What's new

Mười ngày nắng mưa từ Bangkok đến Myanmar

Đang chăm lo cày bưa trồng chọt, nông dân em tự nhiên nghe cái đùng : Myanmar mở mở cửa, mở cứ gọi là toang hoác ra, rồi là sẽ tổ chức Sea game ... Rồi là các bác tai to mặt bự cũng đâm vào đầu tư, máu cứ như trâu chọi ở Hải Phòng, làm nông dân em càng hăng máu cày bừa kiếm tiền, kiếm được khá khá lận lưng em liền làm 1 tour sang Myanmar cho nó bằng anh bằng em, để tận mắt thấy cái thời mở cửa hừng hực của nuớ bạn
2 tháng chuẩn bị cho một chuyến đi: Bkk-Mandalay-Bagan-Inle-Yagon-Bkk.

Bắt đầu khâu visa: 35us/pax làm tại hcm. Mất khoảng 1 tuần. Chỉ cần ảnh 3*4, form load trên mạng. Thông tin nào không biết cứ để trống đến đó hỏi trực tiếp điền vào. Không cần vé máy bay đính kèm. Visa có thời hạn 3 tháng nhưng bạn chỉ có thể lưu trú tối đa 28 ngày tại Myanmar. Nghe đồn sẽ bỏ thị thực trong tháng 9.

Kế tiếp là tìm hiểu ks. Có thể book qua agoda hoặc đến trực tiếp. Qua agoda hoặc email cho hotel, cái này thì bạn ko mất thời gian đi tìm ks, có thể rẻ hơn book trực tiếp nhưng phòng có thể không như mong đợi của bạn. Mình thì book qua agoda. Còn đến nơi mới check thì sẽ sát thực tế hơn, cũng chủ động được nhiều thứ, nhưng ít nhất bạn cũng phải có một danh sách khách sạn tài khu vực mình chọn qua đêm và giá cả tham khảo. Dĩ nhiên sẽ hơi mất thòi gian một tí nhưng không đáng kể. Cá nhân mình khuến khích các bạn đến nơi hãy đặt nếu ko rơi vào cao điểm.

Tỷ giá: 100us: 31xx bath, 100us: 96,6xx kyat. Cứ cầm Us đi là ok nhất.

1/ Ở Bkk: các bạn nên ở khu Pratunam, vừa vui, nhộn nhịp, khách sạn cũng rẻ, di chuyển cũng tốt. Ngay trước plantinum là các stall food ( thức ăn lề đường), trên dưới 50 quầy ăn uống, giá giao động 50-100 bath, tha hồ chọn lựa. Trông rất vui mắt. Shopping thì bạn vào plantinum, pantip, pratunam market, indra square, các khu nằm liền kề nhau. Một ngày transit ở bkk quả thật trôi qua không lãng phí. Khách sạn thì có first hotel, period, rất là gần plantinum, giá 700-800k. Đẹp và sạch. Hoac ở dỏm thì boxpackers. Mình ở 93 hotel, 1200k, phòng delux, đối diện pratunam market, phòng rất đẹp, nhưng muốn đi plantinum thì không tiện bằng first hotel hay period và giá lại cao hơn.


IMG_1761 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1766 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1767 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1771 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1774 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1770 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1773 by Our Vietnam, on Flickr
Về di chuyển: từ Dmm, bắt bus express đi BTS Mochit. Vừa ra khỏi cửa sân bay, rẻ trái, sẽ thấy ngay express bus hoặc để ý thấy cô bán vé áo xanh cầm biển BTS mochit. Chắc ăn hơn cứ hỏi mấy cô travel information bus aiport về mochit là các cô chỉ ngay. Giá bus 30bath, có máy lạnh hăn hoi, đi tầm 15-20 phút. Đến mochit bts, cô soát vé sẽ báo mochit bts, thế là các cạu nhảy xuống đi thẳng một chút sẽ thấy biển báo bts mochit, mua vé về phaya thai, khoảng 38bath, mua bằng máy thì đổi tiên giấy sang tiền coin ở quầy đổi nhé. Đi tầm 10 phút là đến trạm phaya thai. Trạm này cách pratunam market tầm 1km. Nếu muốn gần hơn thì từ trạm phaya thái bắt tiếp airport rail link đên rachtraprong, 18 bath. Từ đây thì chỉ cách chợ 400m.

Taxi ra sân bay là 300bath. Đi palace là 100-150bath.

Nếu Pratunam không phải là lựa chọn của bạn thì Khaosan là một lựa chọn không tồi cho những ai thích tham quan di tích, thắng cảnh. Giá cả cũng thấp nhưng không nhiều sự lựa chọn như pratunam. Hotel mình ở 3howw, private shared bathroom, 450k, phòng bí, ở tầng 4, nhà tắm thì tầng 2, xa khu khaosan, đi bộ 15phut, xung quanh rất ít tiện ích, không vui. Các bạn nhớ tránh hostel này nhé. Taxi ra sân bay 350bath, từ sân bay về khaosan thì 300bath. Bọn mình nhét 5 người lúc ra sân bay nên thấy tội bác tài và tip thêm 50bath.


IMG_0499 by Our Vietnam, on Flickr


IMG_0577 by Our Vietnam, on Flickr
 
Last edited:
2/ Mandalay: đáp chuyến bay airasia đến Mandalay, sau khi làm thủ tục hải quan, ra quầy đổi tiền, tỷ giá sân bay cao hơn trong tp nên các bạn nhớ đổi luôn. Ra khỏi sân bay sẽ có xe shutle bus chở ta về downtown, đi tầm 45 phút thì đến thành phố.

Đường vào tp:

_K7O0073 by Our Vietnam, on Flickr

_K7O0061 by Our Vietnam, on Flickr

Hotel: nylon: 20us, phòng sạch nhưng dịch vụ thì kém. Không có nước nóng phục vụ mì gói vào buổi tối vì bếp chỉ phục vụ đúng buổi sáng. Trả phòng muộn thì tính giá 1 ngày, ko tính 1/2 day đâu nhé.

Vài hình ảnh sinh hoạt người dân gần khu mình ở:

_K7O0103 by Our Vietnam, on Flickr

_K7O0060 by Our Vietnam, on Flickr

Đối diện ks có kem nylon, giá 1200kyat, ngon tuyệt. Đối diện quán kem có nhà hàng Mann của chinese ăn ngon nhât khu hotel mình ở. Giá: 2,000-3000 kyat.

Xe đạp thuê: 1500kyat/day, xe lam 15,000kyat/day.

Đi Mingun: thuyền: 5,000 kyat/ người, tầm một tiếng. Đi oto tầm 30 phút. Bọn mình đi thuyền cho nó thú. Vé tham quan khi đến mingun 3,000kyat/pax, mình ko đi vì chẳng thích lắm. Khi đi thuyền có thể nhờ người dân bôi thanaka, tip cho 200 kyat.

Bến tàu đi Mingun:


IMG_0863 by Our Vietnam, on Flickr

Tranh thủ lúc đi tàu ra Mingun, cả lũ shot vài tấm.


_K7O0143 by Our Vietnam, on Flickr

Sau khi đi Mingun, có thể Tham quan cung điện Mandalay. Vé 10,000 kyat/pax, bao gồm luôn các điểm tu viện, chùa có sách to nhất, mandalay hill. Có thể đi xe đạp vì các điểm cách không xa lắm nhưng đạp trưa thì hơi mất sức, đến nơi sợ mệt ko tham quan được. Lưu ý: nhớ đem theo túi đựng dép vì đi đến đâu bỏ dép ra đến đó. Ở chùa có sách to nhất, khi bạn bỏ tiền vào thùng, người ta sẽ đánh một tiếng chuông.

Đường quốc lộ ra cầu U Beign sẽ đi ngang qua bến xe. Nếu bạn nào đi ngắm hoàng hôn ở đây có thể sắp xếp ra bến để mua vé bus cho chặng tiếp theo. Bọn mình mua vé chặng bagan hết 7500kyat, đi từ 10:00 pm đến nơi là 3:30am.

Đây là hình ảnh bến xe:

_K7O0082 by Our Vietnam, on Flickr

Con đường dẫn vào cầu U Beign:

_K7O0089 by Our Vietnam, on Flickr

Đường vào cầu U Beign khá đẹp và yên tĩnh vì hai dọc đường là những hàng cây xanh um tùm với thưa thớt nhà dân sinh hoạt giống làng quê mình vậy đó.. Nếu đi xe đạp bạn sẽ thấy thú vị hơn. Tuy nhiên để đến được con đương thơ mộng này, bạn phải qua một chặng đường quốc lộ đầy bụi khói gần 7km. Nếu sức khỏe tôt, mình thấy xe đạp là một phương tiện cực kỳ hiệu quả để bạn cảm nhận hết những nơi bạn đi qua. Lưu ý nhỏ: nên đem 2-3 khẩu trang vì tp này rất bụi bặm. Theo NGO, Mandalay, Yagon là những tp có polluted air dưới mức tiêu chuẩn sức khỏe cho phép.


IMG_0773 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_0710 by Our Vietnam, on Flickr
 
Last edited:
3/ Bagan: đến Bagan là 3:30am, gọi điện thoại cho thằng ks ra đón ở bến xe: " tụi tao từ việt nam, có đặt phòng ks mày. Mày ra đón tụi tao đi". Nó trả lời " tao biết rồi" rồi ko nói gì nữa. Tụi tớ lại tiếp tục hỏi " thế khi nào ra đón tụi tao". Nó trả lời gọn ơ " tao cũng không biết nữa". Thiệt tình bó chiếu với cách trả lời của nó luôn. Cả bọn đành bắt xe ngựa về 500kyat/pax.

Vừa đến Hotel Inwa, 20us, gõ cửa mãi nó mới léch théch ra. May cái là Khách sạn sạch sẽ, nằm sát chợ. Cứ tưởng là nó sẽ charge thêm một đêm vì check in 3:30 sáng. Thế mà ko phải trả thêm xu nào, chỉ tíng đúng đêm minh book. Cứ như cái thằng Nylon ở Mandalay thì nó cứa thêm 20us/đêm rồi. Bạn mình ở Winner gần oldbagan bị charge thêm đấy. Inwa ks có dịch vụ laundry khá rẻ: 200kyat/pcs. Ở inle:400kyat, yagon: 600kyat. Vì vậy các bạn tranh thủ giặt ở bagan đi nhé. Mình thấy ko cần đem nhiều đồ, cứ giặt laundry là khỏe nhất mà chi phí cũng ko cao. Có thể book vé bus cho chặng tiếp theo tại hotel luôn, giá cũng bằng bến, book sớm thì có chỗ ngồi tốt, không nó nhét tận phía sau. Hành trình kế bọn mình đi Inle nên giá vé là 11,000kyat. Đi 6:00pm đến 1:30am. Cả Bagan hình như chỉ có 1 hãng xe Bus đi Inle nên các bạn có đặt ở đâu thì cũng về 1 xe. Bus sẽ đến tận hotel rước nhé.

Sau khi ngủ dậy, cả đám thuê xe ngựa 1 ngày: 15,000kyat ( bao gồm ngắm hoàng hôn hoặc bình minh), xe đi từ 2-3 người.

Sáng đâu tiên bọn tớ đi một vòng chợ ăn sáng, chụp linh tinh. 500kyat/ bát bún. nghe nói bán cho dân địa phương la 150kyat.

IMG_1067 by Our Vietnam, on Flickr


Sau đó bắt đầu hành trình thăm 4 cái đền chính.


_K7O0487 by Our Vietnam, on Flickr
 
Last edited:
Ngôi đền đầu tiên mà gã đánh ngựa dẫn bọn nông dân chúng mình đến là Htilo Mininlo. Ngôi đền khá to và bề thế nhìn từ bên ngoài, xây dựng bởi vị vua Zeya Theinkha. Nghe kể rằng vua cha của Theinkha có 5 người con trai và ông phải chọn ra hoàng tử nào làm kế vị. Trong tâm của vua cha, Theinkha là người xứng với ngai vị nhất, nhưng để tỏ ra công bằng giữa các con, ông đã chọn cách chọn lựa người kế vị theo phương pháp tryền thống của hoàng gia. Đó là sử dụng cây dù trắng để chọn lựa ngươi xứng đáng. Cây dù sẽ được đặt giữa các hoàng tử và cây dù nghiêng về phía ai, người đó sẽ được chọn. Chính cây dù cũng chọn Theinkha và ông đã lên ngôi với sự tích như thế. Theinkha đã xây dựng nên ngôi đền này và " Htilo Mininlo" có nghĩa là đức vua được lựa chọn bởi chiếc dù trắng và vua cha.

Khi thăm đền này thì sẽ có mấy anh chị soát vé yêu cầu mình mua vé luôn. 15us. Mãi đến cái đền cuối cùng, nơi ngắm hoàng hôn thì mới bị hỏi vé lần nữa. Bác nào muốn tránh vé thì cứ tránh mấy cái đên này ra nhé. Mà suy cho cùng xem như sung vào công quỹ để người ta còn có cái để trùng tu di tích, các bác đi sau còn có cái để xem. Ai cũng "nách" hết, thì lấy đâu ra kinh phí mà trùng tu bão tồn.

Khi thăm đền các cậu sẽ thường thấy người dân mời mọc mua vòng đá đeo tay. Chốt giá cho một chiếc cao nhất là 1000kyat nhé. Giá này là giá sân bay đấy, nên chắc chắn phải rẻ hơn thì hãy mua nhé, hoặc có mua mắc hơn thì cứ tự an ủi xem như làm từ thiện nhé.

Ngôi đền kế tiếp là Ananda. Ngôi đền có 4 tượng phật lớn ở 4 hướng, mà trong đó có bức tượng phía nam (phật ca diếp) nhìn xa thì như cười, lại gần ngước lên thì đăm chiêu buồn bã.

Sau khi thăm đền Annada, nếu đói bụng và muốn dùng cơm trưa mọi người có thể ghé quán The Môb ( quán này theo kiểu an chay nhưng rất ngon và đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt có sinh tố cực ngon. Giá đồ ăn tầm 2000-3000kyat/món, sinh tố tầm 2000 kyat. Quán này trang trí xinh, phục vụ tốt, thấy bọn tây ăn rất đông. Còn nếu muốn ăn cơm theo kiểu Myanmar thì có quán kế bên luôn Myamar Golden, giá khoảng 3000kyat/pax, ăn bao no và có tráng miệng bánh mứt. nhưng nhớ đừng xin đá vì một đĩa tính 200kyat đó nhe. Cả 2 nơi mình đều ăn và đều thích như nhau.

Đền Dhammayangyi: có hình khối kim tự tháp. Đặc biệt nó không có cái chóp như những ngôi đền khác. Vần không quên cái cảm giác chiếc xe ngựa dần tiến đến ngôi đền trong cái nắng chói chang và những cơn gió nhẹ tung bay chiếc khăn choàng vàng chóe chùm trên đầu. Một cảm giác như được sống trong thời cổ khi những tên buôn tiến về cổng thành trong mấy phim thời La Mã.

Nghe kể về ngôi đền này được xây mãi mà không hoàn thành được do những nhân quả mà nó để lại. đó cũng giải thích vì sao nó không có cái chóp như những ngôi đền khác. Theo truyền thuyết,vị vua xây ngôi đền này lấy một công chúa nước Ấn Độ và ông muốn xây ngôi đền theo kiểu Ấn của vợ mình. Sau khi xây xong, ông cho chặt hết tay của nô lệ để đảm bảo giữ bí mật kỹ thuật xây ngôi đền. Trong ngôi đền ông cho đặt 2 bức tượng: 1 là cha và 1 là anh trai của ông. Cả 2 đều bị ông ám sát để đoạt ngôi. Còn có một bức tượng người phụ nữ nằm sau bức vách, đó là vợ của ông, người cũng bị ông giết chết.

Kế đến là thăm đền Sulamani Temple, được vua Narapatisithu xây dựng năm 1183. Ngôi đền này đây có tường và trần được trang trí bằng các bức tranh tường. Thích nhất là cảm giác thanh bình khi ngồi ngay cổng đền, gió cứ lùa từng cơn trong cái nắng gay gắt, từ xa nhìn vào ngôi đền gạch nung đỏ dưới bầu trời xanh ngắt, thỉnh thoảng lũ chim lại đánh lượn vài vòng quanh đỉnh đền tạo cho tớ một cảm giác thật thư giản. Vui nhất là đoạn các chú thổ dân nơi đây cứ thấy khách du lịch là bày tranh ra doc hai bên lối đi để thu hút những ánh nhìn tò mò mà chẳng cần mời mọc mua tranh như nhũng ngôi đền khác. Họ còn bật những bản nhạc Myamar nghe rất vui tai. Dù ở Bagan bạn phải chịu những cái nóng kinh hồn nhưng những gì bạn thấy và trải qua sẽ là những kỷ niệm tuyệt đẹp mà bạn không muốn bỏ lỡ

IMG_1199 by Our Vietnam, on Flickr

Đi lăng quăng thêm mấy cái đền nữa thì cả bọn dừng chân tại điểm cuối để ngắm hoàng hôn ở Schwesandaw Paya. Ngôi chùa này có 3 tầng tháp, khách du lịch kéo lên đây khá đông nhưng mỗi người vẫn có thể cảm nhận được cái thi vị, thanh bình trong ánh hoàng hôn tuyệt đẹp của Bagan.

IMG_1282 by Our Vietnam, on Flickr

_K7O0502 by Our Vietnam, on Flickr

IMG_1310 by Our Vietnam, on Flickr

_K7O0496 by Our Vietnam, on Flickr

Ở đây bạn cũng sẻ dễ dàng gặp đồng hương vì ai cũng chọn điểm này để có những bức ảnh độc đáo cho riêng mình cùng một thời điểm. Thế là niềm vui được nhân đôi khi phát hiện ra " người Việt Nam".

Tối về gần đến 9h thì bọn mình dùng cơm tối tại một quán thái, ko ngon lắm nên cũng ko đề cập đến mọi người.
 
Last edited:
Em có thể chi tiết hơn, vì theo thông tin trên mạng Việt or nước ngoài, thì khi vào Bagan by bus sẽ bị thu phí khi bus đến địa phận Bagan (trường hợp này nhóm của anh không bị), còn nếu "lọt" thì khi vào hotel ở Bagan, hotel yêu cầu xuất trình biên lai đã đóng phí vào Bagan thì mới được "check-in" (nhóm của anh không over9 Bagan, nên cũng không bị). Khi thuê xe ngựa tour thăm temples, nhóm của anh cũng không bị, vì không thấy ai bán vé.
Vậy theo như chia sẻ của em, em bị thu 15USD khi thăm Htilo Mininlo! Bagan rất nhiều temples, hơn 4000 (theo internet), vẻ đẹp Bagan là tổng thể cảnh quan, nếu tách riêng 1 temple như Htilo Mininlo thì 15USD không xứng với Shwedagon ở Yangoon 5USD, và càng không xứng với 1 temple ở Chiangmai (free for all temples).
Dulich, hướng đến nhiều sở thích, nhiều nhóm đối tượng, việc em không rõ hoặc bị, không nhất thiết là nghĩ người khác "nách", ví nếu họ có thu, mình muốn vào cũng không "nách" được, or ông có thu nhưng tôi không vào thì bảo "nách" là sao. Em có bị ngay lúc check in hotel không? trường hợp bay airplane đến Bagan thì bị thu rồi (có người nói rồi). Đi bus số đông hơn, chia sẻ được nhiều thông tin, bài viết sẽ hữu ích.
 
Em có thể chi tiết hơn, vì theo thông tin trên mạng Việt or nước ngoài, thì khi vào Bagan by bus sẽ bị thu phí khi bus đến địa phận Bagan (trường hợp này nhóm của anh không bị), còn nếu "lọt" thì khi vào hotel ở Bagan, hotel yêu cầu xuất trình biên lai đã đóng phí vào Bagan thì mới được "check-in" (nhóm của anh không over9 Bagan, nên cũng không bị). Khi thuê xe ngựa tour thăm temples, nhóm của anh cũng không bị, vì không thấy ai bán vé.
Vậy theo như chia sẻ của em, em bị thu 15USD khi thăm Htilo Mininlo! Bagan rất nhiều temples, hơn 4000 (theo internet), vẻ đẹp Bagan là tổng thể cảnh quan, nếu tách riêng 1 temple như Htilo Mininlo thì 15USD không xứng với Shwedagon ở Yangoon 5USD, và càng không xứng với 1 temple ở Chiangmai (free for all temples).
Dulich, hướng đến nhiều sở thích, nhiều nhóm đối tượng, việc em không rõ hoặc bị, không nhất thiết là nghĩ người khác "nách", ví nếu họ có thu, mình muốn vào cũng không "nách" được, or ông có thu nhưng tôi không vào thì bảo "nách" là sao. Em có bị ngay lúc check in hotel không? trường hợp bay airplane đến Bagan thì bị thu rồi (có người nói rồi). Đi bus số đông hơn, chia sẻ được nhiều thông tin, bài viết sẽ hữu ích.

Việc thu phí khi bạn bước chân vào Bagan là quy định, tuy nhiên chính phủ vãn chưa thực sự mặn mà với việc kiểm soát dân du lịch có mua vé hay không. 15us là phí cho tổng thể Bagan khi bạn đến tp này, không tách riêng một đền đài nào cả. Việc kiểm tra chỉ thực hiện ngẫu nhiên tại một số điểm, ví dụ trong trường hợp của bọn em thì thấy họ check tại đền Htilo Minilo và đền Schwesandaw chứ em không nói phải trả phí 15us cho 1 cái đền Htilo Minilo. Xưa giờ em thich làm gì cũng đúng luật, bước vào nhà của người ta thì nên tôn trọng nguyên tắc của chủ nhà. Hihi!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,442
Members
189,948
Latest member
mass
Back
Top