What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Hãy thử xem các vị Thánh bất tử của người Việt ngự ở đâu quanh Thăng Long?

... Đến đời Lý, dân gian đã tôn thêm một vị nữa cho thành Tứ Bất tử, đó là Từ Đạo Hạnh, biểu tượng của tu hành, của Phật giáo. Từ Đạo Hạnh là người Thăng Long, nơi tờ chính là chùa Láng và chùa Thầy. Mãi đến đời Lê, người ta mới thay Thánh mẫu Liễu Hạnh vào chỗ của Từ Đạo Hạnh.

Như vậy, thành Thăng Long đã được các Thánh Bất tử của tâm linh người Việt bảo hộ từ bốn phía trong cả nghìn năm.

@ anh Chitto: Nguyễn Minh Không có được chính thức tính vào trong Tứ Bất Tử không ạ? Hay chỉ Từ Đạo Hạnh thôi và sau đó thay bằng Đức Mẫu Liễu. Thanks anh!
 
@ anh Chitto: Nguyễn Minh Không có được chính thức tính vào trong Tứ Bất Tử không ạ? Hay chỉ Từ Đạo Hạnh thôi và sau đó thay bằng Đức Mẫu Liễu. Thanks anh!

:), tôi cũng chờ câu hỏi này, giờ mới có Miên Nữ hỏi.

Nếu nói là "chính thức" thì không có ai cả, mà Tứ Bất tử chỉ là lưu truyền dân gian. Chỉ khi có sắc phong từ Triều đình thì mới là chính thức không thay đổi. Còn Tứ Bất tử là do tín ngưỡng dân gian, nên ai vào ai ra, ai có ai không rất thoáng, tuỳ thời gian và địa điểm.

Tôi cũng từng viết trong topic "Chùa đất Việt" là Quốc sư Minh Không cũng được xếp vào trong Tứ Bất tử, tương tự như Từ Đạo Hạnh, và tuỳ vào vùng miền nào tôn sùng vị Thánh tổ nào mà sẽ lấy vị đó.

Về Quốc sư Minh Không, sách cổ và cả lưu truyền dân gian rất hỗn độn giữa các danh: Nguyễn Minh Không, Khổng Minh Không, Dương Không Lộ, Không Lộ thiền sư... Có thuyết nói là hai người, có thuyết nói là một mà mang các tên khác nhau. Có thuyết đề cập Minh Không là Quốc sư chữa bệnh cho vua, lại cũng có thể là ông tổ nghề đúc đồng, dùng thần thông lấy đồng từ Trung Quốc về, lại cũng có thể là ông tổ của một loạt chùa vùng Nam Định - Thái Bình.

Dù trong thuyết nào thì Minh Không - Không Lộ cũng có tên tuổi và năm sinh năm mất tương đối rõ ràng.

Còn Từ Đạo Hạnh không bị nhầm lẫn với ai, và cá nhân tôi cảm thấy tính "huyền bí" của Từ Đạo Hạnh mạnh hơn. Đặc biệt là về huyền thoại Hoá thân của ông. Ông không chết, mà chỉ hoá từ kiếp Thánh sang kiếp Vua, và người ta tin rằng khi kiếp Vua hết, ông lại hoá trở về kiếp Phật. Vì thế trong chùa Thầy thờ cả ba kiếp của ông, với kiếp Phật ở giữa, là kiếp quan trọng nhất và cũng là kiếp trường tồn.

Như thế, với tâm linh dân gian, tôi thấy tính Bất tử của Từ Đạo Hạnh rõ ràng hơn. Vì vậy tôi đã chọn Từ Đạo Hạnh khi xét đến các vị Thánh hộ trì Thăng Long trong bài viết này.
 
Hồng Hà - Tản Viên, long mạch của đất Thăng Long

33258983.jpg
 
Thăng Long

Người ta nói rất nhiều về truyền thuyết Lý Thái Tổ khi đi thuyền từ Hoa Lư (theo sông Hoàng Long, nối sang sông Đáy, Châu Giang ra sông Hồng rồi ngược lên Đại La), đã thấy Rồng hiện lên, mà đặt tên thành là Thăng Long.

Khi viết bài này, tôi có ý nghĩ thêm một chút.

Vùng đất này gắn với chữ Long từ lâu đời rồi. Trước đó bên kia sông là Long Uyên, tức vực rồng, (có thể do kiêng huý Đường Thái Tổ là Lý Uyên) rồi đổi sang Long Biên, nghĩa là rồng lượn xung quanh, và đất Long Đỗ là rốn rồng trên núi Nùng.

Như thế, trong hàng trăm năm, con Rồng đó vẫn bị giam hãm. Đầu tiên là nằm dưới vực sâu, sau lượn trên sông, cuối cùng lên đến núi là hết. Nhưng ngay cả khi là Long Đỗ, thì cũng bị Cao Biền xây cái thành Đại La - nghĩa là cái Lưới lớn - vây bọc xung quanh giam giữ. Con rồng thiêng ấy bao thế kỉ phải nằm yên.

Đến khi Lý Thái Tổ dời đô, đã phá bỏ cái lưới kia, mà cho con rồng bay lên, mà lên trời thực sự, và có một Thăng Long đến ngày nay.
 
Người ta nói rất nhiều về truyền thuyết Lý Thái Tổ khi đi thuyền từ Hoa Lư (theo sông Hoàng Long, nối sang sông Đáy, Châu Giang ra sông Hồng rồi ngược lên Đại La), đã thấy Rồng hiện lên, mà đặt tên thành là Thăng Long.

Khi viết bài này, tôi có ý nghĩ thêm một chút.

Vùng đất này gắn với chữ Long từ lâu đời rồi. Trước đó bên kia sông là Long Uyên, tức vực rồng, (có thể do kiêng huý Đường Thái Tổ là Lý Uyên) rồi đổi sang Long Biên, nghĩa là rồng lượn xung quanh, và đất Long Đỗ là rốn rồng trên núi Nùng.

Như thế, trong hàng trăm năm, con Rồng đó vẫn bị giam hãm. Đầu tiên là nằm dưới vực sâu, sau lượn trên sông, cuối cùng lên đến núi là hết. Nhưng ngay cả khi là Long Đỗ, thì cũng bị Cao Biền xây cái thành Đại La - nghĩa là cái Lưới lớn - vây bọc xung quanh giam giữ. Con rồng thiêng ấy bao thế kỉ phải nằm yên.

Đến khi Lý Thái Tổ dời đô, đã phá bỏ cái lưới kia, mà cho con rồng bay lên, mà lên trời thực sự, và có một Thăng Long đến ngày nay.
một luận điểm khá thú vị, như vậy thì thì Lý Thái Tổ phải là thấy được con rồng bị kiềm hãm mà giải phóng, khiến cho vận nước được khai sáng, đất này được phồn thịnh, phải không bác Chít?
 
Cụ Chitto ơi cụ kiểm chứng lại cái thuyết này giùm em cái nhé.Hồi cụ Tổ Triều Khúc nhà em còn tại thế cụ có nói với em rằng. Trong khóa cúng xưa ở Tổ Đình Khê Hồi mà cụ là tổ thứ 7 thì chú thích rằng trong điện thần Việt Nam có 58 vị thần chính thức trong đó có tứ bất tử và ngũ bất diệt. Tứ bất tử gồm " Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đạo Tổ và Liễu Hạnh Thánh Mẫu" ngũ bất diệt gồm Nam Thiên Thánh Tổ Không Lộ Thiền Sư, Từ Đạo Hạnh Thiền Sư, Giác Hải Thiền Sư, Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương và đức Thánh Bối Khê. Tuy nhiên vì tháng 2 năm ngoái cụ viên tịch nên em chưa có dịp hỏi lại và kiểm chứng. Luôn tiện cụ giúp giùm nhé.
 
trong điện thần Việt Nam có 58 vị thần chính thức trong đó có tứ bất tử và ngũ bất diệt.

Tôi chưa được nghe về Ngũ bất diệt bao giờ, nên không dám nói về điều này. Theo tôi nghĩ, khái niệm "điện thần Việt Nam" gồm bao nhiêu vị thần thì cũng tuỳ nơi, tuỳ phong tục. Nếu như thống kê thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ thì cũng vài trăm vị rồi.

Tứ Bất tử được lưu truyền trong dân gian, và được ghi vào trong cuốn Hội Chân Biên và in ấn từ hơn trăm năm trước, nên trở thành quen thuộc với tất cả mọi người. Cuốn đó viết về các Thần chính của Việt Nam, chỉ có 27 vị thôi (tôi cũng chưa đọc nên không rõ là các vị nào).

Về 5 vị "bất diệt" mà bạn kể, tôi thấy có 3 vị đầu tiên vốn đã được thờ chung với nhau từ lâu, gọi là Lý triều Tam Thánh tổ, tượng thờ được làm thành bộ ba với nhau như chùa Lý Quốc sư, chùa La Cả, chùa Thầy, nghĩa là khá gắn kết. Hai vị đưa thêm, thì có Thánh Bối thuộc đời Trần, dù sao cũng gần gũi với ba vị trên vì cùng là người tu hành theo Phật, lại có màu sắc Đạo giáo, được thờ ở chùa. Riêng việc ghép Thánh Trần vào chỗ của bốn vị sư, cá nhân tôi thấy có hơi gượng ép chăng? Trần Hưng Đạo thì được tôn sùng còn hơn cả bốn vị kia nhiều, nhưng có lẽ không thống nhất lắm. Và tôn phong này có lẽ cũng không phổ biến.

Tuy nhiên, dân gian luôn có lý của dân gian, mà ở đây chắc tôi không thể hiểu hết được.
 
Quy mô thành Thăng Long

Sách cũ chép rằng Cao Biền đắp thành Đại La dài gần 2000 trượng, tức khoảng 6 km. Như thế thành này rộng khoảng bằng khu phố cổ ngày nay thôi.

Khi Lý Thái Tổ dời đô về, đã đắp lại thành với quy mô rộng hơn rất nhiều. Sách của ta không chép chi tiết về thành, nhưng có thể suy đoán được thông qua chính sử, các dấu tích còn lại ngày nay.

Thời Lý lấy thành cũ của Cao Biền làm trung tâm, mở rộng về phía Tây sát đến sông Tô Lịch, phía Đông sát đến sông Hồng. Có rất nhiều giả thiết, nghiên cứu của nhiều người về tường thành qua các triều đại, tôi không thể viết ra được hết, chỉ là sơ lược thôi.

Giả sử thành Thăng Long đời Lý, Trần, Lê có quy mô giống nhau, thì với các dấu tích còn lại, thành sẽ có hình dáng như bên dưới đây, với căn cứ là bản đồ Hồng Đức đời Lê và cả trên thực địa.

Khu hoàng thành màu vàng, lấy núi Long Đỗ làm trung tâm, phía Bắc sát sông Tô Lịch (cũ), đến ngã ba Tô Lịch - Thiên Phù (Bưởi) vòng xuống đến Cầu Giấy, theo đường Đê La Thành đến ô Chợ Dừa, tiếp đến nút Kim Liên, nối sang cuối Trần Khát Chân ra đên Nguyễn Khoái rồi theo đê sông Hồng lên tận Yên Phụ.

Trong các đoạn thành đó, ngày nay vẫn còn thấy khá rõ hầu hết, chỉ có đoạn phía Nam đã bị san bằng, thành đường Đại Cồ Việt và Trần Khát Chân.

Lại có một đoạn thành chạy dọc Giảng Võ đến Nguyễn Thái Học, vòng phía nam Hoàng thành sang phía đông. Đoạn thành này chỉ còn lại chút dấu tích là sự chênh lệch cốt đường giữa hai nửa của phố Giảng Võ mà thôi.

33324312.jpg
 
Last edited:
Bản đồ trên lấy Hoàng thành (màu vàng) là Thành Hà Nội đời Nguyễn. Các tài liệu đều cho rằng Hoàng thành thời Lý - Trần - Lê rộng hơn thế về cả ba phía. Trong Hoàng thành, chính giữa là điện Càn Nguyên dựng trên núi Long Đỗ. Hoàng thành mở bốn cửa là Đại Hưng, Tường Phù, Diệu Đức, Quảng Phúc.

Bao quanh Hoàng thành là Kinh thành, hoặc La thành. Trong sử chỉ từng đề cập đến 5 cửa của Kinh thành là: cửa Triều Đông ở chỗ dốc Hoè Nhai bây giờ, cửa Tây Dương là Cầu Giấy bây giờ, cửa Trường Quảng là ô Chợ Dừa bây giờ, cửa Nam là ở nút Kim Liên hoặc cuối Bà Triệu bây giờ, cửa Vạn Xuân ở Đông Mác bây giờ. Nhưng có thể còn nhiều cửa khác nữa, đặc biệt là cửa thông ra sông Hồng.

Từ sông Hồng có sông Tô Lịch chảy xuyên vào thành rồi lại ra khỏi thành ở chỗ hồ Trúc Bạch, lại có lối thông từ sông Hồng vào hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm). Mùa lũ nước sông có thể tràn vào thành gây ngập khắp nơi.


Người ta nói rất nhiều đến Tứ Trấn Thăng Long là bốn ngôi đền ở bốn phía, tuy nhiên chúng không phải chủ ý ban đầu của các vua Lý, mà có lẽ đời sau "nâng tầm" lên:

- Đền Bạch Mã hướng Đông: là ngôi đền cổ do Cao Biền dựng, có từ trước thành Thăng Long.

- Đền Trấn Vũ hướng Bắc: người ta nói là Lý Thái Tổ dựng, nhưng tôi nghi ngờ điều này vì nhiều nguyên nhân sẽ viết sau. Lai lịch ngôi đền này không rõ ràng, năm dựng cũng không rõ, thờ một vị thần rất Tàu.

- Đền Voi Phục hướng Tây: dựng đời Lý Thái Tông hoặc Lý Thánh Tông, cũng không cụ thể.

- Đền Kim Liên hướng Nam: mãi đến đời Lê mới thấy "xuất hiện" trong ghi chép, trước đó không ai biết lai lịch có hay không, như thế nào.

Hơn nữa bốn ngôi đền này quay hướng rất lộn xộn, mỗi cái một kiểu. Đền Trấn Vũ thực ra không phải là đền mà là Đạo quán, lại còn nằm ngoài vòng Kinh thành, cách sông Tô Lịch. Những điều này khiến tôi cho rằng cái truyền thống về Thăng Long tứ trấn chỉ có từ đời Lê, chứ không phải từ đời Lý.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,478
Bài viết
1,153,126
Members
190,100
Latest member
tohue6789
Back
Top