động ta lên máy bay mà như đi chợ, cầm túi, cầm mũ, khoác balo,… nói chung lếch thếch lắm; lại thêm cứ đi lại, tìm chỗ và nói oang oang gọi nhau trong máy bay. Được cái, mấy tiếp viên mắng không thương tiếc nhưng họ nghe và vẫn không cãi lại hay gây sự thêm. Mọi chuyện trên máy bay rồi cũng qua.
Trên máy bay, nhìn xuống khi chuẩn bị hạ cánh thì cũng đẹp như mọi nơi khác, bờ biển xanh, nhà cửa… Hạ cánh ở Đào viên-Taoyuan, thấy ngay người đứng ở cửa ra máy bay cầm biển viết tiếng Việt để hướng dẫn quân lao động nhà ta đi cho đúng chỗ, kẻo lại lạc đường. Ai không thuộc thành phần “lao động chân tay” thì cứ đi thoải mái, đừng nhìn biển đó làm gì. Dọc đường ra cửa ga còn thấy rất nhiều biển tiếng Việt khác, cứ tưởng là sân bay ở Việt Nam.


attachment.php

Nhìn từ trên máy bay


Tại Đào viên-Taoyuan, nếu transit thì có thể nghỉ tại khách sạn ở sân bay, giá rất rẻ, mặc cả thoải mái, đến khi nào được, hợp lý thì ở. Những ai transit qua đây thì cố gắng nghỉ ngơi, khách sạn phòng hạng 3-5 sao, có khi một người thuê, nhưng nhiều người nghỉ cũng được... Nhà ga sân bay Taoyuan cũng nhỏ, cũng có thể mua đồ ở sân bay. Tuy nhỏ, nhưng thấy nhà ga còn có cả vườn trẻ để trẻ con vui chơi trong lúc chờ.

Từ sân bay Taoyuan về trung tâm Taipei, có nhiều lựa chọn, rẻ nhất là bus thì phải. Ra khỏi chỗ quầy nhập cảnh, đi bộ và hỏi mấy police, nhân viên nhà ga là đến chỗ bán vé. Nhưng chỉ cần chú ý sẽ thấy người Việt rất nhiều ở phòng chờ, nên có khi cứ hỏi tiếng Việt bất kỳ ai đó là sẽ có người Việt hướng dẫn đi mua vé để về các nơi. Giá vé khoảng ~120 Đài tệ (không nhớ chính xác, hình như 125 tệ x ~700VNĐ…) là lên xe bus về nhà ga trung tâm-Taipei Main Station, đây là nhà ga cũng khá đặc biệt ở TWN. Từ sân bay về trung tâm Taipei khoảng 30 km, đi mất ~50’, phần lớn là đường cao tốc, nếu đi taxi chắc mất >1000 tệ và không nên đi làm gì. Hiện đang có dự án làm tàu điện ngầm (MRT) nối thẳng trung tâm-Taipei Main Station đến sân bay. Nếu làm xong MRT này chắc sẽ đi mất khoảng 15’ và rất thuận lợi. Nhà ga Taoyuan có 2 terminal, đang làm terminal 3. Khi đi về thì phải nhớ Terminal mấy để bảo lái xe báo lại cho mình, khoảng cách cũng không phải quá xa nếu nhầm. Trên đường bus về nhà ga, cũng sẽ đỗ dọc đường ở các trạm. Từ Taipei ra sân bay: Nhà ga bên cạnh nhà ga chính-Taipei Main Station đến sân bay Taoyuan vẫn bắt xe bus dạng này để đi, dọc đường bus cũng đỗ nhiều trạm nữa.


Ở nhà ga sân bay hay nói chung ở các điểm đến trên đất TWN, các bạn tranh thủ lấy bản đồ các loại, có rất nhiều bản đồ, và cầm bản tiếng Anh. Bản đồ cả TWN, các vùng, thành phố, và các loại bản đồ riêng cho các khu vui chơi, thăm quan hay di chuyển bằng MRT (mass rapid transit) , THSR (Taiwan High Speed Rail) hay tàu, bus thông thường; thêm vào đó là các quyển sách giới thiệu các chương trình nghệ thuật, triển lãm,... Nói chung đủ hết và lấy thoải mái, trong đó rất chi tiết. Như vậy sẽ không phải mang bản đồ TWN làm gì cả.

Lúc này thì mọi thứ khá dễ dàng ở TWN. Tôi không biết tiếng China, nhưng vẫn bay tới và du lịch bụi vòng quanh TWN.

Trước khi đến TWN, tôi đã biết ở Châu Á thì JPN, KOR và TWN là 3 nước giàu nhất, siêu nhất (con rồng Châu Á), về mức sống có thể ngang ngửa với những nước như Mỹ, Úc, một số nước giàu mạnh ở Châu Âu; rồi được giáo huấn về văn hóa ‘tư bản’ , rằng có thể bị sốc văn hóa, dù cũng được nhấn mạnh rằng người Đài và Việt có nhiều nét tương đồng, hơn cả với người China. Những cái này sẽ được cảm nhận dần dần trong những ngày ở TWN.


attachment.php

Cảm nhận về giá rất rẻ ở tầng hầm của Taipei Main Station
 
Last edited:
2. Nhà ga trung tâm-Taipei Main Station:

attachment.php

Phần nổi của nhà ga-Tên ghi là Taipei Railway Station


attachment.php

Bản đồ phần dưới mặt đất của Taipei Main Station


Đây là nhà ga trung tâm của các loại phương tiện vận chuyển, trừ máy bay, tàu thủy. Ở các tỉnh thành phố khác cũng có một nhà ga như vậy, tuy nhiên do xây dựng vào các thời điểm khác nhau nên cũng chưa thể tập trung các loại phương tiện vào chung một nhà ga như ở Taipei Main Station này, ví dụ ở các nơi khác thì đường sắt cao tốc THSR sẽ có một nhà ga riêng, cách khá xa các nhà ga của oto, tàu, nhưng họ bố trí xe bus miễn phí vận chuyển giữa các nhà ga, do vậy các phượt yên tâm về chi phí. Đây là một tòa nhà hình vuông rộng, xung quanh có thêm các bến xe oto phụ thêm đi đến các vùng, mỗi vùng là một nhà ga.


attachment.php

Người nằm ở dưới Taipei Main Station (không phải cá biệt)


Tầng trệt là bán vé xe oto,… các tầng dưới là tàu hỏa, tàu điện ngầm MRT, đường sắt cao tốc THSR, như vậy khoảng 3-4 tầng ngầm, đi không khéo thì cả ngày ở dưới đó và không ra khỏi nhà ga. Nhà ga này phải đến hơn 20 cửa đi lên-xuống, rất rộng, và bị lạc lối là rất dễ. Dưới tầng hầm là hệ thống siêu thị hàng hóa, hàng ăn đầy đủ và đông đúc người đi lại, hàng hóa ở đây giá rẻ vì không nhãn mác, muốn mua xịn phải lên mặt đất. Học sinh cấp 2 hay 3 cũng thường sử dụng tầng hầm để tập nhảy kiểu hiphop, dance sport. Trên mặt đất, xung quanh bán kính nhà ga này khoảng 1km, thậm chí hơn, là các tòa nhà văn phòng, siêu thị, nhà nghỉ…, nói chủng đủ hết. Muốn mua gì cũng có ở đây, ở kiểu gì cũng được. Đây có thể coi trung tâm của trung tâm.


attachment.php

Mua đồ giá rẻ siêu rẻ dưới tầng hầm Taipei Main Station


attachment.php

Ngăn đường phục vụ ...biểu tình


Cách không xa nhà ga này là Dinh tổng thống và xung quanh đó là trụ sở cơ quan nhà nước. Vào cuối tuần nào cũng có biểu tình, ít thì đi lại lặng lẽ, giơ biểu ngữ, còn đông thì dùng loa làm hiệu, sau đó người biểu tình hô vang, nhưng biểu tình hò hét thường thấy vào ngày nghỉ và đi theo con đường do cảnh sát đã quy định. Chỗ biểu tình cũng được cố định luôn, cách nhà ga khoảng 1km, có xe đỗ quanh năm như xe của truyền hình lưu động ở nhà đi làm sự kiện nào đó. Lúc đầu nghĩ tưởng chỉ là có biểu tình mới có xe này, sau thấy nó chết gí ở đó, và đoạn phố đó là nơi cho người biểu tình tụ tập. Còn người biểu tình đứng trước cửa các trụ sở biểu tình cũng là chuyện thường, họ dùng cả loa, nhưng luôn có cảnh sát đứng xung quanh. Thỉnh thoảng trên báo ở ta cũng đưa tin về chuyện biểu tình, mặc áo tắm đi diễu…

attachment.php

Dinh Tổng thống TWN


Quanh ga trung tâm có thể thuê chỗ ở các loại, từ năm sao đến không sao. Có rất nhiều chỗ có thể thuê, chỉ là phù hợp với túi tiền của mình không, tất nhiên càng xa nhà ga thì càng rẻ nhưng cũng tùy, vì đã là ở thủ đô thì không có chuyện rẻ được. Nhưng khi thuê thì nhớ hỏi có ăn sáng không, vì nhiều nơi không có, dù ăn ở TWN không đắt. Các khách sạn dạng như nhà nghỉ của mình rất nhiều, nằm xen kẽ với cửa hàng, cũng rất khó nhận biết nếu không tinh mắt, thường đã được đặt chỗ trước, người TWN ở các tỉnh khác về chơi đã thuê hết. Nói chung, nếu cứ đến được nhà ga trung tâm Taipei Main Station thì có thể yên tâm, khó gì cứ hỏi police là xong, hoặc hỏi người dân ở đây. Nhưng trên đường, trong cửa hàng đều sẽ rất đông, từ khoảng 8am đến 11pm người đi đầy đường, cửa hàng 7/11 mở 24/24 nên không sợ đói, còn đồ ăn nhanh Mac Donal nữa... Trung tâm Taipei thì đâu cũng có hàng ăn. Nói chung nên thuê chỗ ở gần nhà ga này để tiện cho di chuyển trong thời gian ở TWN. Nhà ga trung tâm này cách Taipei 101 khoảng 3-4 km.


attachment.php

Đối diện ga là tòa nhà (~45 tầng?), rất dễ nhận biết, đây cũng là siêu thị lớn ở các tầng dưới


Khi xe oto từ sân bay Taoyuan về đến Taipei Main Station thì sẽ đỗ ở cửa phía sau nhà ga (không rõ là cửa North, South, West hay East), có rất nhiều taxi đỗ ở đấy để đón khách. Bạn có thể lên taxi và đưa địa chỉ nơi muốn đến, giá không cần mặc cả (95% là như vậy), yên tâm mà đi. Nhưng lưu ý: Nếu muốn tiết kiệm nhất và bạn ở quanh trung tâm Taipei city thì bạn kéo vali và đi xuống tầng hầm nhà ga để đi bằng MRT (tàu điện ngầm), vì tùy nơi đến, giá chỉ 10,20,50…tệ (x700VNĐ), giá cực rẻ, chỉ mỗi tội phải kéo đồ nặng. Nếu chưa quen thì sẽ dễ bị lạc lối ở Taipei Main Station rộng lớn và đông đúc, nên đi taxi là ổn nhất. Nếu đi tiếp đến các vùng, tỉnh khác của TWN thì bạn cũng đi vào tòa nhà Taipei Main Station hoặc đi bộ sang nhà ga khác gần đó để mua vé oto, tàu, tàu cao tốc (vì họ bố trí mỗi nhà ga bán vé đi vùng khác nhau, kiểu phân vùng bắc, nam, đông, tây).

Trong nhà ga Taipei Main Station có nhiều nơi để hỏi thông tin, nói chung các địa điểm công cộng, nhà ga, thắng cảnh,… ở TWN thì rất nhiều bốt thông tin để hỏi. Bạn nên đến đó hỏi, tiếng Anh cũng tốt, và nhớ lấy bản đồ, quyển hướng dẫn nếu bạn chưa có.

Quanh nhà ga trung tâm này còn rất nhiều chuyện để kể… Ví dụ: Có thể ở đây mua các loại đồ, từ cao cấp đến thấp cấp, giá mặc cả vô tư, nhưng nói chung ít bớt, vì bán khá đúng giá và so với những nước khác thì lại rẻ, hàng đảm bảo đúng hãng yên tâm về chất lượng. Chuyện mua sắm sẽ bàn sau.
 
Last edited:
3. Đài Loan-Taiwan-Republic of China-TWN

Dân số hay thời tiết,… về TWN thì bạn tìm trên mạng là có, hay các quyển giới thiệu về TWN được phát miễn phí ở khắp các nơi du lịch. Thời tiết các mùa ở Taipei tương tự như Hà Nội, còn Cao Hùng như Sài gòn, nhưng riêng nhiệt độ thấp hơn chừng 2-4 độ.

Nhưng đặc điểm phân bố dân cư mới hay. Theo điều kiện địa hình tự nhiên, TWN được chia làm 3 dải theo chiều dọc đất nước: dải dọc giữa là vùng núi đá (không phải đất), trung bình cao khoảng 3500m, bên trái là dải “đồng bằng” rộng, dải bên phải là “đồng bằng” diện tích hẹp hơn rất nhiều. Tạm gọi là đồng bằng chứ TWN toàn đá và sỏi, hai dải hai bên chỉ là bằng phẳng hơn thôi. Do vậy, gần 95% dân số TWN sống ở dải phía bên trái (phía Tây-West giáp CHN), chỉ 5% ở dải bên phải, một tỷ lệ đáng kinh ngạc.


attachment.php

Địa hình TWN: Dải ở giữa là núi đá cao chạy từ Bắc xuống Nam


attachment.php

Độ cao của núi



Và hệ thống giao thông phát triển mạnh ở dải phía Tây giáp với CHN, ở đó có đường sắt cao tốc THSR (~300km/h) từ Taipei đến Kaohsiung (Cao Hùng). Còn dải phía Đông-East thì chỉ tàu bình thường (như tàu hỏa ở ta), ngay cả đường oto cũng kém phát triển hơn do địa hình là đá quá nhiều, cũng như đường sắt được đầu tư phát triển hơn, đi lại bằng đường sắt cũng nhanh, an toàn hơn. Hệ thống giao thông chỉ phát triển theo hướng Bắc-Nam là chủ yếu, hướng Đông-Tây cũng có nhưng nguy hiểm vì địa hình, đắt đỏ vì nếu làm phải xuyên qua đá, nên nhà nước làm đường sắt là chủ yếu, đi men sát biển, đường bộ cho oto ít và thường người dân tự lái oto, còn các doanh nghiệp cũng ít khai thác; chỉ có ở phần nửa dưới đất nước là có đường oto và khai thác tuyến đi từ Cao Hùng (đi Cao Hùng thì nhớ đến Kenting, như là mũi Cà Mau) đến Đài Đông (TaiTung). Nhưng đi từ Kaohsiung đến TaiTung mất gần ngày (9am đến 3-4pm thì phải, tôi không nhớ chính xác), và đi không khác gì với vòng cung Tây Bắc ở Việt Nam cả. Ở phía miền trung Đài Loan (chỗ có địa điểm Sun Moon Lake-Hồ Nhật Nguyệt) cũng có đường bộ hướng Đông-Tây nhưng có lúc bị sạt lở, nếu không cũng nguy hiểm, khó đi. Do chỉ phát triển giao thông trên trục Bắc-Nam, đi du lịch Đài Loan thì hầu như chỉ có thể đi hướng Bắc-Nam mà thôi, đi đường nào về đường đó, muốn đi và về không trùng đường thì chỉ có cách đi một vòng quanh đảo. Tất nhiên là chất lượng đường bộ của TWN cũng rất tốt, trừ khi bị sạt lở. Vì dân số phân bố phía Tây nên mọi thứ cũng phát triển ở phía đó. Nếu phượt sang phía Đông (TaiTung-Đài Đông, Hualien-Hoa Liên) thì cũng buồn chán hơn những nơi khác, nhưng do dân ít nên vẫn còn thiên nhiên hơn…


attachment.php

Bản đồ hành chính: Kenting ở mũi phía Nam (như Cà Mau). Cố gắng đi từ đỉnh Bắc (phía trên Taipei) xuống Nam.


Đặc điểm địa hình tự nhiên, dân cư của TWN như vậy nên những khu và vùng du lịch, danh làm, thắng cảnh,…cũng theo đó mà hình thành nên và chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên này. Và nếu có chiến tranh với CHN chắc cũng nguy với TWN.

attachment.php

Trên đường từ Tây sang Đông


attachment.php

Sông cạn, chỉ còn trơ đá, không thấy phù sa


attachment.php

Bờ biển phía Đông là thế này, hỏi tại sao TWN đẹp?


attachment.php

Đến thành phố Đài Đông (Taitung)
 
Last edited:
4. Người Việt ở TWN:

attachment.php

Kết nối cộng đồng


Trước 1975, TWN còn kém xa Sài Gòn. Hòn đảo nhỏ bé này có rất nhiều người Việt ta sang làm việc, sinh sống, có thể nói đã đến thế hệ thứ 2 rồi, chuẩn bị là thế hệ 3 (không tính thế hệ sang trước 1975 hoặc vượt biên...). Nhiều người lao động đã nhập tịch, kéo cả con cháu họ hàng sang để học và làm việc ở TWN. Việc học đại học ở TWN cũng không phải khó do có rất nhiều loại trường ở TWN, Việt Nam cũng đang như vậy. Người Việt sang làm việc trong các nhà máy, công trường xây dựng, phần lớn tập trung ở ngoại ô Đài Bắc, ví dụ Đào Viên-Taoyuan (có sân bay), các tỉnh phụ cận, rồi ở Cao Hùng-Kaohsiung, Đài Trung-Taichung, Đài Nam-Tainam. Những người giúp việc hay chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện thì ở khu trung tâm hơn. Muốn gặp người Việt ở nội đô Taipei thì cứ đến bệnh viện, hay ra công viên sẽ thấy oshin chăm sóc người già, và vào các quán ăn… Ngoại ô Taipei, chỉ cần ngồi tàu (không phải là THSR-cao tốc) là sẽ gặp người Việt. Người TWN đi phương tiện công cộng thì im lặng, nhưng ta thì nói thoải mái.



attachment.php

Người Việt trèo cây xem văn nghệ ở TWN


attachment.php

2 ca sỹ ...


attachment.php

1 ca sỹ


attachment.php

Thế hệ Fx ở TWN


Các quán ăn ở nội thành Taipei, kể cả ở trong Taipei 101, cũng đều có người Việt làm phục vụ, nói chung quán nào cũng có cả, chỉ cần bạn tỏ ra kém ngoại ngữ là sẽ có người phục vụ Việt ra ngay. Ở Taipei 101 hình như có quán phở Việt, nhưng tôi chưa ăn bao giờ ở đó. Phục vụ ở quán có thể là sinh viên Việt đang đi học hay đang học tiếng China. Ở các tỉnh, thành phố khác thì gần các nhà ga cũng gặp rất nhiều người Việt bán hàng, làm tóc, vẽ móng, karaoke… Các nơi đó đều có biển đề bằng tiếng Việt nên dễ nhận ra. Có những siêu thị toàn hàng Việt mang sang nhưng nằm xa trung tâm Taipei. Người miền Bắc và Trung sang TWN làm công nhân là chính, tất nhiên là nam giới, còn người miền Nam-nữ thì lấy chồng TWN nhiều hơn, đây cũng là do đặc điểm tự nhiên của nước ta. Thu nhập bình quân người lao động khoảng 20.000-30.000 đài tệ/tháng, như vậy cũng là ổn định, đủ tiền gửi về nhà.

attachment.php

Gửi tiền dễ thôi


Người Việt, hơi quá, có khi ở đâu cũng có tật nhậu. Lao động nghỉ trưa ở công trường mà cũng thấy uống bia. Cũng hay là người Việt và người Đài nhìn bề ngoài không khác nhau nhiều, ngay cả con gái cũng vậy, chỉ một điểm khác biệt nhiều dễ nhìn ra là con gái Đài trang điểm rất nhiều, quần ‘đùi’ ngắn chỉ ôm đủ mông mà thôi… Chủ đề về người TWN sẽ trình bày sau.
 
Last edited:
5. Giao thông ở Taiwan:

Muốn phượt thì phải biết về hệ thống đi lại ở nơi đó thế nào. Ngoài chuyện máy bay, nếu muốn có thể đi, nhưng trên địa phận TWN thì nên quên chuyện đi bằng máy bay, trừ khi đi ra đảo thì chọn bay hoặc thuyền.

Để đi giữa các tỉnh, thành phố: Thuận tiện nhất có 3 loại sau: Đường sắt cao tốc-THSR (Taiwan High Speed Rail), tàu hỏa, bus. Bài này không nói về oto cá nhân. Chỉ cần đến được các nhà ga ở các tỉnh, thành là bạn có thể yên tâm đi phượt. Do dạng địa hình TWN như đã nói trước đây, nên tùy vào mỗi địa hình mà sẽ có loại phương tiện phù hợp cho người dân lựa chọn. Khám phá bờ Tây (95% dân số tập trung ở dải Tây) thì sẽ vui hơn, còn mạn Đông thì ít người (5% dân, thì phong cảnh thiên nhiên hơn, và có thể sẽ đẹp hơn, hoành tráng hơn). Cả 3 loại đều giờ giấc chính xác.

5.1. Về đường sắt cao tốc-THSR (Taiwan High Speed Rail):
http://www.thsrc.com.tw/en/index.asp


attachment.php

Đường sắt cao tốc (công nghệ Nhật)


Từ Taipei đến Kaohsiung (tuyến nằm ở bờ Tây), khoảng cách ~350km, đi nhanh khoảng 1g40’, chậm hơn thì hết khoảng 2g do đỗ nhiều ga. Tốc độ có thể đọc được ở bảng chữ trên tàu, có lúc đạt đến 285km/h. Nếu không muốn mất thời gian nhiều cho di chuyển thì bạn nên chọn loại này. Giá vé ~1500 tệ/chuyến Taipei-Kaohsiung, khứ hồi là ~3000 tệ x 700 VNĐ (giá vé tùy thời điểm, mua nhóm sẽ rẻ, hình như nhóm là trên 7 hay 9 thì phải), nếu đi gần như đến Tainan-Đài Nam hay Taichung-Đài Chung thì giá sẽ rẻ hơn. Giá tàu cao tốc ở TWN thuộc dạng rẻ hơn so với các nước có hệ thống này. Hệ thống THSR vẫn còn mới, tiếng China-Anh đầy đủ nên cảm thấy rất thoải mái.


attachment.php

Hướng dẫn trên ghế trong tàu THSR


attachment.php

Có thể theo dõi tốc độ bên trong tàu, bên cạnh những thông tin khác


Bạn xuất phát lúc 6:30am ở Taipei Main Station thì đến Kaohsiung (tên nhà ga Zuoying) khoảng 8:15am, đủ để ăn sáng, nghỉ, 9am vào làm việc. Cứ khoảng 5, 15 hay 20, 30… phút tùy theo giờ cao điểm là có một chuyến. Muốn về thì có thể muộn hơn, ví dụ có thể 9pm từ Zuoying để đến 11pm là ở Taipei rồi. Bạn có thể lấy quyển giới thiệu các giờ tàu THSR để biết chi tiết, nhớ để ý xem tàu này có đỗ tất cả các ga không. Từ nhà ga Zuoying đến trung tâm thành phố Kaohsiung phải đi thêm bằng tàu điện ngầm MRT qua mấy bến nữa, nhưng không đáng kể. Nhà ga tàu cao tốc và ga tàu điện ngầm nằm sát nhau nên chỉ đi bộ thôi để chuyển tàu. Lưu ý thêm có thể thứ 6 hay thứ 7 gì đó sẽ không có THSR từ Taipei đến Kaohsiung hoặc ngược lại; hay giờ tàu đi-về cũng được bố trí khác. Các phượt phải xem kỹ lịch THSR nếu không sẽ bị lỡ chuyến của mình, có khi phải ở lại thêm một hai đêm ở Taipei hoặc Kaohsiung vì không có chuyến THSR đi, vì nếu chọn đi oto thì mệt hoặc không thích. Giá vé có thể khá đắt nhưng nếu so mức sống TWN thì thế cũng rẻ rồi. Ở các nước có tàu cao tốc thì giá vé đắt hơn rất nhiều.


attachment.php

Đến Cao Hùng


attachment.php

Nhà ga Zuoying-Cao Hùng


attachment.php

Trên mặt đất


THSR do tư nhân làm BOT, đây là dự án BOT tư nhân nhiều tiền nhất thế giới (hình như). Đến 2009-2010 thì khủng hoảng kinh tế thế giới làm công ty này thua lỗ, nên Chính phủ TWN đã phải tiếp quản hệ thống đường sắt cao tốc này. Kể cả lúc chưa thua lỗ thì giá vé nói chung là rẻ, chấp nhận được. Các tuyến đi nói chung khá đông, do có nhiều chuyến và rất đúng giờ nên không bao giờ kín chỗ. Trên tàu cũng có bán đồ ăn. Việt Nam muốn làm tàu hỏa cao tốc nên tham khảo kinh nghiệm TWN, đặc biệt là giá vé, còn nếu theo làm theo kiểu Nhật Bản thì chắc chắn sẽ phá sản.


attachment.php

Bên trong tàu cao tốc có khi cũng chẳng có ai
 
Last edited:
5.2. Xe bus đường dài:


Nên chọn xe bus để di chuyển giữa các tỉnh ở TWN, tất nhiên rẻ hơn tàu cao tốc THSR. Tần suất thời gian trung bình chỉ 15-30 phút/chuyến đến 1-2 giờ/chuyến, tùy địa điểm, lưu lượng khách đã được tính trước cố định. Giá vé dao động 200-1000 tệ (x700VNĐ) tùy tuyến, giờ đi. Nói chung bạn cũng không phải tính toán nhiều về giá vé. Đi cũng rất an toàn, vì lái xe cẩn thận.


attachment.php

Hướng dẫn tìm các loại xe trong nhà ga Zuoying ở Kaohsiung
(có tên hãng như Kuo-Kuang bus, Pingtung bus, cũng không có nhiều hãng)


Nhà ga trung tâm của mỗi tỉnh thường thì ga xe bus nằm gần với tàu hỏa (vài bước chân), thậm chí tàu điện ngầm nếu đã có tàu điện ngầm. Tuy nhiên, có tỉnh thì nhà ga cho tàu hỏa và bus lại cách xa nhau. Khi xuống tàu hoặc bus, nếu bạn muốn chuyển sang phương tiện khác thì có thể hỏi rất dễ dàng. Bạn nên xác định sẵn vị trí các nhà ga có gần nhau không trước khi đi hoặc xuống bến.


attachment.php

Trước khi xe đi, sẽ có người bán hàng ăn (ngô, bánh,...) lên bán đồ

attachment.php

Ăn xong có thể ngủ ngon dù chưa phải xe tốt nhất (Xe đi đường càng xa thì tốt hơn)


Hệ thống xe công cộng ở các thành phố TWN khá tốt, nói khá là vì xe bus tuyến hay công cộng nhiều nhưng toàn tiếng China ở các bến hay trên xe nên nếu không đọc được thì cũng chịu, nhưng có thể hỏi thoải mái luôn, người dân sẽ hướng dẫn bạn (họ có nền tiếng Anh cũng tốt, nhiệt tình), chỉ cần xem trước số xe bus để mình đi-về đúng, tránh phải hỏi nhiều. Xe bus đường dài có hệ thống ghế rất thoải mái, nhưng đừng ngủ quên, vì luôn phải hỏi người ngồi bên về địa điểm muốn dừng (cho họ xem bản đồ, tên tiếng China với điểm đến), nếu không có thể bị đi quá bến hoặc xuống sớm. Một điểm lưu ý nữa là luôn phải giữ cuống vé xe, vì có thể dọc đường dừng bến trung gian thì có người đi soát vé.


Xe bus loại đường dài cũng có thể chia làm 2 loại, loại xe to cho dân du lịch vẫn thường đi, và loại xe nhỏ như 10-12 chỗ để đi cho những nơi khó đi hơn, cũng như có tính kinh tế hơn, loại xe nhỏ hơn nữa cho dân làm kinh tế ở các điểm du lịch...

attachment.php

Xe loại nhỏ phượt đi Alishan (ở Chiayi, miền Trung Đài Loan)


attachment.php

Sương mù trên đường đến Alishan (ở Chiayi, miền Trung Đài Loan), không thể tiếp tục đi


attachment.php

Xe phượt ở Taroko Gorge (ở Hualien-Hoa Lien) ở bờ phía Đông-Đài Loan


Ở các bến xe bus cũng có đội quân 'cò mồi' nhưng không đông, họ cũng lịch sự mời thôi, họ mời xem và chọn chỗ ở là chính...
 
5.3. Tàu hỏa:


attachment.php

Tàu hỏa ở Đài Loan


Tàu thường (tàu hỏa-train) thì cũng rất đúng giờ, trung bình 5-15-… phút các chuyến, ra mua vé là đi ngay, ít phải chờ lâu, tất nhiên tùy giờ cao điểm hay không. Chú ý là tàu thường cũng có nhiều loại: Loại nhanh, loại chậm do đỗ nhiều ga, loại tàu địa phương chỉ trong phạm vi tỉnh (phải đổi tàu nếu đi tiếp), loại tàu nhanh xuyên tỉnh, vé ghi ghế ngồi và không có ghế...


attachment.php

Mua vé trong ga tàu


Loại dừng nhiều ga thì sẽ chậm, chủ yếu cho học sinh đi học, vì chỉ sau vài ga là học sinh xuống hoặc lên tàu. Loại tàu địa phương thì có khi không có chỗ ngồi hay tàu cũ (như loại tàu dừng nhiều ga), chạy cũng chậm, hay loại tàu vé ghi số và không ghi số ghế, vé không số ghế thì lên tàu nếu trống chỗ thì ngồi, loại này thấy học sinh hay mua, lên tàu đi khoảng chục một nhóm lượn khắp các toa tìm chỗ trống.
Giờ cao điểm mà tàu nhanh thì cũng đông và có thể phải đứng suốt, cả mấy giờ. Có tàu thì thấy loại toa như của tàu cao tốc, có tàu thì toa giống tàu điện ngầm, có toa thì ghế ngồi rất ít. Ngồi tàu này thì tốc độ chậm nên không thấy sướng như ở tàu cao tốc. Loại tàu này giá vẽ cũng rẻ do phục vụ quần chúng nhân dân lao động là chủ yếu.

attachment.php

Ngồi chờ tàu đến


Vé tàu thì có thể là vé riêng, nếu tuyến ngắn hoặc do hệ thống quản lý đã tích hợp thì bạn có thể chỉ là dùng thẻ quẹt qua máy khi vào và ra khỏi ga (không phải mua vé nữa), thẻ này có thể được dùng chung cho cả tàu điện ngầm, buyt, mua bán ở một vài nơi.


attachment.php

Kiểm soát vé trên tàu (nhớ là mình cứ giữ cuống vé trong tay)


Như buýt, hệ thống tàu hỏa vẫn dùng tiếng China, từ lúc mua vé đến xem cửa nào để đi lên tàu, số tàu, tên tàu,... nên khi gấp rất dễ nhầm nếu bạn không chịu khó hỏi, vì ghi vào ga, nếu ga nhỏ thì chỉ thấy 1 tàu, nếu 2 tàu đi 2 hướng khác nhau thì khó biết lên tàu nào; ga lớn hơn thì còn thấy nhiều tàu ra vào ga… Kinh nghiệm là phải biết tên địa điểm đến (chỉ 2-3 chữ Tàu), viết lên tay, ngay ở trên vé, cho vào điện thoại, sau đó gí rõ vào mắt của nhân viên hay khách đi tàu để hỏi và hỏi nhiều lần, kể cả khi ngồi lên tàu mà tàu chưa chạy.


attachment.php

Tàu loại đặc biệt trong khu du lịch, giá vé lại khá đắt (đến 50 hay 100 tệ/chuyến)


Nếu bạn đi các địa điểm gần (ví dụ từ Taipei đi Hsinchu city, hay trong thành phố ra ngoại ô) thì rất dễ mua phải tàu chậm (vì dừng nhiều ga) hoặc có khi tàu chất lượng kém (tàu địa phương), nói là kém nhưng vẫn hơn rất nhiều ở ta. Vì vậy, khi mua vé phải hỏi kỹ, đặc biệt là có ghế ngồi không, nếu không sẽ dễ phải đứng cả giờ trên tàu, hoặc bị chậm chuyến. Và tất nhiên phải giữ vé tàu để kiểm tra.
 
5.4. Tàu điện ngầm (MRT), tàu trên cao:

Hầu hết mọi người công nhận rằng, ở TWN, đặc biệt trong các thành phố, các loại phương tiện được phát triển bình đẳng như nhau: Đi bộ, xe đạp, xe máy, bus, taxi, tàu điện ngầm-MRT (Mass rapid Transit), tàu hỏa-Train, tàu cao tốc-THSR (Taiwan High Speed Rail) đều phát triển rất mạnh, đến Taipei thì sẽ rõ điều này.

attachment.php

Xây dựng tàu điện ngầm ở Taipei


Ở Taipei, Kaohsiung đã xây các tuyến tàu điện ngầm-MRT, ở Tainam, Taichung hiện nay cũng đang xây mới các tuyến tàu điện ngầm. MRT ở Taipei thì đông, còn có cả đường sắt trên cao (monorail), hiệu suất rất cao, còn Kaohsiung có 2 tuyến hình chữ thập (+), vắng lắm, nhà ga nhỏ, có giờ đi mà toa tàu chỉ có một vài người, quá lãnh phí, các bạn đi thử MRT ở Kaohsiung để cảm nhận rõ hơn.


attachment.php

MRT ở Kaohsiung


attachment.php

Trong một nhà ga ở Taipei


Đó là do dân thành phố còn ít, họ lại đi các phương tiện công cộng khác như bus, xe cá nhân nhiều hơn. Thủ đô Taipei có khoảng 2,5 triệu dân (coi là nội thành), vùng Taipei là ~6 triệu dân, MRT là rất cần. Nhưng Cao Hùng, thành phố đông dân thứ 2 ở TWN, chỉ khoảng 1,6 triệu dân mà đã có tàu điện ngầm, còn Đài Chung-~1,1 triệu, Đài Nam-~800.000 dân, thì kém phát triển hơn nhưng tàu điện ngầm vẫn đã và đang được xây dựng. Tổng dân số Đài Loan khoảng 25 triệu, khoảng trên 95% là người Hán, gốc Phúc Kiến di dân. Nói chung nó chứng tỏ rằng ‘nhà có điều kiện’, xây dựng tàu điện ngầm để 10-20 năm nữa cho dân hay …


attachment.php

Tàu điện trên cao ở Taipei


attachment.php

Ngoại ô Taipei, chụp khi ngồi tàu trên cao


Giá vé 20 tệ trở lên (chưa giảm giá, vì có thẻ cho học sinh, sinh viên... là giảm giá, sau giảm thì hình như còn 17-18 tệ), đi nhiều thì sẽ tăng nhưng không nhiều, đối với dân du lịch, kể cả bụi thì vẫn được coi là rẻ. Có thể mua vé trọn gói trong ngày để đi du lịch thành phố ở Taipei, Kaohsuing, nhưng có thể không cần, vì tự đi không bị khống chế sẽ hay hơn.

attachment.php

Trong nhà ga MRT có bốt kiểm soát, bán vé, nạp tiền, mua thẻ, hỏi đáp, lấy bản đồ...
(Làm ở đây có an ninh, có người làm theo giờ như sinh viên làm thêm, người già...)


Ở Taipei và Kaohsiung, đi chơi nội đô thì chỉ cần MRT, tàu điện trên cao (chỉ có ở Taipei), là đủ đến 90% các điểm cần đến trong nội thành, nếu thêm ra ngoại thành hoặc điểm xa hơn thì cần thêm buyt, hoặc taxi (nhưng hạn chế taxi vì sẽ đắt hơn nhiều). Nếu có xe máy thì tuyệt vời hơn, nếu không thì có thể kiếm xe đạp cũng được, nhưng đạp mệt. Nếu không có MRT, tàu điện trên cao mà thì đi xe buyt sẽ rất khó chịu do chỉ toàn tiếng China, còn ngược lại thì đi buyt sẽ hay hơn MRT.


attachment.php

Bảng chỉ dẫn các ga-giá vé, màu của các tuyến ở Taipei (số ở giữa ô tròn là giá vé, từ 20 tệ...)
 
5.5. Xe buýt, taxi, shuttle bus, cáp treo

Hai loại buýt và taxi thì dày đặc trong thành phố, nội đô cũng như cả ngoại thành, nội đô thì gần như kín. Ở Taipei có đường dành riêng cho buýt. Khi lên xe buyt thì phía trên đầu tài xế có dòng chữ (đâu là 3-4 chữ China): Nếu chữ đầu tiên sáng đèn thì phải trả tiền trước, còn thấy chữ cuối sáng đèn thì khi xuống xe mới trả tiền. Tiền trả phải là tiền xu, cũng chỉ khoảng 15 tệ là mức tối thiểu đi trong nội thành, sau đó tăng lên, học sinh sinh viên cũng được giảm giá, tối thiểu 12 tệ; nên tiện nhất là mua thẻ quẹt, cũng rẻ thôi. Nếu muốn phượt ngắm cảnh từ đầu bến đến cuối bến thì bạn tìm khoảng vài tuyến để đi, như vậy sẽ tham quan đường toàn thành phố nơi mình muốn, sẽ khám phá trên mặt đất nhiều hơn, ra cả ngoại ô, hay hơn so với dùng tàu điện ngầm và tàu trên cao. Nhưng bất tiện của buýt là bảng chỉ dẫn mới chỉ toàn tiếng China.


attachment.php

Đường riêng xe bus (bên phải ảnh)


attachment.php

Xe đi Taipei 101


Taxi ở Taiwan tập trung trong thành phố là chính, đặc biệt ở thủ đô Taipei, khu Taipei Main Station và Taipei 101. Taxi rất nhiều ở nội đô, rất nghiêm túc, ví dụ sơn toàn một màu vàng, hầu hết lái xe không biết tiếng Anh nhưng đều rất ‘lịch sự’, không có chuyện lấy giá cao, cứ theo đúng bảng giá, cũng không sợ bị lừa. Khi đi taxi thì bạn cần có bản đồ tiếng Anh, cả tiếng China để chỉ cho họ, hoặc name card địa điểm, có khi chỉ cần Tiếng Anh là họ biết chỗ mình đến, và hoàn toàn yên tâm (99%) về giá cả, ví dụ cũng chỉ ~200-300 tệ (x700VNĐ) cho 3-4 km, nếu cứ 3-4 người lên 1 xe thì rõ ràng rất rẻ, nhất là khi mưa, bão.


attachment.php

Xe chở rác (thỉnh thoảng vẫn gặp)


GDP của Đài Loan rất cao nhưng một số giá dịch vụ lại rẻ đến bất ngờ, chứ không tỷ lệ thuận với GDP. Chắc cũng do các loại phương tiện khác cũng nhiều không kém, kể cả đi bộ. Lái xe thì phóng hơi bị nhanh, cứ như ‘cướp’ dù đi trong trung tâm rất đông, họ đi như thế được vì mọi phương tiện đều chấp hành tốt luật giao thông. Nếu chẳng may quên đồ trên taxi, bạn yên tâm là có thể lấy lại được đồ, hoặc lái xe sẽ tìm đến bạn, hoặc bạn gọi cho tổng đài, sau đó yên tâm ở nhà nhận đồ thôi. Tất nhiên, bạn không nên thử với đồ giá trị cao.


attachment.php

Taxi ở đâu cũng chỉ màu vàng


Shuttle bus: Từ bến xe MRT ở Taipei, Kaohsiung, sẽ có shuttle bus chờ sẵn để chở khách đến những siêu thị hay tòa nhà lớn như Taipei 101. Loại này sẽ có chữ, nhưng cũng có 2 loại: Loại không phải trả tiền (ví dụ ở Kaohsiung, đi từ ga MRT đến siêu thị trung tâm Dream Mall?), loại vẫn trả tiền như xe buyt thường (đi từ bến MRT ở Tòa thị chính Taipei-Taipei City Hall đến tháp Taipei 101). Nhưng nếu biết đọc chữ hay các ký hiệu ở xe thì bạn sẽ biết đi loại xe không phải mất tiền, dù chỉ 10-15 tệ thôi. Từ tháp Taipei 101 đi về bến MRT thì có cửa riêng cho mọi người đi về, khoảng 15-30 phút sẽ có xe buyt to đến đón mọi người từ Taipei 101 ra tàu điện ngầm (MRT), khoảng cách ~2 km, bạn có thể ngắm cảnh thêm khi đi bộ. Ở Dream Mall (Kaohsiung) cũng có shuttle bus đón rag a tương tự, nhưng lưu ý là bạn phải xếp hàng, không phải đứng ở sát đường rồi lên xe khi xe dừng đón khách, và cửa đi khác với cửa đến.


attachment.php

Ở Dream Mall (Kaohsiung) có xe shuttle bus đón đi-về


Ở các tỉnh khác, nếu các nhà ga nằm cách khá xa nhau thì cũng có shuttle bus (không mất tiền) đón chuyển khách đi và về giữa các bến xe oto, tàu hỏa với bến của tàu cao tốc. Nhưng bạn cần phải hỏi ở các điểm thông tin bố trí ở mọi nhà ga, hoặc người dân Đài.


attachment.php

Cáp treo ở Wulai (Phía Nam thủ đô Đài Bắc)
 
5.6. Xe máy:

Xe số không nhiều, nhưng xe tay ga (scooter) là phương tiện chủ yếu trong nội thành ở các thành phố, nó nhiều không kém oto cá nhân, bus, taxi, đi bộ, đi MRT, và xe đạp. Họ đi xe máy cũng nhanh như đua xe, chạy ào ào. Bạn tưởng tượng khi đèn xanh bật, các phương tiện đều thi nhau mở hết ga để chạy, dù là nội đô hay ngoại ô, chỉ mỗi xe đạp là không thể.

attachment.php

Xe đỗ thoải mái phạm luật, công an cũng chẳng hỏi


Phượt ở TWN bằng xe máy là hay nhất, có thể vào mọi chỗ được. Nhưng nếu không có bằng lái thì bị bắt coi như hỏng, nếu con gái nước ngoài chắc dễ được bỏ qua, còn không nộp phạt hết, rất tốn tiền. Nếu thuê xe máy, thường có ở các địa điểm du lịch, thì chủ xe cũng chẳng dám cho người không bằng lái thuê, công an bắt được là miễn kinh doanh luôn. Nhưng nếu gặp may, phượter vẫn có thể thuê được và vi vu chạy, trường hợp này hiếm lắm, và cũng là quá liều.


attachment.php

Xe cho thuê


attachment.php

Phượt thuê xe


Giá thuê xe cũng rẻ và rất rẻ, và mình phải tự mua xăng, nói chung không phải so đo, còn mặc cả thì cứ thoải mái, họ không giận. Như đã nói người Việt (nam giới) và người Đài nhìn khó phân biệt nên vừa là điểm lợi và điểm hại khi công an tưởng là người Đài mà chặn xe hỏi chơi. Các phượt cần mang bằng lái xe (quốc tế) sang Đài để được tận hưởng cảm giác của phượt bụi đường. Nhưng nhiều người Việt, hình như quen ở Việt Nam, nên cũng chẳng có bằng lái dù ở nước họ cả chục năm.

attachment.php

Xe này phượt đua ở công viên (Kenting-Kaohsiung) thôi


Người Việt đi học lái xe oto, xe máy ở Đài Loan cũng nhiều, nhất là sinh viên vì còn thời gian rỗi, học cũng không tốn tiền như ở Việt Nam, được bằng lái xe có giá trị quốc tế, vì Đài Loan là “quốc gia” mạnh, thân Mỹ.


attachment.php

Ô chữ nhật cho xe máy rẽ


Ở ngã tư, chỗ dừng chuyển hướng cho xe máy có điểm đặc biệt hơn: Có hình chữ nhật giành riêng cho xe máy đỗ với trường hợp bạn cần rẽ trái ở ngã tư, bạn không được rẽ trái ngay vì ưu tiên cho đi thẳng khi đèn xanh bật. Ô này nằm góc phải đường, đứng trước vạch đi bộ, sau vạch đi bộ là các xe khác chờ đèn. Bạn vẫn đi thẳng theo đèn xanh bật, đỗ vào ô này-ô sẽ nằm bên phải của đường vuông góc (chính là đường bạn rẽ trái vào); sau đó chờ tiếp đèn xanh và bạn đi thẳng tiếp.


attachment.php

Xe phượt, có cả xe đạp-giá thuê...


attachment.php

Taxi rất nhiều nhưng xe máy vẫn hơn, đi thôi...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top