What's new

Sưu tầm

vantaitrichau

Phượt tử
Thơ Tôi

Chưa rót mà nghe mây gió say

Em rót dùm cho ly rượu cạn

Đền em nguyên cốc mộng xuân đầy

Thơ tôi chứa vạn lần yêu quái

Cướp nốt nhạc về lạc ngũ cung

Lạc cả tiếng đàn ai mới dạo

Thơ say nhạc nhảy nốt say cùng

Thơ tôi pha cả bờ môi ấm

Chỉ uống môi mà say cả thơ

Say nữa đi em đời rất vội
 
Tám lần nói dối trong cuộc đời người Mẹ

TÁM LẦN NÓI DỐI TRONG CUỘC ĐỜI MẸ!

Thuở nhỏ, gia đình cậu rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi cơm đủ ăn, mẹ lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói! - Lần nói dối đầu tiên của Mẹ.
Mẹ hiền,mẹ già,mẹ anh hùng,người mẹ của tôi,giải trí,truyện ngắn,âm nhạc,thơ ca,hình ảnh


Khi cậu lớn dần lên, người mẹ tảo tần tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô mò thêm ít cua, ốc về cho con. Món canh cua đồng thật ngon. Khi các con xì xụp ăn, mẹ ngồi một bên rệu rã với chút rau khoai luộc. Khi cậu đưa bát để xin thêm ít cơm, mẹ húp nốt những mạnh cặn canh cuối cùng. Cậu xót xa, liền lấy chén canh đổ vào bát mẹ. Mẹ không ăn, lại chan trả về bát cậu. Mẹ bảo: mẹ không thích ăn cua, chỉ vì không muốn cơm mới bị lẫn với chỗ canh thừa - Lần thứ hai Mẹ nói dối!

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối. Một buổi tối đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu nhợt nhạt. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ chỉ cười: Con cứ ngủ đi, mẹ bị mất ngủ nên không buồn ngủ - Mẹ lần thứ ba nói dối !

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, cả đêm trước hì hụi nấu trõ xôi Đỗ, để sáng dậy con ăn như chúng bạn vẫn kháo nhau. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc, mẹ mong ngóng từng khắc phía ngoài phòng thi. Tiếng chuông hết giờ đổ vang. Mẹ dang rộng cánh tay ôm đứa con trai bé nhỏ, trong tay mẹ là bình trà pha sẵn mẹ đã ướp hoa từ độ tuần trước. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà nhỏ bằng thủy tinh nhỏ trong suốt, một trong những thứ tài sản quý giá nhất trong nhà, mời mẹ uống. Mẹ bảo: Mẹ đợi con, vừa được bác đứng cạnh mời uống rồi, con uống đi, mẹ không khát - Lần thứ tư Mẹ nói dối !

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá, tần tảo ngày này qua tháng khác. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người gắn bó trước lâu rồi cũng sinh cái tình, huống chi mẹ cảm động trước tình cảm chân thành, chất phác của chú Lý lắm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, để có người san sẻ. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn vậy, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ thì mẹ bảo: các con còn bé, nhỡ phải chịu điều tiếng gì, mà tôi cũng coi chú Lý như là anh em trong nhà cả thôi - Mẹ nói dối lần thứ năm !

Sau khi anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ, nhưng một thân một mình, cũng có tuổi, mẹ mắt đã kém, chân tay cũng còn dẻo dai như trước, việc cũng dần ít đi. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: các con mới ra đời, cần nhiều khoản chi tiêu, nào có đầy đặn gì. Mà mẹ bây giờ tháng đi chợ cũng có thiếu gì tiền cả. Cứ cầm lấy - Lần thứ sáu mẹ nói dối !

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty chuyên về nghiên cứu. Khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng. Nhưng không hiểu mẹ nghe đâu, rằng công việc của con trai cần sự tập trung cao, chẳng có nhiều thời gian, mà thủ tục mọi thứ sang Mỹ rất tốn kém, phức tạp. Mẹ nghe vậy, nhất quyết từ chối: tao sống ở đây nó quen rồi, tao không đi đâu cả. Dù đêm đêm mẹ ở một mình, mắt mẹ mờ đi vì thương nhớ đứa con trai bé nhỏ của mình đã xa cách bấy lâu -

Mẹ lại một lần nữa nói dối !

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ đã già và yếu lắmi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ mở mắt, cố gượng thều thào bảo cậu: Con đừng lo, mẹ chẳng đau chút nào đâu con...

Và đây là lần nói dối cuối cùng của mẹ.
 
Cô gái và cành hoa hồng đỏ

John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

Cô gái và hoa hồng đỏ



Anh đang tìm kiếm một cô gái mình rất thân quen mà chưa hề biết mặt, cô gái với cành hoa hồng.
Anh biết cô cách đây mười ba tháng trong một thư viện Florida. Khi lấy một quyển sách trên kệ xuống anh không khỏi tò mò, không phải vì nội dung của quyển sách, mà là vì những dòng ghi chú bằng bút chì bên lề sách, những dòng chữ phản ánh một con người với nội tâm sâu sắc, tinh tế. Anh tìm thấy tên của người mượn sách trước anh ở mặt trước quyển sách, cô Hollis Maynell. Sau một thời gian cố công tìm kiếm anh đã tìm được địa chỉ của cô gái. Cô sống ở thành phố New York. Anh đã viết thư giới thiệu mình và tỏ ý muốn làm quen. Ngày hôm sau anh phải lên tàu nhập ngũ, tham gia cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần II.

Mười ba tháng trôi qua, cả hai đã làm quen và hiểu nhau qua những cánh thư. Mỗi lá thư như mỗi hạt mầm tình yêu nảy nở trong trái tim của họ. Một chuyện tình lãng mạn đang dần lớn lên. Blanchard muốn có một tấm ảnh nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu anh thực sự yêu cô thì việc cô trông như thế nào đâu có quan trọng.

Rồi ngày anh được trở về từ châu Âu đã đến, họ hẹn gặp nhau lần đầu – 7giờ tối tại Nhà Ga Trung Tâm ở New York. “Anh sẽ nhận ra em thôi,” cô gái viết, “em sẽ cài một hoa hồng đỏ nơi cổ áo”. Đúng 7 giờ tối anh đã có mặt nơi nhà ga và dõi mắt tìm kiếm người con gái anh yêu nhưng chưa lần gặp mặt. Hãy để chính Blanchard kể cho bạn nghe chuyện xảy ra thế nào:

“Một người phụ nữ trẻ tiến về phía tôi, dáng người thanh mảnh. Mái tóc vàng óng uốn lọn ôm lấy đôi tai nhỏ nhắn; đôi mắt xanh trong như cánh hoa, đôi môi và chiếc cằm đằm thắm, trong chiếc áo khoác màu xanh nhạt cô rạng ngời, tươi tắn như mùa xuân đang về. Tôi bắt đầu tiến về phía cô và hoàn toàn không nhận ra rằng cô không cài hoa hồng. Khi tôi bước đến, một nụ cười đầy vẻ khiêu khích trên môi, cô thì thầm: “Anh sẽ đi cùng với em chứ?”.

Hoàn toàn không thể cưỡng lại, tôi bước gần hơn về phía cô, bất chợt tôi nhìn thấy Hollis Maynell. Cô đứng ngay phía sau cô gái này. Một phụ nữ đã ngoài 40, mái tóc hoa râm bới gọn bên dưới chiếc nón đã sờn. Dáng người thấp đậm, hai bàn chân với đôi mắt cá to bè lèn chặt trong đôi giày gót thấp. Cô gái mặc áo xanh đã nhanh chóng bước đi.

Tôi cảm thấy lòng mình như đã chia đôi, một nửa háo hức muốn đuổi theo cô gái, nhưng tận sâu thẳm trong lòng mình lại dành cho người phụ nữ mà tâm hồn đã cùng đồng hành, nâng bước cho tôi. Và người ấy vẫn đang đứng đó. Gương mặt nhợt nhạt, tròn trĩnh, dịu dàng và tình cảm, đôi mắt nâu xám với ánh nhìn ấm áp và phúc hậu. Tôi không còn lưỡng lự nữa.

Những ngón tay nắm chặt vào quyển sách bọc da màu xanh đã sờn màu, quyển sách giúp cô ta nhận ra tôi. Có thể đây không còn chỉ là một tình yêu mà là một điều gì đó thật quý giá, một điều có lẽ còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi đã và phải trân trọng và biết ơn vì đã có được. Tôi đứng ngay lại, chào cô ta và chìa quyển sách cho cô ấy, dù vậy tôi vẫn cảm thấy một sự thất vọng và chua xót trong lòng khi nói rằng:

“Tôi là trung uý John Blanchard, và cô hẳn là Maynell. Tôi rất vui vì cô đến gặp tôi, tôi mời cô ăn tối nhé?”.

Gương mặt người phụ nữ giãn ra với nụ cười rộng lượng: “Ta cũng không biết chuyện là thế nào nữa con trai ạ,” cô ta trả lời, “nhưng có một cô gái trẻ mặc áo xanh đã đi ngang qua đây, cô ấy xin ta hãy cài bông hoa này lên cổ áo, và nói rằng nếu con đến mời ta đi ăn tối, ta sẽ cho con hay rằng cô ấy đang đợi con ở nhà hàng lớn ngay góc đường. Cô ấy bảo rằng đây chỉ là một cuộc trắc nghiệm nhỏ!”.

Thật không khó để hiểu ra mọi chuyện và tôi thật khâm phục sự khôn ngoan của Maynell. Nếu đó là tình yêu thật sự của trái tim, thì tình yêu đó sẽ đáp lại dù cho người đó không có vẻ ngoài thu hút. Houssaye đã viết: “Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai”.
 
Bông hồng thủy tinh

Hôm qua là sinh nhật lần thứ 10 của Tom, và bố đã gửi về cho cậu một món quà đặc biệt. Một gói quà thật lớn với nhiều kẹo sô cô la và một bông hồng làm bằng thủy tinh pha lê thật đẹp.

bông hồng thủy tinh,truyện ngắn

Đã bao ngày nay sau buổi học, Tom luôn cùng Jack tới siêu thị ngắm bông hoa hồng qua gương tủ kính mà không biết chán. Giá tiền của nó thật quá đắt với Tom nhưng giờ đây ước mơ được cầm bông hồng đó trong tay đã thành hiện thực. Tom sung sướng đến tột đỉnh. Phải làm một điều gì đó.“A phải rồi, mình sẽ khoe với Jack. Thế nào cậu ấy cũng rất vui”.
Tom nghĩ vậy và chạy như bay đến nhà Jack cùng với đóa hồng pha lê và vài thanh kẹo trên tay. Căn nhà của Jack thật rộng lớn với vườn cây và tòa nhà nguy nga như một lâu đài của hoàng tử vậy.

Sau khi nghe Tom kể say sưa về món quà mình mới được gửi đến, Jack đã không giấu được niềm háo hức của mình và cậu xin Tom được cầm nó một lần. Với người bạn thân nhất của mình thì việc này đâu có gì khó khăn, Tom sởi lởi đưa cho Jackxem bông hoa pha lê tuyệt đẹp của mình, cùng với những thanh kẹo sinh nhật của mình. Đóa hoa hồng bằng pha lê tỏa hào quang thật đẹp, lung linh sắc màu khiến hai đứa trẻ mê mẩn.

Sau đó cả hai đã có những giờ phút tuyệt vời khi chúng thoả thích nô đùa trong khu vườn của Jack, niềm vui ngày sinh nhật tràn trong Tom. Chưa bao giờ cậu bé sung sướng đến thế kể từ ngày người cha đáng kính của cậu rời thành phố này đi làm ăn xa.

Một điều thật xấu đã xảy đến bông hồng thủy tinh của Tom đã vỡ tan tành trên sàn nhà. Có lẽ nó đã lăn từ trên bàn xuống. Tom òa khóc, chú bé khóc nức nở như một đứa trẻ phải chịu đòn oan, bao niềm vui hi vọng của cậu tan vỡ hoàn toàn. Ánh mắt đẫm nước mắt của Tom nhìn thẳng vào Jack đang lung túng đứng đằng sau.
“Cậu, chính cậu đã làm vỡ nó phải không Jack?..Cậu thật tồi…”.
“Tớ…tớ không..”.
Thằng bé lung túng thanh minh nhưng không được và Tom bỏ chạy khỏi nhà của Jack với nỗi thất vọng hoàn toàn.

Một ngày, hai ngày, ba ngày trôi qua mà Tom không đi học. Tom bị ốm nặng và phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Trong khi ấy thì gia đình Jack cũng chuyển đến một thành phố khác sinh sống và Jack cũng chuyển trường.
Mấy hôm sau Tom đã bình phục, cậu bé đã có thể ra viện và đi học trở lại. Một món quà được bọc kín trong hộp được Jack nhờ một bạn trong lớp gửi lại cho Tom. Tom cầm hộp quà trên tay đầy tò mò, và cậu mở hộp quà ra, bên trong hộp quà là một thanh kẹo sô cô la và một đóa hoa hồng bằng pha lê kèm một bức thư:

“Tom! Tớ rất tiếc về những việc xảy ra…Dù sao gia đình tớ cũng chuyển nhà đi và tớ cũng muốn gửi món quà mà bạn thích nhất cho sinh nhật của bạn, nhưng không ngờ đã làm bạn mất vui vì vậy tớ sẽ gửi món quà khác tới cho bạn. Mong Tom sớm bình phục và mãi mãi là bạn thân của tớ. Jack”.

Sao? Vậy có nghĩa là? Món quà không phải của bố mình tặng sao? Bao nhiêu ý nghĩ cứ cuốn lấy đầu óc cậu bé và cuối cùng cậu đã nhận ra được một điều là mình đã trách lầm Jack.

Tại sao lúc ấy mình lại trách mắng Jack vô căn cứ cơ chứ? Rõ ràng Jack rất tốt với mình, đã cho mình một buổi sinh nhật vui vẻ, tặng quà cho mình nhân ngày sinh nhật. Chắc hẳn bố không thể mua một món đồ đắt giá như thế cho mình được, đã bao lâu nay bố có về với hai mẹ con đâu, lại càng không nhớ tới sinh nhật của mình nữa.

Ôi tất cả lỗi đều do mình. Mình thật hồ đồ khi trách sai cho Jack. Giờ đây Tom mới hiểu thế nào là tình bạn. Nó thật cao cả và đẹp như một đóa hồng pha lê, nó đẹp dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nó cũng mỏng manh như thủy tinh nếu đôi tay ta nâng niu không cẩn thận và vô tình đánh rơi thì nó sẽ vỡ tan không thể hàn gắn lại được.

Jack là người bạn thân nhất của Tom, giờ đây Jack đã ra đi cũng như người cha đáng kính của Tom vậy, cả hai đều ra đi và sẽ không quay trở lại.
 
Đề nghị chủ topic cho biết về tác giả của các bài viết, và nguồn lấy từ đâu.

Lúc đầu với bài thơ đầu tiên tôi còn chưa biết rõ là bài tự viết hay sưu tầm, nhưng đến hai bài cuối thì có thể thấy đây là bài sưu tầm hoặc dịch của người khác.

Việc nêu tác giả gốc của tác phẩm là bắt buộc.
 
Những mẩu chuyện về Mẹ

Lấy Gạo Đổi Cá - Tôn Thạnh Anh

Người mẹ của tôi,truyện ngắn,cuộc sống

Năm ấy, tôi và Ba tôi lại cùng bị đau nặng, Ba tôi bị cảm thương hàn, lưỡi đã ngả màu đen, mẹ tôi sợ quá phải mời Cậu Tài, một người thầy thuốc giỏi ,đến nằm võng ngủ lại nhà để theo dõi bệnh và cắt thuốc cho hai cha con tôi. Mẹ tôi vừa chạy gạo vừa chạy thuốc trong hoàn cảnh thật khó khăn của nạn đói và thiếu cả lương thực lẫn thuốc men, hai cha con tôi nhiều ngày chỉ được ăn cháo trắng với muối hoặc nước mắm ,chẳng biết thịt cá là gì cả. Mẹ thấy thương và cần có chất gì bổ cho chúng tôi chóng hồi phục, một hôm trời mưa gió lớn, ông Tăng ở cách một miếng vườn ,đi cất chạp ở sông Tiên về bắt được mấy con cá niên. Nghe tin, Mẹ liền vào nhà xúc 2 lon gạo đem vào nhà ông Tăng để đổi cho được 2 con cá niên còn tươi rói mang về l Cha con tôi sung sướng được ăn một bữa cháo cá ngon chưa từng thấy trong đời.

Tối hôm đó tôi thấy khoẻ và tìm xuống bếp xem Me kể chuyện gì đó với Cậu Tài. Thì ra, để có được hai con cá mang về, Mẹ chỉ nghĩ phải "nài" cho được mấy con cá trước khi bà Tăng cho vô nồi mà quên mất nhà ông Tăng có bầy chó săn rất dữ, tụi chúng tôi chẳng bao giờ dám béng mảng đến bờ rào vườn quế nhà ông. Mẹ tôi đã bị bầy chó săn nhà ông Tăng vây quanh và cắn mẹ một miếng ngay dưới đầu gối bốn vết răng nanh in sâu đến mấy tháng sau mới lành lại, ống quần bị rách toan và nhuộm đầy máu, gói gạo thì đổ tung tóe xuống sân gạch. Mẹ tôi vừa hoảng hốt, vừa đau đớn đứng giữa bầy chó, may mà ông Tăng kịp la bầy chó cứu mẹ tôi vào nhà. Nhờ vậy mà ông bà Tăng đưa cho Mẹ 2 con cá mang về và cả nhà ra sân lượm lại những hạt gạo dính đầy bùn đất, mang vào đãi sạch để dùng ngay cho bữa tối .

Ba còn bệnh nên mẹ sợ ba buồn, tới tối, trời mưa lạnh, vết thương đau nhức không chịu nổi, mẹ lẻn xuống bếp cầm một que củi còn cháy hơ vào xết thương để làm dịu cơn đau, tôi nhẹ nhàng đến ôm mẹ, hai mẹ con nước mắt chảy ròng, nghẹn ngào chẳng thốt ra được lời nào !

Quà Sinh Nhật

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến...

Sầu Riêng

- Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm rồi Nội chưa ăn múi nào hết.

- Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có nước đem chôn tao sớm.

Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ nó. ... Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ. Mẹ nó nói với mọi người:

- Má chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má tôi. Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết. Nó lặng lẽ đến cạnh bàn thờ thì thầm: - Xin Nội tha lỗi cho Mẹ con.

Lời Con Trẻ

Sau khi ly hôn, người chồng dọn đồ đạc ra khỏi nhà. Đứa con gái nhỏ hỏi mẹ:

-Sao mẹ đuổi bố?

-Tại bố hư!

Để nó khỏi vặn vẹo hỏi lôi thôi, người mẹ mua cho cái bánh. Thằng anh từ đâu phóng tới bẻ của em miếng bánh, bỏ ngay vào mồm. Con bé khóc ré bắt đền. Người mẹ dỗ dành: -Anh này hư quá! Thôi con nín đi, bỏ qua cho anh một lần.

Đứa con phụng phịu: -Thế mẹ có bỏ qua cho bố đâu!

Người mẹ nhìn xa xăm: -Ừ, ra mẹ cũng hư!

Bông Điên Điển - Nguyễn San

Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.

Em Tôi

Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp”ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.


Ngày Xửa Ngày Xưa - Huỳnh Văn Dân
Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa."

Ca Dao Thương Mẹ - Trung Dung

Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi... Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát "... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." Con lại khóc vì thương mẹ.


Tính Cách - Nguyễn Thị Hoài Thanh

Mẹ tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên "ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
- Coi chừng trôi ti vi....
- Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá - Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.
- Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao - Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
- Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
- Nhà này cũng đang ốm đây - Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi....
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch "Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
 
Tỷ lệ của tình yêu.

15 tuổi, tôi được học về giới tính, tình yêu và kết hôn. Cô giáo dạy môn Kinh Tế Gia Đình còn cho chúng tôi làm bài tập bằng cách chuẩn bị đám cưới, từ viết thiếp mời đến đặt tiệc… Tôi đã có ý niệm rất rõ ràng về một đám cưới lý tưởng từ hồi đó.

Thế nào là tình yêu,phãi chăng trong tình yêu có tỷ lệ

Đại loại là một chàng trai mạnh mẽ và một cô gái xinh đẹp dắt tay nhau lên chiếc xe lộng lẫy rồi hai người sống hạnh phúc mãi mãi… 18 tuổi, tôi vào Đại học và quyết định trở thành một y tá. Bận rộn chuyên học hành và cuộc sống tôi hầu như quên mất ý nghĩ về đám cưới lý tưởng.
Thật đáng ngạc nhiên, ngay khi tôi quên ý nghĩ ấy thì tôi gặp chàng trai mà tôi chắc chắn rằng mình sẽ lấy. Như người ta thường nói là “linh cảm” ấy. Anh ấy sống tại một làng ở vùng quê Idaho. Gia đình anh ấy là nông dân. Còn tôi sống ở thành phố, nơi rất đông đúc và nhộn nhịp. tôi đã luôn khẳng định rằng tôi không biết mình sẽ cưới ai, nhưng một điều chắc chắn: người đó không phải là nông dân hoặc là người đưa sữa!
Thế mà tôi sai trong cả hai trường hợp: anh ấy không chỉ là nông dân, mà buổi sáng còn đi đưa sữa !!!
Thật ra, chúng tôi gặp nhau trong thời gian tôi thực tập một năm ở vùng quê anh ấy. Trong suốt thời gian yêu nhau, tôi luôn e ngại rằng đến một lúc nào đó, tôi sẽ phát hiện ra những “chênh lệch” của người nông thôn và người thành thị… Chẳng hạn như… Người yêu tôi rất mê thể thao. Còn tôi thì thích nghệ thuật (tôi nghĩ là cao cấp hơn). Các buổi khiêu vũ, kịch, các phòng tranh… mới là tình yêu sâu đậm của tôi.
Sau khi chúng tôi yêu nhau được khoảng 7 tháng thì tôi nhận được tin khủng khiếp: Mẹ tôi bị ung thư và không còn sống được bao lâu nữa. Ngay khi đọc bức điện, người yêu tôi đã tự tay đi thu xếp đồ đạc cho tôi, và buồn bã nói: “Anh đã đặt vé tàu cho em rồi. bây giờ chỗ của em là bên cạnh cha mẹ mình”. Đối với anh ấy, dường như đó là sự lựa chọn duy nhất.
Khi ở nhà với mẹ, hàng tuần tôi đều nhận được thư anh ấy thông báo tình hình trang trại và hỏi thăm gia đình tôi. Hầu như anh ấy không bao giờ nói vể nỗi buồn hay cô đơn, trừ câu “I love you” luôn được ghi ở cuối thư. Những giấc mơ hồi bé của tôi về thư tình là luôn phải đầy ắp những lời về tình yêu bất diệt và nhớ nhung đau khổ… Nhưng thư của anh ấy thì chỉ là những từ đơn giản của thực tế. 3 tháng sau, mẹ tôi mất...
Sau lễ tang và sắp xếp ổn thoả việc gia đình, tôi quay lại Idaho. Đúng như tôi dự đoán, anh ấy ra tận sân bay để đón tôi. Mắt anh ấy nói nhiều hơn bất kỳ lá thư trong mơ nào.
Trên suốt con đường từ sân bay về nhà, tôi nói liên tiếp đủ thứ chuyện. Và đến khi anh ấy có cơ hội trả lời, anh ấy đưa cho tôi một phong bì, trên đó ghi tên tôi. - Anh muốn tặng em một điều đặc biệt để em biết là anh nhớ em đến mức nào.
Tôi mở phong bì. Trong đó là hai chiếc vé cả năm, xem mọi vở kịch tại nhà hát tôi yêu thích. Tôi rất xúc động, vì tôi cũng biết thu nhập của anh ấy không phải là cao. - Tại sao anh làm thế này?- Tôi ái ngại hỏi- Anh có thích xem kịch đâu… Anh ấy cười: - Nhưng em thích. Và anh sẽ học để thích.
Trong khoảnh khắc đó, tôi nhận ra rằng tình yêu thực sự không phải là 50/50, mà đôi khi là 100/0. Tình yêu là khi ta đặt người khác lên trước cả bản thân mình.
 
Ru ta ngậm ngùi!

1. Mẹ tôi! (Vương thị Vân Anh)

Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu.
Mẹ tôi không biết chữ!
Ru ta ngậm ngùi,nhớ lại những giây phút chạnh lòng

2. Lòng Mẹ (Kangtakhoa)
Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhứt để giúp đở gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.
Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe Mẹ nói: "Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!"

3. Khóc giùm
Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
- Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
- Nhưng con đâu có biết sửa xe?
- Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau sẻ chia và an ủi!

4. Sống ở đời (Phạm Quốc)
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".

Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại dễ dãi với người khác, con ạ!"

5. Bi kịch (Huỳnh Thanh Vân)
Sạp anh chị ít khách vãng lai. ế ẩm, vốn cạn dần, nợ nần chồng chất. Anh mượn rượu giải sầu, sanh tật đánh vợ. Chịu đòn không thấu, chị làm đơn ly hôn. Bạn bè giải hoà, góp tiền cho chị mượn vốn không lãi. Chị bỏ hàng, chia giá sỉ cho người bán lẻ đầu chợ, nhờ vậy đắt khách. Anh bỏ rượu, giúp vợ tần tảo năm, sáu năm dài, nợ trả xong, nhà có đồng ra đồng vào, con cái học giỏi. Chị vui chưa kịp nở nụ cười, cơn đau ập đến... Cầm đơn thuốc trong tay chị ước gì mình dốt, không biết đọc hai chữ: ung thư.

6. Đôi mắt
Có một cô gái không may bị mù, quen biết một chàng trai, 2 người cùng yêu nhau, đến một ngày cô gái nói với chàng trai: "Khi nào em nhìn thấy được thế giới, em sẽ lấy anh". Rồi đến một ngày kia cô gái được phẩu thuật mắt và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai hỏi: "Bây giờ em đã thấy được cả thế giới, em sẽ lấy anh chứ?"
Cô gái bị ngẩn ngơ choáng váng khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh. Chàng trai ra đi trong nước mắt và nhắn lại rằng: "Hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé, vì đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em".

7. Điện thoại (Võ Thành An)
Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm. Người hàng xóm không vui lòng nhưng chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi về cứ thưa dần.
Mẹ dành dụm tiền, nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: "Sợ thằng Hai gọi về mà không gặp được".

8. Nghịch lý (Văn Triều)
Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ Mẹ, anh Hai nói:
- Tôi góp một phần.
- Tôi một phần.
- Tôi cũng một phần.
Thím Tư chen vào, như đùa như thật:
- Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!
Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với Mẹ. Đêm, muổi vào mùng cắn Mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muổi cắn Mẹ no rồi sẽ không cắn các con.
Ôi! Tình yêu của Mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!

9. Tóc sâu (Song Khê)
Sáu tuổi. Tôi vọc tay trong vườn tóc ngoai, reo vang: "Con tìm được sợi trắng rồi!". Mười tuổi. Tôi cột - mở búi tóc của ngoại, phụng phịu: "Mấy sợi bạc con nhổ hết hồi hôm kia, bữa nay lại chui ra nữa nè!". Mười lăm tuổi. Tôi vừa chạy ra cửa vừa nài nỉ: "Cho con đi chơi một chút đi ngoại. Lát nữa hãy nhổ tóc sâu". Mười tám tuổi. Tôi nhìn lên mái tóc ngoại trắng phơ, bất động trong bức ảnh cao cao, rưng rưng thắp một điều ước.
10. Tiền mừng tuổi (Trương Đình Dạ Vĩnh)
Năm bảy tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho ... Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa Mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy Mẹ trả lại.
Năm mười tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
Mười tám tuổi, nó mang nổi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.
Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cầm giấy nhận tiền của Mẹ mà thấy ân hận, xót xa.
 
Tình Yêu...!

TÌNH YÊU

Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô - Mark.
Mark là một sĩ quan quân đội. Anh rất yêu Susan, đã nhìn thấy cô tuyệt vọng đến mức nào, anh quyết định giúp Susan lấy lại được sức mạnh và tự lập.
Đầu tiên, anh tìm cho cô một công việc dành cho người khiếm thị. Nhưng làm sao cô đến chỗ làm việc được đây? Mark đề nghị đưa cô đến chỗ làm hằng ngày, dù hai người ở hai đầu thành phố. Tuy nhiên sau đó, Mark nhận ra rằng đó không phải là giải pháp. Susan sẽ phải tự mình đi xe buýt, tự đến chỗ làm - đó mới là cách đúng. Nhưng Susan rất nhạy cảm, cô ấy sẽ phản ứng thế nào?

Đúng như với Mark nghĩ, Susan hết sức hốt hoảng khi nghe tới việc mình phải tự đi xe buýt. "Em bị mù" mà"- Cô phản ứng bằng giọng cay đắng - "Làm sao em biết em sẽ đi đến đâu? Anh bỏ rơi em phải không?"
Mark rất đau lòng khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa sẽ cùng cô đi xe buýt mỗi sáng và mỗi chiều, bao lâu cũng được, cho đến bao giờ cô quen với việc đi xe buýt.
Trong hai tuần liền, Mark trong bộ đồng phục quân đội, đi theo Susan đến nơi làm việc. Anh dạy cô làm sao để sử dụng các giác quan khác, nhất là thính giác, để biết mình đang ở đâu và làm sao để quen với môi trường mới. Anh cũng giúp cô làm quen với những người lái xe buýt, nhờ họ để mắt đến cô, giữ cho cô một chỗ ngồi hằng ngày...
Cuối cùng, Susan nói cô có thể tự đi được.
Sáng thứ hai, lần đầu tiên, họ đi theo hai hướng khác nhau.

Thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày Susan đều tự đi xe buýt đến chỗ làm và đón xe buýt đi về. Susan cảm thất rất vui vì cô vẫn tự mình làm được mọi việc.
Thứ hai của 5 tuần sau đó, Susan đón xe buýt đi làm như mọi khi. Khi cô đang đóng tiền mua vé tháng cho người lái xe, bỗng anh lái xe nói: "Tôi thật ghen tỵ với cô đấy nhé!".
Susan không biết có phải anh ta nói với mình không. Nhưng nói cho cùng, có ai mà lại đi ghen với một cô gái mù đang đấu tranh để mà sống chứ? Cô hỏi:
- Sao anh lại ghen với tôi được?
- Vì cô được quan tâm và bảo vệ. Cô quả là hạnh phúc!
- Tôi được bao vệ? Anh nói thế tức là sao?
- Suốt mấy tuần qua, sáng nào tôi cũng thấy một chàng trai mặc đồng phục quân đội lái xe theo, rồi đứng bên kia đường nhìn cô xuống xe. Anh ta nhìn theo đến khi cô đi qua đường an toàn, đi vào nơi cô làm việc và vẫy tay chào cô rồi mới lái xe đi. Cô quả là một người may mắn!
Susan khóc. Vì cô không nhìn thấy Mark nhưng cô cảm thấy Mark ở bên cạnh. Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất.
Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã.
 
Truyện rất ngắn, ngậm ngùi

TRUYỆN RẤT NGẮN, NGẬM NGÙI....

1. Khóc (Bùi Phương Mai)
cảnh rất buồn người cũng buồn,suy tư hay đang khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm hai mươi tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được Mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin Mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc. Anh nói:
- Tội nghiệp Mẹ, 40 năm qua chắc Mẹ còn khổ tâm hơn anh.

2. Nói dối (D.A.D)
Ngày đó nhà nghèo Cha mất, Mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, Mẹ gởi con về giỗ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng... Về nhà Mẹ hỏi con né tránh: "Dạ vui! Cô bác mừng con...!!!".
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh...
Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.

3. Chung riêng (Nga Miên)
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên...
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta...

4. Tình già (Nguyễn Thái Sơn)
Đêm tối đen. Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây são rồi đẩy đưa bâng quơ trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà...
Ông trách: "Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?". Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: "Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?".

5. Ngày sinh nhật đầu tiên (Xuân Vy)
Tối nay bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: "Hôm qua, sinh nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, Mẹ nhỉ?". Mẹ lặng thinh mắt đỏ hoe! Sợ Mẹ khóc, bé vỗ về: "Đừng khóc Mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!". Bỗng nhiên, Mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi khóc ào theo.
... Ngày ấy, cái ngày mà toà án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và ngày sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày Mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.

6. Mưa đầu mùa (Nguyễn Thanh Xuân)
Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy ngươi đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh.
Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như "cá gặp nước", những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày xưa như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải đem cho đi. Tôi tỏ ý khó chịu, Mẹ chỉ cười buồn bảo: "Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó...".
Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, Mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng...

7. Vợ chồng (Tùy Nghi)
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy anh lại ôm lấy chị, vỗ về:
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào!
Công ty phá sản. Từ cương vị giám đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
- Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!

8. Những chiếc bao lì xì
Ba Mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và tiền bỏ đầy con heo đất.
Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: "Mầy được bao nhiêu?"
Nó đáp; "Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái bao không".

9. Phần cô (H.M.N.)
Sinh nhât cô giáo, cả lớp mang tặng cô nào hoa, nào vải may áo dài...
Giở gói quà của Hằng ra ngạc nhiên thấy một củ khoai và một bông hồng. Hồn nhiên, Hằng bảo: "Ngày nào em cũng được ăn khoai lang nướng ngon lắm cô ạ. Chắc cô chưa bao giờ được ăn?".
Hỏi dò mới biết ba mẹ Hằng mất sớm, nhà em phải ở ngoài triền đê, một mình vất vả nuôi hai em. Quà của Hằng là bữa trưa mà em dành phần cho cô giáo.

10. Đi thi (Ngô thị Thu Vân)
Chị Hai đi thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: "Nhờ Ba mầy mát tay". Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô Út- cấp II, cấp III, tú tài, đại học. Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
...Buổi sáng trời se lạnh. Ba chuẩn bị đi thi "Hội thi sức khoẻ người cao tuổi". Má nhìn Ba ái ngại. "Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả".
Buổi tối Má hỏi: "Ông thi sao rồỉ". Ba cười xoà bảo: "Rớt".
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top