What's new

Từ thượng nguồn sông Đà sang Apachai

Tôi có anh bạn với sở thích đi đến tận cùng nơi những con sông đổ vào Việt Nam. Ấp ủ mãi, dự định tìm về nơi thượng nguồn sông Đà mới được thực hiện nhân dịp nghỉ lễ dài vừa qua.

Sông Đà, con sông hùng vĩ mà thơ mộng, ào ạt tung bọt sóng rồi lại tĩnh lặng như ngừng thở, hoang dại mà đôi khi lại khiến lòng ta bâng khuâng bởi tiếng hát người lái đò thênh thang từ đâu vọng đến. Sông Đà, con sông đi vào lịch sử khi Lê Lợi đánh tan quân xâm lược thế kỷ 15, đi vào văn chương với ký sự "Người lái đò sông Đà" nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân, con sông trải dài hàng trăm cây số với bao kỳ bí huyền thoại đã thôi thúc chúng tôi lên đường tìm về nơi bắt đầu của những dòng chảy Đà Giang trên lãnh thổ Việt Nam.

Sông Đà với hai màu dòng chảy tại biên giới ở Pắc Ma



Chụp tại Trạm BP Kèng Mỏ hay là trạm 315, nơi cách thượng nguồn biên giới khoảng 8km, thuộc bản Pắc Ma - huyện Mường Tè - Lai Châu

 
Đứa nào tắm suối mà không tè là dở hơi. Đưa nào bơi ở bể mà không đái là ...
 
chưa kể nguy cơ dịch tả bùng phát :Dam

Nói chung là em phản đối :D

chị Rố sỳ ới, chị cứ tè thoải mái, dịch tả không phát tán qua đường tè đâu

bây giờ cái này là mốt đấy, đi đâu cũng thấy những dòng chữ kiểu như " nguyễn văn a đã tè ở đây "...

theo thiển ý của em, chị " ấy " xong thì chị cứ viết vào mảnh giấy, rồi thả trôi sông nhá, để cho giang hồ biết rằng có dòng nước nhỏ đã hoà vào dòng nước lớn ra bể đông rộng lớn :)
 
Thôi các bác chấm dứt chuyện mường tè ở tôpíc này nhá :) , ko em phạt rượu hết đới :D

---

Dưới đây là hành trình chúng tôi đã đi qua trong 8 ngày 9 đêm (hoặc 9 ngày 9 đêm với một số bạn)



Trong đó
- Chấm xanh xanh là cung đường đã đi
- Chấm đỏ đỏ là cung đường dự định đi nhưng bất thành :(

Cụ thể như sau:

Ngày 1: HN - Lào Cai bằng tàu

Ngày 2: Lào Cai - Sapa - Ô Quý Hồ - ngã ba Bình Lư - Tam Đường - tx Lai Châu mới - Sìn Hồ (ngủ ở Tả Van, nhà trưởng thôn Gạng Hớn tên là Tẩn A Sun :D )

Ngày 3: Sìn Hồ - cầu Hang Tôm - Mường Tè - Pắc Ma (ngủ ở Pắc Ma)

Ngày 4: Pắc Ma - dọc sông Đà lên tới gần thượng nguồn - Pắc Ma - Mù Cả (ngủ ở đồn BP 315)

Ngày 5: Mù Cả - Ma Ký (để xe máy tại đây) - trekking 26km đường rừng qua Gò Cứ (ngủ tại trường học ở Gò Cứ)

Ngày 6: Gò Cứ - xe ôm đến Chung Chải - Leng Su Sìn - Tả Kố Khừ (có gặp đoàn Apachải 10 người của kilotu, casanova, alias noodles... - ngủ tại nhà bác Sinh)

Ngày 7: 1 đoàn leo mốc 0, 1 đoàn ở Tả Kố Khừ tao nhã

Ngày 8: Chia làm 2 nhóm
- Nhóm 1: 3 người đi Tả Kố Khừ - Mường Nhé - Chà Cang - Mường Chà - Điện Biên (ngủ ở Điện Biên)
- Nhóm 2: 3 người bắt xe ôm quay lại Gò Cứ - trekking lại Ma Ký lấy xe - Mù Cả, tối ngủ BP 315

Ngày 9:
- Nhóm 1: xe khách Điện Biên - Hà Nội
- Nhóm 2: Mù Cả - Pắc Ma - Mường Tè - Mường Lay - Tuần Giáo

Ngày 10 (cho nhóm 2): Tuần Giáo - Hà Nội
 
Ngoại trừ đoạn trekking từ Ma Ký sang Gò Cứ thì tất cả đều đi được xe máy

Để đến với Apachai, có 4 con đường

- Đường ôtô mọi người hay đi Mường Lay - Mường Chà - Chà Cang - Mường Nhé - Chung Chải - APC. Nói chung đường này đang ngày càng được cải thiện, to, rộng rãi, phi xe veo véo :)

- Đường bọn em vừa đi nói trên, từ Pắc Ma qua Mù Cả và có 1 đoạn trekking sang Chung Chải

- Đường Mường Tè - Tà Tổng - Mường Nhé - Chung Chải. Sau 1 hồi hỏi han kỹ lưỡng rất nhiều người (Biên phòng, dân bản địa, bác Sinh) thì được biết chỉ có đường xe máy Mường Tè - Tà Tổng, còn từ Tà Tổng - Mường Nhé ko đi được xe máy, chỉ có thể trekking (mất 2 ngày)

- Đường Pắc Ma - thượng nguồn sông Đà - đi men biên giới đến APC. Con đường quân sự này cũng chỉ có thể trekking và khá nhạy cảm
 
Ngoài chuyện tiếc nuối không đi được đến cột mốc 18 - nơi phân định biên giới tại thượng nguồn sông Đà, chúng tôi còn có thêm một tiếc nuối khác khi không đi được Ka Lăng, Thu Lũm và cửa khẩu U Ma Tu Khoòng (nghe tên đã thấy muốn đi :) )

Từ Pắc Ma đã có đường xe máy đi đến thượng nguồn cũng như những nơi nêu trên, nhưng do sơ suất không chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết, chúng tôi buộc phải quay lại từ Trạm BP Ka Lăng và Trạm BP Kèng Mỏ thuộc đồn 315. Đây cũng là một sơ suất mà các bạn đi sau nên tránh :(

Mường Tè xa xôi và hoang sơ, biết đến bao giờ mới trở lại?

Dù không đi được, nhưng em post lên đây 1 số bài báo sưu tầm được về những địa danh trên - những bài báo lôi cuốn và thôi thúc ta lên đường :). Bạn nào đọc xong say mê và có dịp đi thì cho tớ xin 500 ảnh nhé :)
 
Thăm thẳm U Ma Tu Khoòng

Ka Lăng, Thu Lũm mây mù

U Ma Tu Khoòng dốc leo gù lưng tôm.


Giữa tháng 11 năm 1969, từ Đài phát thanh khu Tây Bắc (Sơn La) tôi được phân công lên biên giới huyện Mường Tè viết về các chiến sĩ BP và đồng bào các dân tộc vùng biên giới thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Từ thị trấn Mường Tè, cuốc bộ ngược sông Đà 2 ngày mới đến Đồn BP Ka Lăng. Đang là mùa đông mà áo lúc nào cũng nhớp nháp mồ hôi vì phải liên tiếp leo những cái dốc núi hình chóp nón. Từ thị trấn Mường Tè lên vùng biên giới chỉ toàn những con đường mòn vắt vẻo, hun hút núi cao vực thẳm.


Đồn BP Ka Lăng phụ trách 2 xã Ka Lăng và Thu Lũm, dài hơn trăm cây số biên giới Việt - Trung. Khu vực đồn quản lí là một vùng đất quanh năm chỉ có mưa rừng, gió rét mây mù, ít khi có nắng ấm. Cuộc sống thường ngày của cán bộ, chiến sĩ nơi đây phải tự túc từ lá rau xanh đến một phần lương thực, thực phẩm. Bữa ăn sáng chỉ có tôi và một vài cán bộ của đồn tiếp khách mỗi người mới được lùm lùm bát cơm nếp gạo đỏ trộn lẫn đậu nho nhe, thứ đậu do các chiến sĩ trồng xen với ngô trên nương. Các cán bộ, chiến sĩ còn lại mỗi người hai khúc sắn luộc dài chừng gang tay.


Hai bữa cơm chính hàng ngày thì cứ theo đúng công thức: Một cơm hai sắn hoặc khoai sọ cũng do các chiến sĩ tự trồng. Điều thật kỳ lạ, tôi thấy trong đồn một phụ nữ chừng ngoài hai lăm tuổi đang thái chuối cho lợn và bốc sắn ngô cho gà... Hỏi ra mới biết, chị quê Thanh Hóa phải lặn lội hai mươi ngày đường vượt núi băng đèo và kể cả có thể nguy hiểm đến tính mạng lên đây thăm chồng. Đến khi về chị nghĩ lại đoạn đường đã qua, không dám về một mình, đành ở lại chờ chồng khi nào được nghỉ phép sẽ đưa chị về cùng.


Gần một năm sau, “một chiến sĩ” BP tí hon ra đời. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Ka Lăng chỉ quen nghe tiếng vượn hú, hổ gầm, giờ đây được nghe tiếng khóc của trẻ thơ nơi biên cương đèo heo hút gió thì vui như được nghe bản nhạc tình ca hạnh phúc. Cả đồn yêu quý, nâng niu “đồng chí chiến sĩ” BP tí hon như vàng. Người con gái xứ Thanh tiếp tục tình nguyện ở lại nuôi con, tăng gia chăn nuôi để chồng yên tâm cầm súng bảo vệ Tổ quốc.


Sau ba ngày ở đồn, tôi đề xuất và được đồn trưởng đồng ý cho đi vùng biên giới thuộc xã Thu Lũm, nơi đây có một trạm BP với cái tên rất lạ nhưng lại thật hấp dẫn đối với tôi. Đó là Trạm BP U Ma Tu Khoòng. Đồn trưởng cười hà hà rồi bảo: Thế thì may cho đồng chí đấy. Bên trạm có một cán bộ hôm qua mới về đây nhận nhiệm vụ, sáng mai mới về. Đồng chí có thể đi cùng cho an toàn hơn.


Sáng hôm sau, kim đồng hồ chỉ 8 giờ nhìn chưa rõ mặt người, sương vẫn mờ đục. Nhưng để đảm bảo độ đường, tôi vẫn quyết tâm hành trang đi Thu Lũm. Người cùng đi vừa là dẫn đường vừa bảo vệ cho tôi là Thượng sĩ Lò Văn Bơn. Qua tiếp xúc tôi được biết: Bơn là người dân tộc Thái, có vợ và con ở Mường Tè. Vợ anh là chị Thái, Hội trưởng Phụ nữ huyện. Vì công việc nên ít khi anh được về thăm vợ con.


Bơn bảo: Đường sang U Ma Tu Khoòng không dài lắm, nhưng vô cùng hiểm trở. Bọn xấu thường hay lợi dụng để gây mất trật tự trị an vùng biên giới, phải hết sức cảnh giác. Nhiều đoạn phải đi dưới bóng cây, sương phủ mờ mịt. Mùi ngai ngái của lá rừng, gỗ mục và xác súc vật... Bơn đi trước cách tôi chừng 3m, bỗng ra hiệu cho tôi dừng lại, rút khẩu súng ngắn trong bao hướng về bên trái đường quan sát.


Tôi ngồi nép vào một gốc cây, bụng bảo dạ: Rất có thể gặp bọn biệt kích đón đường. Trong giây lát, Bơn tra súng vào bao ra hiệu cho tôi đến gần và chỉ tay: Đồng chí nhìn thấy gì chưa? Tôi nhìn về phía tay Bơn chỉ, thì ôi, một con gà gô có bộ lông hoa mơ và cái mỏ đỏ như bông hồng. Chú gà vẫn đứng nhìn, không biết sợ là gì. Tôi hỏi: “Sao không bắn?”. Bơn bảo: Quy chế quản lí biên giới chỉ nổ súng khi gặp địch. Hơn nữa phải làm gương bảo vệ muông thú quý. Mình bắn được, dân cũng bắn theo.


Gần ngày đường quốc bộ, sống lưng đầu gối mỏi nhừ. Khoảng hơn 3 giờ chiều, chúng tôi đến bản Ka Lăng và cũng là hết phần đất xã Ka Lăng. Bên kia suối là phần đất xã Thu Lũm. Nhìn sang bản U Ma Tu Khoòng, những ngôi nhà trình tường lợp tranh ẩn hiện dưới những lùm cây xanh của đồng bào Hà Nhì, Kháng. Chúng tôi vào nghỉ qua đêm nhà Bí thư chi bộ Pờ Gò Xá.


Như mọi sáng trên vùng biên giới, trời mù mịt sương, không gió nhưng rét như kim châm vào da thịt. Tôi và Bơn lên đường sang U Ma Tu Khoòng. Pờ Gò Xá đưa cho tôi cái gậy và bảo: Chưa đi quen phải cầm cái này mới xuống được dốc. Bơn đeo giúp tôi cái máy ghi âm R5 (Hung-ga-ri). Ra khỏi bản, đi theo con đường mòn hun hút xuống vực thẳm. Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ mới chạm chân vào bờ con suối nhỏ dưới thung sâu. Lội suối chừng 5 bước chân là sang bờ bên kia. Đặt chân xuống nước tôi cảm giác giá buốt đến tận tim.


Chúng tôi nghỉ ăn cơm để lấy sức trèo dốc, mồm miệng tay chân run cầm cập. Từ đây lên trạm chỉ một con dốc này nữa là tới nơi. Nhưng vô cùng gian khổ, đầu gối luôn luôn giáp mặt bò dần lên từng bước. Lên được một đoạn đã thấy người nhớp nháp mồ hôi. Tôi có bệnh đau dạ dày, thi thoảng lại phải nuốt khan mấy viên ka vét để cắt cơn đau. Nhá nhem tối cùng ngày, chúng tôi đến Trạm BP U Ma Tu Khoòng, cách Đồn BP Trung Quốc bên kia biên giới 4km. Cơm tối xong, trừ một số làm nhiệm vụ canh gác, tôi và Bơn cùng ngồi quanh bếp lửa nghe các chiến sĩ kể chuyện: Tuần tra bắt biệt kích, giúp dân sản xuất, dạy các em nhỏ học chữ, học hát v.v... Ngày mai, Bơn sẽ đưa tôi xuống dân bản tìm hiểu tình hình thực hiện di chúc của Bác Hồ. Ngoài trời sương phủ dày đặc cả một vùng núi non trùng điệp hiểm trở.


Qua một ngày đánh đu với đèo dốc, tôi thấy khó chịu, mệt mỏi nên xin được nghỉ để mai tiếp tục công việc. Đang ngủ ngon, tôi rùng mình kêu lên một tiếng, cảm thấy như có ai đó dội một bát nước lạnh vào dạ dày, người choáng váng, rét đến kinh khủng rồi ngất xỉu. Y tá Hà của trạm biết tôi bị xuất huyết dạ dày đã kịp thời tiêm thuốc cầm máu, trợ lực, trợ tim và làm mọi biện pháp để tăng nhiệt độ. Trước cái sống, cái chết liền kề, Bơn bảo đưa tôi sang đồn BP bên kia biên giới nhờ bạn cấp cứu may ra mới sống được. Vì từ đây về bệnh viện đi nhanh cũng phải mất 3 ngày đường. Tôi nói thều thào: Đưa ngay tôi về bệnh viện huyện rồi về Khu, có chết dọc đường cũng được chết trên đất mình, khỏi phiền đến bạn.


Nhưng đưa tôi đi bằng cách nào là điều hết sức khó khăn, khiêng đi bằng võng, cáng đều không thể vượt qua được vực thẳm núi cao. Bơn và y tá Hà hội ý chớp ngoáng rồi cử chiến sĩ xuống bản U Ma Tu Khoòng huy động dân quân, những người có nhiều kinh nghiệm tìm cách đưa tôi về viện huyện. Sau đó, tôi được quấn chặt từ đầu đến chân, chỉ để hở miệng, mũi để thở bằng hai cái chăn Ka Bốc. Đòn khiêng bằng cây tre khô lấy đoạn gốc, dài hơn 3m, đặt dọc theo chiều người rồi lấy dây bo buộc ép vào đòn khiêng như ép giò. Hai đầu buộc cố định, không thể xê dịch khi lên dốc, xuống dốc. Hai kíp dân quân, mỗi kíp 4 người, 2 người khiêng, 2 người phụ.


Lên dốc thì đẩy lên theo chiều thuận, xuống dốc thì đẩy ngược lên. Người chưa khiêng thì cầm đuốc, vác đuốc, y tá Hà mang đầy đủ thuốc cấp cứu đi cùng. Chuẩn bị xong, Bơn cho xuất phát. Tôi vẫn nhớ lúc đó khoảng 12 giờ đêm 20 tháng 11 năm 1969, người khiêng và cả tôi nữa, không biết mình còn sống hay chết? Những người khiêng khát nước, tôi chỉ thấy họ uống rượu, mỗi người mang theo 2 bình tông rượu. Ngày hôm sau, khi mặt trời vừa xuống núi, cũng là lúc chúng tôi đến bản Pắc Ma, xã Ka Lăng. Từ đây về viện huyện đã có thuyền đưa đi. Y tá Hà liên hệ và có ngay một thuyền và hai người chèo lái rất khỏe. Những người khiêng nghỉ lại Pắc Ma qua đêm, hôm sau quay trở lại U Ma Tu Khoòng.


Mờ sáng hôm sau, Hà đưa tôi đến viện, Bác sĩ Kỷ, Trưởng bệnh viện trực tiếp cấp cứu. Sau hai ngày bệnh tạm ổn, Hà mới quay về đơn vị. Tôi chỉ biết nắm chặt bàn tay nồng ấm của Hà xúc động rưng rưng. Tiếp đó tôi được đưa về bệnh viện Khu Tây Bắc (Sơn La) điều trị 26 ngày thì được xuất viện. Năm 1979, đúng 10 năm sau, nhiều cán bộ của Lai Châu cũ lên đây công tác. Trong đó có đồng chí Hoàng Tinh, Bí thư Tỉnh ủy, tôi vẫn được chiến sĩ BP và đồng bào Hà Nhì nơi đây hỏi thăm: “Ông nhà báo bị chảy máu dạ dày ở U Ma Tu Khoòng, còn sống hay chết?”.


Dù câu chuyện xảy ra cách đây 38 năm, vẫn là một kỉ niệm sâu sắc thầm kín trong lòng. Nay kể lại mong được góp một tiếng nói nho nhỏ nhân kỉ niệm 50 năm BĐBP và cũng là lời tri ân với những người đã cứu sống mình. Tôi coi họ như ân nhân.

Nguyễn Quốc Chiến​

Nguồn: http://www.bienphong.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5896
 
Lai Châu: Thu Lũm xanh nơi địa đầu tổ quốc


Nhìn lên bản đồ tổ quốc, xã Thu Lũm dễ dàng nhận ra là một đỉnh cao tận cùng bên trái phía Bắc của đất nước. Nói đến Mường Tè nổi tiếng là huyện xa xôi, nghèo khó nhất của cả nước, người ta thường gắn với 2 địa danh: Ka Lăng - Thu Lũm bởi đây lại là hai xã xa xôi, nghèo khó nhất của Mường Tè mà chỉ cách đây vài năm thôi, để đến nơi này từ trung tâm huyện, mọi người phải mất 5 đến 6 ngày đi bộ. Thu Lũm giờ đang đổi thay từng ngày nhờ chiến lược phát triển kinh tế, giao thương với nước bạn của tỉnh Lai Châu, qua đây sẽ góp phần vực dậy đời sống kinh tế và văn hóa của cả khu vực này.


Con đường qua trung tâm xã Thu Lũm đang trong giai đoạn hoàn thiện ngoằn ngoèo uốn khúc dài trên 130 km từ trung tâm huyện Mường Tè xuyên suốt 9 xã vùng cao, đưa chúng tôi đến cửa khẩu U Ma Tu Khoòng đang phôi thai hình thành. Vượt qua những khe núi sâu hun hút, những đám ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp cheo leo trên sườn dốc đứng, những cánh rừng già nguyên sinh xù xì, mốc meo trong làn sương mù dày đặc như đưa người ta đến một thế giới cổ tích. U Ma Tu Khoòng theo tiếng địa phương nghĩa là mây mù sương trắng bởi ở độ cao trên 1.800 m so với mực nước biển này, nơi đây quanh năm ẩn mình trong sương trắng mù mịt. Trên suốt tuyến đường đi, chốc chốc lại gặp những cỗ máy bất chợt hiện ra đang hăm hở ngoặm từng khối đất đá tạo nên con đường huyết mạch phục vụ cho giao thương với huyện Lục Xuân (tỉnh Vân Nam) của nước bạn Trung Quốc trong tương lai.


Thu Lũm nằm ở nơi địa đầu của tổ quốc, 3 mặt giáp với nước bạn nên đã được tỉnh Lai Châu chọn làm khu vực kinh tế trọng điểm, điểm nhấn để đánh thức tiềm năng của cả vùng đất đã hàng trăm năm ngủ vùi trong lạc hậu và đói nghèo này. Đến Thu Lũm, cảm nhận đầu tiên là nhìn thấy cái gì cũng mới: con đường từ trung tâm cụm xã Pác Ma lên mới đưa vào sử dụng, trụ sở Ủy ban xã đối diện với trường phổ thông Tiểu học- Trung học cơ sở đều có qui mô 2 tầng mới xây dựng ánh lên màu sơn vàng tươi, Đồn biên phòng Thu Lũm mới thành lập từ tháng 7 năm nay (tách ra từ Đồn Ka Lăng), những ngôi nhà của bản Thu Lũm sáng lên từ ngói mới. Đặc biệt, con đường dài gần 30 km từ trung tâm xã đến sát đường biên, nơi nay mai sẽ xây dựng cửa khẩu Quốc gia U Ma Tu Khoòng đã thông tuyến.


Dường như có mối nhân duyên mà tại vị trí phân cách giữa 2 nước lại xuất hiện một chiếc ao thiên nhiên, nước xanh ngăn ngắt giữa cánh rừng tươi tốt trên đỉnh dãy U Ma. Cách đó 30 km là thị trấn Lục Xuân trù phú của tỉnh Vân Nam, nơi mà chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp của bạn đang rất mong muốn giao thương với Việt Nam qua cửa khẩu này. Mối giao thương hữu nghị với nước bạn đã có từ nhiều năm qua dù chỉ bằng các lối mòn tiểu ngạch: thảo quả, lâm thổ sản gùi qua; xi măng, sắt thép, gạch ngói chuyển về trên vai người, trên lưng ngựa. Vậy mà đã có gần chục ngôi nhà 2 tầng khang trang của đồng bào Hà Nhì, đồng bào Dao mọc lên, được xây dựng bằng bàn tay những người thợ nước bạn sang giúp.


Đồng chí Chu Nhù Xá, Bí thư đảng ủy xã cho biết: xã Thu Lũm có gần 2.000 nhân khẩu, 321 hộ gồm 3 dân tộc anh em là Hà Nhì, La Hủ và Dao sinh sống tại 7 bản, quản lý gần 11.500 ha địa bàn biên giới, trong đó đường biên dài tới 30 km từ cột mốc 19 đến mốc 33. Tuy là xã xa xôi nhất và mới có đường ô tô đến trung tâm, song đây là địa phương có đời sống kinh tế khá hơn những xã lân cận khác nhờ tinh thần lao động, xóa đói giảm nghèo của đồng bào. Dù sống trên địa hình rừng núi dốc đứng, thiếu nguồn nước, song bất kể nơi nào có thể khai hoang là bà con đều cải tạo thành ruộng bậc thang với diện tích gần 170 ha, bình quân lương thực đầu người đạt 350kg/năm, thu nhập bình quân 3-4 triệu đồng/người mỗi năm, đưa tỷ lệ đói nghèo xuống còn trên 40% trong năm 2007. Xác định thế mạnh của địa phương thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây thảo quả nên chính quyền đã vận động đồng bào phát triển diện tích lên tới 500 ha đã cho thu hoạch. Rừng ở đây vẫn giữ được tới 70% độ che phủ, chủ yếu là rừng nguyên sinh. Năm 2007, Thu Lũm đã hoàn thành việc xóa nhà tạm tranh tre nứa lá, 6/7 bản được đầu tư công trình nước sinh hoạt, có đường dân sinh đến tận bản đi được xe máy, nên đã có gần 50 hộ mua xe máy, 72 hộ có máy xát gạo. Toàn xã từ nhiều năm qua không xảy ra một vấn đề phức tạp nào về an ninh trật tự, hầu như không còn người nghiện ma tuý. Nhiều gia đình đã xây được nhà 2 tầng từ tiền bán thảo quả. Đường ô tô đã đến chân bản nên nhiều hộ đang rục rịch chuẩn bị tiền để sắm ô tô, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu.


Theo Nghị quyết về Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2007- 2015, tỉnh Lai Châu đã đặt ra nhiệm vụ tập trung đầu tư xây dựng cửa khẩu U Ma Tu Khoòng thành cửa khẩu chính với một số hạng mục cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, nước, trạm y tế, kiểm dịch, phát thanh - truyền hình, nhà hàng khách sạn, chợ cửa khẩu, kho ngoại quan... để nơi đây trở thành đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển văn hóa, xã hội của cả một khu vực rộng lớn các xã phía Tây Bắc của tỉnh.


Trong chuyến đi kiểm tra tại các xã vùng cao biên giới huyện Mường Tè và Sìn Hồ vừa qua, đồng chí Nguyễn Khắc Chử, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thu Lũm phải là địa phương về đích sớm nhất, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra đối với 21 xã biên giới của toàn tỉnh.

Chu Quốc Hùng​

Nguồn: http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=216&ItemID=35782
 
Một bài viết rất hay của 1 nữ chiến sĩ biên phòng Việt Nam, em xin phép được đăng trên này


CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI “ĐÁNH DẤU” CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC

Đã nhiều lần đi biên giới, nhưng ước mong được 1 lần theo chân đoàn phân giới cắm mốc (PGCM) vẫn chưa thực hiện được bởi nhiều lý do. Cuối cùng tôi cũng được theo chân nhóm PGCM số 2 (tỉnh Lai Châu) đi nhận bàn giao mốc 83-1. Lên đến nơi, nhìn thấy cờ đờ sao vàng, hai chữ “Việt Nam” được khẳng định bằng cột mốc uy nghi trên đường biên, mới thấy hết ý nghĩa của từ Tổ quốc.


Nhiệm vụ thiêng liêng

Tuyến biên giới dài 297 km của tỉnh Lai Châu cũ (từ ngã ba biên giới A Pa Chải, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến hết khu vực xã Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu) do nhóm PGCM số 1, 2 phụ trách. Trong đó, nhóm PGCM số 2 phụ trách 200,7km từ mốc 33 đến mốc 84. Tính cho đến tháng 11/2007 trên tuyến biên giới Lai Châu đã xác định được 110 vị trí, cắm được 100/ 108 mốc chính và 2/6 mốc phụ, chỉ còn 4 vị trí chưa xác định được do quan điểm của hai bên còn khác nhau. Đó là kết quả của những chuyến đi đầy gian khổ, hàng nửa năm trời không gặp người thân, không biết thế nào là phố, phường... Nhưng mỗi lần đọc tên mốc M40, M42, mốc đôi M66, mốc 3 cùng số 61, 65, 64, 69 trên ngã ba sông biên giới Nậm Củm, Nậm La tất cả lại nở nụ cười mãn nguyện.


Chiếc mũ bông 5kg

Để đến được mốc 83-1(thuộc xã Dào San, huyện Phong Thổ), chúng tôi sẽ tập kết ở mốc 82 sau đó đi nhờ đường tuần tra của nước bạn. Quãng đường lên mốc 82 sẽ mất 6 tiếng đi bộ nên đồ đạc được chuẩn bị rất kỹ: giầy ba ta, áo bông, lương khô, nước chanh muối, dây chun (để ga rô trong trường hợp cần thiết)…. Trao cho tôi chiếc mũ bông, Chính trị viên Đồn BP Dào San, Trung tá Vũ Cao Hãn cười: “thế này thôi nhưng dọc đường nó sẽ nặng đến 5kg đấy”. Tôi cười không tin vì chiếc mũ nhẹ hều nhưng hứa hẹn sự ấm áp trước những cơn gió lạnh đang rít ngoài sân.

Ngay khi bắt đầu chặng đường, tôi đã phải “thử sức” với con dốc dựng đứng lên đỉnh núi Tông Qua Lìn. Chỉ khoảng 100m, lại đang đầy khí thế nhưng tôi phải nghỉ đến hai lần. Hết con dốc cũng là lúc tất cả gang tay, áo rét, khăn quàng đã nằm gọn trong ba lô. Thấy tôi chốc chốc lại kêu khát, Thiếu uý Vũ Văn Tùng đưa chai nước chanh pha muối: “Thứ giải khát con nhà nghèo này hiệu quả lắm. Uống vào vừa khoẻ lại chữa được những cơn khát giả càng uống càng khát”.

Sau 6 tiếng luồn rừng, vượt dốc, chúng tôi đến điểm tập kết Mốc 82, tới đã thấy nhóm PGCM đã dựng lán sắp xong. Thấy tôi là con gái mà lại dám lên tận biên giới thì mọi người cảm động lắm. Mấy anh hậu cần giục nhau đi đào bình rượu, nước mắm, bát… được “hạ thổ” trong lần khảo sát đơn phương cách đây 1 năm và bắt gà đãi khách. Lúc này tôi mới để ý những con gà không bị nhốt mà một đầu dây buộc vào chân còn đầu kia buộc vào gốc cây. Ăn cơm trên đỉnh 2.300m, lạnh buốt và trăng sáng soi rõ từng chiếc lá. Cùng nhâm nhi bát nước chè Pháp cổ (là loại chè cổ thụ, nghe nói được trồng từ đầu thế kỷ XX), cùng ôn lại những câu chuyện được ghi trong nhật ký của mỗi người.


Ngày… tháng … năm: Từ thị trấn Mường Tè vào xã Pa Vệ Sủ đến bản Xín Chải A tiếp tục đi bộ 3 ngày mới tới được mốc 42. Trên đỉnh Phù Sì Lùng cao cao 3076m, nơi đây như chiếc tủ lạnh khổng lồ. Thịt đựng trong túi bóng, ngâm xuống suối, 1 tuần sau vẫn tươi nguyên. Giặt 1 quần áo 3 lần chạy vào hơ tay lên bếp lửa, 2 ngày treo cạnh bếp mới khô và mùi đặc trưng quần áo là mùi khói. Ở những điểm thiếu nước, hàng tháng mới tắm giặt một lần. Khăn mặt cứ phơi lên dây hứng sương đêm, sáng cứ thế mà rửa mặt.


Ngày… tháng… năm: Mốc 40, hết lương thực, phải sang chợ bản mới của Trung Quốc. 3h sáng dậy nấu cơm ăn để 4h lên đường, 9 h sáng mới tới chợ. Mua xong hàng hoá thì cũng đã 12h trưa. Tất cả lại lần về theo lối cũ. Cái đói tràn đến. Chưa bao giờ xu hào, cà chua sống lại ngon và ngọt đến thế. 9h đêm về với lán, điểm danh thấy thiếu một người. Đêm biên giới lạnh buốt xương, thú dữ quẩn quanh vẫn vang lên những tiếng hú báo hiệu. Cuộc tìm kiếm chỉ dừng lại khi sáng hôm sau người dân Trung Quốc đi làm nương thấy người của mình đeo bảng PGCM liền đưa lại Việt Nam…


Hi sinh và cống hiến

Tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt của anh Đặng Văn Trượng khi kể về liệt sỹ Đặng Xuân Đủ (SN 1978, quê ở Thái Bình) ở mốc 33 (U ma tu khoòng). Anh kể: “tôi tham gia vào nhóm PGCM ngày 28.2.2005 còn Đủ tham gia này 1.3.2005. Hai “lính mới” nhanh chóng thân nhau vì cái họ Đặng đồng hương mà xa xôi ấy. Thi hài của Đủ đi rồi, tôi vẫn không tin là Đủ đã ra đi mãi mãi. Còn thiếu một ngày Đủ mới tròn 2 tháng tuổi PGCM”. Đêm ấy, cái đêm ngày 2.5.2005, là đầu mùa mưa ở rừng U ma tu thoòng, chỉ còn y sỹ Đặng Xuân Đủ và phiên dịch Phạm Cao Tùng ở lại trông lán. Một cơn giông bất chợt ập đến. Sét đã đánh trúng Đặng Xuân Đủ. Tôi đã gặp Phạm Cao Tùng, người mà trong đêm 2.5 ấy bị cháy xém người vì sét để rồi sau hai tháng điều trị anh lại tiếp tục lên biên giới. Vẫn nụ cười bẽn lẽn của chàng trai muộn vợ nhưng toát lên sự vui vẻ, yêu đời như chưa từng chó chuyện gì xảy ra, anh nói: “Sự ra đi của liệt sỹ Đặng Xuân Đủ càng làm khiến chúng tôi thêm quyết tâm. Một tấc đất cũng là của hơn 80 triệu con người Việt Nam và trong tấc đất ấy có linh hồn của đồng đội chúng tôi”.

Cũng trong chuyến đi này, tôi gặp anh Nguyễn Quang Thắng, người đã ở một mình suốt 2 tháng trời tại trạm trung chuyển giữa M40 và M42. 2 tháng ấy, gần như là sự cách biệt với loài người vì ngay cả một chiếc đài để nghe cũng chỉ ở nhóm PGCM mới được trang bị. Thỉnh thoảng mới có dân công lên tiếp phẩm và người ở nhóm về nhận. Nhóm trưởng Nguyễn Kim Trọng cho biết: “PGCM không chỉ có gian khổ, khó khăn, hi sinh chúng tôi cũng có niềm vui chung cũng như niềm vui riêng”. Vui vì hoàn thành niệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, vì câu đùa tếu táo: “may mà đi PGCM mới lấy được vợ”. Anh Đặng Văn Trượng quen cô giáo dậy cấp 3 ở huyện Phong Thổ, cưới năm 2005, đã có 1 con trai. Lái xe Phạm Thọ Nguyên, quen chị Quyên (quê gốc Thái Bình) ở Pa Tần lúc đó mới đang là học sinh cấp 3. Sau 4 năm quen nhau, năm 2006 anh chị tổ chức cưới khi chị nhận công tác tại trường học huyện Tam Đường. Nhóm phó Phạm Minh Thái (SN 1974) lấy cô giáo Hạnh trường Nậm Nỏng, thị xã Lai Châu. Đám cưới được tổ chức trong sự hân hoan của tất cả mọi người.


Blog chị: http://blog.360.yahoo.com/blog-OWc5xfEyaKS5EJWfsc0IMhKbzeIw
 
Hơn tuần trước ở nhà e cũng lần mò vào đúng mấy trang này sau khi săm soi bản đồ khu vực Lai Châu! Thông tin trên báo còn quá ít, hoang sơ quá, chuyến đi để đời!:)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,602
Members
190,116
Latest member
Thangcho07
Back
Top