What's new

Sơ lược về sử dụng máy ảnh và chụp ảnh

Bác đo sáng tại điểm cần chụp thì có nghĩa là bác khoanh vùng lại và đo sáng trong vùng đó thôi, đo bằng máy chụp hình hay bằng máy đo sáng cũng được.

Đối với máy chụp hình thì bác dùng chế độ toàn vùng nếu muốn lấy trung bình của vùng (nhưng máy có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ Center Weight thì đo trung bình vùng trung tâm (máy cũng có thể có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ đo điểm thì đo đúng điểm ngay giữa (khoảng 3% diện tích ảnh).

Ngoài trời cũng vậy, y chang như vậy. Một cái hoa hồng nhung, bác muốn chụp mà chỉ đo bằng máy thì có ra được đúng cái sắc độ của hồng nhung - đỏ rực nhưng đen đen huyền bí - không? Khó lắm, hay bác phải đem về mông má lại!

Anh toàn bị trường hợp này, dùng máy đo sáng ngoài thì mất thì giờ quá, lamchieu nói rõ hơn việc đo sáng theo camera xem nào (beer)

------------
Đại ca sao lại đem tên cúng cơm lên đây vậy :))
 
Last edited by a moderator:
Tấm hình ví dụ trên chỉ đẹp khi phóng ảnh 15x20 là cùng, lý do: DOF quá mỏng.

Khi chụp ảnh, các bác cũng lưu ý là ảnh của mình sẽ được phóng cỡ bao nhiêu, nhiều khi cứ nhắm mắt xoá phông mà quên mất khi phóng lớn tấm ảnh thì cà phông lẫn chủ đề đều nhạt nhòa.

Khi tấm ảnh ở cỡ nhỏ thì cái gì cũng nét (như nguyên lý DOF vậy thôi).
Một tấm ảnh quản lý DOF tốt & focus tốt thì càng phóng lớn càng đẹp!
 
Anh toàn bị trường hợp này, dùng máy đo sáng ngoài thì mất thì giờ quá, lamchieu nói rõ hơn việc đo sáng theo camera xem nào (beer)

Anh muốn đo bằng camera à??? Vậy thì dùng gray card (hình như độ xám 18% hay sao ấy??) đi, chĩa máy vào đó đo sáng rồi chụp :D

Em chỉ đo sáng bằng camera khi không có thì giờ hay không có khả năng đo bằng máy.
Thường thì ước lượng bằng mắt cộng với đo bằng máy. Cái này người nào lúc trước chụp manual rất có lợi.
 
Last edited:
Đề nghị pác lamchieu cung cấp thêm thông tin về sensor CMOS, CCD, phân giải nội suy ... sự khác nhau, nông sâu của máy chụp phim và máy số, các kỹ thuật lấy focus, chụp đêm, chụp ngược sáng, chụp phản xạ, chụp motion, chụp phong cảnh, chụp chân dung, kỹ thuật sử dụng đèn flash, loại mắt đỏ, panorama, cò cứng, cò mềm, cho anh iem cùng tham khảo!
 
Một số kiến thức cơ bản về Nhiếp ảnh

Xin lỗi các bác, em cứ máy mồn nói vài câu lung tụng Không phải mong các bác bỏ quá cho ẹm Em có sưu tầm 1 số bài viết về KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐƠN GIẢN, em post lên có thể có ích với 1 vài người. VÀ EM XIN ĐƯỢC TẶNG RIÊNG CHO BÁC SONTT.

-------------------------

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH
Một chiếc máy ảnh kỹ thuật số “thật sự” cần phải cung cấp các tùy chọn giúp người chụp có khả năng kiểm soát một cách sáng tạo những đặc tính của bức ảnh sẽ chụp. Khả năng kiểm soát này thường thông qua các tùy chọn về điều khiển ánh sáng, mức độ sắc nét....Mặc dù hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số thông dụng đều là loại tự động (fully automatic), tuy nhiên đều có các tùy chọn giúp kiểm soát đặc tính của ảnh ở một mức độ nhất định nào đó.

TỐC ĐỘ TRẬP KIỂM SOÁT ÁNH SÁNG VÀ TÍNH ĐỘNG CỦA ẢNH
Khi cửa trập mở, ánh sáng sẽ tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng theo đó hình ảnh sẽ được tạo ra. Khoảng thời gian cửa trập mở sẽ ảnh hưởng đến mức độ phơi sáng của hình ảnh cũng như tính động của ảnh (motion of the picture)

Tốc độ trập và độ phơi sáng
Tốc độ trập càng chậm thì lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng càng nhiều và do đó hình ảnh sẽ sáng hơn. Tốc độ trập càng nhanh, lượng ánh sáng tác động càng ít, hình ảnh sẽ tối hơn.

Tốc độ trập và tính động của ảnh
Tốc độ trập đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát tính động của ảnh. Hiểu biết về tốc độ trập là một việc thiết yếu khi chụp các chủ đề động, thông qua việc điều khiển tốc độ trập, người chụp sẽ kiểm soát được chủ đề động sẽ hiện ra như thế nào trên bức ảnh: rõ nét hay mờ. Tốc độ trập càng chậm thì hình ảnh của chủ đề động sẽ càng mờ, toàn bộ hình ảnh cũng dễ bị mờ do chuyển động của tay người chụp

Theo truyền thống dãy tốc độ trập thường được biểu diễn theo tỷ lệ một phần của giây: 1/1000, 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8, 1/4, 1/2 và 1 giây. Tuy nhiên trên máy ảnh kỹ thuật số, tốc độ trập đôi khi chỉ được biểu diễn bởi một chữ số: 2 có nghĩa là tốc độ trập là 1/2 giây.

Làm thế nào để lựa chọn tốc độ trập?
Đọc phần hướng dẫn sử dụng của máy về shutter. Chế độ chụp ưu tiên tốc độ trập thường có ký hiệu Tv (time value) hoặc Sv (shutter value), khi chuyển máy sang chế độ chụp này, người sử dụng sẽ điều khiển được tốc độ trập.
ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH - KIỂM SOÁT ÁNH SÁNG VÀ VÙNG ẢNH RÕ
Độ mở ống kính có tác dụng kiểm soát mức độ phơi sáng thông qua việc kiểm soát lượng ánh sáng đi vào trong máy, đồng thời còn kiểm soát cả vùng ảnh rõ.
Độ mở và mức độ phơi sáng
Độ mở càng lớn thị lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng càng nhiều và hình ảnh thu được cũng sáng hơn.
Độ mở và vùng ảnh rõ
Cũng giống như tốc độ trập, độ mở cũng ảnh hưởng đến sự sắc nét của hình ảnh nhưng theo một kiểu khác hẳn. Thay đổi độ mở sẽ thay đổi vùng ảnh rõ, độ mở càng nhỏ thì vùng hình ảnh rõ nét sẽ càng lớn. Đối với một vài kiểu cảnh chụp ví dụ như chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất. Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn̉ càng tốt.


Độ mở ống kính càng lớn, vùng ảnh rõ càng cạn, thì chủ đề chụp càng nổi bật

Độ mở ống kính càng nhỏ, vùng ảnh rõ càng sâu, toàn bộ khung cảnh sẽ sắc nét

Theo truyền thống dãy giá trị độ mở ống kính thường được biểu diễn như sau: f/1, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32, f/45 (không một ống kính nào có đủ các độ mở trên). Khi chuyển một giá trị từ trái sang phải lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận sẽ giảm đi đúng một nửa. Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.
Lựa chọn độ mở ống kính như thế nào?
Đọc sách hướng dẫn đi kèm máy phần Aperture. Trên máy ảnh chế độ chụp ưu tiên độ mở thường có ký hiệu Av (aperture value)
 
Last edited:
PHỐI HỢP TỐC ĐỘ TRẬP VÀ ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH
Tốc độ trập và độ mở ống kính đều ảnh hưởng đến mức độ phơi sáng (lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng) qua đó ảnh hưởng đến mức độ sáng tối của hình ảnh. (Tốc độ trập ảnh hưởng đến khoảng thời gian ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận, độ mở ống kính ảnh hưởng đến cường độ sáng tác động đến bộ cảm nhận.). Giá trị tốc độ trập và độ mở vì vậy thường đi với nhau theo từng cặp một. Độ mở ống kính lớn thường đi kèm với tốc độ trập nhanh và ngược lại qua đó nhằm thu được hình ảnh có mức độ phơi sáng phù hợp. Nếu chỉ xét trên khía cạnh phơi sáng thì việc lựa chọn cặp giá trị nào trong hai cặp trên là không quan trọng vì cả hai đều cho mức độ phơi sáng giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở tính động của hình ảnh và vùng ảnh rõ. Khi tăng độ mở ống kính lên một nấc (f-stop, hay còn gọi là một khẩu) lượng ánh sáng sẽ tăng lên gấp đôi, tốc độ trập sẽ giảm đi một nửa nhằm giảm lượng ánh sáng tác động xuống một nửa do đó độ phơi sáng vẫn giữ nguyên nhưng sự khác biệt nằm ở vùng ảnh rõ: vùng ảnh rõ sẽ sâu hơn. Nếu như làm ngược lại tăng tốc độ trập thì vùng ảnh rõ sẽ cạn hơn nhưng khả năng bắt các chuyển động sẽ tăng lên hình ảnh của chủ đề động sẽ hiện ra sắc nét hơn. Nhờ có sự biến đổi này mà người chụp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc sáng tạo hình ảnh.
LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ PHƠI SÁNG (EXPOSURE)
Hầu hết các máy ảnh đều cung cấp nhiều chế độ phơi sáng. Trong chế độ hoàn toàn tự động (fully automatic) máy ảnh sẽ tự chọn cả tốc độ trập và độ mở ống kính, tuy nhiên còn có hai chế độ chụp nữa thường được sử dụng: ưu tiên tốc độ trập (shutter priority) và ưu tiên độ mở (aperture priority). Mỗi chế độ chụp đều có ưu, nhược điểm riêng.
- Hoàn toàn tự động (Fully automatic): Máy ảnh tự động lựa chọn tốc độ trập, độ mở ống kính, cân bằng trắng… Người sử dụng chỉ còn phải tập trung đến việc định khung hình của ảnh, lựa chọn góc chụp, sắp xếp chủ thể chụp sao cho biểu đạt được thông tin như mong muốn.
- Ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority): Chế độ chụp này cho phép người sử dụng lựa chọn độ mở ống kính nhằm thu được vùng ảnh rõ thích hợp theo ý muốn. Người chụp sử dụng chế độ này khi mà vùng ảnh rõ là yếu tố được ưu tiên hàng đầu:
+Khi muốn toàn bộ hình ảnh có trong khung hình đều rõ nét (như trong trường hợp chụp phong cảnh) thì nên để độ mở ống kính nhỏ (vùng ảnh rõ sẽ sâu, tóm bắt được nhiều chi tiết của phong cảnh)
+Khi chụp với mong muốn chỉ làm nổi bật một vùng hình ảnh có trong khung hình thì nên để độ mở ống kính lớn (vùng ảnh rõ sẽ cạn, hạn chế ảnh hưởng gây giảm sự tập trung chú ý vào chủ đề chụp gây ra bởi các chi tiết của hậu cảnh.)
- Ưu tiên tốc độ trập (Shutter priority): Chế độ chụp này cho phép người sử dụng lựa chọn tốc độ trập qua đó người chụp có thể chụp bắt cứng chủ đề động hoặc cố tình làm mờ chủ đề động. Chế độ này thường được sử dụng khi tính động của ảnh là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.
Một số máy ảnh còn cung cấp tuỳ chọn cao cấp đó là chế độ chụp tự chỉnh MANUAL, trong chế độ này người chụp tự do lựa chọn cả tốc độ trập và độ mở ống kính.
Một trong những điều làm cho nhiếp ảnh trở nên hấp dẫn đó là người chụp có được khả năng diễn đạt chủ đề chụp theo như ý tưởng hay chủ định của chính bản thân. Chụp ưu tiên tốc độ trập và chụp ưu tiên độ mở là hai công cụ hữu dụng giúp cho bức ảnh trở nên độc đáo, duy nhất và đầy tính sáng tạo.
CHỤP CHÂN DUNG (PHOTOGRAPHING PEOPLE)
Có lẽ chủ đề chụp xuất hiện nhiều nhất trong các bức ảnh chính là con người trong các hoạt động thường ngày. Chụp được những bức ảnh đẹp của người thân hay những người xung quanh luôn là điều mong muốn của những người cầm máy ảnh.

Chụp một nhóm người
Đối với chụp một nhóm người thì kiểu chụp thường được ưa thích cũng như dễ chụp nhất là chụp ngoài trời dưới ánh sáng ban ngày. Khi chụp ngoài trời cách tốt nhất là chụp trực diện, hướng chiếu của ánh sáng cần phải hướng được vào mặt của những người được chụp. Nếu như cường độ sáng quá lớn (chụp dưới ánh nắng) thì tốt hơn cả là di chuyển mọi người vào vùng bóng râm nơi có cường độ chiếu sáng vừa phải, độ tương phản vừa phải sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy nét đặc biệt là khuôn mặt của mọi người.


Khi chụp nên tránh việc sắp xếp mọi người một cách cứng nhắc theo kiểu “duyệt binh”, mỗi người cần có tư thế riêng sao cho tự nhiên và thoải mái, không nhất thiết mọi người đều cần nhìn về phía máy ảnh. Khi chụp một nhóm người trong nhà, việc quan trọng trước tiên là di chuyển lại gần tránh chụp quá xa, khoảnh cách chụp tốt nhất nằm trong vùng hoạt động có hiệu quả của đèn flash (vùng này thường không vượt quá khoảng cách 5 m). Kiểu chụp này thường gặp giới hạn về số lượng người có thể chụp được (do phải chụp trong khoảng cách gần), không nên sắp xếp người chụp vượt quá hai hàng do khó thu được một cách sắc nét mặt của những người đứng ở hàng thứ ba.

Chụp ảnh bán thân (Semi-formal portrait)


Khi chụp loại ảnh này, người chụp cần xác định xem điều gì là quan trọng nhất cần được thể hiện trên bức ảnh: thể hiện tính cách người được chụp, nét đặc sắc của khuôn mặt hay chỉ là một cái nhìn thoáng qua thể hiện một ý tưởng nào đó, minh hoạ cho một quan điểm nào đó. Khi đã xác định được tiêu chí để chụp thì cần tập trung việc sắp xếp, bố cục, góc chụp của bức ảnh nhằm thể hiện tập trung vào ý tưởng đó. Các yếu tố sau cần được quan tâm, sử dụng khi chụp:
- Sử dụng ánh sáng được chiếu sáng từ nhiều nguồn khác nhau (diffuse light), cường độ sáng vừa phải nhằm tôn lên chủ đề chụp, đây là yếu tố quan trọng nhất khi chụp
- Hậu cảnh cần phải đơn giản tránh các chi tiết gây “loãng”, và cần có tác dụng hỗ trợ chủ đề chụp, làm nổi bật chủ đề, ý tưởng.
- Cần chụp ở khoảng cách gần, tầm cao của máy ảnh thấp hơn một chút so với mắt của người được chụp.
- Cần chú ý đến góc nhìn khi chụp tay và đầu bởi hai bộ phận này đôi khi hiện ra khá khôi hài ở một số góc nhìn đặc biệt.
- Khi muốn làm nổi bật đường nét của khuôn mặt, thể hiện cá tính thì hướng chiếu ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ánh sáng chiếu ngang luôn luôn là kiểu chiếu sáng tôn tạo các góc cạnh của khuôn mặt, thể hiện cá tính.

Chụp các cảnh đời thường (Everyday picture)


Có thể sử dụng máy ảnh bất cứ lúc nào, không nhất thiết cứ phải chụp với một lý do đặc biệt nào đó, các bức ảnh chụp các hoạt động sinh hoạt đời thường luôn tạo ra cảm hứng, thể hiện tính chân thực của đời sống. Các lời khuyên sau có thể hữu ích khi chụp các bức ảnh loại này:
- Di chuyển lại gần chủ đề chụp, nhưng không quá gần để ảnh hưởng hoạt động đang diễn ra, tránh hiện tượng gây mất tự nhiên cho người được chụp.
- Khi các hoạt động đang diễn ra, tốt nhất là chụp liên tục hàng loạt bức ảnh qua đó có thể thu được hình ảnh của những khoảnh khắc đáng nhớ, những bức ảnh đẹp, thú vị đều là những bức được chụp khi mọi người đang trong trạng thái hoạt động.
- Sử dụng luôn điều kiện chiếu sáng hiện tại, đừng quá chú ý đến góc chiếu sáng, cách sắp đặt, bố cục của chủ đề, điều quan trọng là nắm bắt được các hoạt động đang diễn ra.

Chụp ảnh vào những dịp đặc biệt (Milestone event)


Một trong những lý do thông thường để sử dụng máy ảnh đó là ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người: sinh nhật, lễ cưới, buổi đoàn tụ, hay ngày gặp mặt đầu năm…Có thể những ý kiến sau đây sẽ là hữu ích khi chụp những bức ảnh kiểu này:
- Khi chụp những đứa trẻ: tốt nhất là chụp cạnh những vật thể quen thuộc ví dụ như cây cối chẳng hạn qua đó thể hiện được tầm vóc, mức tuổi của đứa trẻ.
- Khi chụp gia đình: có thể tốt hơn là nên chụp cả gia đình đứng trước mặt tiền của ngôi nhà hoặc quây quần bên bàn tiệc sẽ cho cảm giác ấm cúng cũng như thể hiện phong cách của một gia đình…
- Khi chụp lễ cưới tốt nhất là di chuyển tới gần chủ đề chụp, tập trung vào việc lấy nét của khuôn mặt, nên chọn thời điểm mà người được chụp đang trong trạng thái tự nhiên, chủ động và thư giãn (thời điểm lý tưởng cho những bức ảnh kiểu này), góc chụp là yếu tố rất quan trọng khi chụp cô dâu và chú rể (hai nhân vật chính).
 
Ánh sáng - Yếu tố cực kỳ quan trọng khi chụp chân dung

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới sắc thái của bức ảnh đặc biệt là khi chụp chân dung. Sự thay đổi điều kiện chiếu sáng có thể biến một bức hình chụp từ rất đẹp sang rất xấu. Có một vài đặc điểm đáng chú ý về ánh sáng khi chụp chân dung:
- Chụp dưới điều kiện chiếu sáng mạnh, dưới ánh nắng:

Kiểu chiếu sáng này thường tạo ra bóng (shadow) gây che lấp mặt, các nếp nhăn, các khiếm khuyết sẽ hiện rất rõ trên ảnh trong điều kiện chiếu sáng loại này, tuy nhiên mầu sắc của ảnh sẽ rất đẹp và rực rỡ.
- Chụp dưới ánh sáng của bầu trời
Ánh sáng loại này lan tỏa khắp do đó không bị hiện tượng bóng che lấp một phần khuôn mặt, các nếp nhăn, các khiếm khuyết trên khuôn mặt sẽ ít hiện rõ hơn, mắt của người được chụp sẽ không bị nheo lại.
- Hướng chiếu sáng (Direction of light):

AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
Thể hiện khả năng của máy khoá độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có cùng một giá trị lộ sáng
AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường không vượt quá 4 mét.
Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn

Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Giá trị của độ mở ống kính thường được biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.


Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dòng chuyên nghiệp thường có vòng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) không có vòng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính toán sao cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect
 
Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng còn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là khi chụp các cảnh có độ tương phản cao

DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đ

Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào:
- khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
- độ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính
Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Đây không phải là zoom thật sự, đây thực chất là việc máy ảnh cắt lấy phần trung tâm của cảnh rối dùng thuật toán nội suy để tạo ra ảnh, vì vậy zoom kỹ thuật số làm giảm chất lượng của ảnh bù lại khả năng zoom của máy được mở rộng
Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi số lượng điểm ảnh có trên bộ cảm biến ánh sáng để chỉ độ phân giải của máy ảnh.Tuy nhiên độ phân giải thực phải là số lượng thực sự các pixel ghi nhận hình ảnh (không phải tất cả các tế bào quang điện có trên bộ cảm biến ánh sáng làm nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh). Effective pixels (tuy không hoàn toàn chính xác) thường dùng để chỉ độ phân giải thực
Exposure: Độ phơi sáng
Tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) là một trong những đặc tính không thể thiếu được đối với máy ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ đó xác định tốc độ trập và độ mở ống kính cho phù hợp với chủ đề chụp. Nhờ có đặc tính này người chụp chỉ còn phải tập trung đến chủ đề định chụp. Đặc tính này cũng cực kỳ hữu dụng khi chụp các chủ đề động khi mà thời gian để chuẩn bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chỉ dựa vào chế độ tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh hoặc là quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Lúc này người dùng cần đến tùy chọn cho phép chỉnh giá trị phơi sáng EV (Exposure value) nhằm tăng giảm mức độ sáng của ảnh chụp. Một trong những biện pháp nhằm thu được ảnh chụp có độ phơi sáng phù hợp là chụp cùng lúc 3 ảnh. Ảnh đầu tiên có mức độ phơi sáng chuẩn theo như tính toán của máy, ảnh thứ 2 được tăng mức độ phơi sáng lên một giá trị, ảnh thứ ba được giảm mức độ phơi sáng xuống một giá trị. Sau đó người chụp sẽ quyết định ảnh chụp nào có mức độ phơi sáng phù hợp nhất trong 3 ảnh trên. Kiểu chụp này thường được gọi là chụp bù trừ (bracketing).
Mức độ phơi sáng bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bốn yếu tố:
- Cường độ sáng (Intensity) của ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng (Luminance) của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh.
- Độ nhậy sáng ISO
- Khoảng thời gian lộ sáng (điều khiển bằng tốc độ trập)
- Lượng sáng cho vào CCD (điều khiển bằng khẩu độ
Full Manual
Tùy chọn cho phép chỉnh cả tốc độ trập và độ mở ống kính (một tùy chọn không thể thiếu với nhưng người chuyên nghiệp). Người chụp ảnh có được khả năng kiểm soát hoàn toàn mức độ phơi sáng tạo thuận lợi tối đa cho việc sáng tạo ảnh. Tùy chọn này thường chỉ có ở các máy chuyên nghiệp và một số ít máy bán chuyên nghiệp
Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện thiếu sáng (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị nhiễu màu nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà ít ảnh hưởng đến độ nhiễu màu
Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Tùy chọn cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ trập, khẩu độ hay độ mở ống kính sẽ do máy tính toán nhằm thu được ảnh có độ phơi sáng phù hợp nhất. Tùy chọn này thường được sử dụng khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như ảnh mờ của mặt nước trên sông, hoặc chụp bắt các cảnh động (hoạt động thể thao..)
 
Last edited:
Types of metering: Các kiểu đo sáng
Không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.
- Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.
- Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted): Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp)
- Đo sáng điểm (Spot metering): Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối
TIFF (Tagged Image File Format)
Thuật ngữ chỉ một kiểu định dạng ảnh. Đây là kiểu định dạng ảnh rất phức tạp tuy nhiên cũng rất linh hoạt. Khi sử dụng định dạng ảnh này các dữ liệu số về ảnh đều được giữ nguyên không bị mất bởi các thuật toán “nén ảnh” nhằm làm giảm kích cỡ của file ảnh.
Định dạng ảnh TIFF không phải là một lựa chọn tốt cho việc lưu trữ ảnh đặc biệt là lưu trữ trên thẻ nhớ do các file này có kích thước quá lớn. Với máy ảnh 3 triệu điểm, ảnh chụp ở chế độ TIFF thường có kích thước lớn hơn 9 MB !.
White Balance: Cân bằng trắng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống cân chỉnh mầu sắc cho phù hợp với loại ánh sáng có trong môi trường. Mắt người luôn luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ánh sáng có trong môi trường,nhưng máy ảnh cần phải tìm điểm trắng (white point) lấy làm điểm gốc để cân chỉnh màu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có cơ chế tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động tính toán xem xét kiểu ánh sáng có trong môi trường rồi tìm ra mức độ cân bằng trắng phù hợp nhất. Hệ thống tự động này cho đến hiện tại không đáp ứng được tất cả các kiểu chiếu sáng một cách chính xác, cũng như không đáp ứng được tất cả nhu cầu của người chụp do đó trong máy ảnh còn có sẵn các tuy chọn cân bằng trắng trong các điều kiện chiếu sáng thường gặp nhất như: dưới ánh nắng, mây mù, dưới ánh đèn Neon, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn cao áp...Tất cả các tùy chọn này đều rất hữu ích khi được lựa chọn một cách phù hợp.
Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp còn cho phép người dùng tự cân bằng trắng thông qua chế độ “white preset or Custom preset”. Ở chế độ này máy ảnh đo điểm trắng dựa trên tờ giấy, card màu trắng qua đó tính toán nhiệt độ mầu (color temperature), ảnh chụp vì vậy sẽ có mầu sắc chuẩn xác hơn hoặc người dùng có thể sử dụng tính năng này tạo ra các ảnh có mầu sắc đặc biệt khác với thực tế (hiệu ứng ảnh).


Hướng chiếu sáng đặc biệt là khi chụp dưới trời nắng ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của người được chụp. Vậy chụp theo hướng nào là tốt nhất ? điều này phụ thuộc vào ý tưởng của người chụp:
- Ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp vào mặt người được chụp thường gây ra hiện tượng nhăn mặt, tuy nhiên sẽ rất dễ bắt nét từng chi tiết nhỏ trên khuôn mặt. Các nếp nhăn, góc cạnh thể hiện cá tính sẽ hiện ra rất rõ
- Ánh nắng chiếu từ trên đỉnh đầu xuống: kiểu chiếu sáng này thường gây ra bóng che lấp khuôn mặt, tốt nhất là dùng đèn flash để loại bỏ bóng che cũng như làm cho hình ảnh khuôn mặt sẽ sáng hơn.
- Ánh sáng bên: kiểu chiếu sáng này thường xuất hiện vào sáng sớm hay chiều tà, nên bố trí người được chụp sao cho ánh sáng chỉ chiếu sáng một bên mặt. Một bên mặt được chiếu sáng và một bên không sẽ tạo ra hình ảnh khá “gai góc” tạo ra chiều sâu của nét mặt, để hạn chế mức tương phản quá lớn có thể sử dụng đèn flash chế độ fill flash.
- Ánh sáng chiếu ngược (backlight): Mặt của người được chụp thường bị tối do đó cần sử dụng đèn flash
- Chụp trong điều kiện chiếu sáng trong nhà (Indoor lighting)
Chụp được một bức ảnh đẹp trong nhà luôn là một thách thức lớn do cường độ sáng thường không đạt. Ánh sáng từ đèn bàn hay đèn trần không phải là nguồn sáng tốt để chụp ảnh, trong rất nhiều trường hợp nên cân nhắc việc sử dụng đèn flash. Chủ thể được chụp cần được sắp xếp nằm trong khoảnh cách hoạt động có hiệu quả của đèn flash, nếu như chụp một nhóm người thì cần sắp xếp sao cho mọi người có khoảng cách gần như nhau tới máy ảnh, bật tất cả các loại đèn có sẵn để hạn chế hiện tượng mắt đỏ, cần chú ý để mặt người được chiếu sáng tốt nhất. Cần chú ý đến việc lựa chọn chế độ cân bằng trắng (WB) cho phù hợp nếu không tone mầu của ảnh hiện ra sẽ không thật (có thể là quá đỏ hoặc quá thiên về mầu xanh).
 
hay quá!!!
giá như có ảnh minh họa thì bọn a ma tơ chúng em dễ thuộc hơn bác mây ơi
(c) :L :L
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,174
Bài viết
1,150,343
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top