What's new

Tại sao du lịch Việt Nam chưa xứng với tiềm năng?

pvc

Nhựa
Tại sao du lịch Việt Nam chưa xứng với tiềm năng?

Thiếu nụ cười ...
Chộp dật...
Bẩn thỉu ...
Đắt đỏ ...
...

Có rất nhiều du khách nước ngoài cho rằng, tiềm năng du lịch của VN không thua gì Thái Lan, Malaysia,... Thập chí là nhất trong khu vực. Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá... đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch dồi dào. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động ...Có nhiều Di sản văn hóa, thiên nhiên... được UNESCO công nhận... Nhưng sau hơn 10 năm kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch, chúng ta đã không làm được gì nhiều. Thực tế, chúng ta đã tụt hậu quá xa so với các nước láng giềng ...

Mong các bác cùng chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của mình về vấn đề này.
 
Tại vì "chụp giật"
VD: Nhà mình ở Hàng Bè, một trong những phố cổ ở HN. Mỗi lần ngồi cafe, thấy mấy chị bán hàng dong. Đồ nghề chỉ là một cái nón, hai cái quang gánh nhỏ, vài miếng dứa, củ đậu và vài quả chôm chôm.. Thấy Tây đến mấy chị lao đến Bonjour, Hello rồi để khách chưa kịp phản ứng đã chụp luôn nón và đặt hai cái quang gánh lên vai khách. Khách tây vốn tò mò về văn hóa thấy hay liền rủ nhau chụp ảnh. Xong nhiệm vụ thứ nhất với màn chào hỏi chụp ảnh rất thân thiện, các chị quay sang ép khách mua hàng của mình với giá cắt cổ. Thông thường khách Tây phải trả gấp đôi, gấp ba so với số tiền + tiền chụp ảnh kỷ niêm.
Ngoại lệ có một đôi vợ chồng người Canada còn chưa kịp hiểu rõ chuyện gì xảy ra khi chưa định rõ mệnh giá của đồng tiền thì đã bị "cướp" mất 100K mà vẫn cảm ơn rối lên. Hay như hai anh Chị Tây sau khi nghe cái giá trên trời đó họ mang máy tính và Lonely Planet ra ngồi tính một hồi lâu, sau một hồi cãi vã thì chấp nhận mất 50K để nhận về một túi dứa. Dứa Việt không ngọt như dứa Thái nhỉ.....
 
Các điểm du lịch thiếu sự tổ chức quy củ của Nhà nước (hay của một công ty trúng thầu khai thác dịch vụ trong phạm vi khu vực đó), do vậy như bạn ngoclan nói ở trên sự chộp giật là hình ảnh ta thấy ở mọi nơi, từ đó đương nhiên không có nụ cười giành cho khách.
 
Bản thân con người Việt Nam với nhau cũng đã đủ thân thiện và tin cậy đâu, cho nên không có chỗ dành cho khách.

Chính người Việt còn thường xuyên bị lừa thì không thể nào khách không bị lừa.
Chính người Việt còn không được chào đón với những từ mà ta thường tự sướng : "hiếu khách", "thân thiện", thì thứ xa xỉ đó không thể dành cho khách du lịch.

Bắt đầu từ người du lịch VN cái đã, rồi hẵng nói đến khách nước khác các bác ạ.
 
Iem cũng có nhiều lần lang thang làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ trên những chuyến xe chung với tụi tây open tour, chúng nó thổ lộ, ở Thailand con người thân thiện và hiếu khách hơn mặc dù suốt cả chặng đường đi cùng nhau iem phải nói trẹo qoai hàm :D
 
Iem cũng có nhiều lần lang thang làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ trên những chuyến xe chung với tụi tây open tour, chúng nó thổ lộ, ở Thailand con người thân thiện và hiếu khách hơn mặc dù suốt cả chặng đường đi cùng nhau iem phải nói trẹo qoai hàm :D

Cách làm của mình thiếu tính đồng bộ & hợp tác. Nói chung là dù có nhìn nhận ra vấn đề cũng cần đến rất nhiều ban bộ cùng chung tay vào giải quyết & dốc lòng vì đại cục mới mong có ngày hái quả ngọt của ngành CN không khói.
Em sợ bàn đến vấn đề chính trị mất ạ! :LL
 
là thế nào hả bác? Phải chăng là thế này:shrug:
Mặc cho các quan chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam luôn nói đến việc Việt Nam ngày càng được các khách quốc tế quan tâm, để ý, và việc quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới đang được làm rất tốt, sự thực vẫn ngược lại như vậy. Nói thẳng ra, công việc quảng bá du lịch Việt Nam, từ khâu ý tưởng, thực hiện đến mở rộng chào hàng ra thế giới đều chưa xứng tầm với sự kì vọng và khả năng mà chúng ta có thể làm được. Mặt khác, có bột mới gột nên hồ, khi mà ngay chính cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn thiếu, còn mạnh địa phương nào thì nơi đó làm, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thì việc quảng bá, dù cho hay đến mấy, cũng chỉ thừa, nếu không muốn nói là sẽ còn phản tác dụng. Các cụ vẫn chê những người “nói hay mà làm dở”, nhưng chúng ta, đến “nói hay” cũng chưa làm được.

Các bạn hãy để ý, gần đây liên tiếp những lễ hội, những festival được tổ chức khắp mọi nơi, những chương trình “Năm du lịch” đang diễn ra như một hội chứng ở khắp các tỉnh thành phố Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào tính hoành tráng của các buổi khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình trung ương, chắc hẳn nhiều người không khỏi mừng vui cho du lịch nước nhà. Nhưng có bao giờ nhà đài phản ánh cái không khí sau ngày khai mạc? Có cơ quan, tổ chức nào thống kê xem có bao nhiêu lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam thông qua những sự kiện này? Có ai đặt câu hỏi: liệu rằng những chương trình như thế có thực sự đánh trúng tâm lý, thị hiếu du khách nước ngoài không? Có bao nhiêu công ty, tổ chức lữ hành trong và ngoài nước được thông báo đầy đủ về chương trình của các sự kiện như vậy, được hướng dẫn đầy đủ về ý nghĩa và tính hấp dẫn của chúng, hay chỉ là những thông báo chung chung theo kiểu: Có sự kiện này, năm du lịch ở nơi này, muốn biết thì đến rồi sẽ rõ? Và rồi hầu như tất cả đều rơi vào tình hình đa số chung của Việt Nam: đầu voi đuôi chuột.
Minh lễ
 
Vì sao du khách ''một đi không trở lại''?
(VietNamNet) - Đại biểu Quốc hội đã tỏ ra hết sức lo lắng về chất lượng, thái độ phục vụ của du lịch Việt Nam khi bàn về dự thảo Luật Du lịch ngày 26/5.

Nâng giá, ép giá khách, khách quay lưng
Sự nghèo nàn về dịch vụ ở các điểm du lịch làm khách không muốn quay lại?
''Tại sao nguyên tắc dự luật đặt ra chỉ dừng lại ở đảm bảo an ninh, an toàn cho khách mà không hướng tới vấn đề lớn hơn và cũng là lý do người ta quyết định đi du lịch: Đó là chất lượng của hoạt động du lịch có đảm bảo hay không?''. ĐB Trương Thị Mai (Trà Vinh) đặt một câu hỏi lớn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng khi trình bày dự án Luật trước Quốc hội đã thừa nhận hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch. ''Tôi nghe nói có những địa phương trong năm nay do hiện tượng nâng giá, ép khách du lịch đã bị khách du lịch quay lưng. Nhà nước cần thiết phải can thiệp vào những hiện tượng này'', bà Mai lớn tiếng.
Nâng Tổng cục Du lịch lên thành Bộ
''Tôi nghĩ phải khẳng định sớm Tổng cục Du lịch là cơ quan tham mưu cho Chính phủ để quản lý nhà nước về du lịch. Chúng ta phải sớm tính toán và định hình được về tổ chức, nên đưa Tổng cục Du lịch thành Bộ Du lịch'', ĐB Trần Công Kích kiến nghị. Đồng tình với ĐB Kích, ông Nguyễn Văn Mễ (ĐB Thừa Thiên - Huế) thuyết phục Quốc hội: ''Hiện nay có 33 nước có Bộ Du lịch, 37 nước có ngành du lịch do cấp bộ đảm nhiệm. Ở một số nước lớn như Ấn Độ, Mexico, Brazil hoặc gần chúng ta như Campuchia, Malaysia, Thái Lan cũng đã thành lập bộ chuyên ngành để lo vấn đề này''.

''Đây là vấn đề ai cũng thấy và lo lắng cho hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng khách du lịch quốc tế và ngay cả khách nội địa. Ngành du lịch chỉ biết có khoảng 30% khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Nhưng ngành du lịch có biết bao nhiêu khách không quay trở lại vì những hình ảnh chưa đẹp, vì chất lượng phục vụ kém?''. ĐB Trương Thị Mai tiếp tục cật vấn.

Theo bà Mai, cần quy định trong luật trách nhiệm cụ thể hơn về hành vi ứng xử văn hoá, về thái độ trung thực khi cung cấp dịch vụ, ý thức cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

''Chúng ta cảm thấy ngượng!''

Đồng tình với bà Mai, ông Trần Thanh Khiêm (ĐB Cà Mau) nhận xét, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cho du lịch phức tạp và đáng lo ngại. Ông kể lại chuyện ''mắt thấy tai nghe'': ''Tại điểm du lịch phổ biến diễn ra cảnh lôi kéo khách, buôn bán linh tinh, rồi cả móc túi... Đến khu di tích thì thấy bất ngờ trên tường vẽ đủ thứ mất văn hoá nhưng từ tháng này đến tháng kia không ai xoá''.

''Nó không an toàn, không văn hoá, rồi môi trường tự nhiên thật là ô nhiễm, rồi đủ thứ khác... Nhìn một số di tích lịch sử và những nơi danh lam thẳng cảnh của Việt Nam, chúng ta phải cảm thấy ngượng'', giọng ông trầm xuống.

ĐB Huỳnh Văn Chính (Đà Nẵng) đề xuất bổ sung vào luật cấm các công ty lữ hành cắt xen hoặc thay đổi lộ trình du lịch, phương tiện du lịch và các chế dộ phục vụ trái với hợp đồng đã ký. ''Thường thường cứ nói một đường là ở khách sạn 3 sao nhưng đưa người ta đến 1 sao, 2 sao, làm khách rất kêu vì chuyện này'', ông dẫn chứng.

Ông Chính cho biết Đà Nẵng đã quy định cấm người lang thang xin ăn, làm phiền hà du khách; cấm trẻ em đi bán kẹo, cao su dạo mời chào khách ở một số khu vực. ''Khi ai đó phát hiện ra thì chỉ cần điện thoại tới thì Thành phố thưởng ''nóng'' 200 nghìn đồng. Chỉ tốn 10 triệu đồng thôi thì không còn tình trạng đó nữa và du khách cảm thấy rất hài lòng'', ông phổ biến kinh nghiệm.

Đâu chỉ ngành du lịch mới làm du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, là thành quả của mọi người, mọi ngành. Theo bà Trương Thị Mai, khách du lịch sẽ lưu lại những hình ảnh đẹp đẽ hơn khi không những chỉ có người cung cấp dịch vụ mà còn có cả những người dân ở những đô thị du lịch, điểm du lịch, khu du lịch cư xử văn hoá, niềm nở, lịch sự.

''Điều đó còn góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam, chứ không chỉ du lịch Việt Nam. Cho nên, đối với cộng đồng dân cư, cần cụ thể hơn những quyền lợi họ được hưởng, về trách nhiệm và nghĩa vụ họ phải làm'', bà Mai kiến nghị.

Nhiều nơi cộng đồng dân cư đã phải nhường đất cho dự án du lịch. ĐB Huỳnh Thị Dã Thanh (Ninh Thuận) chuyển tải đến Quốc hội tâm tư của cử tri: ''Cộng đồng dân cư ở những nơi này lo lắng liệu sau khi không còn đất chăn nuôi thì họ làm gì để đảm bảo cuộc sống. Họ có quyền tham gia và hưởng lợi ích từ dự án du lịch không?''.

''Ở đây không chỉ những làm du lịch mà cả anh công an cử khẩu và chị tiếp viên hàng không và chị bán hàng, tất cả có một nếp sống văn minh, văn hoá thì tạo được một hành lang tốt cho hoạt động du lịch'', ĐB Huỳnh Văn Chính cũng ''nhấn'' vai trò mọi người đối với phát triển du lịch.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,923
Bài viết
1,176,374
Members
192,176
Latest member
ok3658com
Back
Top