What's new

"Trúng gió" Là gì ?

bnhungvn

Phượt thủ
Chào các bác !

Em thì hay thích giăng võng ngũ ngoài vườn :D nên suốt ngày nghe 2 cụ nhà em "mày khùng ah, nhà ko vào lại chui ra vườn có ngày trúng gió chết queo không ai hay mà cứu đâu"

Có rất nhiều "giai thoại" về việc này như: cả ngày khỏe re tối đi ngũ sáng mai về thiên trúc hồi nào hỏng ai hay, đang phẻ mạnh chiều đi tắm ,tắm hoài không ra nhà phá cửa vào thì đã lên đường lúc nào. Và chuyện của em : tối chui vào mùng ngũ với dì 2, sáng ra kêu hoài dì 2 không dậy chạy vào chỗ ba me em chơi, mẹ em hỏi "sao ko kiu dì 2 dậy đi làm" "kiu hoài mà dì 2 hỏng dậy" ba mẹ em chạy ra thì dì 2 đã chết từ lúc nào (cả ngày hôm trước dì 2 em khỏe mạnh bình thường,lúc đó em còn nhỏ tầm 4-5t nên ko biết)

Vì vậy các bác cho em hỏi trúng gió là gì :D điều dẫn đến "trúng gió" cách phòng tránh "trúng gió"

P/s: Lần đầu em tạo topic có sai box mod dời dùm em :D
 
Chào các bác !

Vì vậy các bác cho em hỏi trúng gió là gì :D điều dẫn đến "trúng gió" cách phòng tránh "trúng gió"
thấy topic lâu rồi mà vẫn tồn tai nên mình trả lời, trúng gió theo mình nghe kể là hít phải khí độc, khí lạnh hoặc khí đó xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông, tóc khi mà ta mệt. Để tránh thì mình chưa biết nhưng có lẽ là khi nào mà bạn cảm giác là nó đang đén gần thì tránh nó đi ra chỗ khác :D như các cụ nhà ta thường bảo ấy " tránh voi chẳng xấu mặt nào ":))
 
Một vài kiến thức tham khảo
(nguồn khamchuabenh.com, tusach.thuvienkhoahoc.com)

anhso-075707_liet-mat-21809.jpg


Trúng gió hay xảy ra khi thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa... tác động, cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh.

Mùa lạnh, ngoài mấy bệnh hay gặp là cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, dưới và bệnh tiêu chảy cấp, tai biến mạch máu não... trúng gió cũng rất thường gặp. Tây y gọi là cảm mạo, Đông y gọi là nhóm bệnh “Thời khí”, bệnh do thời tiết, khí hậu gây nên.


Trúng gió hay xảy ra khi thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa... tác động, cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh. Người bị trúng gió thường ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân, có khi kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng thì hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Với Tây y, trúng gió chỉ cần uống thuốc trị cảm, uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng. Còn Đông y thì cạo gió, đánh gió, hút giác, lể... là khỏi. Trong dân gian, trúng gió nhẹ chỉ cần cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, nước gừng hay được dùng nhất, sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ủ ấm, ăncháo hành, tía tô nóng... là khỏi.

Tuy trúng gió nhẹ có thể chữa đơn giản nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ mệt mỏi khó chịu hàng tháng trời, hoặc để lại di chứng tiềm tàng cho các chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng...

Xử trí khi trúng gió bị ngất

Trúng gió gây ngất là trạng thái mất ý thức đột ngột, người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Theo bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái, khi thấy người bị trúng gió ngất, cần khẩn trương tác động vào huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp họ thoát khỏi tình trạng ngất càng nhanh càng tốt.

Sau khi bệnh nhân tỉnh, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa. Đồng thời cho ngửi tinh dầu (dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu...), xoa dầu vào nhân trung...

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huệ (Trung tâm tư vấn chăm sóc SKSS Hà Đông, Hà Nội): Để tránh bị trúng gió, những hôm nhiệt độ xuống thấp, người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài trời để giữ ấm. Không ra ngoài, nhưng không nên nằm hoặc ngồi yên một chỗ, mà cần vận động liên tục để mạch máu lưu thông. Không bật điều hòa quá ấm hoặc lò sưởi quá cao vì khi từ phòng ấm ra ngoài, nhiệt độ chênh lệch lớn dễ bị cảm lạnh, trúng gió.

Ở miền núi, nhiệt độ còn thấp và rét buốt hơn, gió lùa mạnh, nên giữ ấm là quan trọng nhất. Phải giữ ấm toàn thân, bởi có rất nhiều người thân thì mặc ấm, nhưng lại đi chân đất, như thế vẫn không phải là ấm, bởi đôi chân là trái tim thứ hai của con người. Nếu phải lội nước hay quần áo bị ướt, cần thay đồ và hong khô ngay kẻo cảm lạnh và mắc các bệnh khác.

Tránh trúng gió ngày độc

- Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ - những nơi dễ bị nhiễm lạnh.

- Các cụ già nên đợi khi có ánh sáng mặt trời, sương lạnh tan bớt hãy mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ để tránh gió và đột quỵ. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục chứ không nên mặc phong phanh bởi rất dễ bị trúng gió.

- Không nên uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.

- Nếu tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh. Tốt nhất tắm nhanh, lau người rồi chui vào chăn nằm tới khi ấm.
Đây nữa:
Đề phòng chứng “méo miệng” khi sang thu
Khi sang thu, thời tiết trở lạnh thất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng liệt mặt. Do đó cần đặc biệt lưu ý và phòng tránh chứng bệnh nguy hiểm này.
Liệt mặt chính là liệt dây thần kinh số VII, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do thay đổi không khí lạnh đột ngột. Chứng bệnh này do mạch máu (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) suy yếu, khi gặp gió lạnh, mạch dương minh và tĩnh mạch tiểu dương bị kích thích mạnh, gây cản trở kinh khí, từ đó làm suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh làm cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước chỉ cần một áp lực nhỏ (gió lạnh) có thể dễ dàng mắc chứng liệt mặt.

70-80% trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1-3 tháng nhưng một số trường hợp tiến triển xấu do điều trị không đúng cách gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt không nhắm chặt được nên dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt (do phục hồi thần kinh không hoàn toàn), hoặc co cứng nửa mặt (do thoái hóa dây thần kinh).

Triệu chứng lâm sàng của bệnh: không nhắm được mắt, méo miệng, chảy nước miếng, nước mắt, đau phía sau tai, nói cười khó khăn. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp nhăn, rãnh mũi tự nhiên bị mờ hoặc mất hẳn, miệng và nhân trung méo về bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt chỉ lộ phần lòng trắng do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên.

Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi trung và thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều hơn so với nữ giới.

Theo kinh nghiệm của 4596006 thì: khi có người bị đột ngột ngất xỉu, ta có thể bấm huyệt nhân trung (vị trí của huyệt như phần đầu của bài viết đã giới thiệu).
Cách bấm: dùng ngón tay cái bấm vào vị trí huyệt theo hướng vuông góc, bấm từ nhẹ đến mạnh dần, bấm đếm đến 10 rồi nâng ngón tay lên khỏi vị trí huyệt, sau đó lại tiếp tục. Làm như thế khoảng 5 lần.
Cách này rất hiệu quả không chỉ với người trúng gió mà có hiệu quả với tất cả những trường hợp ngất, mất ý thức đột ngột do các trường hợp khác. Nhiều khi chỉ một hành động này thôi đã cứu sống người bị nạn.
Sau khi đã có tác động lên nhân trung, chúng ta có thể làm tiếp các thao tác sơ cứu khác hoặc chờ người có chuyên môn hơn. Trong khi chờ đợi, nên đặt người bị nạn theo tư thế nằm nghiêng, chân bên dưới thẳng, chân trên co gần vuông góc cũng được, đây là tư thế an toàn hơn so với nằm ngữa vì tránh được trường hợp đờm, dãi lọt xuống khí quản chẹn đường thở của người bị nạn
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,576
Bài viết
1,153,789
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top