What's new

[Đã chốt đoàn] Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Chưa có năm nào như năm nay, Tết gần đến rồi mà vẫn chưa có KH gì. Sau mấy ngày rốt ráo tìm hiểu thông tin, mình lên plan này để rủ rê các bạn nào chưa có KH đi đâu nhân mấy ngày nghỉ lễ dài cùng đi với mình cho vui để chia sẻ tiền xe & tiền phòng.

Kế hoạch như sau:
Mùng 2 Tết (11-Feb): Khởi hành từ SGN-PHN chuyến 15h00, nghỉ đêm ở PHN. Tối sinh hoạt tự do. Hạn chế đi quá khuya vì sáng hôm sau sẽ khởi hành đi sớm.
Mùng 3 Tết (12-Feb): Khởi hành đi Pakse (Lào) qua Strung Teng. Nghỉ đêm ở Pakse.
Mùng 4 Tết (13-Feb): Đi Savanakhet. Nghỉ đêm ở Savanakhet
Mùng 5 Tết (14-Feb): Đi Ubong Ratchathani (Thailand) qua cửa khẩu Mukdahan. Nghỉ đêm ở Ubong Ratchathani.
Mùng 6 Tết (15-Feb): Ubong Ratchathani city tour. Nghỉ đêm ở Ubong Ratchathani
Mùng 7 Tết (16-Feb): Đi Pakse, Kratie về Phnom penh qua đường Kampongcham.
17-Feb: Phnom penh city tour. Lên xe về lại Saigon lúc 15h00. Đến SG luc 21h30. Chia tay.

Plan chính xác vẫn chưa chốt được vì rất nhiều lý do.


Các bạn vui lòng theo dõi topic kỹ giúp mình nhé! :(( :(( :((

Chi phi du kien: $200-$250.
Chốt đòan: 20 mem (thuê xe 29 chỗ) hoặc 40 mem (thuê xe 45 chỗ, thích option này hơn :) )
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Cập nhật Danh sách đăng ký hiện nay (màu xanh là đã cọc):


1,2,3,4,5: Mơ's family (đã cọc)
6,7,8: Quỷ Lệ (đã cọc 1tr5)
9. Milk Chocolate (đã cọc 1tr)
10. Momo 1208 (đã cọc 1tr)
11,12. Hoàng Liên (đã cọc 2tr)
12a. Ngockate (đã cọc 1tr)
14. Tishizu Nguyen (đã cọc 1tr)
15: Anh Tu ấn (đã cọc 1tr)
16. Ngoc Tuan (đã cọc 1tr)
17,18,19,20: Quách Thùy Linh (đã cọc 2tr)
21,22,23,24: Tran_0501 (đã cọc 4tr)
25: Nhien (đã cọc 1tr)
26. LHPhong (đã cọc 1tr)
27: TuanDth (đã cọc 1tr)
28: Anh Saigon River (đã cọc 1tr)
29,30. DMPLK (đã cọc 1tr)
31. Bienvang(đã cọc 1tr)
32. Dinhngo (đã cọc 1tr)
33. NgHuong (đã cọc 1tr)
34. NgHuong (đã cọc 1tr)
35. Nghia CD (đã cọc 1tr)
36. Donaphong (đã cọc 1tr)
37. Bí Đao (đã cọc 1tr)
38. Mèo Lười (đã cọc 1tr)
39.40. Choj Song Jong (đã cọc 2tr)
41. Phuc_1974 (đã cọc 1tr)
42. Phuc_1974 (đã cọc 1tr)
43, 44. Amylonton (đã cọc 2tr)
45. Javile (đã cọc 1tr)



Những bạn đã đóng cọc vui lòng điền thông tin vào form này:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dElPcnEyZ2JnaUxhcUZnSkhoMF9GUWc6MQ


Các bạn nhớ tham gia offline vào lúc 18h30 ngày 23/1/2013 tại Cafe Mơ Phuot.

Điạ chỉ: 62/19 Huỳnh Tịnh Của, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Nội dung: Đóng tiền cọc tham gia chuyến đi, bàn bạc về lịch trình & thống nhất ý kiến cho các điểm ăn ở ngủ nghỉ.

Do tình hình cao điểm Tết Âm Lịch nên đặt xe & phòng rất khó, mình cần phải thống nhất và quyết định sớm nếu ko sẽ ko còn xe & phòng. Rất mong mọi người đi dự họp đông đủ và đúng giờ.

* Các bạn đã đăng ký nhưng chưa đóng cọc & ko đi họp ngày này xem như đã hủy chuyến đi.
* Các bạn đã đóng cọc nhưng ko đi họp xem như mất quyền đóng góp ý kiến nhé!

Hướng dẫn đường đến cafe Mơ Phuot:

1/ Từ Q1: Đi Tôn Đức Thắng, rẽ Nguyễn Hữu cảnh, chạy 500m gặp đèn xanh đèn đỏ đầu tiên sẽ thấy C/c Phạm Viết Chánh. Rẽ trái, vào C/c Phạm Viết Chánh lô C-002 (căn góc) nhìn sang đối diện là gặp cafe Mơ Phuot nhé!

2/ Đi đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đầu cầu Thị Nghè chỗ đèn xanh đèn đỏ, rẽ phải gặp chợ Thị Nghè (đường Phan Văn Hân) chạy thẳng đến hết đường khi gặp bức tường rẽ phải 50m sẽ nhìn thấy cafe Mơ Phuot.
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Ngày 1: Đón xe Khải Nam đi Phnom penh lúc 15h, ăn chiều tại trạm dừng Khải Nam ở Svayrieng (tự túc). Đến Phnompenh lúc 21h30. Check-in nhà nghỉ Capitol. Dạo phố đêm, sinh hoạt tự do nhưng phải đảm bảo sức khỏe để ngày hôm sau lên đường sớm.

Ngày 2: Khởi hành lúc 5h30 sáng đi Kratie-Pakse. Mình sẽ thuê xe từ chặng này đi hết hành trình để chủ động thời gian và địa điểm tham quan nhé!

Thành phố Paksé là thủ phủ của tỉnh Champasak. Trên bản đồ, Paksé trông như một doi đất nhô ra, được ôm ấp bởi hai dòng sông, Sedon ở phía Bắc và Mê Công phía Nam. Paksé có nghĩa là “thành phố cửa sông”.

Từ Paksé qua cầu Hữu nghị do Nhật Bản xây dựng bắc qua sông Mê Công, đi thêm khoảng hơn 40km là đến Cửa khẩu Vang Tao tiếp giáp với tỉnh Ubon của Thái Lan. Phía Nam Champasak có đường biên giới với Campuchia và hiện cũng đã có cửa khẩu thông thương qua lại. Từ biên giới này, đi thêm 40km là đến tỉnh Stưng Teng của Campuchia.

Từ Paksé, theo đường 13, đi thêm 650km là lên đến Viêng Chăn, thủ đô của Lào. Như vậy, Paksé là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia, từ Trung Lào xuống và đi sang phía Đông.

Ở Paksé có rất nhiều người Việt Nam sinh sống. Đến Paksé, du khách có thể bách bộ dọc các con đường trong thành phố để khám phá nhiều thứ.

Phật giáo giữ vị trí quan trọng trong tâm thức và đời sống của người Lào nên cũng như các nơi khác của quốc gia này các lễ hội lớn thường diễn ra quanh năm như: Lễ hội buôn Wat Phou tháng 2, Lễ hội buôn Pha Veat tháng 3, Lễ hội buôn Pi Mai Lao tháng 4, Lễ hội buôn Bang Phai tháng 5, Lễ hội buôn Khao Phan Sa tháng 6, Lễ đua thuyền tháng 10...

Mỗi buổi sáng, các tăng sĩ xếp hàng dài đi khất thực dọc các con đường chính. Các ngôi chùa có kiến trúc mái uốn lượn, một màu thếp vàng rực rỡ dưới ánh nắng. Xung quanh mỗi ngôi chùa có hàng trăm cái tháp nhỏ, gọi là vats (đựng xương và tro của di thể người chết được hỏa thiêu), làm thành hàng rào. Kiểu dáng của các vats đa dạng, trang trí sặc sỡ với nhiều màu sắc và lớn nhỏ khác nhau...

Công trình văn hóa tiêu biểu nhất của Champasak là ngôi đền thiêng Wat Phou - Di sản văn hóa thế giới. Nằm cách thành phố Paksé về phía Nam gần 40km, theo dọc bờ sông Mê Công, Wat Phou từ thế kỷ thứ 9 đến 13 được xem là một trong những đền thiêng liêng nhất của các vương triều xưa trên vùng đất này.

lao-den.gif


Wat Phou còn được gọi là Chùa Núi, nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao (Núi Voi). Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
Ngay cổng vào đền Wat Phou có một bảo tàng trưng bày hơn 100 bức tượng đá, phù điêu, họa tiết trang trí chạm khắc trên đá đẹp tuyệt vời. Những cổ vật này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 11. Cổng chính và mặt trước của ngôi đền hiện nay đã đổ nát nhưng vẫn còn rõ nét dấu ấn những bức phù điêu chạm khắc hình ảnh các vị thần của Ấn Độ giáo.

Laos-wat_phu_champasak-800x350.jpg


Qua cổng, du khách theo con đường rộng đến chân núi thẳng tắp những hàng trụ đá hình Linga, biểu tượng của thần Shiva. Mặt đường được lót những tảng đá phẳng. Cuối con đường lộ ra hai ngôi đền chính, hướng về phía Đông, đối xứng với nhau, trên một gò cao. Cả hai ngôi đền này đang được trùng tu. Các công trình kiến trúc ở đây đều bằng đá.

Khu đền thượng nằm ở lưng chừng núi. Đường lên đền thượng cũng là những bậc cấp lát đá, hai bên có những cột đá tròn dựng đứng. Ngôi đền là một khối kiến trúc được xếp từ những tảng đá lớn, chạm trổ hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Phía sau ngôi đền là vách núi, trên đó những người thợ tài hoa xưa đã tạc những bức tượng lớn nhỏ rất sống động.

Nhìn vào kiến trúc ngôi đền, hình dung công việc vận chuyển những khối đá lớn, gọt đẽo, chạm khắc hoa văn, tượng Phật, thần linh rồi lắp ghép lại để tạo thành một quần thể kiến trúc to lớn nhưng hài hòa, vững chãi trên triền núi cao... mới thấy người xưa đã đổ biết bao công sức, trí tuệ, của cải mới tạo dựng được một Wat Phou kỳ vĩ.

Cách Wat Phou khoảng 1km về phía Nam là các đền cổ khác như Nandin, Nang Sida. Bên kia bờ sông Mê Công là đền Oubmong. Champasak còn sở hữu “một viên ngọc quý” nữa là thác Khone Phapheng – thác lớn nhất Đông Nam Á, nối hai bờ của sông Mê Công với 2 tỉnh Champasak và Strung Treng của Campuchia.

Khi đến đây, du khách mới thực sự hiểu vì sao Khone Phapheng được mệnh danh là “Niagara của châu Á”. Mặc dù vách nước không thẳng đứng và cao như Niagara (một trong hai dòng thác lớn nhất thế giới, nằm ở biên giới Mỹ-Canada), nhưng thác có chiều dài 12km và luôn luôn có một lượng nước khổng lồ chứa đầy phù sa chảy qua trên một bề mặt rộng lớn nhiều mỏm đá lởm chởm khi đổ xuống.

lao-thac.gif


Mùa nước thấp, khoảng tháng 3 – 5, có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ lại nổi lên trên sông. Đến đây, du khách có thể ngồi nhìn người dân địa phương bắt cá, hoặc thuê xuồng đi canh cá heo nước ngọt giỡn sóng hay thả mình tự do trên những phiến đá ven bờ lắng nghe thác đổ ầm ầm vang ngân...

(trích nguồn từ Internet)
http://danso.giadinh.net.vn/20090323093433594p0c1023/mot-thoang-champasak.htm

Làng ngàn đảo ở Champasak
Thật khó tin khi một nơi có điều kiện thiếu thốn về sinh hoạt lại thu hút đông khách du lịch đến thế tại Si Phan Don (Lào)- điểm dừng chân mà bất cứ khách du lịch nào khi đến đất nước triệu voi đều muốn dừng chân.

Khu vực có Xì Phan Don (4000 đảo) thuộc huyện Muaong Khong (Mường Khoông) cách Pakse – thủ phủ của tỉnh Champasak khoảng 145km về hướng Đông. Dòng sông Mê Kông khi chảy đến Muaong Khong liền tỏa ra thành một khu vực rộng lớn và nó tạo ra sự chia tách biến những vùng đất trở thành các hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo thống kê tại đây có 4.000 đảo. Đảo lớn nhất rộng khoảng 5km2 và nhỏ nhất chỉ bằng cái nong tằm. Nhưng với người Lào dù to hay nhỏ, nổi lên khỏi mặt nước đều được xem là đảo. Trong quần thể 4.000 hòn đảo có 2 đảo (bản) lớn nhất là Don Det và Hang Khon. Đảo Don Det có diện tích 3km2, còn Hang Khon khoảng 5km2. Không tính các đảo quá nhỏ, những đảo lớn có người sinh sống được nối với nhau bằng cầu. Đặc biệt tại đây vẫn còn những công trình cầu đường, đầu máy xe lứa do người Pháp xây dựng để khai thác thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX.

Mọi người thực sự biến đến vùng Xì phan don từ năm 1990. Khi đó, trong bản Don Det có một người trở về từ nước ngoài và đã đầu tư xây dựng để biến Don Det và Khon Hang trở thành vùng đất du lịch. Đến nay, toàn bộ khu vực 4.000 đảo có trên 250 nhà nghỉ, nhà hàng kinh doanh dịch vụ du lịch. Mỗi ngày có khoảng 500 lượt khách đến tham quan nơi đây. Đến với Don Det và Hang Khon du khác không chỉ được ngắm nhìn vùng ngàn đảo trên sông Mê Kông mà còn được tham gia môn thể thao vượt thác mạo hiểm và có nhiều cơ hội để được thỏa thích ngắm nhìn cá heo nước ngọt cũng như được hòa mình vào cuộc sống tự nhiên hoang sơ.

Siphandon-2.jpg


Hai hòn đảo Done Dhet và Done Khone lớn nhất nằm thông sang nhau bằng một cây cầu cũ kĩ được xây từ thời Pháp thuộc mà dấu ấn vẫn còn nguyên vẹn. Ngay phía đầu hồi của đảo Done Dhet là con đường sắt còn dang dở, soi bóng mình xuống dòng sông. Đầu máy xe lửa vẫn còn nằm đây trên đảo Done Khone và cây cầu cũ vẫn còn là điểm đi lại giữa hai bên đảo nhưng chỉ dành cho đi bộ.

Siphandon-1.jpg
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Ngày 2: Savanakhet (Lao)

savanakhet.jpg



du-lich-savanakhet_viet-travel-media1.jpg


Thành phố Savannakhet (dân số: 120.000 người) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Savannakhet của Lào. Tên gọi Savannakhet xuất phát từ các từ Savanh Nakhone, có nghĩa là "Thành phố thiên đường", tên ban đầu của thành phố này. Savannakhet là thành phố lớn thứ 2 của Lào, sau thủ đô Viêng Chăn. Dù khu phố thời thuộc địa Pháp dọc theo sông Mê Kông xuống cấp, vị trí của thành phố này gần nền kinh tế đang phát triển nhanh của Thái Lan đã mang đến sự phát triển thương mại ở phía bắc thành phố này.
Giống như các thành phố khác của Lào, Savannakhet có cơ cấu dân số đa dạng gồm người Thái, người Việt, người Hoa và một số dân tộc thiểu số khác của Lào. Thành phố này có ngôi chùa lớn xây từ thế kỷ 15 là Wat Sainyaphum, một ngôi đền của người Hoa, một nhà thờ Công giáo và một nhà thờ Hồi giáo. Năm 2005, một cây cầu vượt sông Mê Kông đã được khởi công xây dựng nối thành phố này với Mukdahan của Thái Lan.
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Savannakhet

Savannakhet-400.jpg


That%20Ing%20Hang,%20Savannakhet,Laos.jpg


Được xây dựng vào giữa thế kỷ 16, That Ing Hang ở miền Trung Savannakhet được xem là điểm hành hương thứ 2 sau di sản văn hóa Wat Phou ở Champasak thuộc miền Nam nước Lào.

Theo các bạn Lào, xưa kia ngay tại chỗ Tháp Xá Lợi ở giữa khuôn viên chùa ngày nay có một cây Hang cổ thụ. Một vị sư già đã xuất hiện khá bí ẩn, hằng ngày tựa lưng vào cây Hang thiền định. Đến một ngày, vị sư già thăng thiên trong tư thế tọa thiền. Chỗ nhà sư viên tịch người ta dựng lên tháp để lưu giữ xá lợi của ông. Mặc dù được người Pháp khôi phục lại vào năm 1930, nhiều chi tiết kiến trúc đã không còn giữ được nguyên gốc, nhưng trong dân gian, người Lào vẫn coi đây là mảnh đất thiêng vì được Phật giáng. "Ing Hang" theo tiếng Lào là “Tựa vào cây Hang”, một vị sư ở chùa giải thích trước khi cột chỉ cầu phúc cho chúng tôi.

gp-8483-77760-tha-khet-vieng-chan-savanakhet-hue.jpg


That Ing Hang nằm cách Savanakhet 15 km ngay bên quốc lộ 9 nên tạo được sức hút du khách mạnh mẽ từ khi hành lang kinh tế Đông Tây thông tuyến. Khuôn viên chùa tháp nhìn từ Google Earth có dạng hình vuông, bốn mặt có tường rào bằng gạch bao quanh. Bên trong tường rào là 4 hành lang có mái che ken dày những tượng Phật bằng đất nung sơn màu vàng sắp hàng thẳng tắp. Tháp xá lợi hình chóp nón cao 10m ở chính giữa khuôn viên. Chung quanh các góc tường và các cánh cửa gỗ là những tượng tròn bằng sa thạch, hoặc các phù điêu trang trí tinh vi bằng gỗ, mô tả đức Phật đang thiền định giữa đài sen, hình tượng chúng sinh, chim chóc, rắn và hoa lá... Tại khu nhà lễ, nơi nhà sư tụng kinh, cột chỉ cổ tay để cầu phúc, có một tượng Phật bằng đồng chỉ cao khoảng 40 cm nhưng khá nặng, du khách sau khi khấn vái nếu nhấc lên được thì có nghĩa là “đã được độ trì” cho suốt hành trình của mình...

That-Ing-Hang.jpg


Một người bạn Lào nói với chúng tôi, bất cứ đoàn khách du lịch nào đi qua Tiểu vùng Mekong đều đến viếng That Ing Hang. Đến đây, bao mệt nhọc trên đường hầu như được rũ bỏ. Cũng nhờ có That Ing Hang, bảo tàng khủng long, thư viện cổ bằng lá cây cùng những đền chùa cổ khác... mà du khách năm châu đã tìm đến Savannakhet ngày càng đông.

(nguồn Internet)
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Điểm tham quan ở Mukdahan

Thành phố Mukdahan:
Nằm ngay phía nam Nakhon Phanom và giáp với sông Mekong, Mukdahan là một khu vực rộng 4.339 km2, thủ phủ của tỉnh nằm cách Bangkok 642 km về hướng Đông Bắc. Điểm thu hút chính của tỉnh này là bầu không khí thanh bình, phong cảnh bên sông tuyệt đẹp và có thể vượt qua sông để đến Savanakhet, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Wat Phu Dan Tae

2012_11_22_131415_jdsktz9t.jpg


Còn được biết đến với tên gọi Phuttho Thammatharo, ngôi đền nằm tại Amphoe Nikhom Kham Soi trên điểm mốc 134 km trên xa lộ số 212. Ngự trên một bệ đá, nổi bật lên pho tượng Phật lớn với vầng hào quang trên đầu.

Nhà thờ Wat Song Khon

47111997.jpg


Một trong những nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất và đẹp nhất ở Đông Nam Á, Wat Song Khon nằm cách bờ sông Mekong 25 km từ Mukdahan. Ngôi nhà thờ này được xây để tôn vinh bảy người Công giáo đã hy sinh tính mạng để bảo vệ tín ngưỡng của mình, và có những bức tượng sáp của các thánh tử vì đạo cùng với tro cốt của họ.


Vườn quốc gia Mukdahan -Thái Lan

mukdahan_national-park_phu-pha-teub.jpg


Vườn quốc gia Mukdahan (Thái Lan) là một vùng đất rộng khoảng 48km2, được bao phủ bởi một thung lũng đá và thác nước. Từ thị xã Savan, thủ phủ của tỉnh Savanakhet (Lào), qua cầu Hữu Nghị II nối hai bờ sông Mekong, đi thêm 20km, du khách sẽ đến Vườn quốc gia Mukdahan nằm trên đất Thái Lan. Du khách sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi bước sâu hơn vào trong rừng. Như có một bàn tay kỳ diệu sắp đặt những tảng đá này trong một cuộc chơi: những hòn đá chồng lên nhau với những hình thù kỳ dị, hoặc nằm xen kẽ.

Những hòn núi cao đứng cạnh nhau như Phu Nang Hong, Phu Thum Pra, Phu Jongsi, Phu Mano… Trong đó, Phu Jongsi là ngọn cao nhất và thẳng đứng với độ cao 420m so với mặt nước biển. Từ nơi này, khách tham quan cũng có thể nhìn thấy những con suối đẹp như Huai Taluak, Huai Sing hay Huai Ruar. Trong rừng quốc gia này có các loại cây gỗ lim, gỗ hồng, gỗ mun, những loại gỗ rất cứng. Có lẽ chúng phát triển trong một điều kiện cằn cỗi và khắc nghiệt. Ở đây, cũng có một số loài thú nhỏ như heo rừng, gà rừng, trĩ, hươu nai và một số loài chim.
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Điểm tham quan ở Ubon Ratchathani:

Ubon Ratchathani không phải là Bangkok, Pattaya, Samui, Phuket hoặc Chiang Mai. Nó là một tỉnh duy nhất trong trái tim của Isaan. Ubon Ratchathani không có quán bar go-go, cuộc sống về đêm, những bãi biển, trung tâm mua sắm lớn với thời trang mới nhất và âm nhạc, hoặc các ngôi chùa Phật giáo Thái Lan ngồi trên đỉnh một ngọn núi cao.

Ubon Ratchathani có những con người ấm áp, thân thiện, thức ăn tuyệt vời, văn hóa và di tích lịch sử, cuộc sống nông thôn đáng yêu và lối sống tuyệt vời. Ubon là một địa điểm hoàn toàn khác những điểm du lịch thông thường. Ở đây bạn sẽ trải nghiệm nhiều hơn văn hóa Thái và lối sống. Nó là dễ dàng hơn nhiều để biết người Thái và tìm hiểu cách họ sống và những gì họ nghĩ.

Có người nói rằng "Không có gì để làm ở Ubon Ratchathani." Điều đó phụ thuộc vào việc bạn muốn tìm kiếm cai gì ở đây?. Nếu bạn muốn bữa tiệc tại câu lạc bộ hàng đêm, hoặc tiêu tốn thời gian của bạn tại bãi biển hoặc mua sắm thì bạn hoàn toàn đúng. Nhưng nếu bạn đã đến Thái Lan để trải nghiệm văn hóa và con người thì bạn có thể tìm thấy điều đó rất nhiều ở Ubon.

(trích http://ubonblog.weloveubon.com/things-to-do-in-ubon-ratchathani/)

Viếng 9 cảnh chùa ở Ratchathani (tour bao gồm trong giá phòng :) )

1/ Wat Sri Ubon Rattanaram là 1 trong những ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố

IMG_1581.JPG



2/ Wat Supatthanaram, tu viện hoàng gia nằm trên đường Supath gần sông Moon. Ngôi đền này được xây dựng vào năm 2393 trước Phật lịch. Phra Ratchwongsa (Koo Thông) là người cai trị thứ 2 của Ubon Ratchathani. Vua Rama 4 đã cung cấp ngân sách và đặt tên chùa là Wat Supatthanaram, được biết đến là ngôi đền thứ 5 trong Dhammayuttikka giáo phái ở Đông Bắc.

Bức tượng Phật trong hội trường có tên là Phra Sapphanyu. Một bức tượng được làm từ kim loại. Bức tượng tương tự như Phra Putthachinnarat tại tỉnh Phitsanulok, do đó, nó được gọi là Đông Bắc Phra Putthachinnarat, được xây dựng năm 2459 Phật lịch.

Wat Supatthanaram là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Ubon Ratchathani. Ở đây có Pha Keaw Khaw Petch Nam Kang, được xây dựng trên pha lê tinh khiết. Các chuyên gia nói rằng nó có thể được xây dựng trong cùng thời kỳ với Đức Phật Topaz. Ngôi chùa này có nhiều cổ vật, như một cây đà ngang ở độ tuổi từ năm 14-15 trước Phật lịch. Tất cả các cổ vật sẽ được mở ra cho tham quan nhưng phải có liên hệ trước.

mContent_Image22112553102032.jpg
 
Last edited:
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Chị ơi, cho em đặt 1 gạch nhé
 
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Các bác, có thể có cơ hội nào để đi trước Tết được không nhỉ? Em muốn tham gia vụ này lắm nhưng mà mồng 2 mới bắt đầu xuất phát thì hơi muộn với em. Em số khổ, đi làm sớm lắm! :(
 
Re: Việt-Cam-Lào-Thái dịp Tết Âm lịch bằng bus (mùng 2-8 Tết, 11-17/2/2013)

Các bác, có thể có cơ hội nào để đi trước Tết được không nhỉ? Em muốn tham gia vụ này lắm nhưng mà mồng 2 mới bắt đầu xuất phát thì hơi muộn với em. Em số khổ, đi làm sớm lắm! :(


Theo thông lệ của gia đình, mình dành ngày mùng 1 để chúc Tết ông bà, anh chị em, họ hàng. Năm nay mình khởi hành chiều mùng 2 là hơi muộn cũng vì muốn các bạn Phuot có thể thu xếp thời gian để tham gia cùng đoàn.

Bạn cố gắng vậy nhé! Mong sẽ được đi cùng.

Thân,
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,554
Bài viết
1,153,644
Members
190,120
Latest member
niharikash
Back
Top