What's new

Văn hóa phương Đông

gps

Phượt thủ
Mấy người bạn của em thỉnh thoảng hay hỏi em về văn hóa phương Đông, nhưng tiếc là em cũng không biết gì nhiều, nay em lập cái topic này để học hỏi các bác, đặc biệt là bác chitto.

Câu hỏi đầu tiên liên quan tới sinh nhật, sinh nhật có vai trò gì trong cuộc sống người phương Đông? Ngày xưa người Việt nói riêng và người phuơng Đông nói chung có ăn sinh nhật hay không hay đây chỉ là nét văn hóa du nhập từ phương Tây?

Lúc đầu em cũng nghĩ là không nhưng lại thấy mình có tục làm lễ Thượng Thọ cho các cụ, hay ăn mừng Phật Đản là sinh nhật của Đức Phật, rồi lễ thôi nôi, thực chất là sinh nhật đầu tiên. Hay là người phuơng Đông chỉ mừng sinh nhật nhưng người đáng kính hay vào các dịp quan trọng mà thôi?

Hơn nữa, em thấy người phương Đông coi trọng ngày chết hơn ngày sinh, đám giỗ gần như là phải làm, còn tiệc sinh nhật chỉ là optional mà thôi.

Tầm quan trọng của Sinh nhật chỉ biểu hiện trong trường hợp sinh nhật là cái input quan trọng khi chấm tử vi.

Mong được các bác giải đáp giúp cũng như góp ý kiến về các cách hiểu, quan niệm khác nhau về sinh nhật.

Mẹc xi bố cu
 
Có mừng sinh nhật chứ bác. Trước khi qua đời, thì Sinh nhật sẽ là dịp quan trọng nhất của mỗi người trong năm. Sau khi qua đời thì mới chuyển sang lấy ngày mất.

Ở đây lấy Trung Quốc làm đại diện văn hóa Phương đông, vì VN thì cũng không quá khác biệt.

Nếu bác đọc các truyện của TQ, như Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, thì trong các gia đình giàu có, quyền quý, lễ mừng sinh nhật là rất quan trọng, không chỉ cho người già (mừng thọ) mà cho cả trẻ con, thanh niên, người lớn. Nhà giàu có thì làm sinh nhật to, ăn uống linh đình, mời gánh hát đến múa hát để uống rượu; nhà nghèo thì cũng làm bánh trái. Đối với TQ, thì trong lễ mừng sinh nhật luôn có quả đào hoặc bánh hình quả đào, và mỳ thọ, không chỉ cho người già, mà cả trẻ con cũng thế.

Bên cạnh các lễ mừng sinh nhật hàng năm, thì mừng sinh nhật 15 tuổi là quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành, lễ này làm to hơn lễ khác.

Khổng Tử trong Luận Ngữ phân chia đời của ông ra các giai đoạn, lấy sinh nhật làm mốc, và các đời sau đều lấy đó làm chuẩn cho người có học:
- Thập ngũ nhi chí ư học (15 tuổi theo đường học)
- Tam thập nhi lập (30 tuổi lập thân, lập nghiệp)
- Tứ thập nhi bất hoặc (40 tuổi không còn nghi hoặc)
- Ngũ thập tri thiên mệnh (50 tuổi hiểu được mệnh trời)
- Lục thập nhi nhĩ thuận (60 tuổi theo mệnh trời)
- Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ (70 tuổi cứ tự do theo lòng mình muốn mà cũng không bị vượt ra ngoài khuôn phép)

Vì Khổng Tử chưa kịp sống đến 80, 90 tuổi, nên mấy câu của ông í chỉ có thế.
 
Với các lễ sinh nhật thì thường dùng từ "khánh tuế" (vui mừng cho tuổi mới) để gọi hoa mỹ. Khánh tuế thì trẻ con cũng được làm. Trong Kim Bình Mai, hay Hồng Lâu Mộng thì mừng sinh nhật của a hoàn hạng cao 16 - 17 tuổi cũng được làm, đến sinh nhật thì cũng mừng quà, tặng phẩm; cho con trai thì mừng bút, mực, vàng bạc; cho con gái dưới tuổi "vấn tóc" (15 tuổi) thì túi thêu, kim chỉ, từ 15 tuổi thì trâm thoa, vòng nhẫn...

Đối với người từ 50 tuổi (tri thiên mệnh) trở lên, thì gọi là Thọ, và lễ khánh tuế đổi thành mừng thọ. Và từ đó cách gọi Thọ cũng phân biệt:

Lễ mừng 50 tuổi là mừng Thọ.

Lễ mừng 60 tuổi là mừng Trung Thọ.

Lễ mừng 70 tuổi là mừng Trọng Thọ.

Lễ mừng 80 tuổi là mừng Thượng Thọ.

Lễ mừng 90 tuổi là mừng Đại Thọ.

Lễ mừng 100 tuổi là mừng Trường Thọ.

Cho nên khi đi mừng thọ các cụ, cũng phải cẩn thận không có thể viết trướng không đúng.
 
Nhân đây viết nốt.

Bây giờ ở Anh, Quốc khánh là Sinh nhật Nữ hoàng. Thực ra ở Việt Nam xưa cũng đã thế rồi, lấy Sinh nhật của Vua làm ngày lễ cho Quốc gia.

Đọc Đại Việt Sử ký toàn thư, thì dưới đời Trần, lễ sinh nhật Vua là Quốc lễ, cả nước làm lễ hội. Và ngày lễ cũng được đặt tên riêng:

Thời Trần Thái Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Càn Ninh.
Thời Trần Thánh Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Hưng Thiên.
Thời Trần Nhân Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Thọ Thiên.
Thời Trần Anh Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Sùng Thiên.
.....

Các lễ mừng sinh nhật Hoàng gia bao giờ cũng được làm rất lớn, sinh nhật Vua gọi là Vạn Thọ, Khánh Thọ; sinh nhật Thái hậu là Thánh Thọ, Tiên Thọ...

Như vậy, có thể thấy lễ mừng Sinh nhật là một ngày quan trọng của Phương Đông từ lâu rồi, không phải đặc sản của Phương Tây.
 
...

Hơn nữa, em thấy người phương Đông coi trọng ngày chết hơn ngày sinh, đám giỗ gần như là phải làm, còn tiệc sinh nhật chỉ là optional mà thôi.

...

Em cũng thấy vậy, điểm khác biệt lớn giữa đông và tây. Có lẽ là từ đạo thờ ông bà mà ra.
 
Lễ mừng 50 tuổi là mừng Thọ.
Lễ mừng 60 tuổi là mừng Trung Thọ.
Lễ mừng 70 tuổi là mừng Trọng Thọ.

Không biết thế nào nhưng tớ thấy 60 (tròn giáp 60 năm) mới gọi là thọ. Và khi mất, ai trên 60 mới ghi là hưởng thọ, còn 59 đổ xuống vẫn ghi là hưởng dương.

Ngày xưa điều kiện khó khăn tuổi thọ thấp, bây giờ ở Nhật chẳng hạn, 65 tuổi vẫn còn làm việc.

Tại sao ở VN ngày xưa ngày giỗ là quan trọng còn SN là optional? Vì đời sống khó khăn, có cái ăn đã khó nói chi đến sinh nhật. Còn giỗ thì liên quan tới lễ nghi nhiều quá, cúng kiến siêu thoát, trả miệng hàng xóm không làm không được. Với lại chắc con cháu ân hận lúc còn sống bất hiếu nên cố làm giỗ cho bớt cắn rứt. :)
 
Nhân đây viết nốt.

Bây giờ ở Anh, Quốc khánh là Sinh nhật Nữ hoàng. Thực ra ở Việt Nam xưa cũng đã thế rồi, lấy Sinh nhật của Vua làm ngày lễ cho Quốc gia.

Đọc Đại Việt Sử ký toàn thư, thì dưới đời Trần, lễ sinh nhật Vua là Quốc lễ, cả nước làm lễ hội. Và ngày lễ cũng được đặt tên riêng:

Thời Trần Thái Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Càn Ninh.
Thời Trần Thánh Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Hưng Thiên.
Thời Trần Nhân Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Thọ Thiên.
Thời Trần Anh Tông, sinh nhật vua gọi là Tiết Sùng Thiên.
.....

Các lễ mừng sinh nhật Hoàng gia bao giờ cũng được làm rất lớn, sinh nhật Vua gọi là Vạn Thọ, Khánh Thọ; sinh nhật Thái hậu là Thánh Thọ, Tiên Thọ...

Như vậy, có thể thấy lễ mừng Sinh nhật là một ngày quan trọng của Phương Đông từ lâu rồi, không phải đặc sản của Phương Tây.

Thật ra, người phương Đông chỉ trọng ngày giỗ chứ ít chú trọng ngày sinh. Thời phong kiến, chỉ các ngày sinh của các bậc lãnh đạo, hoặc bố mẹ lãnh đạo được coi trọng, chứ còn bậc dưới thì không lưu tâm lắm. Trong giới có tiền quyền Á Đông, ngày, giờ, tháng năm sinh được lưu tâm để phục vụ cho món chiêm, bốc, tử, phệ, còn thì phải đến khi có tuổi 60-70-80-90 ngày sinh mới được vinh danh như ngày lễ lớn, một phần để chứng tỏ Phúc phận cao dày của cá nhân đó, gia đình dòng họ đó, thậm chí cả địa phương đó.

Chế độ quân chủ Việt Nam, ngày sinh của Vua được coi là khánh tiết lớn, cụ thể như sinh nhật của anh Khải Định chuẩn bị trước mấy năm trời, mặc dù anh mới thọ 40, cũng là một nét hãn hữu, vì lúc này anh ngấm văn minh sinh nhật của Phú Lang Sa. Còn lại đại đa số dân tộc không coi trọng lắm. Các cụ vẫn chỉ bảo nhau: Sống Tết, chết Giỗ mà thôi.

Khác biệt Đông Tây trong ngày sinh ngày giỗ, cũng phản ánh một phần khác biệt văn hoá. Tây chú trọng cái đang có, ăn mừng khi họ đang tồn tại, Tôi sống thêm được 1 tuổi là tôi sung sướng ăn mừng. Còn Đông ngược lại: quan trọng đến ngày chết, nhân cách sau chết. Nếu chết rồi mà còn được nhiều người tưởng nhớ chứng tỏ nhân cách, thành tựu khi sống cao. Chẳng thế người ta có câu: Cọp chết để da, người ta chết để tiếng hay anh Tố Như phải dằn vặt: Bất tri tam bách dư niên hậu- Thiên hạ hà nhân khấp Tô Như. Hay một ví dụ khác: các cố vua nhà Nguyễn lăng nhiều như chung cư, toàn xây lúc đương trẻ giai và sống nhăn răng.

Mấy lời phiếm bàn!
 
Không biết thế nào nhưng tớ thấy 60 (tròn giáp 60 năm) mới gọi là thọ. Và khi mất, ai trên 60 mới ghi là hưởng thọ, còn 59 đổ xuống vẫn ghi là hưởng dương.

Ngày xưa điều kiện khó khăn tuổi thọ thấp, bây giờ ở Nhật chẳng hạn, 65 tuổi vẫn còn làm việc.

Tại sao ở VN ngày xưa ngày giỗ là quan trọng còn SN là optional? Vì đời sống khó khăn, có cái ăn đã khó nói chi đến sinh nhật. Còn giỗ thì liên quan tới lễ nghi nhiều quá, cúng kiến siêu thoát, trả miệng hàng xóm không làm không được. Với lại chắc con cháu ân hận lúc còn sống bất hiếu nên cố làm giỗ cho bớt cắn rứt. :)

Năm 60 tuổi gọi là sinh nhật Đáo Tuế- Năm sinh trở lại. Ví dụ bác sinh năm 1948 ( Mậu Tý) đến năm 2008 cũng là Mậu Tý. Đáo Tuế chứng tỏ một vòng tuần hoàn thời gian chấm dứt, hoàn thiện, lúc này chết cũng được rồi vì đến 50 đã Tri Thiên Mệnh. Các cụ toàn xưng là Lão Hủ khi đến vòng Đáo Tuế, chắc ý nói: từ giai đoạn này, tinh thần thể chất bắt đầu hủ hoá, hư hại, giai đoạn Hoại trong Thành Trụ Hoại Không bắt đầu diễn ra.
 
Zời ơi, bác Ăn ten còn ngâm cú dã man hơn bác Chit nữa, Đa tạ đa tạ.
Nhưng nếu nói Văn hóa Đông - Tây thì chắc hơi rộng, vì còn lắm lắm thứ khác. Chứ sinh nhật và ngày giỗ cũng chỉ là 1 mục nhỏ.

Có cái này không biết đúng không, mà các cặp giao lưu quốc tế Đông - Tây thì đa số chồng là Tây còn vợ là Đông. Rất ít cặp chồng Đông - vợ Tây. Phải chăng đàn ông thì thích nhỏ nhắn còn phụ nữ phải chọn giống hoành tráng? phải chăng đàn ông phương Tây ga-lăng gặp phụ nữ là muốn chinh phục trong khi đàn ông phương Đông nói chung không đủ tự tin lái máy bay 777? Nhiều khi phải phân tích thêm để khắc phục đặng phục vụ phụ nữ tốt hơn, nhân cũng là ngày Phụ Nữ VN. :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top