What's new

Lào 2014 tết ÂL 2014 ô tô 16 chỗ

Sorry các bạn, Chương trình bị hoãn lại do tôi có công việc đột xuất dịp tết này.

Xin mọi người thông cảm, hen chuyến đi vào dịp nghỉ lễ sau.




Kính chào các bạn qua tâm tới nước bạn Lào,

Ai cũng từng biết đến câu nói: Việt Lào hai nước anh em, tình sâu nghĩa nặng Hồng Hà Cửu Long

Do vậy, dịp tết năm nay, xin tổ chức 1 tour Việt Lào hữu nghị với những điểm đi chính là cố đô Luangprabang và vùng thượng Lào cùng với khu vực ngã 3 biên giới Lào - Miến - Tàu, khi về sẽ rảo qua ngắm lòng chảo Điện Biên Phủ, đồi chè, vườn mận Sơn La, Mộc Châu

Thời gian đi dự kiến là 6 - 7 ngày, tùy theo tình hình trên đường, có thể rút ngắn hoặc kéo dài tại các điểm dừng chân tùy theo yêu cầu mọi ng trong đoàn và cảnh đẹp tạị nơi đến.

Có thể đi từ sáng sớm mùng 2 tết ÂL và về tới HN tối muộn ngày mùng 7 hoặc mùng 8 tết

Phương tiện xe ô tô 16 chỗ, nhưng chỉ tốt đa là 14 người kẻ cả lái xe.

Kinh phí dự trù 5 - 5,5 triệu/người bao gồm tất cả các khoản ăn ngủ nghỉ, đi lại, vé thắng cảnh... có thể sẽ ít hơn nếu rút ngắn đc hành trình và ở nhờ đc biệt thự của bạn Lào bên Luangprabang

Đoàn sẽ họp 1 buổi để làm quen vào thời gian thích hợp sẽd thông báo sau và nộp trước số tiền là 500k để giữ chỗ + hợp đồng thuê xe

Lịnh trình tạm tính như sau, có thể thay đổi tùy theo điều kiện, yêu cầu của các thành viên:

1. Ngày 1: Hà Nội – Cẩm Thủy – Quan Sơn (QL217) - cửa khẩu Na Mèo – Sầm Nưa (QL6 Lào)

2. Ngày 2: Sầm Nưa – Muong Kham (QL6) – Phonsavan (Xiem Khoang) (QL7)

3. Ngày 3: Phonsavan – Luanprabang (QL 7)

4. Ngày 4: Luangprabang

5. Ngày 5: Luangprabang (QL13) – Pak Mong (QL13) – Oudomxay (QL13) – Luangnamtha (QL3)

6. Ngày 6: Luangnamtha (QL3, QL 2E) – Điện Biên

7. Ngày 7: Điện Biên – Sơn La – Mộc Châu – HN

Ai đi xin đăng ký qua PM trước với đầy đủ các thông tin như:

1- Họ tên
2 - Copy hộ chiếu trang có ảnh và có dấu (trang 2, 3)
3 - Địa chỉ nhà riêng
4 - Nơi làm việc
5- Email, số điện thoại

Cuối cùng: xin giới thiệu nhóm thường xuyên đi bằng xe ô tô từ ngày Box DL trên trang ttvnol.com còn hoạt động sôi nổi và k chạy xe máy, điều đó phù hợp với các bạn ngại đi xe máy
 
Last edited:
Đoàn đi có bao nhiêu người rồi hả bạn? Thời gian chính xác dự kiến đi là từ ngày mấy đến ngày mấy? Mình cũng đang muốn bố trí đi trong dịp tết này.
 
cho em một cục Bê tông hơi cứng, em theo đoàn xe máy nhưng bị out vì full đoàn mất roài:
Nguyến đưc Huy 1986, quê Vĩnh phúc, fb: [email protected].
em đang làm hộ chiếu phổ thông ở công an tỉnh, nhưng chắc là xong vì đang hẹn ngày lấy roài
01648888887 là số của em
 
Welcome tất cả :)

Thời gian đi dự kiến chính xác là 6 - 7 h sáng ngày mùng 2 tết để kịp qua cửa khẩu Na Mèo chiều còn kịp đi các nơi ở Sầm Nưa.

Còn nếu thay đổi sang hướng đi cửa khẩu Tây Trang thì có thời gian chụp ảnh mận đào Mộc Châu, đi thăm vài nơi ở Điện Biên Phủ và suối khoáng Uva
 
Xin giới thiệu sơ qua một số thông tin về các nơi sẽ đi.

Trước hết là Sầm Nưa, thủ phủ của tỉnh Huoaphanh.

Huaphanh (còn viết là Houaphan, tiếng Việt: Hủa Phăn, tiếng Lào: ຫົວພັນ) là một tỉnh phía đông của Lào, tiếp giáp với các tỉnh Luangprabang ở phía tây và Xiengkhuang ở phía tây nam, giáp với các tỉnh Việt Nam là Sơn La ở phía bắc, Thanh Hóa ở phía đông, Nghệ An ở phía nam. Tỉnh lỵ là Xamneua (Sầm Nưa).

Địa hình của Huaphanh chủ yếu là núi. Rừng che phủ phần lớn diện tích tỉnh. Sông Nam Ma chảy qua phần phía tây của tỉnh này. Điểm cực đông bắc của Lào có tọa độ 20○05' Bắc, 104○59' Đông ở Napao Banetao, Huaphanh.

Trước đây, Huaphanh từng là căn cứ kháng chiến của lực lượng cách mạng do Kaysone Phomvihane lãnh đạo. Một thời gian dài, tỉnh này còn có sự hoạt động chống chính phủ của các lực lưỡng vũ trang người Mông do Vàng Pao lãnh đạo.

Huaphanh trước thuộc vương quốc Bồn Man (tồn tại từ 1369 đến 1478), sau nhập vào Đại Việt cùng sự kiện Bồn Man thống nhất với Đại Việt từ năm 1479 đến năm 1893 và được gọi là Sầm Châu, Châu Sầm trực thuộc Ái Châu, Thanh Hóa. Năm 1893 khi người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương đã dựa theo địa hình và cắt tỉnh Huaphanh giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).

Tại trung tâm thị xã Sầm Nưa, đoàn sẽ đi thăm biểu tượng thị xã Sầm Nưa (Suan Keo Lak Meung Monument), thăm đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam và tượng đài tưởng niệm chiến tranh Lào, thăm bảo tháp, chùa Wat Phoxaysanalam một ngôi chùa đẹp và độc đáo tại thị xã Sầm Nưa, đi chợ Sầm Nưa...

Nếu dịp tết thuê đc xe 16 chỗ độ gầm cao thì sẽ đi lối cửa khẩu Pa Háng (Loóng Sập) tại Mộc Châu, Sơn La thời gian sẽ rút lại đc 1/2 quãng đường và tiết kiệm nhiều thời gian.
 
Đi chợ Sầm Nưa

Từ TP Thanh Hóa, sau một ngày vượt qua hơn 300 km đường đèo dốc, chúng tôi có mặt tại thị xã Sầm Nưa, thủ phủ của tỉnh Hủa Phăn (Lào). Sau khi xuống các bản làng heo hút, khó khăn của tỉnh để ghi nhận những hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ xứ Thanh trên đất bạn, chúng tôi có trọn một buổi chiều để đi chợ Sầm Nưa.

Thị xã bé nhỏ và bình dị này nằm yên bình trong thung lũng Sầm Nưa được bao bọc bởi lớp lớp lô nhô những núi là núi. Vì nằm gọn trong thung lũng, nên Sầm Nưa là một vùng tiểu khí hậu đặc biệt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một ngày. Buổi sáng ở đây thường có mưa lay phay với cái lạnh se se; buổi trưa nắng lên chói lóa, khoảng quá trưa thường có những cơn mưa giông chợt đến, chợt đi ào ạt; về chiều, tiết trời lại mát mẻ với cái nắng vàng ươm; còn đêm xuống, muốn ra đường, người ta phải khoác thêm tấm áo ấm cho đỡ lạnh, và khi ngủ thì phải đắp chăn bông…

Ở Sầm Nưa không có chợ xanh, chợ cóc như vẫn thường thấy ở các thành phố, thị xã của VN, mà mọi giao dịch kinh tế hầu hết đều diễn ra ở một khu chợ được bố trí nằm dọc theo hai bên bờ dòng Nậm Xam, với một bên chuyên bán hàng tổng hợp và một bên chuyên bán lương thực, thực phẩm.

Tôi được Pinh Chulakhon - nữ sinh viên người Lào (hiện đang học đại học ở VN mới về thăm nhà) dẫn đi thăm chợ và làm phiên dịch. Ấn tượng nhất với tôi chính là sự thật thà chân chất cực kỳ đáng quý của người dân Lào bình dị và mến khách…

"Tôi nói thách, sao... không trả giá?"

Chợ Sầm Nưa không có nhiều hàng hóa như tôi tưởng, chủ yếu là các sản phẩm thủ công truyền thống của người Lào, còn lại là hàng nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và VN. Vì đây là tỉnh có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng nhất của Lào, với những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao, nên nếu đi chợ Sầm Nưa mà không thăm quan các sạp hàng bán đồ thổ cẩm thì quả là một thiếu sót. Pinh dẫn tôi vào một sạp hàng chuyên bán đồ thổ cẩm lớn nhất chợ Sầm Nưa và không quên giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm gia truyền. Pinh bảo, hầu hết những phụ nữ nổi tiếng của Lào, đặc biệt là những người dẫn chương trình trên Đài truyền hình Lào đều mua vải thổ cẩm ở Sầm Nưa về may váy áo truyền thống. "Thổ cẩm Sầm Nưa cũng nổi tiếng không kém gì lụa Hà Đông của VN đâu nhé", Pinh nói thêm.

Cầm một tấm chăn thổ cẩm được dệt khá cầu kỳ, tôi nhờ Pinh hỏi giá. Bà chủ sạp hàng tên Malina cho biết giá mỗi chiếc chăn là 45 ngàn kíp. Nhẩm tính chỉ khoảng trên 100 ngàn đồng, tôi mua liền mấy tấm để làm quà. Bà chủ vừa gấp chăn cho vào túi vừa hỏi Pinh gì đó, rồi cả hai cùng cười. Ping bảo, chị ấy hỏi sao anh không trả giá, đây là giá nói thách thôi. Người VN hay nói thách mà… Tôi cười bảo giá thế này là hợp lý rồi, nhưng cuối cùng bà chủ cũng tự... bớt cho tôi với giá 40 ngàn kíp một tấm…

Kế đến, tôi nhờ Pinh dẫn sang khu chuyên bán đồ bạc. Bạc là loại trang sức không thể thiếu của mỗi người dân Lào, vì vậy các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc làm ăn rất phát đạt. Tôi mua một đồng bạc cổ to bằng lòng bàn tay với giá 100 ngàn kíp (250 ngàn đồng). Pinh hỏi: Anh mua để làm sưu tập à? Tôi cười bảo mua để cạo gió. Sợ Pinh không hiểu, tôi ra dấu cạo cạo vào cổ. Thấy thế người đàn ông bán hàng tên là Khansay Xayavong lắc đầu xua tay và vẫy vẫy tôi quay trở lại. Khansay giải thích với Pinh một lúc. Pinh ồ lên rồi bảo tôi lấy đồng bạc ra trả lại với lời giải thích: Khansay tưởng tôi mua đồng bạc để làm kỷ niệm chứ không biết là mua để cạo gió trị cảm, vì vậy mới bán đồng bạc này. Khansay không chắc đây là đồng bạc với 100% bạc nguyên chất, vì vậy sợ mang tiếng lừa đảo nên không bán nữa. Khansay bảo nếu muốn mua bạc một trăm phần trăm thì mình chỉ có bạc thỏi thôi. Cái này không chặt ra được, bạc cổ mà, giá đắt lắm… Khansay vui vẻ trả lại tiền cho tôi và luôn miệng nói câu xin lỗi, đồng thời hứa sáng mai sẽ mang đồng bạc hoa xòe bằng bạc nguyên chất đang cất ở nhà ra bán cho tôi để cạo gió, trị cảm…

Những món lạ và độc

Tôi thực sự "choáng" khi được Pinh dẫn sang bên phía bờ đông dòng Nậm Xam để đi chợ chuyên bán thức ăn ở Sầm Nưa. Choáng là bởi lần đầu tiên được chứng kiến những món ăn lạ và "độc" của người Lào được bày bán ở đây. Xen kẽ những sạp hàng bán thịt, lòng trâu, lòng bò và cả một dãy dài những măng là măng, là những món chuột khô, nhái xanh, bọ cánh cứng và các loài côn trùng na ná như bọ xít… Nhìn những con chuột khô nhăn nheo, nằm còng queo trên bàn, nói thật tôi hơi sờ sợ vì cái mùi lạ lạ của chuột xen lẫn mùi cá suối, mùi lòng bò... Tôi càng choáng hơn khi thấy những người đàn ông Lào đi xe Hummer, xe Lexus láng coóng bước xuống mua từng xâu chuột khô và nhái xanh cho vào xe mang về nhà... Thấy bộ dạng ngạc nhiên của tôi, Pinh cười bảo: "Đặc sản đấy. Ăn ngon lắm. Nhưng phải biết cách làm. Ở đây nếu là khách quý mới được mời ăn thịt chuột khô và nhái hầm măng. Chuột khô mà nướng lên uống bia thì còn ngon hơn mực nướng anh à"… Tôi cười, không tin lắm vào cái sự ngon của Pinh, nhưng thú thực tôi không đủ can đảm thử "nhắm" món này cho thỏa sự tò mò…
Ở chợ Sầm Nưa có cả một dãy chuyên bán các loại xương thú rừng để nấu cao. Những người bán hàng ở đây giới thiệu có đủ các loại xương từ hổ, báo, ngựa bạch, mèo rừng, xương khỉ... và đặc biệt còn có cả mật gấu khô, ngà voi, sừng hươu và sừng tê giác (!). Nhưng có một điều lạ là không hề có người dân Lào nào kinh doanh những món hàng "độc" này. Hầu hết các chủ buôn đều là người từ VN sang. Họ ăn mặc như người Lào và nói tiếng Lào như gió. Khách hàng mua xương để nấu cao chủ yếu là những người từ VN, Trung Quốc sang, còn người Lào thì hình như cũng không ham hố những món hàng để bào chế ra các loại "biệt dược" này. Tôi cầm một mảnh sừng tê giác khoảng 2 lạng, hỏi ông chủ bán hàng giá bao nhiêu. Ông chủ tỏ ra ngờ nghệch lôi máy tính ra bấm bấm, xong giơ cho tôi xem con số là 9 triệu kíp (khoảng 20 triệu đồng). Tôi nghiêng đi nghiêng lại, nói bừa là cái này không phải sừng tê giác, đồng thời yêu cầu được xem chiếc sừng khác. Bất ngờ vị chủ cửa hàng "người Lào" này "bắn" ra một tràng tiếng Việt, với thổ âm của vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa đặc sệt, quảng cáo về món hàng "độc" này. Anh ta bảo, cái này ở Lào bây giờ cũng rất hiếm, để lấy được hàng, anh ta phải lặn lội sang tận Miến Điện mới mua được (!). Tôi và Pinh cùng phì cười bỏ đi, liền bị vị chủ cửa hàng này chửi rủa với những lời lẽ rất thiếu văn hóa, khiến tôi cảm thấy thật xấu hổ với Pinh…

Pinh bảo: "Ngày trước đi chợ Sầm Nưa không bao giờ phải trả giá, vì ai cũng thật thà, bán mua đúng giá, nhưng những năm gần đây có nhiều người VN, Trung Quốc sang làm ăn buôn bán nên người Lào cũng dần "học" được cách nói thách và trả giá khi mua hàng. Kể cũng... vui anh nhỉ". Tôi cười, chẳng biết phải nói sao trước cái sự hồn nhiên của cô gái Lào tốt bụng…
 
Cho mình đặt gạch 3 suất 1 nam 2 nữ nhé. Nhưng có thể lùi đến sáng mùng 3 âm đi đc ko? Thanks. bạn chủ topic vui lòng cho xin fb, or contact với. Thanks.
 
em xin số anh chủ thớt với, anh ko đăng số em ko điện được, nên ko trao đổi được gì. em đặt gạch cứng nhé, thông tin em chốt ở trên roài, em đang huẩn bị hộ chiếu . anh nt vào fb hoặc fb giúp em với
em xin được hộ chiếu phổ thông rồi, hẹn mấy hum nữa qua công an tỉnh lấy, Bác chủ thớt cho em cái thông tin lại xem có nhận người hay ko? để em chuẩn bị chứ. Bác moang con Bỏ chợ quá
(NO)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,554
Bài viết
1,153,641
Members
190,119
Latest member
mksportstop
Back
Top