What's new

[Chia sẻ] Núi Chư Mư - Vọng Phu ~2000m

Xin chia sẻ với mọi người hình ảnh về ngọn núi Chư Mư và Vọng Phu (hay còn gọi là Mẫu Tử, Mẹ Bồng Con), cao khoảng 2000m, là ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Đây là hai đỉnh tách biệt nằm gần nhau trên cùng một dãy. Trước giờ người ta và ngay cả người dân địa phương vẫn tưởng là chỉ có một đỉnh một. Nhưng ko phải vậy. Coi hình sẽ rõ.

0.JPG

Tháng 8/2010 Mặt Khánh Dương, Đắk Lắk. Lần đầu ngắm đỉnh Chư Mư

1.JPG

Tháng 9/2010 Mặt Ninh Hòa, Khánh Hòa. Lần 2

1%252527.JPG

Tháng 1/2011 Mặt Khánh Dương. Lần 3. Mùa mưa bão nên mây mù che kín đỉnh

2%252527.jpg

Tháng 4/2011 Đỉnh Vọng Phu nhìn từ Krông Bông, Đắk Lắk cách khoảng 40km đường chim bay.

Lưu ý: nhìn từ xa thì đỉnh Vọng Phu rất dễ nhận ra, còn đỉnh Chư Mư thì tùy hướng mới thấy được. Còn đứng gần rồi thì chỉ có thể thấy Chư Mư và ko thể xác định Vọng Phu.
 
Sau gần một năm, vào cuối tháng 8 năm 2011 này mới có cơ hội để leo.

2.JPG

Tháng 8/2011 Mặt Khánh Dương. Mây mù vẫn thường xuyên phủ kín đỉnh

3.JPG

Toàn cảnh dãy và đỉnh Chư Mư - Vọng Phu.

4.JPG

Cận cảnh

5.JPG

Những khoảnh khắc hiếm hoi đỉnh Chư Mư ló dạng

6.JPG

Đỉnh đây??? Không phải. Ở đây độ cao mới cỡ 1500m thôi. Từ xã là 300m lên đến đây dốc đứng liên tục. Tới độ cao 1500 này rồi thì bắt đầu thoải thoải tới gần 1600m. Sau đó lại giựt dốc tiếp tới đỉnh.

7.JPG

Đỉnh Chư Mư là một bãi đá. Từ 1800m lên đỉnh không còn đường đất nữa. Muốn lên đỉnh phải len lỏi hoặc leo qua các khối đá to, rất to. Tấm hình này chỉ thể hiện được rất ít vẻ đẹp huyền ảo của cảnh vật thực tế.

8.JPG

Được một lúc thì mây mù che mất dạng. Nhưng càng thêm huyền ảo.
 
9.JPG

Trên đỉnh Chư Mư. Phía xa là Hồ Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Tấm hình này cũng chỉ thể hiện được rất ít cảnh tiên

10.JPG

Và theo hướng đông nam cách khoảng 2km đường chim bay là đỉnh Vọng Phu, một mẹ một con bên nhau. Chân của hai khối đá này cao khoảng 1900m. Còn đỉnh của khối đá thì không có số liệu ^^

11.JPG

Cận cảnh. Lần nữa, thực sự tấm hình này chỉ thể hiện được rất ít cảnh uy nghi của mẹ và con

Con người hiện đại cần quay về và yêu kính mẹ thiên nhiên
 
Sau cùng thì cũng có ít người quan tâm đến đỉnh núi này. Cảm ơn mọi người. Thực sự thì đây là một đỉnh rất thú vị. Theo sổ tay của riêng t thì đỉnh Chư Mư - Vọng Phu đây xếp ngang hàng với Tà Đùng ở Đăk Nông, Ngọc Linh ở Kon Tum, và Phu Xai Lai Leng ở Nghệ An về độ hoang dã, phức tạp (đừng hiểu lầm là độ khó vì độ khó rất cảm tính nên không thể so sánh). Kế tiếp mới đến các đỉnh Chư Yang Sin, Phan Xi Păng.

Trong chuyến đi rồi thì t mới chỉ đi tới Chư Mư cao 2000m. Còn đỉnh Vọng Phu (hay Mẫu Tử) mà mọi người thấy là 2 khối đá kia thì rất tiếc đã ko chạm tới được. Đây hoàn toàn là một sự ngộ nhận đối với t và ngay cả người dân bản địa. Trước khi leo t đã nghiên cứu rất kỹ dãy núi này. Google earth, các bản đồ địa hình, thông tin trên sách, trên mạng, và cả những người Êđê mà t quen ở Khánh Hòa đều chỉ nhắc đến một đỉnh núi duy nhất được gọi chung là Chư Mư, hoặc Vọng Phu, Mẫu Tử, Mẹ Bồng Con. Ngay cả lúc dò hỏi người bản địa ở vùng núi này thì họ cũng chỉ nói có một đỉnh. Nên GPS của t chỉ lưu dấu một đỉnh dựa vào điểm cao nhất trên google earth, đó là Chư Mư.

Nhưng khi đã chinh phục được Chư Mư rồi thì nhìn qua bên kia khoảng 2km chim bay mới thấy được khối đá khổng lồ sừng sựng mà người ta vẫn dễ dàng nhìn thấy từ dưới đồng bằng, Vọng Phu. Tính ra thì chân khối đá (nơi mà bạn không thể leo hơn được nữa) cao khoảng 1900m, thấp hơn Chư Mư 100m. Nhưng đỉnh của khối đá thì... chắc cao lắm.

Kết luận: t, người bản địa, và sách đều lầm hết.

Đúng là mùa này đang mưa bão. Vì công việc nên t phải đi vào mùa lũ thôi. Thời gian tốt nhất để đi là tháng 3-7 để tránh mưa. Mặt Ninh Hòa cũng cần giấy phép chứ. Theo t nghĩ thì đi bên Ninh Hòa từ 0m đường xa hơn, cao hơn nhưng có lẽ độ dốc dễ chịu hơn. Còn thú dữ thì không biết được nhưng chắc khả năng may mắn đó không lớn đâu

Mẹ thiên nhiên đang vẫy gọi
 
Last edited:
Theo bản đồ địa hình Google maps thì đúng là đỉnh Chư Mư cao hơn Vọng Phu. Chư Mư cao khoảng 2000m, Vọng Phu cao khoảng hơn 1900m và khoảng cách 2 đỉnh này theo đường chim bay khoảng 2km. Tuy nhiên các số liệu này cũng chỉ tham khảo từ Google maps, còn thực tế như thế nào thì phải đi 1 chuyến mới biết được. Mình không rành lắm về Garmin nên ko biết có load được bản đồ terrain hay ko, nhưng riêng về GPS cho đthoại thì mình có thể load được bản đồ địa hình Google và có cả phần mềm GPS có thể biết được cao độ và tọa độ khá chính xác. Dữ liệu GPS cho đthoại Blackberry thì có thể tin cậy được vì mình đã kiểm tra qua nhiều chuyến leo núi, sai số khá nhỏ khi đối chiếu với 1 số nguồn .
Riêng về khoản giấy phép và người dẫn đường, nếu đi từ phía Ninh Hòa thì mình có thể lo được khá dễ thôi. Nếu leo núi này thì thời gian thích hợp là vào khoảng tháng 1 đến tháng 7. Nếu có máu khám phá thì nên làm luôn trong tháng 1 nhưng khả năng sẽ rất lạnh, có thể sẽ lạnh hơn cả Bidoup. Cách đây hơn 10 năm có khá nhiều câu chuyện có thật về cọp ở vùng này, bây giờ thì ko biết thế nào. Không thể gọi là may mắn khi gặp thú dữ vì quá mạo hiểm để có được sự chứng kiến.
Nếu bạn muốn đi lại chuyến này thì mình có thể tổ chức vào tháng 1 từ phía Ninh Hòa. Có thể xuất phát từ phía đèo Phượng Hoàng hoặc từ phía thủy điện Eakrongru. Theo bản đồ địa hình Google thì phía Ninh Hòa sẽ dốc hơn rất nhiều so với phía Daklak, nhưng khả năng sẽ dễ leo hơn vì có đường đi.
 
Mình đang khảo sát chinh phục đỉnh Vọng Phu từ mặt Ninh Hòa. Nếu xuất phát từ thủy điện Eakrongru (không biết cao bao nhiêu, chắc khoảng 1000m ) thì có lẽ sẽ dễ dàng hơn!
Hỏi thăm mấy đ/c Kiểm Lâm ở đây thì chưa có đ/c nào lên tới nơi! Chỉ có hỏi dân bản địa, người dân tộc thì mặt may mới tìm được người dẫn đường!
Vậy tổ chức làm 1 chuyến vào tháng 1 đi bác. Kiểm lâm không lên tới đó đâu. Về khoản dẫn đường thì mình có thể tìm được dân bản địa dẫn đi. Nếu được bác đứng ra tổ chức luôn đi, cần gì hỗ trợ nếu được thì mình sẽ cố gắng hỗ trợ vì thời gian này mình bận quá không có thời gian ra đó tiền trạm được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,590
Bài viết
1,153,861
Members
190,139
Latest member
toponseek
Back
Top