Hồng Thất Công
Phượt thủ
(Tiểu thuyết ba xu-ba hoa-ba que đầu tiên và duy nhất tại Phượt)
1. Bây giờ, khi ngấp nghé bước sang tuổi sáu mươi, anh chuyển hẳn ra Bắc để sống cùng vợ con, thực ra thì chỉ có vợ còn hai đứa con đều đã phương trưởng, có gia đình riêng cả. Anh nhiều khi vẫn tự hỏi, hai đứa con nghĩ gì về anh? Bởi chính anh cũng không biết gì nhiều về chúng. Ngoại trừ vợ anh, mẹ vợ anh, mẹ anh,... đều bảo bọn trẻ giống bố, học hành sáng dạ lắm! Thực tâm, anh không muốn chúng giống mình, không phải là anh chối bỏ việc được đánh giá là thông minh, nhưng anh không mong chúng mang dòng máu lang bạt, vô trách nhiệm như mình. Nhưng ở tuổi này dường như mọi mong ước đều muộn.
Không biết có phải vì gánh nặng tuổi tác hay không, nhưng mỗi ngày sống với anh thật nặng nề, dù anh không có gì phiền muộn, gia đình yên ổn, con cái trưởng thành, công việc không còn căng thẳng, doạ nạt. Nhưng anh ít khi có giấc ngủ trọn vẹn, lúc 9 giờ tối anh đã ngủ gà, rồi lại choàng dậy vào cỡ 1-2 giờ sáng, sau đó rất lâu mới ngủ lại được, vừa chợp mắt thì đã bình minh, có những sáng, thật khó để mở mắt.
Các mối quan hệ đến giờ dàn trải ra có khi cũng đủ dệt thành mành treo lên khắp cửa sổ, cửa chính của cả căn nhà anh đang sống, nhưng để gặp gỡ thường xuyên lại chẳng có ai. Đôi lúc ngồi uống cà phê trong bếp, anh thấy thật buồn cười, một người từng vào Nam ra Bắc, đến vùng nào cũng có bạn để nhậu mà giờ cũng lại ngồi xó bếp uống cà phê một mình thế này.
Anh vẫn tham gia vào câu lạc bộ thể thao của một nhóm bạn. Vận động thể chất cũng là liệu pháp tốt để tránh suy thoái tinh thần. Nhưng mấy tuần gần đây anh bỏ tập, thường khởi động rồi ngồi ở ghế dự bị. Nhiều khi anh muốn tóm lấy một bạn già mà nói, về những tháng ngày đã qua, những tháng ngày tuổi trẻ anh tưởng vừa mới tháng trước hay tuần trước, tưởng vừa cầm nắm được trong tay đây thôi, mà hoá ra đã trôi qua hàng nghìn ngày rồi. Nhưng cuối cùng anh đành im lặng, anh thấu cảm giác của nhân vật trong "Người đàn bà có con chó nhỏ" của A.Sê-khốp, nói với bạn hữu về tình yêu thì bạn lại chia sẻ về món cá hồi có mùi.
...
Rốt cuộc, anh đành thú nhận, rằng thứ quấy quả đầu óc, làm anh thấy mỗi ngày sống nặng nề, trống trải chính là nỗi khắc khoải về cô. Dẫu cô không phải là người đầu tiên cũng không phải là người cuối cùng. Nhưng nếu có cái người ta gọi là hình ảnh trong trái tim, thì chính là cô đấy, trong trái tim anh. Đôi mắt sáng thông minh, nụ cười hóm hỉnh. Và chính đôi mắt ấy, tối sẫm lại những ngày ở Vơ-ni-dơ, và dường như có cả ánh lửa loé lên giận dữ? Có điều gì anh chưa hiểu hết, chưa kịp biết về cô?
Người đàn bà đáng kể nhất là người làm cho đàn ông nhớ sau hết cả cuộc đời dài dặc của mình. Như trong thơ thẩn anh từng đọc, làm cho "biết ơn và chịu tội" gì gì đấy! Nhưng đàn bà không biết điều ấy, cũng như đời, họ chỉ tính điểm cho người đàn bà sống kề bên, "danh chính ngôn thuận" với người đàn ông thôi!
Vơ-ni-dơ. Những ngày nước Ý. Anh không quên cho tới tận giờ, những dòng chữ cô ghi trong cuốn sổ nhỏ bìa da màu vàng sẫm có cúc cài về cảm xúc nước Ý. Có nửa trang thôi, cô đang viết dở (anh tự hỏi, rồi cô có viết tiếp không sau khi bỏ anh và rời nước Ý trước hành trình, hay mãi dừng ở dòng thứ mười ba?). Cô viết về cuộc gặp gỡ giữa cô với người nghệ sỹ nhiếp ảnh già trong đám cưới một người bạn, ông đã lang thang phần lớn đời mình ở khu vực Địa Trung Hải. Khi cô hỏi ông về nước Ý, ông bảo, nước Ý đẹp, con người thân thiện, và điều làm ông ngạc nhiên là khi gọi món salad ở đó có món rau như rau dền của Việt Nam, điều này làm ông thấy gần gũi với đất nước này vô cùng, như thể là ông tìm thấy một phần Việt Nam ở một nơi xa xôi, làm ông thấy bớt đơn độc hơn trong cuộc đời phần lớn là cô lẻ của mình. Cô viết, cô sẽ cố gắng tìm cho được món rau dền trong những ngày ở đây, và thở căng phồng lồng ngực mỗi sáng sớm và chiều hôm hơi gió của vùng Địa Trung Hải.
Tất nhiên, cô đã không kịp ăn cho được món salad rau dền, chưa kịp thở cho đầy buồng phổi hơi gió biển Địa Trung Hải.
Rồi sau đó cô còn quay lại Vơ-ni-dơ?
1. Bây giờ, khi ngấp nghé bước sang tuổi sáu mươi, anh chuyển hẳn ra Bắc để sống cùng vợ con, thực ra thì chỉ có vợ còn hai đứa con đều đã phương trưởng, có gia đình riêng cả. Anh nhiều khi vẫn tự hỏi, hai đứa con nghĩ gì về anh? Bởi chính anh cũng không biết gì nhiều về chúng. Ngoại trừ vợ anh, mẹ vợ anh, mẹ anh,... đều bảo bọn trẻ giống bố, học hành sáng dạ lắm! Thực tâm, anh không muốn chúng giống mình, không phải là anh chối bỏ việc được đánh giá là thông minh, nhưng anh không mong chúng mang dòng máu lang bạt, vô trách nhiệm như mình. Nhưng ở tuổi này dường như mọi mong ước đều muộn.
Không biết có phải vì gánh nặng tuổi tác hay không, nhưng mỗi ngày sống với anh thật nặng nề, dù anh không có gì phiền muộn, gia đình yên ổn, con cái trưởng thành, công việc không còn căng thẳng, doạ nạt. Nhưng anh ít khi có giấc ngủ trọn vẹn, lúc 9 giờ tối anh đã ngủ gà, rồi lại choàng dậy vào cỡ 1-2 giờ sáng, sau đó rất lâu mới ngủ lại được, vừa chợp mắt thì đã bình minh, có những sáng, thật khó để mở mắt.
Các mối quan hệ đến giờ dàn trải ra có khi cũng đủ dệt thành mành treo lên khắp cửa sổ, cửa chính của cả căn nhà anh đang sống, nhưng để gặp gỡ thường xuyên lại chẳng có ai. Đôi lúc ngồi uống cà phê trong bếp, anh thấy thật buồn cười, một người từng vào Nam ra Bắc, đến vùng nào cũng có bạn để nhậu mà giờ cũng lại ngồi xó bếp uống cà phê một mình thế này.
Anh vẫn tham gia vào câu lạc bộ thể thao của một nhóm bạn. Vận động thể chất cũng là liệu pháp tốt để tránh suy thoái tinh thần. Nhưng mấy tuần gần đây anh bỏ tập, thường khởi động rồi ngồi ở ghế dự bị. Nhiều khi anh muốn tóm lấy một bạn già mà nói, về những tháng ngày đã qua, những tháng ngày tuổi trẻ anh tưởng vừa mới tháng trước hay tuần trước, tưởng vừa cầm nắm được trong tay đây thôi, mà hoá ra đã trôi qua hàng nghìn ngày rồi. Nhưng cuối cùng anh đành im lặng, anh thấu cảm giác của nhân vật trong "Người đàn bà có con chó nhỏ" của A.Sê-khốp, nói với bạn hữu về tình yêu thì bạn lại chia sẻ về món cá hồi có mùi.
...
Rốt cuộc, anh đành thú nhận, rằng thứ quấy quả đầu óc, làm anh thấy mỗi ngày sống nặng nề, trống trải chính là nỗi khắc khoải về cô. Dẫu cô không phải là người đầu tiên cũng không phải là người cuối cùng. Nhưng nếu có cái người ta gọi là hình ảnh trong trái tim, thì chính là cô đấy, trong trái tim anh. Đôi mắt sáng thông minh, nụ cười hóm hỉnh. Và chính đôi mắt ấy, tối sẫm lại những ngày ở Vơ-ni-dơ, và dường như có cả ánh lửa loé lên giận dữ? Có điều gì anh chưa hiểu hết, chưa kịp biết về cô?
Người đàn bà đáng kể nhất là người làm cho đàn ông nhớ sau hết cả cuộc đời dài dặc của mình. Như trong thơ thẩn anh từng đọc, làm cho "biết ơn và chịu tội" gì gì đấy! Nhưng đàn bà không biết điều ấy, cũng như đời, họ chỉ tính điểm cho người đàn bà sống kề bên, "danh chính ngôn thuận" với người đàn ông thôi!
Vơ-ni-dơ. Những ngày nước Ý. Anh không quên cho tới tận giờ, những dòng chữ cô ghi trong cuốn sổ nhỏ bìa da màu vàng sẫm có cúc cài về cảm xúc nước Ý. Có nửa trang thôi, cô đang viết dở (anh tự hỏi, rồi cô có viết tiếp không sau khi bỏ anh và rời nước Ý trước hành trình, hay mãi dừng ở dòng thứ mười ba?). Cô viết về cuộc gặp gỡ giữa cô với người nghệ sỹ nhiếp ảnh già trong đám cưới một người bạn, ông đã lang thang phần lớn đời mình ở khu vực Địa Trung Hải. Khi cô hỏi ông về nước Ý, ông bảo, nước Ý đẹp, con người thân thiện, và điều làm ông ngạc nhiên là khi gọi món salad ở đó có món rau như rau dền của Việt Nam, điều này làm ông thấy gần gũi với đất nước này vô cùng, như thể là ông tìm thấy một phần Việt Nam ở một nơi xa xôi, làm ông thấy bớt đơn độc hơn trong cuộc đời phần lớn là cô lẻ của mình. Cô viết, cô sẽ cố gắng tìm cho được món rau dền trong những ngày ở đây, và thở căng phồng lồng ngực mỗi sáng sớm và chiều hôm hơi gió của vùng Địa Trung Hải.
Tất nhiên, cô đã không kịp ăn cho được món salad rau dền, chưa kịp thở cho đầy buồng phổi hơi gió biển Địa Trung Hải.
Rồi sau đó cô còn quay lại Vơ-ni-dơ?