What's new

Lễ hội Cafe Buôn Mê Thuột

Nhà em vừa mới đi lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, xin có vài hình chia xẻ với các cụ. Festival Cafe là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên :

A1-20_zps7045b019.jpg


Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.Tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình bằng bê tông:

A2-19_zps93384ddc.jpg


Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều cây cổ thụ trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh:

A4-21_zps7071bd04.jpg


Cây Kơnia mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa:

A3-19_zpsbcff0688.jpg


Sau khi lượn một vòng thành phố, em quyết định đi thăm quan thác Đray Sáp.Thác Đray Sáp là một thác nước trên dòng sông Serepôk, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam. Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng:

A12-13_zps42f6f161.jpg


Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét nhưng giờ đây có rất nhiều thủy điện được xây dựng nên thác chả còn bao nhiêu nước:

A6-18_zps7bf0e597.jpg
 
Last edited:
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.Tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình bằng bê tông:

A2-19_zps93384ddc.jpg
Tê 54 bác nhé. Ông già em lính thiết giáp nên nhà em cũng ngâm cứu sâu ba cái vụ này
 
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, cây cà phê đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này:

A7-16_zps7787d8f0.jpg


Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột:

A12-13_zps0932174b.jpg


Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các tiết mục văn hóa nghệ thuật trong đêm khai mạc rất ấn tượng:

A4-21_zpsd0c7064c.jpg


Những thiếu nữ dân tộc với những điệu múa lôi cuốn, mê hoặc:

A11-12_zps3d4ca1c6.jpg


Tây Nguyên là một vùng đất tuyệt vời, với những cô gái Tây Nguyên xinh đẹp:

A1-20_zps2608dd95.jpg


Những thiếu nữ M Nông trong bộ quần áo thổ cẩm rất riêng, rất duyên dáng:

A8-14_zps2b598271.jpg
 
Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều cây cổ thụ và đặc biệt có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh:

A4-21_zps7071bd04.jpg

Hình như bạn nhầm ! Đây là một trong hai cây long não cổ thụ trong khuôn viên Nhà Bảo tàng các dân tộc ( Biệt điện Bảo Đại )..

P1000100_zps2a55d8be.jpg


P1000101_zps97dac6cf.jpg
 
Ngày hôm sau nhà em đi buôn Đôn chơi, buôn Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng:

A15-14_zps7065acd6.jpg


Nổi bật nhất ở đây là cây cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của buôn Đôn:

A11-12_zps61714de9.jpg


Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepok. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằn trên cây. Khi đi trên cầu, cái cảm giác lắc lư rất thú vị:

A5-18_zps159bdcdb.jpg


Nhà em cũng làm một tour cưỡi Voi 30 phút vượt sông Serepok, một lần không thể nào quên:

A19_zpsbab46c5b.jpg


Ra khỏi đảo tôi đi thăm quan nhà sàn cổ, nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, trước đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt:

B7-5_zps7ae3e731.jpg


Trong nhà còn trưng bày rất nhiều công cụ săn voi của cụ Amakong để lại:
A24_zpsea280b7b.jpg
 
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, cây cà phê đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này:

A7-16_zps7787d8f0.jpg


Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột:

A12-13_zps0932174b.jpg


Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các tiết mục văn hóa nghệ thuật trong đêm khai mạc rất ấn tượng:

A4-21_zpsd0c7064c.jpg


Những thiếu nữ dân tộc với những điệu múa lôi cuốn, mê hoặc:

A11-12_zps3d4ca1c6.jpg


Tây Nguyên là một vùng đất tuyệt vời, với những cô gái Tây Nguyên xinh đẹp:

A1-20_zps2608dd95.jpg


Những thiếu nữ M Nông trong bộ quần áo thổ cẩm rất riêng, rất duyên dáng:

A8-14_zps2b598271.jpg

Đẹp lắm, nhưng không phải :"Nàng tên Châu Pha một Sơn nữ bông hoa núi rừng,đẹp xinh đơn sơ tình trong trắng cho đời ước mơ ", vũ công cả đấy !
 
Đêm hôm đó nhà em quyết định ngủ lại buôn Đôn, nhà em tham gia đêm lửa trại tại trung tâm buôn Đôn:

B1-6_zps1b55d1dd.jpg


Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả:

B3-2_zpse42e67b6.jpg


Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

B4-5_zpse1b26fc0.jpg


Ngoài cồng chiêng bằng đồng, bà con dân tộc còn chế tạo ra những loại nhạc cụ bằng tre, nứa để mang theo khi đi nương, rẫy:

B5-6_zps3e184cc5.jpg


Du khách cùng nhảy múa bên đống lửa với bà con dân tộc:

B2-6_zps4d3b78bd.jpg


Cuổi đêm lửa trại là màn giao lưu uống rượu cần giữa chủ nhà với khách:

B6-3_zps8125038d.jpg
 
Hồi sinh viên nhà em theo học tiếng Pháp ở 42 Yết Kiêu, suốt ngày la liếm trên thư viện. Nhà em đặc biệt mê mẩn mấy cuốn sách có hình ảnh về nhà mồ Tây Nguyên. Khi vào đến Tây Nguyên em lang thang ngay ra khu nhà mồ Tây Nguyên. Nơi có nhiều tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người:
A17-2_zps9972110b.jpg

Các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên là những tộc người có năng khiếu đặc biệt về điêu khắc gỗ, trình độ nghệ thuật tạo hình, trang trí rất phát triển:
A13-13_zps93069cd6.jpg

Những rừng tượng nhà mồ đã từng tồn tại làm nên dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật điêu khắc, thể hiện sự tài hoa, truyền thống nhân văn của các tộc người Tây Nguyên:
A16-13_zps919d3954.jpg

Trước đây nhà mồ Tây Nguyên được làm hòan toàn bằng gỗ nhưng cuộc sống hiện đại đã bê tông hóa, lăng mộ được xây bằng gạch:
A14-14_zps5a496b45.jpg

Ngôi mộ cổ ở buôn Đôn được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh, có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ:
A14-14_zpsc96f2f66.jpg

Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên. Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn.
A13-13_zps094ec602.jpg

 
Những thiếu nữ dân tộc với những điệu múa lôi cuốn, mê hoặc
Bác ThiênBảo nói đúng, mấy cô này là những diễn viên múa chuyên nghiệp người Kinh ở dưới xuôi lên đó
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,137,343
Members
192,622
Latest member
keonhacaidocsinn
Back
Top