What's new

[Chia sẻ] Nắng hạ Côn Sơn

Người viết không là phượt thủ, bài viết cũng không phải phượt trình, chỉ là chút chia sẻ về một miền đảo không xa của Tổ Quốc...

Lần giở qua những trang sách báo tuổi thơ, Côn Đảo trong tôi là những gì đau thương, đen tối đi suốt chiều dài lịch sử, là chuồng cọp, là nghĩa trang Hàng Dương, là cầu tàu 914. Chốn "địa ngục trần gian" ấy luôn nhắc tôi nhớ về những cái tên đã trở thành huyền thoại như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Võ Thị Thắng... Để rồi khi đã đến được tận nơi và trở về sau những ngày xanh nắng, từ đây Côn Đảo trong tôi mang một dáng hình khác.

...là đảo xanh màu mây và tươi màu lá







Cánh quạt ATR72 ngừng òn ĩ, tôi đặt chân đến sân bay Cỏ Ống một ngày hè nắng nhẹ. Cây phượng nổi tiếng ở cửa nhà ga sân bay cũng đã qua những ngày thắp lửa, giờ đã có lác đác lá xanh lẫn cùng màu hoa cam. Con đường dọc biển thảm đầy màu vàng của nắng, màu trong của mây và chạy song song cùng màu xanh của biển biếc ngoài kia. Biển ở đây nhìn thân quen lắm, vẫn mang một phong vị của Tổ quốc tôi, cảm giác này tôi không có được khi đứng trước biển ở Thailand, Indo, Malay...



Nắng ấm óng không ngơi nghỉ trong những ngày tôi trọ trên đảo, giúp bầu trời lúc nào cũng thật cao và trong xanh, từng tảng mây cứ lười nhác trôi thảng như trời xanh đó chỉ là của họ. Sẽ là một Côn Đảo không đủ đầy nếu thiếu vắng bóng bàng trải tán trên từng ngóc ngách. Bàng xanh màu lá, vàng khô quả bàng già, và cả màu nâu hạt bàng dung dị là món quà vặt được đem trở về đất liền. Các cụ bàng cũng chiếm đa số trong hơn 70 cây di sản được phong danh hiệu trên đảo. Nốt gồ ghề trên thân bàng thấm đẫm vị thời gian, là nhân chứng lặng im qua hàng thế kỷ lịch sử. Góc phố có bàng, mang hồn Côn Đảo hơn bao giờ hết.






Phượng còn lác đác vài cánh dù chỉ mới qua một phần ba mùa hạ



Thị rừng, cụ này cổ thụ nhưng có thế của bonsai

 
...là mọi chứng tích đau thương

Lịch sử đã qua, nhưng vẫn còn đó tàn dư của những ngày tăm tối đau thương của dân tộc, tường cao dù có rêu phong vẫn làm người ta tức nghẹn lồng ngực khi đứng giữa bốn bề kẽm gai của tù ngục. Những dãy hàng hiên dài hun hút, những chấn song đã từng làm chấn động khi cả thế giới phát hiện ra sự thật man trá của tội ác chuồng cọp đằng sau bức màn nhân đạo. Bao nhiêu máu và xương đã rơi nào ai đếm được. Những địa danh đi cùng con số người chết, những cầu tàu 914, những Sở Lò Vôi, nay chỉ còn mang hình hài vụn vỡ nhưng mang nặng trọng trách chuyển tải xuyên suốt bao thăng trầm thế sự.

Biển lặng trời êm, nơi cầu tàu 914







Bước vào quá khứ






Từng mảnh lịch sử



Quá khứ lùi xa, nhưng hành lang vẫn dài

 
Hệ thống nhà tù ở Côn Đảo được phân biệt một cách dễ dàng và riêng biệt. Cứ thấy nhà mái ngói đỏ là của người Pháp, ngược lại mái xám fibro xi măng là của người Mỹ. Đến cả nhà tù mà cũng mang dấu ấn kiến trúc riêng của từng quốc gia, rõ là thú vị. Và người đến sau cũng đầy hào phóng hơn kẻ đến trước, người Mỹ sau khi kế thừa hòn đảo đã vội vã xây tiếp 25.000m2 trại giam, bổ sung vào số diện tích nhà tù khổng lồ đã có sẵn do người Pháp để lại, với độ khắc nghiệt tàn bạo cao hơn hẳn. Chạy song song dọc bờ biển ở thị trấn Côn Đảo, những trại Phú Tường, Phú Hải khép mình dưới những tán bàng, luôn chào đón những đoàn khách tham quan, ai đến đây cũng rất khẽ khàng dường như sợ mình sẽ đánh thức những gì đã ngủ yên.




Nắng tươi liệu có xóa nhòa đi được vết ố của thời gian và lịch sử in hằn?



Những cái tên đã quá quen thuộc



Cảnh phục dựng trong các buồng giam



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,043
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top