Cảm xúc từ một chuyến đi cách đây 5 năm...
Có một ngày… năm 1972 bến phà Xuân Sơn và bến phà Nguyễn Văn Trỗi (Phong Nha-Quảng Trị) bị Mỹ bắn phá dữ dội. trong vòng một tháng, tiểu đòan E 98 với những chàng trai, cô gái tuổi chỉ vừa đôi mươi cùng với công binh đã thay phiên nhau thức khuya dậy sớm đẻo đá, chặt cây mở ra con đường 20 quyết thắng dài hơn 130 km tiếp tục vận chuyển vũ khí vào Nam đánh Mỹ.
Rồi một ngày oan nghiệt, cái ngày mà sau này người dân Phong Nha Kẻ Bàng vẫn còn truyền miệng nhắc đến như một câu chuyện bi thảm. ngày 24-7-1972 tại km số 16, như thường lệ khi máy bay Mỹ oanh tạc, dân quân và lính ta trốn vào các hang động ven đường. không may một quả bom làm lở một tảng đá nặng hàng trăm tấn xuống che bít cả miệng hầm, bít luôn lối ra của 13 TNXP và chiến sĩ phòng không trong đó có 4 cô gái. Mọi nỗ lực cứu người đều không thành. Đồng đội chỉ còn biết tìm cách đổ sữa vào với hi vọng mong manh nhằm duy trì sự sống cho họ. Đến mười ngày sau, không còn nghe tiếng ai nữa cả…
Có một ngày… núi Ấp Bia (huyện A Lưới) được Mỹ dựng thành phim, mà lại là phim khá nổi tiếng thế giới: ĐỒi Thịt Băm (Hambuger Hill). Mỹ nhìn cuộc chiến theo kiểu Mỹ nhưng dân ta thì không thể nào quên anh Cu Lói cùng đồng đội, rất thông minh, lợi dụng địa hình địa vật cùng với sự yểm trợ của pháo kích quân ta từ Lào bắn sang đã chặn đánh, xóa sổ hòan tòan trung đòan kị binh bay số 1 của Mỹ. Đến khi chiếm được đồi, quá tức giận, Mỹ đã mổ bụng móc ruột anh rồi bằm xác treo lên cây. Đồi thịt băm có tên từ đó…
Có một ngày… trên đọan đường từ ĐakTô đến Tân Cảnh, anh Đào Kim Trang- một tay du khảo kì cựu- chợt dừng lại trước một ngôi miếu nhỏ hoang tàn nơi đầu một con dốc, thắp nén hương rồi đứng trầm ngâm hồi lâu: “Nơi đây xưa kia là một vị trí khá quan trọng vì thế cả ta và Mỹ đã hao tốn rất nhiều binh lực. Sau một thời gian dài không chiếm đóng được vì bị ta đánh trả rất ác liệt. Mỹ chấp nhận thương vong , quyết định chơi đòn “ hi sinh” : cho máy bay ném bom ồ ạt, hủy diệt tất cả. Số người chết nhiều vô kể, nên người ta gọi đây là dốc Đầu Lâu. Năm 1991, đi ngang qua miếu này, còn thấy 2 đống đá trước cửa miếu. mỗi viên đá tượng trưng cho một người chết tại đây. Hai đống đá rất to, trong khi mỗi viên đá lại rất nhỏ…
Ngôi miếu hoang ở dốc Đầu Lâu
Có một ngày… nhóm thanh niên TPHCM, những con người sinh sau thời loạn lạc, có dịp đi lại cung đường huyền thọai năm xưa. Con đường Trường Sơn gian khổ giờ đã trở thành đại lộ Hồ Chí Minh thênh thang, trải nhựa thẳng tắp. con số trên một vạn chiến sĩ Trường Sơn hi sinh; cái chết bi thảm của các thanh niên xung phong hang Tám Cô , của anh Cu Lói… họ đều đã đọc đâu đó trên sách báo hoặc nghe kể lại… nhưng khi đi tận mắt chứng kiến hàng hàng lớp lớp bia mồ của các chiến sĩ Trường Sơn (hầu hết chỉ ở lứa tuổi đôi mươi) kéo dài đến hút tầm mắt nằm lặng lẽ trên đồi cao, đến tận hang Tám Cô để cảm giác được sự bất lực, đau xót trước cái chết của đồng đội chỉ cách mình một tảng đá mà không thể nào cứu được… có người đã bật khóc.
Có cùng đi mới hòan tòan đồng cảm được những giọt nước mắt rơi trên má Thu Hiền, cái mím môi trong đôi mắt đỏ hoe của Hải, của PHúc, cái chắp tay cúi đầu lặng người trước những bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn của Duy-những thanh niên TPHCM. Những tiếng lòng rất thật! Chỉ đáng tiếc, hai đống đá trước ngôi miếu ở dốc Đầu Lâu đã không còn nữa. Ai đã dời lịch sử đi đâu?
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Nhà thờ gỗ Kontum
Đài tưởng niệm chiến thắng Đắk-tô
Cô gái Pa-kô (không phải Hơ mông đâu nhé) bên bếp lửa
Nhà sàn người dân tộc Pa-kô
Anh hùng Hồ A Vai
Có một ngày… năm 1972 bến phà Xuân Sơn và bến phà Nguyễn Văn Trỗi (Phong Nha-Quảng Trị) bị Mỹ bắn phá dữ dội. trong vòng một tháng, tiểu đòan E 98 với những chàng trai, cô gái tuổi chỉ vừa đôi mươi cùng với công binh đã thay phiên nhau thức khuya dậy sớm đẻo đá, chặt cây mở ra con đường 20 quyết thắng dài hơn 130 km tiếp tục vận chuyển vũ khí vào Nam đánh Mỹ.
Rồi một ngày oan nghiệt, cái ngày mà sau này người dân Phong Nha Kẻ Bàng vẫn còn truyền miệng nhắc đến như một câu chuyện bi thảm. ngày 24-7-1972 tại km số 16, như thường lệ khi máy bay Mỹ oanh tạc, dân quân và lính ta trốn vào các hang động ven đường. không may một quả bom làm lở một tảng đá nặng hàng trăm tấn xuống che bít cả miệng hầm, bít luôn lối ra của 13 TNXP và chiến sĩ phòng không trong đó có 4 cô gái. Mọi nỗ lực cứu người đều không thành. Đồng đội chỉ còn biết tìm cách đổ sữa vào với hi vọng mong manh nhằm duy trì sự sống cho họ. Đến mười ngày sau, không còn nghe tiếng ai nữa cả…
Có một ngày… núi Ấp Bia (huyện A Lưới) được Mỹ dựng thành phim, mà lại là phim khá nổi tiếng thế giới: ĐỒi Thịt Băm (Hambuger Hill). Mỹ nhìn cuộc chiến theo kiểu Mỹ nhưng dân ta thì không thể nào quên anh Cu Lói cùng đồng đội, rất thông minh, lợi dụng địa hình địa vật cùng với sự yểm trợ của pháo kích quân ta từ Lào bắn sang đã chặn đánh, xóa sổ hòan tòan trung đòan kị binh bay số 1 của Mỹ. Đến khi chiếm được đồi, quá tức giận, Mỹ đã mổ bụng móc ruột anh rồi bằm xác treo lên cây. Đồi thịt băm có tên từ đó…
Có một ngày… trên đọan đường từ ĐakTô đến Tân Cảnh, anh Đào Kim Trang- một tay du khảo kì cựu- chợt dừng lại trước một ngôi miếu nhỏ hoang tàn nơi đầu một con dốc, thắp nén hương rồi đứng trầm ngâm hồi lâu: “Nơi đây xưa kia là một vị trí khá quan trọng vì thế cả ta và Mỹ đã hao tốn rất nhiều binh lực. Sau một thời gian dài không chiếm đóng được vì bị ta đánh trả rất ác liệt. Mỹ chấp nhận thương vong , quyết định chơi đòn “ hi sinh” : cho máy bay ném bom ồ ạt, hủy diệt tất cả. Số người chết nhiều vô kể, nên người ta gọi đây là dốc Đầu Lâu. Năm 1991, đi ngang qua miếu này, còn thấy 2 đống đá trước cửa miếu. mỗi viên đá tượng trưng cho một người chết tại đây. Hai đống đá rất to, trong khi mỗi viên đá lại rất nhỏ…
Ngôi miếu hoang ở dốc Đầu Lâu
Có một ngày… nhóm thanh niên TPHCM, những con người sinh sau thời loạn lạc, có dịp đi lại cung đường huyền thọai năm xưa. Con đường Trường Sơn gian khổ giờ đã trở thành đại lộ Hồ Chí Minh thênh thang, trải nhựa thẳng tắp. con số trên một vạn chiến sĩ Trường Sơn hi sinh; cái chết bi thảm của các thanh niên xung phong hang Tám Cô , của anh Cu Lói… họ đều đã đọc đâu đó trên sách báo hoặc nghe kể lại… nhưng khi đi tận mắt chứng kiến hàng hàng lớp lớp bia mồ của các chiến sĩ Trường Sơn (hầu hết chỉ ở lứa tuổi đôi mươi) kéo dài đến hút tầm mắt nằm lặng lẽ trên đồi cao, đến tận hang Tám Cô để cảm giác được sự bất lực, đau xót trước cái chết của đồng đội chỉ cách mình một tảng đá mà không thể nào cứu được… có người đã bật khóc.
Có cùng đi mới hòan tòan đồng cảm được những giọt nước mắt rơi trên má Thu Hiền, cái mím môi trong đôi mắt đỏ hoe của Hải, của PHúc, cái chắp tay cúi đầu lặng người trước những bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn của Duy-những thanh niên TPHCM. Những tiếng lòng rất thật! Chỉ đáng tiếc, hai đống đá trước ngôi miếu ở dốc Đầu Lâu đã không còn nữa. Ai đã dời lịch sử đi đâu?
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Nhà thờ gỗ Kontum
Đài tưởng niệm chiến thắng Đắk-tô
Cô gái Pa-kô (không phải Hơ mông đâu nhé) bên bếp lửa
Nhà sàn người dân tộc Pa-kô
Anh hùng Hồ A Vai
Last edited: