What's new

[Chia sẻ] Một số phận trên con đường mang tên Hạnh Phúc

Hình ảnh và một câu chuyện rất riêng sẽ bắt đầu cho adbum ngày 3 này.
Không phải vì Lũng Cú là một điểm cột mốc quốc gia, không phải vì cảnh đẹp tuyệt trần của "Con đường Hạnh Phúc" qua một trong Tứ đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, không phải vì dòng sông Nho Quế nên thơ cứ trải dài kia...

Mà chính là những số phận mà thi thoảng tôi vẫn tìm kiếm và chợt nhận ra, đến cả khi về nhà, lắng thời gian rồi nhìn lại những bức ảnh, tôi không khỏi bồi hồi vì những gì mà đã từng cảm nhận.
Ngày thứ 3 của chuyến hành trình.

Sáng nay nhóm chúng tôi vừa thỏa mãn từ cột cờ Lũng Cú - điểm được mệnh danh là Cực Bắc Tổ quốc quay trở về. Chúng tôi quay lại Đồng Văn rồi tiến sang Bảo Lạc. Phải đi qua đèo Mã Pì Lèng. Lịch sử nơi này rất nổi tiếng nên chắc tôi không cần nói thêm.

Lúc này đã gần 4h chiều. Dừng chân ở điểm chụp hình có view đẹp nhất để mọi người tận hưởng.
Phút hưởng thụ và chụp ảnh của tôi tự lúc nào đã ngắn nhiều.

Nên tôi rời khỏi sớm và lên trên dạo quanh.
Đó là cái duyên tôi gặp được em bé người dân tộc mặt mũi tèm nhem, áo cũ mèm, ướt mồ hôi dù trời lạnh lắm (khoảng 12 độ), đôi dép tổ ong huyền thoại rách rưới, da em đen nhẻm, dáng người nhỏ xíu. E đang cặm cụi vác bó cỏ sau lưng, nhìn em đã thấy thương.

25251904155_6f8c43f8de_b.jpg


25251901645_bbfbcbe702_c.jpg


Chuyến nào chúng tôi cũng luôn chuẩn bị cho các em những phần kẹo dọc đường. Sau khi chụp xong tôi vội tìm kẹo (lúc cần chả thấy đâu). Định rằng sẽ chẳng cho kẹo em kịp, chẳng lẽ phải phóng xe dí theo...

Bỗng, em đi một đoạn, gặp cô chị phía trước thì ngừng lại, 2 đứa hạ 2 bó cỏ xuống, ngồi thở... Tôi tranh thủ hì hục chạy tới, cầm theo túi kẹo rất hí hửng.

Hai em cũng như bao trẻ em vùng núi ngây ngô, cũng bỡ ngỡ trước một bà kì cục la oang oáng và lôi trong túi ra thứ gì đó. Thấy kẹo rồi thì mặt cái em dãn ra. Vui hẳn.
Cô chị có vè lanh hơn, sau khi nhận kẹo xong thì bảo cô em chìa tay ra đi (toàn nói tiếng dân tộc lí nhí). Sau đó, 2 em còn bảo tôi: còn 1 đứa em đi phía trước, có cho thêm 1 phần được không... Thương quá là thương.

Xong nghĩa vụ, tôi định đi. Rồi nghĩ bụng vòng lại. Xin các em 1 tấm hình tự chụp. Em nhỏ lại bẽn lẽn, cô chị phải nói mới chịu chụp, và em cũng không cười. Nhìn da em đen thui, tôi không trắng mà vô hình lại chói lóa quá thể, thật ngại. Tôi không quên cho 2 em xem lại hình.

25251909185_a356ae8d98_c.jpg


- Cô tên là Chu Chu, còn em này (em lớn) tên gì?
- Tên Xỉn ạh!
- Còn em bé này?
- Tên Pà ạh!
- Mang kẹo về ăn vui nha!
- Cháu xin...

Tự dưng sau khi quay lại xe, nhìn các em lầm lũi bước tiếp với bó cỏ trên lưng, tôi cứ thấy nao nao. Hay là mình cho mấy em ít kẹo quá?
Bên phải là tấm bảng "Hướng về đại hội Đảng...", bên trái là 2 dáng thiên thần thất thểu không biết đi về đâu. Cuộc sống thật là khéo sắp xếp.

25225644176_fa8e85de8e_b.jpg


-chuchu-
trên con đường mang tên Hạnh Phúc ngày 15 tháng 02 năm 2016, 16h00'
 
Bức ảnh có 2 em bé dân tộc thật đẹp :), ở đâu đó trên đất nước hình chữ S có những em bé phải lao động vất vả khi tuổi đời còn quá nhỏ.Nhìn 2 em thật hồn nhiên làm sao:L
Thanks Chu Chu đã chia sẽ hình ảnh thật đẹp.
 
dạ vâng, nhờ có kẹo mà đang phi ô tô trên đường đèo mà các em phi cả ra vẫy tay xin kẹo, tí nữa lao xuống vực vì phải phanh gấp.
 
Đã qua Hà Giang và chỉ biết nói là "Thương!"
25225644176_fa8e85de8e_b.jpg

Áo quần lấm lem, nhăn nhúm, nặng nhọc ... bên cạnh loạt pano khẩu hiệu vuông vắn, ngay ngắn, cao ráo...
giá như "Đại hội đảng bộ huyện Mèo Vạc nỗ lực đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học nhiệm kỳ..." thì ý nghĩa bức ảnh của Chị Chu không bị quá trái ngược đến thế...
 
Có những cái thuộc về văn hóa, tập tục của người dân tộc thì các bạn không thể làm họ thay đổi được đâu. Họ sống như vậy quen rồi và họ cũng sẽ tiếp tục sống như vậy. Bạn cho các bé kẹo, các bé cám ơn nhưng lần sau các bé gặp những người như bạn, các bé sẽ đòi. Đã có vùng vì những người như bạn mà các bé bỏ cả học hành chỉ để ra đường vẫy tay chào các phượt thủ và xin tiền, xin bánh kẹo đấy. Thậm chí đã có những thông báo từ chính quyền yêu cầu phượt thủ, khách du lịch không cho quà và tiền các cháu nữa đấy.

Nếu bạn lên Sapa thì sẽ thấy, phụ nữ và trẻ em đi bán hàng, xin tiền nhưng họ lại đem tiền về cho chồng cho cha uống rượu. Đàn ông họ chả làm gì cả nhưng đó là văn hóa của họ, không thay đổi được. Mình đi Tây Bắc nhiều và mình hiểu rõ thực tế là như vậy.

Bạn có ý tốt thì hãy ủng hộ cho những dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùng cao như xây trường học, bệnh viện, đường xá thay vì cho các bé tiền và bánh kẹo nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,561
Bài viết
1,169,674
Members
192,168
Latest member
alishaverma295
Back
Top