What's new
BỨC TRANH NGOÀI ĐỜI THẬT


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Một ngày tháng 3, mọi người đang bàn tán ì xèo về một cổ trấn rất đẹp bên dòng sông Đà giang xanh mướt. Đó là hình ảnh cổ trấn mùa đông phủ đầy tuyết trắng, nó làm tôi liên tưởng đến những thước phim chỉ có trên màn ảnh tuyệt đẹp thôi. Và tôi cũng ước mình sẽ được đặt chân đến cổ trấn tuyệt vời này.
Và rồi có một chị ngoài Hà nội có ý định đi nên tôi có bảo chị là "nếu đi thì chị cho em đu thu với nha, cuối tháng 5 và đầu tháng 6 em đi được nha Chị". Và thế là kế hoạch được vạch ra đầy sôi nổi, lập group để bàn tán và quyết định ngày đi. Xin visa này nọ cũng mất 3 -5 ngày, trong lúc đó mọi người lên lịch trình à dự toán chi phí. Nói chung vì tiết kiệm chi phí cao hơn so với chi phí mà các bạn trên mạng chia sẻ, làm cả nhóm cũng hoang mang. Nhưng đi theo tour thì họ sẽ không đi những địa điểm mình muốn. Cuối cùng cả nhóm thuê phiên dịch đi cùng nhóm cho chuyến đi lần này.
 
Last edited:
Sau khi plan xong xuôi, thông qua một anh bạn đã từng dẫn chúng tôi đi Tây Bắc , chúng tôi biết một bạn phiên dịch, và mời bạn đó đi cùng, vì không biết tiếng sẽ rất mệt mỏi.
Vậy là tổng cộng hơn 10 ngày lên plan, xin visa là chúng tôi lên đường vào ngày 26/5, và hành trình của chúng tôi dự kiến kết thúc và về đến VN là ngày 2/6.
Chia sẻ về việc đi như thế nào, tôi nghĩ có khá nhiều bạn đã chia sẻ rồi, nên tôi nghĩ các bạn search gg cũng ra, dưới đây chỉ là tản mạn cảm nhận của tôi về chuyến đi.
Chúng tôi xuất phát từ Ga Gia Lâm đi Nam Ninh lúc 21h20 tàu chạy, tàu sạch sẽ, êm ái, nước nóng đầy đủ. Tới 1h sáng tàu đến ga Đồng Đăng - Lạng Sơn, lục tục xách đồ xuống làm thủ tục xuất cảnh, cũng phải mất đến 1 tiếng đồng hồ để kiểm tra và làm thủ tục, 2h sáng tàu tiếp tục rời ga đi Bằng Tường. 3h15, tàu đến Bằng Tường, lại mất thời gian xách đồ xuống làm thủ tục nhập cảnh…, và 4h30 thì tàu di chuyển.
Tại hai ga này các bạn lưu ý, đồ gần như phải mang xuống hết, nhưng chủ yếu là vali và các kiện lớn thôi, nếu mấy đồ ăn vặt xách tay đựng bao nilon có thể để lại phòng, vì sau khi xuất nhập mình vẫn đi tàu đó cả.

Vậy là xong thủ tục nhập cảnh, chúng tôi thẳng giấc đến 9h sáng có mặt ở Nam Ninh. Lúc thức dậy thì đúng lúc tàu đi tới cầu Ung Ninh, cửa ngõ vào Nam Ninh, cầu Ung Ninh bắt qua song Ung Giang, dòng song chảy vào thành phố Nam Ninh.

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le
 
Last edited:
Tới Ga Nam Ninh, xuống ga, kéo đồ xuống và ra cổng, chúng tôi thuê hai phòng của khách sạn Ying Bi ngay đối diện ga, bỏ đồ vào vì có 6h ở Nam Ninh, nên cả team hò nhau đi tham quan thành phố, mua đồ ăn để ăn tối trên tàu và ăn trưa tại Nam Ninh luôn, mua đồ xong về khách sạn, kịp tắm rửa và tiếp tục đổi tàu đi Trương Gia Giới.
Các bạn nên mua đồ ăn, trái cây trong siêu thị Walmart tại Parkson, rất dễ tìm vì toà nhà cao nhìn thấy ngay, tại TQ mua đồ trong siêu thị rất đảm bảo và rẻ. Có thể mua vịt quay, cơm, gà quay…., trà chai, sữa chua cực ngon và cả trái cây nữa, những ngày chúng tôi đi vào mùa đào nên ăn rất ngon. Nên mua thêm trái cây theo nữa như táo, việt quất, đào…

Từ Nam Ninh đi TGG là 1228km, các bạn có mặt tại ga trước 1h nhé, để đổi vé tàu, nhớ và luôn luôn mang hộ chiếu theo mình. Bên TQ, ga tàu và bến xe đều phải check đồ y như ở sân bay, ga tàu rộng nữa nên ra sớm để đi đúng line và đúng tàu.

Đợi chờ mua vé tàu
Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Tàu NN – TGG là tàu nhanh, mỗi toa có nhiều khoang ,mỗi khoang có 6 giường (giường 3 tầng). Giường nhỏ hơn so với tàu Gia Lâm – NN, nhưng vẫn có chăn, gối sạch sẽ.


Thật thích khi có cái không gian này
Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Trên tàu có nhà vệ sinh, nước nóng 24/24. Tại các ga tàu dừng đỗ, nhà vệ sinh không được phép sử dụng. Mang thêm khăn giấy, giấy ướt vì trên tàu không có. Sạc sẵn điện thoại, sạc dự phòng vì trên tàu không có điện . Khi lên tàu, có thể yêu cầu nhà tàu sắp xếp cho đoàn ở chung toa ngay từ đầu .

Khoảng không để ngồi ngắm cảnh
Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Nhà ga nơi đây rất rộng và sạch
Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

4h tàu xuất bến và đến TGG là 7h10 sáng ngày hôm sau. Xuống tàu, ra cổng có khá nhiều taxi, dễ gọi và rẻ, khách sạn chúng tôi ở là DACHENG SHANSHUI, khách sạn này khá gần ga cáp treo đi THIÊN MÔN SƠN, đi bộ mất khoảng 400m. Cả đoàn ngày hôm đó hơi xui vì xuống tàu, trời mưa xám xịt, cả đám đứa nào mặt cũng nghệt ra, rồi bảo thôi cứ về ks rồi tính, check in, ăn sáng và cuối cùng vẫn quyết mưa vẫn đi Thiên Môn Sơn, và trong cái rủi, có cái may, vì mưa nên lượng khách giảm, chúng tôi ko phải xếp hàng mua vé cáp treo và nhanh chóng lên đc cáp treo đi lên Thiên Môn Sơn.


Cùng nhau chụp làm tấm lưu niệm trước khi lên cáp treo đi Thiên Môn Sơn
Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le
 
Last edited:
Thiên Môn Sơn là một ngọn núi nằm trong vườn quốc gia Núi Thiên Môn, Trương Gia Giới, ở tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là "cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới", với 98 cabin cáp treo và tổng chiều dài lên tới 7.455 mét), độ cao của ga trên của tuyến cáp treo là 1.279 mét.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Các bạn có thể đi bộ theo một con đường được xây dựng tại các vách đá của núi. Chiều dài của con đường bộ này là 11 km với 99 khúc cua đưa đến hang động Thiên Môn, một thắng cảnh tự nhiên trên núi có chiều cao 131,5 mét.

Ngoài ra, tại đây còn có Cổng Trời, là một mái vòm tự nhiên bị xói mòn của ngọn núi đá vôi hình thành.

Đường lên cổng trời, vì sương mù dày đặt nên không thấy được cổng trời

Lên và xuống cổng trời có thang cuốn, chiều đi ko mất vé, xuống mất vé, hoặc các bạn có thể đi bộ

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Một ngôi chùa lớn nằm trên đỉnh núi gần với ga cáp treo. Đền thờ ban đầu được xây dựng trong triều đại nhà Đường, có mái vòm cao 130 mét và rộng 57 mét. Công trình mang kiến trúc nhà Đường, bao gồm cả một nhà hàng chay có tổng diện tích 10.000 dặm vuông.
Bởi vì sương mù nên không thể nhìn ngôi chùa này rỏ được.

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Thiên Môn Sơn còn có con đường kính huyền thoại, lúc đầu lên hơi run run, nhưng đi qua lại vài lần thì hết sợ, 60m, ngắn để sợ.

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Trên Thiên Môn Sơn còn có địa danh là Quỷ Hồn Cốc, tiếc là dịp mình sang thì bên đó đang sửa chữa nên ko vào đc. Ngày đầu trải qua tuyệt vời, dẫu mưa gió nhưng cả đoàn vẫn hừng hực khí thế, mưa gió cũng có cái hay, khung cảnh trở nên huyền thoại hơn. Cả đoàn xuống núi bằng ô tô và đc trải nghiệm 99 khúc cua.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

5h chiều cả đoàn có mặt tại điểm xuất phát, ngay gần ga cáp treo có một phố bán đồ ăn rất nhiều, các bạn chú ý là món ăn Hồ Nam có vị cay, nồng và tê lưỡi, nên ăn thử cho biết chứ mình chỉ ăn có 1 bữa. Ngày hôm sau phải tìm ngay quán Hàn Quốc ăn.
Các bạn lưu ý : 5h là chuyến xe cuối cùng và chuyến cáp treo cuối cùng rời núi nhé.
 
Last edited:
Ngày hôm sau team xuất phát đi Thiên Tử Sơn - Thiên Tử Sơn nằm về phía tây bắc của vùng Vũ Lăng Nguyên. Cũng như Trương Gia Giới, Thiên Tử Sơn là một vùng núi đá độc đáo và kỳ dị rộng lớn, hấp dẫn du khách bởi hàng ngàn vẻ đẹp khác lạ của mình. Từ khách sạn chúng tôi ở đi 35km thì tới Thiên Tử Sơn, tại đây, các bạn mua vé, checkin vân tay và nhớ giữ vé cẩn thận vì vé có thể sd trong hai ngày. Và bắt đầu thưởng ngoạn Thiên Tử Sơn, đầu tiên là đi thang máy Bách Long, thang máy cao 326m và tốc độ của nó là 1p28g lên tới đỉnh, mấy chị em tưởng tượng là phê, đã lắm nhưng sự thực thì chả có gì, chớt mắt đã lên tới đỉnh, trên đỉnh có đài quan sát để các bạn ngắm, chụp ảnh….,


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

sau đó là hành trình trekking qua một dãy các hàng quán bán đồ ăn kiểu địa phương ngon lành và hấp dẫn gọi mời. Nào là lê, kiwi, dưa chuột dài cả gang tay, cà chua đỏ rực vừa mới hái còn nguyên bụi phấn, nào là đậu phụ xiên rán, bánh trái các loại, ngô nướng, ngô luộc, khoai tây hầm, hạt dẻ xiên nướng hoặc rang thơm lừng…, tham quan các dãy núi được chọn làm bối cảnh bộ phim AVATAR nổi tiếng, thực sự đến tận nơi mới cảm nhận đc hết sự hùng vĩ của khu vực này, đẹp, hoành tráng hơn trong phim nhiều lần.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Tại đây có công viên Thập Lý Hạ Lang, đặt theo tên một vị đại nguyên soái nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Trung tâm công viên có bức tượng vị đại tướng được tạc bằng đá nguyên khối khổng lồ với ba vật bất ly thân của ông gồm tấm áo bành tô, tẩu thuốc và con ngựa chiến. Xung quanh khu công viên là những con đường dẫn tới các vọng cảnh đài để ngắm cảnh núi non hùng vĩ trải rộng khắp vùng Thiên Tử Sơn, với những cây thông xanh can trường dũng mãnh trên vách đá.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Thiên Tử Sơn cũng là một vùng núi đá độc đáo được hình thành trong quá trình đứt gãy và kiến tạo của địa chất. Những dải núi dài điệp trùng, những khối núi đá mang vẻ bằng phẳng trên đỉnh mà không có độ nhấp nhô bao quanh thung lũng sâu thăm thẳm, ở giữa lại trồi lên các trụ đá với muôn hình vạn trạng, được đặt tên nghe qua đã thấy thú vị và rất gợi hình như Ngự Bút Phong (ngọn bút của vua), Tiên Nữ Tản Hoa (thiếu nữ tung hoa), Thạch Phàm Xuất Hải (giống cánh buồm đá ra khơi, Thiên cẩu vọng nguyệt, Phu thê bao tử, Tam tỷ muội….

Ở Thiên Tử Sơn có một vọng cảnh đài mang tên Thiên Tử các, là một gian nhà lầu mà đứng trên lan can tầng 2, tầng 3, du khách có thể dễ dàng thu vào tầm mắt cả vùng Thiên Tử Sơn tráng lệ và trùng điệp. Từ đây phóng tầm mắt vượt qua bóng nắng, vượt qua những cánh rừng nguyên sinh, những dải núi dài như những con sóng biển dâng trào, bạn sẽ nhìn thấy Thiên Trì, chiếc “ao trời” nằm êm ả và thanh tịnh giữa một vùng núi non xanh rờn.

Có lựa chọn thứ 2 nếu ko trekking đc là các bạn đi xe buýt, cáp treo và tàu : 58te/2 chiều.
Kết thúc ngày thứ 2 với hung phấn tran trề, ko thấy ai kêu mệt, ko muốn ai kêu về, chỉ muốn khám phá thêm.
Tối mấy chị em khám phá được khu massage chân siêu thích ở khu bán đồ Hàn Quốc nhiều, bên này khá dễ tìm vì đông ng Hàn sang du lịch. Giá 85 tệ/ 1h.

Ngày thứ 3, tiếp tục hành trình suối Kim Tiên trong khu vực rừng quốc gia Vũ Lăng Nguyên, khu vực này nhiều cây lá đỏ rất đẹp, thơ mộng. Và đặc biệt rất nhiều khỉ, nên lưu ý đừng xách bánh kẹo hay trái cây, vì khỉ sẽ lao ra giật đồ ăn. Trong khu vực này, không hí trong lành và mát lạnh, rất thích và thấy khoẻ.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

13h trưa, chúng tôi rời đây, ăn trưa trên xe và đi PHCT, từ đây đi PHCT 300km, nếu ko mệt các bạn ráng thức để ngắm cảnh quan hai bên đường đi vì rất đẹp. Chúng tôi đến PHCT lúc 5h chiều, tới nơi ai cũng oà lên vì cảnh đẹp diễm lệ của thị trấn cổ. May mắn, book đc phòng bên sông, ngay gần Bắc Môn Trường Thành. Khách sạn nhỏ, dễ thương, ban công có xích đu, ngắm thuyền qua lại rất vui mắt, chỉ có lưu ý là ks ở đây, dùng cái gì tính tiền cái đó. VD : điều hoà, các vật dụng trong phòng. Sau khi nghỉ chút lấy sức sau quãng đg dài, tour đi tham quan cổ trấn bắt đầu bằng ăn tối, thị trấn cổ đông vui nhộn nhịp, hàng quán san sát nhau, đồ ăn vặt, nhà hàng…đồ ăn dễ ăn, lạ miệng và rẻ. Cả đoàn 9ng ăn nhà hàng và tới cả 10 món ăn no ko căng bụng hết 1,2tr.
 
Last edited:
Phượng Hoàng là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam. Cũng như nhiều cổ trấn trứ danh khác của đất nước Trung Hoa, địa danh này được bảo tồn rất tốt cả về giá trị lịch sử và văn hóa và bảo lưu những giá trị của dân tộc ít người.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Cổ trấn này tương đối rộng, 3 lớp đg đi song song so le nhau, có trong thành và ngoài thành, cũng như Hội An, đặc trưng ở đây là đg nhỏ, ngõ sâu và bán đồ truyền thống rất nhiều, sản xuất và bán tại chỗ.
Đoạn bờ sông của của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu - nhà, được thiết kế theo phong cách "Phượng Hoàng" đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng những sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.
Con sông đã trở thành một kiểu du lịch cực kỳ thú vị, những con đèo chèo cho du khách đi du ngoạn khám phá cuộc sống người dân. Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến dòng sông trở thành một điểm nhấn đặc biệt của thành.
Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.
Tại đây, vẫn duy trì hoạt động văn hoá, vừa là hoạt động thường ngày của dân cư, vừa là cho khách du lịch tham quan : 9h sang và 3h chiều sẽ có biểu diễn văn hoá trong thành cổ và ngoài cầu đá, họ còn biểu diễn giặt đồ nữa, mà ko biết gọi tên gì nên tự đặt vậy. Trong thành cổ có biểu tượng Phượng Hoàng nữa.
Đi thuyền trên song Đà Giang, team mình ko mua vé nhà nc mà đi thuyền của dân cư, vì đi đc dài và đc đi qua một đập nước, cảm giác rất phê và thú vị. Giá vé nhà nc : 148 tệ, thuê thuyền của dân thì 30 tệ/ng


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le
 
Last edited:
Chúng tôi tận dụng gần như hết 2 ngày ko ngủ mấy để tham quan trọn vẹn trấn cổ về đêm và sáng sớm. Buổi tối thì đông vui nhộn nhịp, café, bar đủ cả nhưng đúng 12h là tắt nhạc hết, thị trấn trở về sự yên tĩnh cổ kính, sáng sớm sương mờ giăng lối trên đỉnh núi, huyền ảo lung linh.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Sau 3 ngày 2 đêm thoả thích ở cổ trấn, chúng tôi lên đường về VN, vì tàu từ Cát Thủ về Nam Ninh chuyến tối nên tranh thủ thời gian, chúng tôi ghé vào thành cổ Cát Thủ chơi, yên bình, thư thả là cảm nhận của tôi ở đây. Ghé thăm cảnh sinh hoạt hàng ngày trong thành cổ, nghỉ ngơi thư giãn trc khi lên tàu về VN.


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le


Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le

Chúng tôi lên tàu chuyến 7h và về đến Nam Ninh lúc 8h sáng hôm sau . 12h lên xe về VN, và đến HN lúc 6h chiều.
Kết thúc hành trình rồi mà tâm hồn vẫn lửng lơ nơi đất khách, vẫn chưa muốn về, đi để cảm nhận, để hiểu them về một nền văn hoá. Mặc dù chưa hiểu đc nhiều, tôi thực sự vẫn phấn khích với chuyến đi này.

Dưới đây là một số chi phí cơ bản của chuyến đi :
- Tàu VN – Nam Ninh : 550k/ng
- Phòng nghỉ ở NN : 400/phòng
- Tàu NN – TGG : 700/ng
- KS TGG : 1.500.000/phòng
- Vé Thiên Môn Sơn : 678.000/ng
- Vé cáp treo nhỏ ( cáp treo lộ thiên ) : 100k/ng
- Vé đi con đg kính : 5te/ng
- Vé Thiên Tử Sơn : 1.000.000/ng
- Vé Thang máy Bách Long : 290k/ng
- KS PHCT : 328 tệ/ phòng 2 ng
- Xe từ PHCT đi Cát Thủ : 250 tệ ngồi đc 4 ng/ xe
- Vé tàu cát Thủ - Nam Ninh : 630k/ng
- Visa : 1.600.000/ visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần.

Love all, My team

Copy: Van Anh Tran
Photo: Johnny Le
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,927
Bài viết
1,176,421
Members
192,176
Latest member
ok3658com
Back
Top