What's new

[Chia sẻ] Một thoáng miền Trung !

Chuyến đi miền Trung vừa rồi cũng để lại trong tôi khá nhiều cảm xúc. Hơn nữa tôi thấy một số điểm đến ở miền Trung cũng hay mà ít người nói tới. Có thế những điểm này không đẹp, nhưng tôi nghĩ nó cũng góp phần tạo nên một dáng vóc của vùng đất, con người miền Trung, nên cứ mạo muội đưa lên. (Dạo này mất điện ghê quá nên xin phép viết bài dần (trùng với những giờ không mất điện).:D
Những ảnh tôi chụp chỉ có mục đích làm tư liệu, để cho những ai chưa đến có thể hình dung phần nào khung cảnh ở đó, không có mục đích làm nghệ thuật nên ảnh ọt sẽ không đẹp, mong các bác đừng nghĩ là cảnh sắc ở miền Trung không đẹp nhé.

Sáng sớm, chúng tôi đến điểm đầu tiên trong hành trình là Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình quê ta ơi...) Cậu lái xe khỏe như trâu, chạy một mạch từ tối hôm trước cho đến 7 giờ sáng ngày 9/6 thì thấy cảnh này

anhso-42_SANY0958_01.jpg


Nhìn từ đường vào, đọc cái chữ cho chắc, lỡ cậu lái xe buồn ngủ đến nhầm chỗ thì sao

anhso-05_phong_nha2_01.jpg
 
Last edited:
Tìm một hàng ăn sáng, đã được nghe giọng nói khác với quê mình. Thái độ phục vụ và giá cả của quán được đánh giá là tốt, dễ chịu, không làm cho khách phải giật mình
Đánh chén xong, ra ngay bến để xuống thuyền. Giá 40k một mạng chưa kể tiền thuyền. Mỗi một đò sẽ có khoảng chục khách, tính ra thì vào khoảng 60k/người cho đoàn chục người, không có thuyền cho cá nhân. Đây là bến thuyền, chỗ nơi bắt đầu:

anhso-11_ben_thuyen_01.jpg


Dòng sông Son nước xanh ngắt. Ở đây không có sự tranh giành khách của chủ thuyền, hình như họ đã được tổ chức làm ăn theo kiểu "hợp tác xã" thì phải, tất cả các con thuyền đều giống nhau và đều có đủ dụng cụ cứu hộ (áo phao, phao cứu sinh...), trong lòng thuyền được kê 2 hàng ghế, chỉ có người chèo thuyền là khác nhau.

anhso-20_thuyen_giong_nhau_01.jpg


Thuyền nào cũng có một người lái và một người phụ, họ thường là người trong một gia đình (vợ chồng, mẹ con, bố con...)
Khi thuyền bắt đầu đi thì sẽ có một cô thợ chụp ảnh nhảy lên ngồi cùng thuyền, cô nào cũng mặc áo xanh, ngồi ở đầu thuyền...

anhso-12_thuyen_khac_01.jpg


Phong cảnh hai bên bờ thật thanh bình, yên ả. Ngồi thuyền trên sông khiến người ta cảm thấy thật thư thả.

anhso-17_giat_ao_01.jpg


anhso-47_thanh_binh_01.jpg


Trong khi chúng tôi thả hồn thư giãn trên thuyền, thì vẫn có những đứa trẻ phải ngâm mình vất vả vớt rong trên sông:

anhso-56_hai_reu2_01.jpg


Giữa mênh mông sông nước, giữa những chiếc thuyền sặc sỡ của những đoàn khách đi chơi, cảnh những đứa trẻ cực nhọc lao động khiến người ta không khỏi chạnh lòng

anhso-38_vot_rong2_01.jpg
 
Last edited:
Có hai động, động ướt và động khô. Động khô cũng không khác với những hang động ở nơi khác. Chỉ có động ướt mới có những điểm khác biệt so với những nơi khác. Bến thuyền cửa động ướt, nơi chủ thuyền làm một số thủ tục và du khách có thể lên bến tranh thủ vệ sinh cá nhân.

anhso-47_ben_thuyen_01.jpg


Cửa động ướt nhìn từ xa

anhso-22_cua_hang_01.jpg


Khi vào đến cửa động, các thuyền phải tắt máy, chỉ được chèo bằng tay; vải che mui thuyền sẽ được lật ra để du khách có thể ngắm cảnh trong động

anhso-13_bo_mui_01.jpg


Bắt đầu vào động

anhso-48_vao_hang_01.jpg

Trong nhìn ra

anhso-29_trong_nhin_ra_01.jpg
 
Sau hơn tiếng đồng hồ ở động, chúng tôi lại lên thuyền về bến. Tạm biệt Phong Nha, tạm biệt những khuôn mặt khắc khổ nhưng thân thiện của vợ chồng bác chèo thuyền, tạm biệt cảnh lam lũ của những đứa trẻ vớt rong, tạm biệt chú bé mới học lớp 4 đã phải đi cày, đánh vật với cái cày và con trâu lực lưỡng. (Rất tiếc vì lúc đó mải nhìn, tôi không chụp được ảnh của cậu bé đi cày bên bờ sông, bác chèo thuyền cho biết cậu mới 9-10 tuổi).
Chúng tôi tiếp tục lên đường. Điểm đến tiếp theo trên hành trình là nghĩa trang Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt (Vĩnh Trường-Gio Linh- Quảng Trị). Nơi có hơn một vạn ngôi mộ của bộ đội ta trong những năm kháng chiến chống Mĩ. (Chính xác là 10 333 liệt sĩ).
Khỏi phải nói về quy mô của nghĩa trang, được biết nghĩa trang rộng 140 000 mét vuông, nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới hai miền Nam-Bắc trong kháng chiến chông Mĩ. Mỗi một tỉnh trong cả nước đều có khu riêng để đặt mộ liệt sĩ. Những ngôi mộ được chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo. Khung cảnh rộng rãi, đẹp về phong thủy. Cảm giác đến đây rất lạ. Tự bản thân tôi,dù đã được nghe nói đến, nhưng khi trực tiếp đến đây, vẫn khó kìm được những cảm xúc .
Nghĩa trang mênh mông, chỉ xin được thắp một nén nhang ở đài tưởng niệm chung. Tôi không muốn đưa nhiều hình ảnh ở đây, chỉ xin được đưa một bức hình chụp một góc nhỏ của nghĩa trang Trường Sơn để những ai chưa đến có thể mường tượng

anhso-29_1_goc_nghia_trang_01.jpg


4 giờ chiều, Tạm biệt chốn thiêng liêng, nơi hàng vạn đồng bào tôi an nghỉ !
 
Last edited:
Chúng tôi đến Huế lúc chiều chạng vạng. Bắt đầu vào thành phố Huế, đã bắt đầu cảm nhận được không gian Festival qua những biểu ngữ, băng rôn và những chiếc đèn lồng mang nét đặc trưng của Huế.

anhso-28_hue1_01.jpg


Festival 2010 được tổ chức trong một không gian rộng, trải ra cả một số huyện lị của Thừa Thiên Huế nên ở thành phố cũng không ầm ĩ như chúng tôi mường tượng. Thành phố vẫn có nét trầm lặng rất riêng mà không đâu có. Chỉ màu sắc là đa dạng hơn, rực rỡ hơn đủ để người ta nhận ra một Festival đang hiện diện ở đây.

anhso-36_hue2_01.jpg


Chúng tôi về khách sạn đã đặt trước chỗ, giá phòng tăng lên so với bình thường khoảng 30%. Những khách sạn nằm ngay bên cầu Trường Tiền đã kín chỗ từ hơn nửa tháng trước. Chỉ còn thuê được khách sạn bên phường Vĩ Dạ.
Sau khi nhận phòng, tắm rửa sạch sẽ để xứng đáng là du khách dự Festival :D, chúng tôi đến ăn tối tại nhà hàng Hữu Nghị trên đường Phạm Văn Đồng. Đây là điều mà chúng tôi thấy rất hài lòng trong những ngày ở Huế, nhà hàng này để lại ấn tượng và cảm tình lớn với chúng tôi. Chủ nhà hàng còn rất trẻ, anh sinh năm 82. Khi chúng tôi bắt đầu dùng bữa, mời anh ra giao lưu, anh vui vẻ ra ngay và mang tới một sự ngạc nhiên. Ôm cây đàn ghi ta, anh hát những bài hát về Huế với chất giọng rất Huế, rồi chúng tôi cùng hòa theo giọng ca ấy, cả nhà hàng đâm náo nhiệt rất thú vị.
Trong suốt những ngày ở Huế, chúng tôi được người thanh niên ấy giới thiệu một số món ăn, cách ăn những món mang đậm bản sắc của Huế. Tôi rất ấn tượng với nhà hàng và anh chủ quán này, kinh doanh mà chất lãng tử thấm đẫm; không chỉ biết đến tính tiền; văn hóa, tài năng chơi đàn của một chủ hàng ăn khiến chúng tôi ngưỡng mộ.
Ấn tượng đầu tiên về con người Huế trong chúng tôi rất đẹp.
 
Sau khi có cuộc giao lưu vui vẻ với lãng tử - chủ hàng ăn, chúng tôi ra sông Hương để thực hiện chuyến đi du thuyền nghe hát trên sông Hương. Tôi đã nghe một số thông tin trái chiều về hình thức nghệ thuật này nên cũng không hi vọng nhiều lắm khi ra bến sông, nhưng cũng muốn được tận mắt chứng kiến xem nó ra răng !

Cầu Trường Tiền buổi tối thật đẹp, sông Hương rất sạch. May là nó chảy qua Huế mới được như thế, chứ nàng Hương mà chảy qua Hà Nội thì chắc là nát một đời hoa :D! Quên không mang máy ảnh theo, nên tôi đành chụp bằng điện thoại.

Cầu Trường Tiền

anhso-45_cautruongtien2_01.jpg


Chúng tôi lên thuyền, ca sĩ và ban nhạc đã chờ sẵn. Họ gồm 8 người, 3 nhạc công (có 1 nữ chơi đàn tranh) và 5 ca sĩ. Sau này thấy nói lại là tôi may mắn vì đoàn ca nhạc ở thuyền tôi toàn người xinh !

Lúc thuyền đang ngược dòng, chờ thả trôi trên sông, các ca sĩ cũng đang chờ đợi:

anhso-13_hat3_01.jpg


Thuyền nổ máy ngược dòng một lát thì tắt máy và thả trôi xuôi dòng, ca sĩ bắt đầu đứng dậy giới thiệu về truyền thống cũng như xuất xứ của một số làn điệu. Cô bé có chiếc răng khểnh hát đầu tiên:

anhso-53_hat1_01.jpg


Làn điệu quen thuộc, nhưng được nghe trực tiếp giữa cái gió lồng lộng trên sông cũng thấy rất hay. Giọng Huế nghe thật ngọt, tôi rất thích chất giọng này. Các ca sĩ để lại ấn tượng rất tốt. Giọng hát của các em chưa được chuyên nghiệp lắm, hình như nó vẫn thiếu một chút gì đó, nhưng sự say mê trong khi biểu diễn vẫn truyền được cảm hứng cho người nghe.
Một ấn tượng nữa là các em mặc áo dài rất đẹp. Tôi thấy nhiều người nói : may áo dài ở Huế đẹp mà lại rẻ. Các em mặc đẹp thật.
Nhạc công chơi rất hay, cô bé chơi đàn tranh miệt mài trên phím đàn, ngồi cạnh cửa sổ, mái tóc bay theo gió trên sông Hương, dáng áo dài mềm mại trông rất hay, người ta ít có khi nào được chứng kiến khung cảnh ấy. Rất tiếc là bức hình chụp cô bé đang chơi đàn bị hỏng, chỉ chụp được lúc em vừa chơi xong bản nhạc

anhso-03_hat2_01.jpg


Chương trình chỉ kéo dài 30-40 phút đã kết thúc, tôi hơi thất vọng vì muốn được nghe vài điệu Nam ai, Nam Bình nổi tiếng chỉ có ở Huế, nhưng chương trình ngắn quá, chỉ có một số bài hát và làn điệu (Huế thương, Lý mười thương, hò giã gạo...). Có thể vì nhiều du khách chưa có đủ trình độ để thưởng thức một số dòng âm nhạc bác học hoặc dân ca Huế, nên những bầu sô đã cắt bớt, chỉ còn một số thể loại dân dã ai cũng hiểu.
Sau khi kết thúc chương trình, tôi có trò chuyện và được biết, mỗi show diễn thế này, mỗi em được trả công 45 000 đồng.
Giá quá rẻ mạt cho người lao động trực tiếp, phần béo nhất có lẽ ông bầu ẵm trọn. Thảo nào..., đáng ra lão bầu sô phải hát nhiều nhất mới đúng.
Trong dịp này, chính quyền đã làm rất tốt việc ổn định an ninh, nạn ăn xin đã vắng bóng, chúng tôi không bị làm phiền bởi những hành động như thế. Tôi đánh giá rất cao công tác an ninh văn hóa ở Huế trong những ngày Festival.
Sau đó, tôi đã lang thang đi bộ qua cầu Trường Tiền, đi dạo và thưởng thức không gian thư pháp ngay đầu cầu Trường Tiền, rất ấn tượng và văn hóa.
 
Last edited:
Sáng hôm sau, chúng tôi vào thăm Đại Nội. Có lẽ trong những ngày Festival thì Đại Nội cũng được trang hoàng khác với ngày thường.
Nhìn từ trên lầu Ngũ Phượng vào:

anhso-42_dainoi1_01.jpg


Nhìn từ phía điện Kiến Trung hất trở lại lầu Ngũ Phượng:

anhso-57_dainoi3_01.jpg


Khoảng cỏ trống trước điện Kiến Trung:

anhso-41_dainoi6_01.jpg


Mô hình Ngọc tỷ cũng đã được trang điểm so với ngày thường

anhso-49_dainoi7_01.jpg


Nhưng tôi ấn tượng với dãy trường lang trầm mặc này hơn :

anhso-50_dainoi2_01.jpg
 
Khung cảnh Đại nội ban ngày sẽ vắng lặng nếu như ở một vài góc, trên những sân khấu, có những đoàn nghệ thuật đến từ nước bạn đang tập luyện để tối biểu diễn.

Đoàn nghệ thuật của Nga miệt mài dưới nắng trưa:

anhso-04_dainoi4_01.jpg


Các bạn nhiệt tình hơn khi có thêm người đứng xem, nắng gay gắt, họ tập liên tục, những giọt mồ hôi lã chã rơi. Phải thừa nhận thái độ lao động của họ thật tuyệt vời.
Video clip một vài phút tập luyện của đoàn nghệ thuật Nga tại điện Kiến Trung

[video=youtube;gCYkLj4-en0]http://www.youtube.com/watch?v=gCYkLj4-en0[/video]
 
Sau khi rời khỏi Đại nội, chúng tôi về nghỉ trưa và chiều hôm đó đi thăm một số lăng tẩm quanh Huế. Trong số các lăng tẩm ở Huế thì lăng vua Tự Đức được đánh giá là còn quy mô và nguyên vẹn nhất. Tôi cũng thích lăng Tự Đức nhất bởi không gian thoáng đãng, rợp bóng cây, không làm cho du khách bị mất sức.

Con đường rợp bóng cây khi vào lăng vua Tự Đức

anhso-35_SANY1182_01.jpg


Vào tới công trình đầu tiên:

anhso-16_SANY1176_01.jpg


Cũng có một số tượng với kích cỡ bằng người thật;
anhso-22_SANY1177_01.jpg


Lăng vua Khải Định khiến du khách sẽ mất sức hơn. Xuống xe thì cảnh đầu tiên như thế này: (Tôi quên không chỉnh ngày tháng trong máy ảnh, nó hiển thị là năm 2009 nhưng vẫn là ảnh nóng hổi dịp Festival)

anhso-30_lang_KD_01.jpg


Leo hết bậc cổng thì tới tầng thứ 2, chẳng có cây cối gì:

anhso-48_lang_KD2_01.jpg


Sẽ phải lên một tầng nữa cũng cao như tầng thứ 2 vừa rồi nhưng mệt lại nắng tôi cũng chẳng muốn chụp ảnh nữa.
Đến 5 giờ chiều chúng tôi đến lăng vua Minh Mạng, vào đến cổng thì mới biết là đã hết giờ mở cổng. Thế mà mấy người đàn bà ở bãi đỗ xe vẫn không bảo gì để cố thu lấy những đồng cuối cùng trong ngày.
Dọc đường vào và ra (200m), có nhiều em nhỏ đeo bám xin tiền "mua sách vở" hoặc nài khách mua chuối. Một người mẹ bế đứa con tàn tật đứng trong hàng rào mời mua hàng của chị, hàng của chị lèo tèo mấy gói kẹo cũ, nải chuối. Chúng tôi tặng luôn chị mấy đồng vì thương đứa trẻ bị bêu chứ biết mua gì bây giờ. Rời nơi ấy mà lòng nặng trĩu.
 
Rời lăng vua Minh Mạng, chúng tôi quay về chùa Thiên Mụ cách thành phố Huế khoảng 5 km, ngôi chùa nổi tiếng nhưng trước chuyến đi tôi tìm thấy rất ít ảnh về ngôi chùa này. Lúc này đã xẩm tối, trời đang chuyển mưa, tôi cũng chỉ chụp vội được vài tấm.
Ngôi chùa nhìn xuống sông Hương, ngay cạnh đường. Điều đặc biệt là khi đến nơi, chúng tôi lại thấy biển đề là : "Chùa Linh Mụ" mà không thấy ghi là "Thiên Mụ" . Sau tôi mới được biết là ngôi chùa này có thể gọi cả hai tên như thế.

Đứng ở đường nhìn lên khi vừa mới đến:

anhso-56_chua_Thien_mu_01.jpg


Sau khi lên hết những bậc đầu tiên, ta sẽ gặp ngay tháp Phước Duyên được xây phía trước ngôi chùa. Tháp cao 21m và gồm 7 tầng khá đồ sộ .
Tới đây, khoảng không gian xung quanh tháp khá rộng và rất đẹp nếu chụp ảnh hất ra phía sông Hương. Nếu đẹp trời và có máy ảnh tốt, các bác sẽ có những bức ảnh để đời. Bạn tôi hôm đó tiếc vì đã không mặc áo dài để cho gió lùa lung tung :D làm mềm dáng...Chỉ có mỗi mái tóc được gió sông Hương lồng lộng làm cho rối bời

anhso-27_ban__01.jpg


Phía sau tháp Phước Duyên là Tam quan

anhso-06_tam_quan_01.jpg


Rồi đến chùa chính:

anhso-12_sau_tam_quan_01.jpg


Sau đó vì trời mưa và sụp tối nên tôi cũng không chụp thêm được tấm ảnh nào ra hồn.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,094
Bài viết
1,171,791
Members
191,666
Latest member
tdvo
Back
Top