What's new

Nếu định lên Đồng Văn- Cao nguyên đá những ngày này

Chia sẻ của blogger già Đỗ Đức - Nhân dịp sắp có Lễ hội múa Khèn, lần đầu tổ chức ở Đồng Văn đầu tháng 9/2013 các bác ạ.

1240037_587874674591964_374057043_n.jpg

Tử trên đồn Pháp Pù Lở nhìn toàn cảnh phố cổ Đồng Văn

Chẳng được như Hội An bề thế, kề bên biển cả và Quốc lộ Bắc Nam.Đồng Văn, huyện địa đầu Tổ quốc cũng có một chút gì để khoe với cả nước. Đó làdãy phố cổ có chiều dài chừng một kilômét nằm áp dưới chân núi Pù Lở. ở đây vẫntường trình mái ngói âm dương qua năm tháng dãi dầu đã lên màu đen mun. Nó cóđến hôm nay bởi người dân còn nghèo, chưa đủ tiền đập đi xây nhà mới. Tháng4/2006 đã có một hội thảo về việc bảo vệ cái di sản nghèo nhưng giàu giá trịvăn hóa này và được biết tỉnh Hà Giang đã làm việc với Bộ Văn hóa để lên kếhoạch đầu tư tôn tạo lại dãy phố, hy vọng nó trở thành một điểm sáng du lịchcủa vùng cao bởi có khá nhiều tiềm năng thu hút khách.

1233363_587879321258166_1718614256_n.jpg

Ông Dục, cuốn sử sống của Đồng văn: ông bảo: Năm 1958, tôi tôi đứng thu mua thuốc phiện cho nhà nước, 25tấn/ một vụ đó chú.

Phố cổ Đồng Văn xưa là một xóm nhỏ dựa lưng vào núi, có tên là làng Nghiến. Bởi phía cuối phố, có cả một rừng nghiến đại thụ đến cả ngàn cây trồi lên từ sườn núi đá. ở đấy có cả một nguồn nước tự nhiên tuôn chảy ra từ lòng núi đá, xối xả bốn mùa.Và có lẽ đấy là thứ quí nhất với người rẻo cao, quí hơn cả muối Bởi muối có thể đi xa còn mua được, nhưng nước không có thì cả con người, con vật cũng không thể tồn tại. Có phải đấy là lý do chính để hình thành cái làng vài chục nóc nhà mang tên loài cây gỗ quí nằm trong tứ thiết mộc đã che sương che nắng cho cuộc sống của họ từ xa xưa. Đến hôm nay nó được mang tên mới phố cổ Đồng Văn.

995979_587875174591914_1051045934_n.jpg

thu rơm rạ về cất chăn bò- doduc

1280461_587879514591480_687400577_n.jpg

Xiền thật đáng yêu- doduc

945971_587879851258113_1330532803_n.jpg

chuối và be- doduc
11175_587876167925148_104933756_n.jpg

Ruộng bậc thang ở Lũng Cú- doduc

Đồng Văn (Hà Giang) là huyện địa đầu Tổ quốc, cách tỉnh lỵ Hà Giang 139 kilômét. Từ Hà Giang vượt đèo Pác Sum, qua Cổng Trời xuống Quản Bạ dài 48 kilômét. Từ Quản Bạ xuống dốc Tráng Kìm, vượt đèo Na Khê đến Yên Minh, huyện có nhiệt độ cao nhất Hà Giang khoảng cách là 32 kilômét. Đi tiếp sẽ lên Vần Chải (bản mây phủ) nơi cư ngụ của anh hùng tiễu phỉ Sùng Dúng Lù. Từ Vần Chải độ cao hạ dần xuống Lũng Cẩm thơ mộng, rồi qua Phố Cáo một bản thuần Mông, tiếp leo lên dốc Thẩm Mã, Lán Xì nơi lạnh nhất Hà Giang là bắt đầu cho cuộc trèo ngoạn mục "dốc 9khoanh" toàn là những cua tay áo gấp khuất và những mẩu đường ngắn tũn với độ ngóc ngược, hướng thẳng lên đỉnh núi như muốn vọt thẳng lên trời. Qua hết khoanh thứ 9 thì thăng bằng được trở lại. Ta có thể lướt trên lưng chừng núi nhìn về phía tay phải để ngắm ngôi nhà Pháo đài của vua Mèo Vương Chí Sình năm mà nay đã là di sản văn hóa - lịch sử, được Nhà nước công nhận. Cảnh đẹp đến thẫn thờ và hoang vắng và cheo leo hiểm trở cũng lên đến độ tuyệt đỉnh để thử thách thần kinh của tất cả mọi người. Những đấng nam nhi có thần kinh thép khi vượt quãng đường này vẫn phải tự thú là "Có thấy ghê ghê". Qua Nhà Vương đi thêm 15 cây số nữa là chúng ta đã có 59 cây số an toàn của chặng Yên Minh-Hà Giang.

1236972_587875741258524_183292236_n.jpg

sắp sang Đông- doduc
971941_587880087924756_1632831971_n.jpg

Đongngan đứng trên đỉnh Pù Lở đồn của Pháp, cao 300 mét

1234667_587878111258287_1659032469_n.jpg

nắng chiều hiếm hoi
 
Hôm nay từ Hà Giang lên phố cổ Đồng Văn chặng đường 139 km ta có thể đi trong một ngày. Con đường ấy được đặt tên là đường Hạnh Phúc, nó được Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ phát lệnh khai phá vào ngày 4-9-1959 và hoàn thành 3 năm sau đó. Rồi lại còn bao nhiêu lần sang sửa, hạ dốc để có cung đường hoành tráng, an toàn như hôm nay,có thể đưa tất cả loại xe qua an toàn tuyệt đối!
1236468_587876694591762_1611047421_n.jpg

góc chợ cổ Đồng Văn- doduc


1208895_587877757924989_1854360392_n.jpg

tuổi thơ dữ và dội- doduc

Ấy là chuyện hôm nay, chứ người Pháp đặt chân lên Đồng Văn đã từ 1890, đóng đồn ở chân PùLở. Người kể chuyện này ông Phạm Văn Dục đã có ba đời ở đất Đồng Văn. Ông nhắc đến tên Viên quan Ba Lôrie, quan Đại lý đầu tiên và đồn trưởng Grulơmun cùng đội quân binh rút khỏi Đồng Văn vào
1235944_587878544591577_1129717428_n.jpg

chụp lưu niệm ở nhà Vương / dinh vua Mèo.

1240516_587883391257759_155170632_n.jpg

Lũng Cẩm thơ mộng- doduc

1097984_587883674591064_355615287_n.jpg

làm chén, bắn một điếu thuốc lào nào!- doduc


9/3/1945 như thế nào. 8 người Pháp có mặt ở Đồng Văn ông còn nhớ kỹ cả tên họ và chức vụ. Ông kể rằng cách đây vài năm có 2lần, con của những sĩ quan Pháp đã từng đóng đồn ở đây đã trở lại thăm, trong đó có một người nói tiếng Việt thông thạo.

1234219_587884781257620_885813556_n.jpg

Buồn khi có tí tửu- doduc
1235189_587885034590928_1007938826_n.jpg

lạc quan khi chưa có rượu- doduc

Ông bí thư huyện Sùng Đại Hùng, người Mông tâm sự: "Đồng Văn có con phố cổ đẹp, có cái chợ xây bằng cột đá đẽo,theo hình chữ Môn vào năm 1926 đến giờ vẫn vững chãi. Khu đồn cao trên đỉnh núi người Pháp xây cất vào năm 1940 để canh chừng vùng biên, gần như còn nguyên vẹn. Chúng tôi sẽ giữ cái gì còn lại và tạo cảnh quan gần với không gian xưa,phù hợp với việc khai thác du lịch.".Tôi hiểu những tính toán của ông, bởi nếu tách Đồng Văn riêng ra thì không có gì thật đặc biệt. Nhưng để lên Đồng Văn thì trên 100 cây số sẽ được qua các đèo dốc tráng lệ đẹp như mơ. Đó là chưa kể các địa danh trên đường đều có những phiên chợ được chọn ngày họp để không trùng nhau ví dụ như Sà Phìn họp vào ngày Tỵ-Hợi, Phó Bảng họp vào các ngày Tý-Ngọ, Phó Cáo ngày Thìn-Tuất, Lũng Phìn ngày Dần-Thân. Còn phiên chủ nhật thường xuyên chợ huyện Đồng Văn họp ngay trên phố cổ, hoặc chợ Ma Lé bên cạnh luôn vào thứ 7. Từ Hà Giang lên còn qua các chợ phiên Quản Bạ vào chủ nhật, chợ sép Tráng Kìm, chợ Yên Minh. Đó là những điểm luôn gây sự chú ý cho khách du lịch. Nên việc tôn tạo phố cổ Đồng Văn thành một điểm trung tâm cho một chặng du lịch là có lý. Để từ đây vượt Si Cúa (cổng trời) Đồng Văn đến chân cột cờ Lũng Cú, mảnh đất xa nhất trên mũi nhọn đỉnh đầu bản đồ Tổ quốc để thăm Lô Lô Chải, một bản Lô Lô đen duy nhất, có mấy chục nóc nhà và vài trăm người .Đây được coi như mảnh đất gốc gác của người Lô Lô ở Việt Nam. Hoặc chỉ với 60 ngàn thuê xe ôm rời khỏi Đồng Văn hơn chục cây số là đã đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng danh tiếng để ngắm nhìn sông Nho Quế hun hút dưới thung sâu. Đồng Văn là điểm dừng quá lý tưởng cho một vùng du lịch núi có nhiều cảnh quan hấp dẫn.
Còn nhỏ nhoi lắm nhưng cũng đủ để cho khách du lịch xuyên núi tìm được muôn vàn cái kỳ thú mà không nơi nào có, bởi Đồng Văn chẳng giống nơi nào!

Phố cổ Đồng Văn là một địa chỉ mà mỗi người Việt Nam cần một lần biết đến, bởi chỉ lên đó mới hiểu con người chinh phục đá như thế nào, chứ không chỉ riêng sự ngoạn mục của thiên nhiên.

1001425_587875524591879_1823979015_n.jpg

Bình phong núi trước nhà Vương/ tế đất này giữ cho nhà Vương ba đời nhưng con cháu không tàn lụi là nhờ ngọn núi kim tự tháp này, he he
1239755_587878791258219_1423406424_n.jpg

chụp với các cháu ở Mèo Vạc.
995195_587883894591042_260629642_n.jpg

Bán dụng cụ sản xuất, Tây cũng tò mò- doduc
 
Nốt thông tin về Múa Khèn ạ.
(copy & paste, không phải em viết)
----
Câu chuyện cây khèn người Mông của Vàng Sênh Chu

Từ 31/8 đến 2/9 năm 2013 tại chợ phố cổ Đồng văn diễn ra lễ hội đấu khèn của người Mông của gần 300 tay khèn gồm nhiều đội khèn của cá huyện trong tỉnh Hà Giang- Các bạn ai có thời gian thì hãy lên Cao nguyên đá thưởng thức giai điệu tiếng khèn và xem người Mông biểu diễn với cây khèn thế nào!

Triển lãm tranh “Cao nguyên đá” của Đỗ Đức sẽ bày 30 bức trong hai gian chợ cổ. Mời các bạn cùng lên phó hội và động viên Đỗ Đức với phòng tranh sơn dầu trên vùng biên ải

Hoạ sĩ Đỗ Đức

Câu chuyện cây khèn người Mông của Vàng Sênh Chu

43-Múa khèn- Đấu khèn- 2007-sơn dầu (50x55)

1- Cứ đến chợ phiên ở Pờ Vần Chải là người ta lại gặp một chàng trai Mông. Chàng mang cây khèn cũ ngồi ngay bên hàng bán khèn…tiếng khèn của chàng lúc lúc lại cất lên, rộn ràng một góc chợ.
Tưởng đó là người quảng cáo cho việc bán khèn, nhưng hóa ra không phải. Ông già bán khèn và người trai trẻ chơi khèn kia chẳng hề quen nhau.

Bao nhiêu năm nay, người đến chợ Pờ Vần Chải này tìm mua khèn tất thảy đều biết mặt chàng trai. Tất cả đều từng được nghe tiếng khèn của chàng. Tiếng khèn khi ngân dàì như sợi tơ vàng khâu níu tình những người nghe lại với nhau. Nhiều năm nay, kể cả người hay ghen tị nhất ở Sủng Chà nơi làm ra nhiều cây khèn hay nhất vùng núi cao này cũng không tìm ra được lời để chê cây khèn . Không phải sợ gì mà không dám chê. Chỉ bởi càng dỏng tai thì càng thấy tiếng khèn hay hơn, thế thôi!

2-Nghe được tiếng khèn, lại thấm được cái hay của âm sắc là khó vô cùng. Thường chỉ người Mông nghe mới biết tiếng khèn hay ở chỗ nào. Cây khèn 5 ống hơi cho năm cung bậc, tinh âm thoát ra từ các ống khèn cao thấp luôn quện vào nhau, luôn đi đôi đi ba mà không chen lấn, không che mặt nhau. Độ chênh từ ống to đến ống nhỏ cứ hợp nhau lên bổng xuống chìm như sóng lượn.Cũng có lúc nó nấc lên như đi ngược dốc, lúc lại thầm thì như đang đi xuôi. Lúc thì bay lượn những tiếng tâm tình, quyện vào nhau, xoắn xuýt vào nhau. …

Đã không dưới dăm chục người trả giá cao cho cây khèn cũ của chàng trai. Ai cũng muốn làm chủ mới của nó, nhưng không ai được toại nguyện , kẻ cả người có nhiều đồng bạc trắng hoa xòe nhất vùng này.

3-Ai cũng biết đó là cây khèn gia truyền của dòng họ Vàng Sềnh. Cha được giữ cây khèn từ khi ông nội không còn sức chơi nữa ..và bây giờ đến lượt chàng. Chàng trai chỉ biết có vậy, còn trước đó và những người bề trên, ai làm ra cây khèn thì chàng cũng không biết!
Cây khèn gia truyền đương nhiên là giá trị bản mệnh của dòng họ Vàng mà gia đình chàng trai đứng đầu ngành phải cất giữ. Nó còn là giá trị kiêu hãnh của bản Tả Xeng Cheo. Người ta kháo nhau: chỉ ở Tà xẻng Cheo mới có cây khèn quí như thế. Cây khèn lại còn trở thành niềm tự hào của cả chợ huyện này nữa nữa. Bởi từ đời cha đời ông chàng trai cũng thường mang khèn ra chơi ở chỗ bán khèn như là một sự khẳng định không còn tiếng của khèn nào hay hơn.

Mấy chục năm trôi qua rồi. Người thanh niên ấy bây giờ mắt đã mờ, gối đã mòn , bước đã liêu xiêu, nhưng cái tai vẫn thính ,cái đầu vẫn tinh, đó là Vàng Sênh Chu hôm nay đó!

4-Đã có ai một vài lần xem đấu khèn? Bây giờ vào ngày hội, đôi khi có các chàng trai Mông cũng lên sân khấu biểu diễn đấu khèn. Già bản Vàng Sênh Chu lắc đầu bảo:đó là đám trai hoi, chúng có biết gì về khèn. Chúng chỉ quen xoay vòng kiểu con gà trống le đuổi con mái, nhạt lắm. Lại còn bọn văn công biểu diễn nữa. Chúng múa may, mặc áo phanh ngực thêu xanh đỏ làm gì. Chỉ rối mắt để quên đi việc cần nghe sâu vào tiếng khèn. Người ta đang làm hỏng điệu khèn và làm mất giá trị cây khèn. Tại cái tai chúng nghe được mà vẫn điếc, cái đầu nó tối không nghĩ ra được gì khiến cái mắt hóa mù.

Chúng biết gì về đấu khèn đâu. Chơi khèn mà tiếng khèn vỡ vụn ra như bột mèn mén. Thời ta, tiếng khèn dẻo như hạt dền đỏ được đồ lên nghiền nát, dai như cối xôi giã để vắt bánh dày ngày tết. Tiếng khèn còn dài như tiếng gió chui qua hang núi, miên man như sợi dây mây dây song luồn suốt trong rừng cây, qua đồi này đồi khác. Tiếng khèn còn dội xa như tiếng thác nước trong đêm sâu, nỉ non trầm bổng như gió ngàn trong ngày rừng động.
 
5-Thời của ta: đấu khèn đâu đơn giản chỉ biết đi xéo, ngoáy mông vặn người vài cái sang phải sang trái như chăn trâu đuổi bò bây giờ. Thời ta chơi khèn biết trồng cây chuối một vai dính đất mà không bị cắn vào lưỡi, không bị ống khèn chọc vào họng khi chân đưa lên trời, nhảy đập hai chân, đi lò cò mà tiếng khèn không bao giờ đứt, tiếng khèn cứ thế vi vu dài cả buổi sáng, dài như dây diều của người kinh đó.

Thời ta có Lồ Vản Pù chơi khèn trên thớt gốc cây cưa phẳng. Nó xoay ngược xoay xuôi đập chân đá hất múa lộn dưới nắng, kéo dài bốn giờ đồng hồ mà tiếng khèn không đứt lần nào. Khéo hơn cả bọn thanh niên ngày nay chơi cái trò mà người ta gọi là hip hop thấy trên ti vi.

6-Tin cái tai ta đi, chỉ cơn gió phây phây lách qua chùm lá móc, ta còn nghe được tiếng xào xạc bèn bẹt. Ta là giám khảo sinh ra chỉ để nghe tiếng khèn trong các cuộc thi, ta là giám khảo của Lồ Vản Pù. Tiếng đàn của Lồ vản Pù trong vắt như sợi chỉ tơ treo dưới nắng luôn luôn tròn trịa. Tiếng khèn của Pồ uốn lượn dập dờn như nhịp núi trong dãy Bát Đại Sơn quê ta. Tiếng khèn có lúc trong như sắc nắng xuân, vàng ươm vỏ cam chín khi hoàng hôn. Có lúc lại xanh ngắt như lá rừng, hoặc đỏ khé lên như hoa chuối mọc ken trong vách đá. Có lúc khèn lao xao đủ màu đủ sắc như hoa tam giác mạch. Tiếng khèn bền bỉ như ngựa đường trường, có lúc ì ạch như đang bò trên triền dốc, có lúc tươi như hoa trong ban mai vẫy gió, hoặc như bụi nước bám trên mạng nhện bắt nắng long lanh giống thủy tinh pha lê…Tiếng khèn cuối cùng dài như sợi lanh không dứt trong cuộc đời mỗi người Mông. Lồ Vản Pù đã chơi khèn như thế, tiếng khèn dài bốn giờ đồng hồ khi mệt quá nó chủ động ngừng thì lúc ấy tiếng khèn mới tắt…

Lồ Vản Pù chơi khèn mà khiến con Thào Mỉ người đẹp nhất trong cả trăm bản trong dãy Thập Vạn Đại Sơn phải tự đến theo nó, nói lời mật ong rừng với nó để được nó yêu. Thào Mỉ dính với nó như nhựa cây Hăm Pa. Nhựa cây ấy dính là không gỡ ra, dính dai hơn kẹo kéo, bết hơn nhựa sung nhựa mít, gắn chặt với nó hơn cả keo đầu chó của người Kinh dưới xuôi dùng hàn bát đĩa.

6-Ta cũng giỏi chơi khèn nhưng không bằng Vản Pù, nhưng ta biết nghe tiếng khèn lạ khèn hay. Tiếng khèn của Vản Pù lúc ngọt sắc như mật mía lúc lại mặn như muối biển, có lúc thơm mùi thảo quả, có lúc nóng lên như hạt dổi rang trên chảo và bỏng rát như ớt Mường Khương xay thành bột mịn. Tiếng khèn của nó có lúc làm mềm môi như rượu ngô Bắc Hà lại cũng có khi chát như quả sung. Đúng là tiếng đàn của Lồ Vản Pù chứa đủ cay đắng ngọt bùi, trong tiếng khèn của Pù có nước có lửa có gió có cả mây mưa sấm chớp, có mùi có vị.

Thời nay chúng mày không biết tại sao tiếng khèn lại hay đến thế. Chúng mày tưởng tiếng khèn hay là để tìm gái. Chúng mày nông quá, chẳng khác gì con suối trong mùa cạn nứơc.

Tiếng khèn này là lòng người Mông đối với cha mẹ đó , tiếng khèn hay vì nó là lời đưa tiễn cuối cùng của các con, lời vĩnh biệt người sinh ra mình. Lời của nỗi lòng sâu thẳm. Nó là cây khèn dành cho đám ma nên biết nói tình người.

7-Ta lại phải kể cho nghe câu chuyện cổ tích về cây khèn này. Cây khèn có 6 ống hơi,một ống to và năm ống nhỏ khác dài ngắn khác nhau được bó lại và xuyên qua bầu khèn. Đấy là hình ảnh một gia đình người Mông ta .
Năm cha mất, 6 anh em trong nhà bàng hoàng như trời sập trên nóc nước dâng dưới chân. Trước nỗi đau kinh hoàng, cả sáu anh em thương cha than khóc nước mắt chảy thành suối thành sông. Khi cả sáu anh em khóc gần mất giọng, tiếng khóc chỉ còn bé như tơ nhện thì người anh lớn chợt tỉnh ra bảo với các em: chúng ta từng người một thay nhau khóc cha, Nếu cùng khóc thì cùng chết mất, còn ai chăm sóc cho vong hồn cha nữa.

8- Cây khèn này do T’xơ-Nghia, một ông quan chuyên lo về lễ nhạc của Miêu Vương làm ra, do ông biết câu chuyện hiếu nghĩa của sáu người con gia đình nọ. Cây khèn được làm ra sau khi những người con kia đã lần lượt qua đời, nhưng cây khèn sáu ống đó vẫn còn giữ tên từng người con trong gia đình nọ. Từ trên xuống dưới, từ phải qua trái ống thứ nhất có tênlà Luar, ông thứ hai có tên là Luar K’răz, ống thứ ba là N’Tal, ống thứ tư là P’Lung, ống thứ năm có tên là Pux và ống cuối cùng, đứa em út là Tuk.
Sáu ống khèn bó lại thành một cây khèn để mãi mãi anh em họ được ở bên nhau. Sáu ống hơi được gọi là B’hêl K’rênh. Còn cây khèn thì có tên là K’rênh.

Cây khèn làm xong thổi lên, sáu ống khèn cho sáu giọng người con. Tiếng khèn nối nhau, hòa vào nhau thổ lộ sự đau buồn sâu sắc của con người

9-Cây khèn ra đời từ đấy. Nó luôn có mặt để cất tiếng khóc trong các đám ma đưa tiễn người thân. Đó là những tiếng khóc của những nỗi lòng…

Tiếng khóc báo hiếu tri ân công cha nghĩa mẹ.Tiếng khèn kéo mọi người trong làng trong bản đến để cùng nghe chia buồn, cùng nhớ về cuộc sống sum họp thời thơ bé, thuở bước vào đời cực nhọc, thuở lấy vợ xây tổ ấm, những cuộc sum họp , những buổi chia li, vui và buồn, giận và hờn và thương và xót. Tiếng khèn kể về lòng người, nói về dòng đời,

Khi tiếng khèn cất lên, người chơi khèn lò cò miết chân quanh quẩn vòng tròn, thậm chí ở nguyên một chỗ với hàng trăm động tác tay và chân khéo léo là hình ảnh họ đang đi quanh nơi quàn xác người thân.

10- Cây khèn cất tiếng lên như một bản trường ca về cuộc sống đường đời. Nên khi trổ tài đấu khèn dù động tác có khó mấy người chơi khèn cũng phải giữ bằng được thăng bằng và bình tĩnh để tiếng khèn không mẻ không gẫy, bền bỉ như một dòng chảy thông suốt dù có qua bao khúc quành…
Đó là tiếng khèn tình yêu huyết thống, tiếng khèn tri ân, tiếng khèn luôn song hành với dân tộc họ trăm năm ngàn năm,như dòng đời vĩnh cửu.

11- Tiếng khèn còn cầm chịch cho nhịp trống đám ma, mô tả cuộc chiến đấu của người Mông đánh giặc. Mỗi người chơi khèn là một đạo quân.

Ba ngày ba đêm trong đám ma, cây khèn không thể được nghỉ ngơi. Tiếng khèn vang lên lời oán trách căm giận chúa ngọc hoàng. Người Mông trách Nhux Vax sao lại đem cái chết chóc vô lí xuống trần gian? Tiếng khèn nguyền rủa bọn ngoại tộc độc ác sao không chết đi để người hiền lành vô tội phải bỏ thân.

Bài khèn đứng số một trong đám ma là bài khèn chỉ đường cho người chết về với tổ tiên. Bài khèn này có vần có điệu nội dung kể về sự hình thành trời và đất, nguồn gốc ra đời của người Mông, cuộc đấu tranh dai dẳng chống lại chúa Ngọc hoàng NhuxVax để người Mông còn đến hôm nay.

12-Thổi xong bài chỉ đường cho người chết, khi tiếng khèn ngưng, người thổi khèn dặn người chết rằng:Tao hát xong rồi, mày tự đi lấy nhé, khi về đến nơi tổ tiên có hỏi ai đưa đường thì nhớ bảo rằng; không biết tên họ người đó,không biết nó là ai, chỉ biết mắt nó to bằng chén uống nước, tai to bằng quạt,mũi to bằng chày, mặt như thớt lớn. Nó đưa xuống đây bằng đường bộ, lúc về nó đi đường thủy, nó đi nhanh lắm, ngựa phi không đuổi kịp, không thuyền nào đuổi nổi, vĩnh biệt mày nhá.

Trả lời như vậy để ma nó ngán , không nghĩ đến chuyện về bản bắt người , phá hoại cuộc sống dân bản nữa.

13-Đó là lí do người ta thường thấy có hai thứ gần như gắn chặt với người con trai Mông là Cây súng kíp bảo vệ mình và cây khèn là cái gốc muôn đời..

Thế mà đã bao nhiêu sự nhầm lẫn về cây khèn người Mông đã xảy ra từ trước đến nay.

người ta đã coi thường giá trị cây khèn , coi nó chỉ một thứ khèn vui chơi, để cho trai gái yêu nhau, để tỏ tình với nhau.

Người ta không nhớ hay người ta không biết người con gái Mông nói lời yêu bằng đàn môi. L’hnja đá ( dạng máng- có gờ nhỏ) và T’ Laiv play ( dạng vuông). Khi bên nhau rồi thì đôi trai gái cùng dùng đàn môi tâm sự, dùng đàn môi tỏ tình…Còn người trai Mông thì dùng kèn lá, ống tiêu cây sáo để gọi. Có bao giờ dung khèn gọi đâu

Ta phải nói cho mọi người biết và nhớ cây khèn của người Mông chúng ta chính là bảo vật của dân tộc mình. Giống như vải lanh, cây khèn cũng là một tín hiệu văn hóa để người Mông nhận biết nhau, đẻ trò chuyện với tổ tiên. Cây khèn này chỉ có ở người Mông , không dân tộc nào có. Đó là chưa kể còn hẳn một câu chuyện cổ tích dành riêng cho cây khèn!

Hoạ sĩ Đỗ Đức
23/6/2012
(nguyên văn link ở đây. http://www.dongngandoduc.com/cau-chuyen-cay-khen-nguoi-mong-cua-vang-senh-chu-3/)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,555
Bài viết
1,169,594
Members
192,161
Latest member
9funtv1
Back
Top